Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Khuyên dành cho Tăng Ni

29/03/201707:18(Xem: 6484)
Lời Khuyên dành cho Tăng Ni

tang-ni

Lời khuyên dành cho Tăng Ni
của Thiền Sư T'ien Ju
 

  

..."Hơn nữa, nghề nghiệp và công việc ở thế gian giống như cơn mộng, như ào ảnh, nhự bọt nổi,

như tiếng vang - chỉ tồn tại trong phút chốc rồi trở về hư không. Những thứ nầy không có lợi chi

cho người tu hành trên đường giải thoát. Dầu cho quí ngài có xây được chùa viện đồ sộ, trang

nghiêm, có tạo được ảnh hưởng rộng lớn và địa vị cao tột, làm bạn với nhiều nhân vật sang trọng

quyền quí - và với tâm tự mãn nghĩ rằng quí ngài đã thành công trên con đường tu hành, quí ngài

không nhận ra mình đã vi phạm điều cảnh giác số một của chư cổ đức. Bởi vì cổ đức đã đặc biệt

nhấn mạnh: "Những vị nào đã gia nhập Giáo hội phải chú tâm tu hành giải thoát, không được bận

bịu quá mức với các hoạt động thế tục, bởi vì chúng gây ra nhiều lỗi lầm. Bởi vì như thế, không

những họ sẽ không thấy được thiên đàng, mà nghiệp báo địa ngục đã được tạo ra! Nếu vấn đề

sanh tử không được giải quyết, mọi hoạt động thế tục đều là nguyên nhân đau khổ. Một khi nhắm

mắt rồi, họ sẽ phải luân chuyển trong luân hồi theo nghiệp báo. Lúc đó, họ sẽ nhận ra là những

hoạt động trước kia của mình chỉ là thêm xiềng xích vào cái ách hay thêm than củi vào dưới vạc

dầu sôi. Cái y Chánh pháp không còn che chở thân thể, họ sẽ phải trôi lăn trong các nẽo luân hồi

qua vô số kiếp...

 

Báo đền ơn nặng

 

Người tu hành có một số bổn phận. Chúng ta tạm thời gát qua một bên ơn đức của Phật-đà

và chư vị ân sư. Là tăng ni, quí ngài có nghĩ là mình mang ơn sâu nặng của cha mẹ đã sanh

thành? Đã lìa gia đình và đời thế tục, học tập Phật pháp ở nơi xa quê nhà qua bao nhiêu năm,

quí ngài không biết được sự khó nhọc và đau khổ của cha mẹ. Quí ngài không thể lo cho tuổi

già và bịnh tật của cha mẹ, không thể chăm sóc chu đáo cho họ. Khi cha mẹ qua đời, có thể

quí ngài không biết hay biết trễ, nên về nhà quá muộn. Còn nữa, khi quí ngài còn nhỏ, để có

thể nuôi nấng và chăm lo cho quí ngài đầy đủ, cha mẹ đôi khi phải phạm nhiều tội lỗi. Sau khi

chết, nếu phải sa vào đường khổ, cha mẹ mong con mình có thể đến cứu giúp, như người khát

cần ly nước uống, như người trong nắng hạn mong cơn mưa rào. Nếu sự tu hành của quí ngài

còn lôi thôi, Tịnh nghiệp vãng sanh ắt không thành. Như vậy, quí ngài tự cứu mình chưa xong,

làm sao cứu được song thân? Trường hợp nầy, quí ngài chẳng những thiếu bổn phận chăm sóc

cha mẹ lúc sanh tiền, nay lại thiếu bổn phận đối với linh hồn song thân. Như vậy, quí ngài thật

là đứa con đại bất hiếu! Kinh nói "Bất hiếu là sa đia ngục". Như vậy đối với quí ngài, nếu để

tâm bận bịu (gián đoạn) và không có khả năng cật lực tu hành, đó thật là nghiệp báo đọa vào

địa ngục!

 

Còn nữa, quí ngài không cày cũng không dệt mà ăn mặc no đủ. Phòng ốc, giường chiếu, y phục,

thuốc thang, v.v...tất cả đều do tín thí cung cấp. Cổ đức thường nhắc nhở: "Các tín đồ Phật giáo,

do sự tôn kính Tam Bảo, đã chia sẻ một phần trong số thực phẩm ít oi của họ để cúng dường chư

tăng ni. Như vậy, nếu tăng ni tu hành không mẫu mực, thì một tấc vải hay một hạt gạo cũng phải

hoàn lại cho họ (gấp bội) ở các đời tương lai. Để có thể báo đáp ân đức của tín đồ, quí ngài phải

nỗ lực tu hành Tịnh nghiệp, để tự cứu mình và cứu người. Nếu quí ngài để cho một tư tưởng sai

lầm xâm nhập và không thể kiên trì tu hành, quí ngài sẽ bị lôi cuốn vào vòng luân hồi với chu kì

vay-trả bất tận. Tư tưởng sai lầm đó thật là nghiệp xấu ác hay nghiệp báo súc sanh."

 

 
(Thiền sư T'ien Ju, TK14, trong Pure Land Buddhism:   Dialogues with Ancient Masters)

Thích Phước Thiệt dịch “Advice to Sangha” từ “The Seeker’s Dictionary of Buddhism”, p. 404-406

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2012(Xem: 9547)
Lịch Maya và phim Hollywood về năm 2012 thumbnail.php?file=009___Phap_Am___Nam_Tan_The__R__1_489898811Nghe hai chữ “tận thế”, phần lớntrong chúng ta cảm thấy sợ hãi, nhưng cũng có nhiều người nở nụ cười tươi tắn như thể sắp được trút bỏ nỗi khổ đau, bất hạnh, sự khủng hoảng vốn đeo bám và ám ảnh suốt nhiều năm mà vốn dĩ cuộc đời bao giờ cũng thế. Có người ngạc nhiên vì nghĩ rằng đây là sự kiện không có thật. Một lời đồn thổi ảnh hưởng và tồn tại lâu dài, như thể người bệnh tai biến mạch máu não nhiều năm không chết được.
30/03/2012(Xem: 12916)
Đạo hữu Lillian Too, nhà phong thủy nổi tiếng thế giới, đã viết hơn tám mươi cuốn sách về đề tài này, và bà cũng đã cho xuất bản tạp chí Feng Shui World (Phong Thủy Thế Giới) phát hành hai tháng một kỳ. Mới đây bà đã mở rộng công việc xuất bản của mình với số đầu tiên là Mahayana (Đại Thừa Phật Giáo), tạp chí trình bày truyền thống Đại Thừa Phật Giáo Tây Tạng như phương châm " vì lợi lạc cho quần sanh". Mahayana đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người tại quê hương của bà ở Singapore vào cuối năm ngoái. Bài viết sau đây là một phần nhỏ mà Tạp chí Mandala đã trích đăng từ tập sách của bà với tựa đề 108 Phương cách
30/03/2012(Xem: 8484)
Ngài Tịnh Không lão pháp sư nói, chúng sanh trong hư không pháp giới là một thể. Là đệ tử của Phật, hôm nay chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đươngnhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là nhữngoan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
27/03/2012(Xem: 6768)
“Give me a lever long enough and a fulcrum on which to place it, and I shall move the world”. Archimedes. Tạm dịch theo quan điểm Phật giáo. “Hãy cho tôi một điểm tựa tâm linh và đầy đủ phương tiện, tôi sẽ di chuyển thế giới này...”
26/03/2012(Xem: 11027)
Văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng “hành vi trái với truyền thống Phật giáo của Michael Roach không phù hợp với những lời giảng dạy và thực hành của đức Đạt Lai Lạt Ma”.
25/03/2012(Xem: 19306)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
23/03/2012(Xem: 8540)
Trong một quyển sách nhỏ mang tựa đề là « Phật Giáo nhập môn » (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bảnGrancher, 2008) tác giả Fabrice Midal nêu lên một số các vấn đề căn bản nhằm giúpchúng ta có một cái nhìn bao quát về Phật Giáo. Tuy các chủ đề trong tập sáchnày đều mang tính cách đại cương thế nhưng kiến thức của ông về Phật Pháp thì lạithật vô cùng sâu sắc và các đường nét chính yếu trong giáo lý nhà Phật đã đượcông trình bày với một chiều sâu và dưới các khía cạnh uyên bác thật bất ngờ.
20/03/2012(Xem: 9564)
Chú Đại bi còn có những tên gọi sau: Thiên thủ thiên nhãn quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Quảng đại viên mãn đà-la-ni...
20/03/2012(Xem: 6589)
Sự giải thoát có thể dụ cho một sự sáng không bờ mé, ngăn ngại và cái ngã đã được giải thoát (vô ngã) dụ cho một cái sáng khác ở trong cái sáng không bờ mé đó...
19/03/2012(Xem: 10350)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]