Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận với Đài ABC

25/05/201200:08(Xem: 9889)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận với Đài ABC
da_lai_lat_ma
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI ĐÀI ABC
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và ABC
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Đâylà một vùng đất huyền bí và diệu kỳ nhất trên thế giới. Trên rìa của Hy Mã Lạp Sơn, trên góc cạnh sâu kín nhất của Ấn Độ, tôi đã du hành nửa vòng trái đất để đến nơi này, đến nơi trú ngụ của một bậc hiền nhân được cho là hóa thân của Đức Phật, Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma.

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma sống lưu vong ở Dharamsala sau khi quân Trung Cộng xâm chiếm quê hương của ngài 46 năm về trước. Khi tôibước chân trên những con đường bụi mù ở thị trấn Dharamsala tôi thấy tu sĩ TâyTạng ở khắp mọi nơi. Những lá cờ cầunguyện tượng trưng cho hòa hiệp và may mắn treo khắp nơi trên cây cối và đường phố. Những người hành hương xoay những bánh xe cầunguyện cho những mong ước tốt lành, hy vọng họ được lắng nghe.

Nơi này bây giờ là trung tâm tâm linh của Đạo PhậtTây Tạng, một trong những nền văn hóatôn giáo cổ xưa nhất.

Hỉnh ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma đi xuống cầu thang nơi biệt thất của ngài và nói:

- Xin chào mừng!(Welcome). Và thân mật cầmtay người phỏng vấn, bước đi.

- Xin cảm ơn ĐứcThánh Thiện, đã cho phép tôi đến thăm viếng nơi này.

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma là một lãnh tụ rất quyến rũ, vui tính và đặc biệt. Ngài được cho là hóa thân thứ 14 của Đức Phậttừ bi và tuệ trí. Hàng triệu người tintưởng Đức Đạt Lai Lạt Ma là một vị Phật Sống.

- Với một lòngtôn kính sâu xa, thưa Đức Thánh Thiện, tôi muốn hỏi ngài rằng, ngài có phải làmột vị thần thánh không? (Are you aGod?)

- Không! (Cười)

- Không?

- Hôm nay là mộtngày mà đôi mắt tôi (ngài lấy kính ra) hơi nhức nhối. (cười) Nếu tôi là một vịthần thánh thì mắt tôi không khó chịu thế. (cười)

- Nếu Đức ĐạtLai Lạt Ma không phải là một vị thần thánh. Vậy thì ngài là gì? Một vị thầy?

- Một vị thầy. Tôi nghĩ là vị thầy.

Mỗinăm, Đức Đạt Lai Lạt Ma bây giờ đã 70 tuổi, chủ trì hai tuần lễ giảng dạy PhậtPháp. Hằng trăm khách hành hương đã lắngnghe lời dạy của ngài được diễn dịch qua vài ngôn ngữ cùng với những tu sĩ TâyTạng trong những buổi thuyết giảng kéo dài cả ngày.

Đức Đạt Lai Lạt Ma là một học giả nổi tiếng nhất trong phương diện phong phú củangài. Phật Giáo không tin tưởng trongThượng Đế, tối thiếu trong cách mà người Ki Tô Giáo tin, nhưng Đạo Phật tin cónhững loại thiên đàng nào đó tồn tại.

dalailama-abc-02- Thiên đàng ởđâu?

- Kinh điển ĐạoPhật diễn tả, ở trong mười phương, đông, tây, nam, bắc, trên, dưới, ...

Những sách vở cổtruyền của Tây Tạng diễn tả 6 loại địa ngục và 6 loại thiên đàng.

- Đức Thánh Thiệnxin ngài diễn tả quan điểm của Đạo Phật về thiên đàng.

- Rất hạnh phúc,rất vui sướng. Nơi tốt nhất để phát triểntâm linh xa hơn.

Đâylà chỗ mà Ki Tô Giáo và Phật Giáo không đồng ý với nhau.

- Đối với người Phật tử, mục tiêu sau cùngkhông phải là chỉ đến đấy [rồi thôi] nhưng mà để thành Phật,...

- Vậy thì thiênđàng không phải là một nơi thường trụ, mà giống như là một nơi chờ đợi (waitingplace). Không phải là nơi cuối cùng củanó (not the end of itself).

- Vâng.

Đạo Phật tin rằngsau khi chúng ta chết, chúng ta sẽ tái sinh hết lần này đến lần khác, sốngtrong nhiều kiếp sống.

- Thái độ bạncàng tốt trên trái đất, kiếp sống tới của bạn càng tốt hơn?

- Đúng thế!

- Và thái độcàng tệ hại, thì kiếp sau cuộc sống càng tệ hại hơn!

- Nếu thái độ củabạn tốt lành, là một người từ bi trắc ẩn, sau đó kiếp sống tương lai của bạn sẽlà ở thiên đàng. Nếu bạn làm những việctiêu cực, làm tổn hại người khác, tổn thương người khác, thế thì bạn sẽ rơi xuốngđịa ngục.

- Và đối với PhậtGiáo, nếu bạn làm những việc tốt, một cách từ bi, bạn sẽ được sanh lên thiênđàng với một cuộc sống hạnh phúc. Trongsự tái sinh của ngài, ngài sẽ trở lại, như một con người?

- Ô vâng.

- Hay hãy nói nếulà một người xấu, sẽ phải trở lại như một con thú?

- Nếu một ngườinào đó, làm những việc vô cùng tệ hại, như giết hại, trộm cướp, có thể sinh ratrong thân thể một con thú,...

ĐạoPhật tin tưởng rằng, ngay cả những con thú có thể cải hóa đời sống thành nhữngcon người trong những kiếp sống sau.

- Vậy thì nếu bạn là một con chó rất dễ thương, bạn có thểthoát khỏi địa ngục của như đời sống của thú vật, và chuyển lên một đời sống tốtđẹp hơn.

- Đúng đấy!

- Tôi biết nhiềucon chó, chúng tôi nuôi chó, chúng có những đời sống tốt, thế thì chúng có thểtrở lại.

- Tôi nghĩ bà cókinh nghiệm. Hãy so sánh với những ngườicó trái tim nồng ấm hơn, một số con chó chỉ cắn xé nhau thế này (cười). Nên những con chó dễ thương,tương lai của chúng sẽ tốt đẹp hơn (cười).

- Có phải mọingười đều tái sinh?

- Theo quan điểmcủa Đạo Phật, vâng.

VịThánh Vương (God King) thứ 14 của Tây Tạng sinh ra trong nền văn hóa Tây Tạngđược tìm thấy sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma tiền nhiệm qua đời. Ngài được khám phá bởi phái đoàn tu sĩtìm kiếm và vượt qua những cuộc thử nghiệm,cậu bé 3 tuổi Tenzin Gyatso, được tuyên bố là hậu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Tenzin Gyatso và gia đình chuyển đến ĐiệnPotala ở thủ đô Lhasa của Tây Tạng.

dalailama-abc-03- Thưa Đức ThánhThiện, ngài được tin là hậu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Khi ngài là một cậu bé, ngài có thể chỉ ra nhữngmón đồ của của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13.

- Điều ấy đúnglà như thế.

- Cho nên mọingười tin rằng ngài là hóa thân của của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Như vậy những điều ấy đến từ ký ức của kiếp sốngtrước.

- Khi tôi còn rấttrẻ, dường như những ký ức rất rõ ràng như thế nào. Nhưng bây giờ hết rồi.

- Vậy thì mụctiêu của tái sinh hóa thân là gì? Tạisao không cứ ở trên thiên đàng?

PhậtGiáo tin rằng mục tiêu tối hậu là niết bàn hay giác ngộ, thể trạng toàn tri toạinguyện.

- Niết bàn caonhất là Quả Phật, hoàn toàn loại trừ tất cả những cảm xúc tiêu cực, và điều ấytự động đưa đến giác ngộ.

- Ngài là một bậcgiác ngộ chứ, thưa Đức Thánh Thiện?

- Không. Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra tối nay. (Cười). Và ký ức tôi không nhớ điều gì đã xảy ra hômqua. Hoàn toàn quên cả rồi (cười).

- Nếu ngài giácngộ, ngài sẽ nhớ tất cả chứ?

- Ô vâng.

- Ngài chưa đạtđến thể trạng ấy, chỉ phần nào đó thôi chứ gì?

- Không, tôi xemtôi chỉ như một con người như những người khác. Không quá đặc biệt, ...

Băngghi hình chiếu cảnh tài tử Richard Geer tuyên bố:

- Một trong nhữngcon người vĩ đại có lẻ là từ trước đến giờ bước chân trên trái đất này, ĐứcThánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma.

Đúnghay không, thì Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng là một người phi thường ngoại hạng. Trước ngài chưa một vị Đạt Lai Lạt Ma nào rakhỏi Tây Tạng, nhưng ngài đã du hành một cách rộng rãi, trở thành một biểu tượngcủa bất bạo động đáp lại cho sự gây hấn, công kích. Năm 2003, sáu mươi lăm nghìn người đã tập trung tại Công Viên TrungTâm ở New York để nghe những giảng dạy của ngài về từ bi:

- Con người cócùng khả năng không khác nhau cho dù giàu hay nghèo,....

- Ngài đã từngnói rằng, mục tiêu của đời sống là để hạnhphúc. Con người hoàn thành việc này như thế nào?

- Tôi nghĩ làtrái tim nồng ấm.

- Thế thì đấy làchìa khóa cho hạnh phúc?

- Lòng từ bi ấyban cho bạn ... sự tự tin hơn, điều ấy thật sự thay đổi thái độ của bạn.

- Nhìn vào thếgiới hiện nay, chúng ta gần thiên đàng hay địa ngục hơn?

- Gần thiên đànghơn, tôi tin thế.

Khi cuộc phỏng vấnqua đi, tôi chấm dứt một ngày với lòng chân thành của Đức Đạt Lai Lạt Ma, vớitôi. Tôi đã làm việc thật sự với một lãnh tụ của thế giới.

- Tôi có thể hỏingài một điều chứ?

- Vâng.

- Tôi có thể hôntrên má ngài chứ?

- Ô vâng, đượcchứ.

Và tôi đã hôntrên má Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài cười ha hả. Và ngài đã chỉ cho tôi cách hôn của người Tân Tây Lan như thế nào. Ngài ra dấu mím môi kín môi lại và hai người chạm đầu mũi vào nhau, và cả haicùng cười.

Nguyêntác: The Dalai Lama Interview
ẨnTâm Lộ ngày 5-5-2012
http://www.youtube.com/watch?v=8Zpf1DdArek&feature=related

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/02/2021(Xem: 4533)
Myanmar, đất nước chùa tháp, đang khổ đau. Hưởng ứng lời hiệu triệu kêu gọi của chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo “vì dân, do dân và của dân”, hàng triệu người dân trong mọi tầng lớp đã đổ ra đường phố ở các thị trấn và thành phố trên khắp đất nước Phật giáo Myanmar để phản đối cuộc đảo chính của chế độ độc tài quân sự Myanmar, đã lật đổ Chính phủ dân cử của nhà vô địch dân chủ kỳ cựu, nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, Cố vấn nhà nước Myanmar, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) vào ngày 1 tháng 2 vừa qua.
25/02/2021(Xem: 7354)
Phần này bàn về cụm danh từ "khoa học" trong tiếng Việt từ thời bình minh của chữ quốc ngữ đến nay. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "The Emergence of the Modern Sino-Japnese Lexicon – Seven Studies" (chủ biên/dịch giả Joshua A. Fogel – NXB Brill – Leiden/London 2015), và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
25/02/2021(Xem: 4757)
Vào hôm thứ ba, ngày 16 tháng 2 vừa qua, Đoàn thể Phật giáo Myanmar đã Tuần hành phản kháng chế độ độc tài quân sự Myanmar, tham gia chiến dịch chấm dứt chế độ độc tài quân sự Myanmar dưới sự cai trị hung hãn của các tướng lĩnh quân đội, và trả tự do cho các nhà lãnh đạo bị giam giữ của Chính phủ dân cử bị lật đổ, bao gồm cả nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, Cố vấn nhà nước Myanmar, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD).
23/02/2021(Xem: 4867)
Ngày càng có thêm nhiều bằng chứng về việc xây dựng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) và các cơ sở dân sự ở các khu vực khác ngoài Ladakh, một khu vực ở bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ. Nó kéo dài từ Siachen Glacier trong phạm vi Karakoram đến Himalaya ở phía nam và có người gốc các dân tộc Ấn-Arya và Tây Tạng, chẳng hạn như dọc theo biên giới tranh chấp ở Vương quốc Phật giáo Bhutan và Arunachal Pradesh, một trong hai mươi chín bang của Ấn Độ.
23/02/2021(Xem: 5289)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần..v..v.. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả, điều đó thật là đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến bây giờ không cần ai quan tâm đến. Phật Giáo Việt Nam nếu như không có công gì với núi sông thì đâu được vua Đinh Tiên Hoàng phong Thiền sư Ngô Chân Lưu đến chức Khuông Việt Thái Sư và chức Tăng Thống Phật Giáo Việt Nam vào năm Thái Bình thứ 2 (971). Cho đến các Thiền sư như Pháp Thuận, Vạn Hạnh,v..v.... đều là những bậc long tượng trong trụ cột quốc gia của thời bấy giờ, thế mà cũng không thấy một Quốc Sử Việt Nam nào ghi lại đậm nét những vết son cao quý của họ.
23/02/2021(Xem: 10252)
Văn học thời Trần là giai đoạn văn học Việt Nam trong thời kỳ lịch sử của nhà Trần (1225 – 1400). Văn học thời Trần tiếp tục và có nhiều bước tiến bộ rõ rệt hơn so với văn học thời Lý (1010 – 1225). Văn học thời Trần chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo. Tư tưởng Phật giáo chủ yếu trong văn học thời Trần là tư tưởng thiền học.
23/02/2021(Xem: 9003)
Trong nội dung của ấn bản lần thứ hai của quyển “Tư tưởng Phật giáo trong Văn học thời Lý”, chúng tôi vẫn giữ những điểm chính quan trọng của ấn bản lần thứ nhất. Tuy nhiên, chúng tôi đã sửa chữa và bổ sung một vài nơi. Chúng tôi đánh giá cao sự góp ý và phê bình của: GS Lưu Khôn (Cựu GS tại trường ĐHVK Saigon và Cần Thơ), GS Khiếu Đức Long (Cựu GS tại ĐH Vạn Hạnh), Ô. Nguyễn Kim Quang (Cựu học sinh Lycée Petrus Ký 1953-1960), cố Kỹ Sư Nguyễn Thành Danh (Vancouver, Canada). Trong khi viết quyển sách này lần thứ nhất vào năm 1995, chúng tôi đã được sự giúp đỡ và góp ý của các thân hữu: cố Hoà Thượng Thích Nguyên Tịnh (Cựu Trú trì Chùa Thiền Tôn, Vancouver, Canada), cố GS Nguyễn Bình Tưởng (Cựu Hiệu Trưởng trường Trung Học Vĩnh Bình, và Cựu Giám Học trường Trung Học Nguyễn An Ninh, Saigon), chúng tôi chân thành cám ơn quý vị này.
20/02/2021(Xem: 6071)
Thơ tụng tranh chăn trâu của thiền sư Phổ Minh gồm tất cả mười bài thơ “tứ tuyệt” cho mười bức tranh chăn trâu với các đề mục sau đây: 1. Vị mục: chưa chăn 2. Sơ điều: mới chăn 3. Thọ chế: chịu phép 4. Hồi thủ: quay đầu 5. Tuần phục: thuần phục 6. Vô ngại: không vướng 7. Nhiệm vận: theo phận 8. Tương vong: cùng quên 9. Độc chiếu: soi riêng 10. Song mẫn: cùng vắng
20/02/2021(Xem: 8771)
Kinh Hoa Nghiêm được giải thích là kinh đầu tiên khi Phật đạt chánh đẵng chánh giác sau 49 ngày thiền định. Sau đó người giảng kinh Hoa Nghiêm cho chư thiên và bồ tát là giảng bằng thiền định tâm truyền tâm nên im lặng suốt 21 ngày. Kinh Hoa Nghiêm nói về Tâm. Kế đến Kinh Lăng Già Phật cũng giảng cho Ma vương và ma quỷ sống trong hang động ở đỉnh núi Lăng Già. Phật giảng bằng tâm truyền tâm ấn nên không có nói bằng lời và giảng về Thức vì Ma vương không còn uẩn sắc nữa mà chỉ còn là tâm thức. Kinh Lăng già là giảng về Duy Thức Luận. (bài viết của cư sĩ Phổ Tấn)
20/02/2021(Xem: 4963)
Washington: Theo báo cáo của The Economist, Trong nỗ lực mới nhất nhằm thắt chặt vòng vây Tây Tạng, Trung Cộng đang buộc người Tây Tạng ít quan tâm đến tôn giáo của họ hơn, và thể hiện nhiệt tình hơn đối với chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực phủ nhận vai trò của Đức Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi đời sống tôn giáo của người dân Tây Tạng để xóa bỏ danh tính của họ. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cưỡng chiếm Tây Tạng vào giữa thế kỷ 20 sau thập niên 1950, và kể từ đó đã kiểm soát khu vực cao nguyên tại Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, và Pakistan tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]