Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tại Sao Tay Đức Phật Chạm Đất

06/05/201211:07(Xem: 8950)
Tại Sao Tay Đức Phật Chạm Đất

TẠI SAO TAY ĐỨC PHẬT CHẠM ĐẤT
Tác giả: David Loy
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Toàn bộ vũ trụ là một sự hợp tác. Mặt trời, mặt trăng, và những vì sao sống với nhau như một sự hợp tác. Điều ấy cũng đúng với con người, thú vật, cây cỏ và Trái Đất. Khi chúng ta nhận ra rằng thế giới là một tổ chức hổ tương, phụ thuộc, hợp tác - sau đó chúng ta có thể xây dựng một môi trường quý giá chính đáng. Nếu đời sống của chúng ta không đặt căn cứ trên chân lý này, thế thì chúng ta sẽ diệt vong.--- Buddhadasa Bhikkhu

Thuật ngữ 'Đạo Phật Dấn Thân' được tạo nên để khôi phục ý nghĩa đúng đắn của Phật Giáo. Đạo Phật Dấn Thân là Phật Giáo đơn giản được áp dụng trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nếu nó không dấn thân được, nó không thể được gọi là Đạo Phật. Sự thực tập của Đạo Phật xảy ra không chỉ trong những tu viện, thiền đường, và học viện Phật Giáo, nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta hiện diện. Đạo Phật Dấn Thân có nghĩa là những hành động trong đời sống hằng ngày phối hợp với sự thực hành chánh niệm.--- Thiền Sư Nhất Hạnh

Một trong những biểu tượng của Đạo Phật, Đức Phật Gautama ngồi thiền với bàn tay trái để ngửa trên đùi Ngài, trong khi tay phải chạm đất. Những năng lực ma quỷ đã cố gắng để đẩy Ngài ra khỏi chỗ ngồi, bởi vì vua của chúng, Ma vương, cho rằng vị trí ấy ở dưới cây bồ đề (cây của giác ngộ). Khi chúng tuyên bố những năng lực của thủ lãnh chúng , Ma vương đòi hỏi Gautama đưa ra một chứng cớ để xác định sự tỉnh thức tâm linh của Ngài. Đức Phật chỉ đơn giản chạm đất với tay phải của Ngài, và Trái Đất lập tức trả lời: "Tôi là nhân chứng của Ngài." Ma vương và bè nhóm của nó biến mất. Sao mai xuất hiện trên bầu trời. Đây là thời khắc của giác ngộ tối thượng là kinh nghiệm trung tâm mà toàn bộ truyền thống Phật giáo hiển bày.

Đại hiền nhân Vệ Đà của thế kỷ 20, Ramana Maharshi đã nói rằng Trái Đất ở trong thể trạng tương tục của dhyana (thiền định). Thủ ấn địa xúc của Đức Phật là một thí dụ tuyệt đẹp của "quan điểm hiện thân". Thái độ và tư thế của Ngài hiện thân sự tự chứng không lay chuyển. Ngài không yêu cầu chư thiên cho sự hổ trợ. Thay vì thế, không sử dụng bất cứ ngôn ngữ nào, Đức Phật đã kêu gọi Trái Đất làm chứng nhân.

Trái Đất đã quán sát nhiều hơn sự tỉnh thức của Đức Phật. Trong ba tỉ năm qua Trái Đất đã chứng kiến sự tiến hóa của vô số hình thức sự sống, từ sinh vật đơn bào đến đến sự đa dạng và phức tạp vô cùng của đời sống cây cỏ và thú vật phong phú như ngày nay. Chúng ta không chỉ quán sát sự đa dạng này, mà chúng ta là một bộ phận trong ấy - ngay cả khi chủng loại chúng ta tiếp tục làm tổn hại nó. Nhiều nhà sinh vật học tiên đoán rằng phân nửa các chùng loại cây cỏ và động vật có thể biến mất vào cuối thế kỷ này, trong diễn tiến tăng trưởng hiện tại của dân số con người, kinh tế và ô nhiễm. Sự kiện tỉnh táo này nhắc nhở chúng ta rằng hiện tượng hâm nóng địa cẩu là vấn đề chính, nhưng không phải duy nhất khủng hoảng sinh thái học ngoại lệ đối diện chúng ta hiện nay.

Có phải Ma vương đã có một hình thể mới ngày nay - như chúng ta chủng loại chứ? Giống như Ma vương đã cho rằng chỗ ngồi của Đức Phật là của hắn, người Homo sapiens[1]ngày nay cho rằng, trong thực tế, chủng loại duy nhất thật sự quan trọng là chính nó. Tất cả những chủng loại khác chỉ đến mức độ như chúng phục vụ cho những mục tiêu của chúng ta. Thực tế, những yếu tố mạnh mẽ của hệ thống kinh tế (nổi bật là Big Oil[2]và quyền lực của nó) dường như đã di chuyển đến thể trạng ''không trắc ẩn", "không thấu cảm", một đặc trưng của những cá nhân ích kỷ hay tâm thần không ổn định.

Cộng đồng Trái Đất là một bản chất tự biểu hiện, tương thuộc, phối hợp. Con người chúng ta không có thực chất hay thực tại tách rời khỏi cộng đồng này. Thiền sư Nhất Hạnh liên hệ đến điều này như sự "tương tức" của chúng ta: chúng ta và những chủng loại khác "tương tức" với nhau. Nếu chúng ta căn cứ đời sống của chúng ta và hành hoạt trên chân lý này, chúng ta vượt khỏi quan điểm rằng sự thực tập của Đạo Phật xảy ra trong một khuôn khổ tôn giáo chỉ thúc đẩy sự tỉnh thức cá nhân. Chúng ta nhận ra tầm quan trọng của việc hòa nhập sự thực tập chánh niệm vào trong những hoạt động của đời sống hàng ngày. Nếu chúng ta thật sự quan tâm Bà Mẹ Trái Đất như một cộng đồng liên kết và một nhân chứng của giác ngộ, thì có phải chúng ta không có trách nhiệm để bảo vệ bà qua "chủ nghĩa hoạt động thánh thiện[3]" chánh niệm?

Năm nay Tổng thống Hoa Kỳ sẽ quyết định chấp thuận hay không đề xuất ống dẫn dầu, sẽ mở rộng từ "quả bom carbon lớn của Hoa Kỳ [4]" thuộc Alberta Tar Sands[5]đến nhà máy lọc dầu Texas. Những quan hệ mật thiết là vô lượng. Sự tàn phá sẽ đưa đến kết quả từ những tiến trình và đốt cháy ngay cả phân nửa dầu mỏ ở Tar Sands là không thể tính đếm: kết quả gia tăng carbon trong không khí sẽ đẩy "những cực điểm" vượt khỏi tầm kiểm soát của việc hâm nóng địa cầu. Nhà khoa học khí tượng sáng suốt nhất của chúng ta từ NASA là James Hansen, tuyên bố rằng nếu chỉ chương trình này tiến hành, nó sẽ là "trò chơi xong rồi" cho khí hậu Địa Cầu. Đây là một thử thách không thể tránh khỏi. Thật là quan yếu cho những người Phật tử để hợp lực với những người quan tâm khác trong sự đối kháng sáng tạo và vững vàng đến sự ngu ngơ nghiêm trọng tiềm tàng mới này.

Như sự giác ngộ của Đức Phật nhắc chúng ta, sự tỉnh thức của chúng ta cũng liên hệ đến Trái Đất. Trái Đất đã làm chứng cho Đức Phật và bây giờ Trái Đất cần chúng ta làm chứng - đối với sự thiền định[6]của nó, sự vững vàng của nó, không gian hổ trợ nó cung cấp liên tục cho sinh động vật. Một loại mới của hữu tình giác (bodhisattvas - bồ tát) --- "hữu tình sinh thái" (ecosattvas - có thể tạm gọi là 'bồ tát sinh thái học'chứ?[7]) là cần thiết, phối hợp sự thực hành tự chuyển hóa với việc tôn trọng đến sự chuyển hóa của xã hội và sinh thái học. Vâng chúng ta cần viết những bức thư và email đến Tổng thống, hy vọng ảnh hưởng đến quyết định của ông[8]. Nhưng chúng ta có thể cũng cần quan tâm đến những chương trình khác nếu sự bày tỏ như thế bị lãng quên, chẳng hạn như sự bất tuân bất bạo động dân sự. Đó là bởi vì sự quyết định này không chỉ là về một khung trần nợ tài chính. Đây là về khung trần carbon của Trái Đất. Đây là về khung trần tồn tại của con người. Như Trái Đất là nhân chứng của chúng ta.

J. Stanley & David Loy direct & advise the Ecobuddhism Project.
Nguyên tác: Why the Buddha Touched the Earth
Ẩn Tâm Lộ ngày 9-4-2012
http://www.ecobuddhism.org/wisdom/editorials/wtbtte/


[1]Con người, theo phân loại họcHomo sapiens, tiếng La-tinhnghĩa là "người thông thái" hay "người thông minh",[1][2]là một loài còn sống duy nhất của chi Homo, thuộc loài động vật có vú, Con người là một loài sinh vậtbộ nãotiến hóa rất cao cho phép thực hiện các suy luận trừu tượng, ngôn ngữvà xem xét nội tâm. Điều trên kết hợp với một cơ thể đứng thẳng cho phép giải phóng hai chi trước khỏi việc di chuyển và được dùng vào việc cầm nắm, cho phép con người dùng nhiều công cụhơn tất cả những loài khác.

[2]International Oil Company(IOC),

[3]Sacred Activism -Chủ nghĩa hoạt động thánh thiện: là sự hợp nhất tâm thức, niềm đam mê, lòng hào hiệp và hòa bình thánh thiện. Việc tìm ra những phương thức để phục vụ nhân loại và Trái Đất qua Chủ nghĩa hoạt động thánh thiện mở ra con đường cho việc phát sinh một kiễu mẫu mới của tâm thức nhiệt tình trên thế giới.

[4]The great American carbon bomb

[5]Còn được biết như Athabasca tar sands là một vĩa dầu lớn và cả cát, đất sét, và nước khoáng ở Đông Bắc Alberta Canada

[6]dhyana

[7]Tuệ Uyển

[8]Theo báo Người Việt, ngày 18-4-2012, chính phủ Hoa Kỳ đã bác bỏ kế hoạch trên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2015(Xem: 10568)
Tiểu sử của một lama vĩ đại được gọi là “namtar” (rnam-thar), một tiểu sử mang tính cách giải thoát, vì nó tạo nguồn cảm hứng cho người nghe noi theo gương của ngài để đạt được giải thoát và giác ngộ. Tiểu sử của ngài Tông Khách Ba (Tsongkhapa) (rJe Tsong-kha-pa Blo-bzang grags-pa) (1357-1419) thật sự gây nhiều cảm hứng.
03/10/2015(Xem: 6559)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của nhà sư người Mỹ Thanissaro Bhikkhu (1940- ), tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật giáo Theravada, về việc chữa trị bệnh tật trong tâm thần cũng như trên thân xác nhờ vào phép thiền định về hơi thở. Tuy là một bài giảng ngắn, thế nhưng việc mô tả phép thiền định này thật hết sức chi tiết và rõ ràng mà mọi người đều có thể mang ra để luyện tập. Độc giả có thể tìm đọc bản gốc tiếng Anh của bài này trên mạng của nhà sư Thanissaro:
01/10/2015(Xem: 9220)
Trước trung thu nhiều người có hỏi tôi: “Ở Sài Gòn, tết trung thu, ngoài phố lồng đèn bạn có biết đi đâu được nữa không?”. Tôi cũng tự băn khoăn, liệu trung thu năm nay mình sẽ làm gì, đi đâu để trung thu tuổi 19 không chỉ là câu chuyện của sum vầy, của chiếc bánh trung thu được san sẻ cùng chị cùng mẹ. Tôi muốn trung thu này sẽ còn là câu chuyện của ý nghĩa, của niềm hạnh phúc, của yêu thương, của ấn tượng khó phai. Và tôi đã có lựa chọn cho chính mình - cùng vun đắp Trung thu này cùng CLB yêu sách Thái Hà và những mầm non nơi xa xôi đô thành.
01/10/2015(Xem: 8341)
Vạn Dặm Rong Chơi, Đường Rộng Mở _ Thích Từ Lực
01/10/2015(Xem: 6996)
Tu là gì ? “Tu là quá trình: 1/ quán chiếu nội tâm, 2/ làm triệt tiêu bản ngã và 3/ chuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
30/09/2015(Xem: 6654)
Phật giáo Khánh Hòa từng tạo những sự kiện lớn trong bao năm qua, việc tổ chức kỷ niệm 25 năm thành lập trường Trung cấp Phật học điểm thêm dấu son vào giáo sử tỉnh nhà, như từng lưu dấu suốt thời chấn hưng Phật giáo mà Khánh Hòa là một trong những địa phương từng được các bậc chân đức như cố Hòa Thượng T.Đổng Minh, cố HT T.Trí Nghiêm, cố HT T.Chí Tín, cố HT T.Trí Thủ, cố HT T.Thiện Minh, cố HT T.Thiện Siêu, cố HT T.Huyền Quang... góp công hình thành Phật sự.
28/09/2015(Xem: 10112)
Hôm chủ nhật cuối tuần ngày 20.09.2015, lớp ngành Thanh Gia Đình Phật Tử Tâm Minh tại Chùa Viên Giác, Hannover do mình hướng dẫn đã thảo luận về đề tài "Duyên Khởi và Dòng người tỵ nạn tại Âu Châu". Vì sao mình chọn đề tài nóng bỏng này cho các em thảo luận? Bởi các em là những thanh thiếu niên đã có bằng tú tài hoặc đang học đại học, cần có một cái nhìn mọi sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, cũng như ngay chính bản thân mình bằng lăng kính giáo lý Phật Đà, để phát lòng từ bi rộng lớn, chứ không phải từ bi "có điều kiện"! Điều này sẽ giúp cho các em tăng thêm sự hiểu biết về giáo lý thực dụng của Đức Thế Tôn khi trao đổi với bạn bè khác trong trường. Là một Phật tử, ta nên tập quán chiếu mọi pháp thế gian qua lăng kính Phật Giáo, thì sẽ nhận ra được "Phật pháp không ngoài thế gian giác!"
27/09/2015(Xem: 5788)
Chùa Đá Vàng là kỳ quan tôn giáo của người Myanmar đồng thời là câu hỏi chưa có lời giải đáp của ngành khoa học địa lý. Chùa Đá Vàng hay Kyaiktiyo là điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng thứ ba tại Myanmar, sau chùa Swedagon và đền Mahamuni, cách Yangon 200 km. Ngôi chùa nằm chơi vơi trên tảng đá khổng lồ ở vị trí chênh vênh cạnh vách núi cao 1.100 m. Những ai lần đầu nhìn đều cảm tưởng hòn đá sẽ lăn ngay xuống vực. Truyền thuyết Myanmar lý giải cho bố cục kỳ lạ này bằng câu chuyện của Đức Phật, tương truyền bảo tháp trên hòn đá chính là sợi tóc của ngài. Dù bạn có tin vào truyền thuyết hay không, trong khoa học địa lý đây là hiện tượng không thể lý giải.
27/09/2015(Xem: 10125)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai? Có một con cáo đã phát hiện ra một chuồng gà, nó bèn tìm cách tiếp cận nhưng vì cáo nhà ta quá mập nên không thể chui lọt vào chuồng để ăn gà. Thế là nó đành phải nhịn đói suốt ba ngày liền mới có thể vào được chuồng gà. Sau khi vào được, nó đã ăn no nê để bù lại những ngày nhịn đói, giờ đây chiếc bụng của cáo đã phình to ra, nên không thể nào ra được nữa, thế là cáo đành phải nhịn đói trở lại ba ngày mới có thể ra khỏi chuồng gà.
25/09/2015(Xem: 7863)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ở tuổi 80 của tôi thuộc thế hệ thế kỷ 20. Những người trẻ dưới 30 tuổi thuộc thế hệ của thế kỷ 21. Ngài thừa nhận rằng thế hệ của thế kỷ 20 đã tạo ra nhiều vấn đề, bao gồm cả thiệt hại cho môi trường. Một số ý tưởng của họ, chẳng hạn như quan điểm cho rằng vấn đề có thể được giải quyết bằng vũ lực hiện nay là hoàn toàn lỗi thời. Đức Đạt Lai Lạt Ma từ bến phà Millbank Pier đi đến The The O2 Arena, Greenwich, Luân Đôn, Vương quốc Anh. 19/09/2015. (Ảnh: Jeremy Russell)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]