Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Đức Và Giới Luật Phật Giáo (Fabrice Midal)

27/04/201200:10(Xem: 8237)
Đạo Đức Và Giới Luật Phật Giáo (Fabrice Midal)

ĐẠO ĐỨC VÀ GIỚI LUẬT PHẬT GIÁO
(Fabrice Midal)
Hoang Phong chuyển ngữ


Các phương thuốc của thế giới này,
đa dạng và nhiều vô kể,
Thế nhưng chẳng có một phương thuốc nào có thể sánh với Đạo Pháp.
Vì thế, này các tỳ kheo, hãy cầm bát thuốc lên mà uống.
Uống bát thuốc Đạo Pháp,
sẽ không còn tuổi tác nữa, sẽ vượt sang bên kia cái chết,
và sẽ khơi động và quán thấy được sự thật,
Này các tỳ kheo, đấy là cách giúp cho hết khát,
và sẽ giải thoát khỏi cái khát.
Đức Phật

LIV27722_1Lời giới thiệu của người dịch:

Trong một quyển sách nhỏ mang tựa đề "Phật Giáo nhập môn" (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bảnGrancher, 2008), tác giả Fabrice Midal đã dành một chương để trình bày về vấn đềĐạo Đức và các Giới Luật trong Phật Giáo. "Tam giới" hay "ngũ giới"là những gì khá sơ đẳng và "quen thuộc" ít nhất là đối với những ngườitu tập đang bước trên Con Đường, thế nhưng dưới ngòi bút của Fabrice Midalchúng ta cũng sẽ khám phá ra một vài góc nhìn thật mới lạ. Dưới đây là phầnchuyển ngữ toàn bộ chương III (tr. 43-59) của quyển sách, trình bày về chủ đề này.Người dịch cũng xin mạn phép được ghép thêm một vài lời ghi chú với hy vọng nhằmgiúp người đọc dễ theo dõi hơn ý của một vài câu trong bản gốc. Các ghi chú nàysẽ được trình bày bằng chữ nghiêng và được đặt trong hai dấu ngoặc.

*****

PhậtGiáo có khuyến khích đạo đức haykhông,
và nếu có thì các nguyên tắc của đạo đức ấy là gì?

Câu hỏi trên đây có vẻ thật đơn giảnthế nhưng thực ra thì vô cùng phức tạp. Vậy trước hết theo chúng ta thì đạo đứclà gì ?

Đối với cơ sở triết học siêu hìnhTây Phương cũng như đối với các tôn giáo dựa vào Kinh Thánh thì đạo đức là sự tùngphục các tiêu chuẩn mang tính cách siêu nhiên, chẳng hạn như về cái xấu hay cáitốt do Thượng Đế quy định hay là do lý trí áp đặt.

Phật Giáo không hề chủ trương mộtkhái niệm nào tương tự như thế.

Thật ra có thể nói đấy là cách giúpchúng ta biết xử một cách đúng đắn. Các lời kinh trong Phật Giáo không phải làcác giới luật được thiết đặt sẵn hay các sắc luật ghi trên các tấm bảng biểutrưng cho luật pháp (ý muốn nói đến các tấm bảng bằng đá ghi khắc luật pháp củacác tôn giáo dựa vào Kinh Thánh). Các lời dạy của Đức Phật không phảilà những phán lệnh của một vị Trời độc tôn, bất biến, toàn năng và sáng tạo ratất cả. Luân lý Phật Giáo hoàn toàn độc lập với bất cứ một ý chí tối thượng haymột cách hành xử thiêng liêng nào. Luân lý Phật Giáo được xây dựng dựa vào sự quansát phương cách mà chúng ta đang sống, và mỗi con người trong chúng ta đều cóthể làm được việc ấy (có nghĩa là mỗi người trong chúng ta phải tự nhìn lại mình,quán xét hành động của chính mình và tạo cho mình một cách hành xử phù hợp vớiluân thường đạo lý).

Theo một cách hiểu nào đó, nếu xemPhật Giáo như là một thứ giáo điều (doctrine)thì tức khắc chúng ta sẽ phải đối đầuvới một sự bế tắc không lối thoát (nếu xem Phật Giáo là một giáo thuyết với các giáo lệnh đượcquy định sẵn, thì luân lý Phật Giáo không thể mang tính cách tự nguyện được, vìđấy sẽ là một sự nghịch lý). Vậy thì có một hình thức Phật Giáo chínhthống hay nguyên thủy nào tương tự như Ki-tôGiáo hoặc Hồi Giáo hay không?

Nhất định là không!

Điểm then chốt chính là chỗ đó. Nếu PhậtGiáo trở thành một giáo thuyết với các lề luật và quy tắc được quy định sẵn,thì đấy sẽ là cách mà Phật Giáo tự chối bỏ mình. Chúng ta (những người Phật Giáo)không nêntìm kiếm một nền tảng đạo đức dưới hình thức giáo điều để theo đó mà nhắm mắt tuânthủ. Chúng ta phải tự quán xét xem mình đang làm gì, đang mong ước điều gì vàđang sống như thế nào...

Đạo đức chỉ có thể phát sinh từ đáy lòngcủa mỗi con người nhằm giúp chúng ta hòa nhập một cách tuyệt đối với một thực tạiđúng như thế, bằng một sự mở rộng thật kiên quyết của lòng mình.

Những lời mà Đức Phật đã nói lên sởdĩ luôn giữ được sự sinh động cho đến ngày nay cũng vì đấy là những lời dànhcho chúng ta, bảo vệ chúng ta và khiến cho chúng ta phải xúc động (những lời khuyên bảocủa Đức Phật vang lên trong lòng mình khiến cho mình phải xúc động thì cũng chẳngkhác gì như Đức Phật đang dạy bảo mình, khuyên nhủ con tim của chính mình trongngày hôm nay và trong những giây phút này, và đấy chính là sự sống động trongnhững lời giáo huấn của Đức Phật. Sự sống động đó chính là căn bản của Đạo ĐứcPhật Giáo, và nhất thiết đấy không phải là một cơ cấu luân lý áp đặt, mang tínhcách tuyệt đối và bất di dịch). Nếu nhìn theo góc cạnh đó thì nhất địnhsẽ không có gì phi lý hơn là cách cố tình thiết lập một căn bản lý thuyết nhằmdựa vào đó để tạo dựng một nền móng đạo đức Phật Giáo.

Tất cả các vấn đề đạo đức mà thế giớiTây Phương thường mang ra tranh cãi - chẳng hạn như các vấn đề tình dục (đồng tính luyếnái, bao cao-su, thuốc ngừa thai, v.v...), tự tử, gây chết bằng cácphương tiện y khoa để tránh đau đớn (euthanasia), các thái độ hành xử trong xã hội (comportementsocial / social behavior)... - không mang cùng ý nghĩa với tinh thầnPhật Giáo (cácxã hội Đông Phương ngày nay thật ra cũng đã bị thu hút bởi các giá trị vật chấtcủa thế giới Tây Phương và cũng ôm luôn cả các vấn đề đạo đức không lối thoátvà đôi khi rất phi lý mà không hề hay biết). Động cơ thúc đẩy và sự cảnhgiác trong tâm thức của mỗi cá nhân con người nhằm ứng xử với từng bối cảnh cábiệt xảy ra vào một thời điểm nhất định, sẽ quan trọng hơn nhiều so với cách chỉbiết tìm kiếm một giải pháp bất di dịch. Phật Giáo không phải chỉ biết nhấn mạnhđến tính cách tương đối của mọi hiện tượng (tính cách vô thường và ảo giác của mọi hiện tượng biểutrưng cho một sự thật tương đối)mà còn nêu cao giá trị cá biệt nơi mỗicon người trong từng tình huống.Đối với Phật Giáo thì luân lý chỉ mang tínhcách tạm thời và chắp vá, luôn tìm cách để thích ứng với chuỗi dài lôi kéo bấttận giữa hành động và hậu quả. Thật thế, nếu tìm cách cụ thể hóa cái chuỗi dài liênkết đó để biến nó trở thành một thứ gì cứng nhắc thì quả thật đấy sẽ chỉ là mộtchuyện hoài công.

Trên đây là những gì cho thấy Đức Phậtkhác hẳn với các vị sáng lập ra các tôn giáo khác. Moses (vị sáng lập ra Do Thái Giáo) chokhắc Luật Pháp vào một tấm đá và dân tộc của Ngài phải theo đó mà tuân thủ, nếuvi phạm vào đấy thì sẽ bị Trời trừng phạt (xin ghi chú thêm là tác giả lớn lên trong một gia đình DoThái Giáo). Toàn bộ tập thể xã hội phải trung thành với Luật Phápđó.

Viễn ảnh mà Đức Phật mở ra thì lại hoàntoàn khác hẳn. Đức Phật đã làm gương cho chúng ta noi theo để tự nhìn lại mình vàbiến cải lấy mình.

Đạo đức Phật Giáo luôn gắn liền với thiềnđịnh như thế nào?

Muốn thấu triệt ý nghĩa của đạo đức PhậtGiáo là gì thì nhất thiết phải ý thức được là nền tảng đạo đức đó không thểtách rời ra khỏi thiền định, tức có nghĩa là chúng ta phải hành xử như thế nàođể giữ cho sự an bình luôn sinh động trong con tim của mình.

Đối với chúng ta (những người TâyPhương)thì luân lý giữ vai trò quy định các lề lối hành xử mà chúngta phải noi theo. Thế nhưng trên phương diện thực hành thì lại không hề bảo chochúng ta biết là phải làm như thế nào. Chẳng hạn như dạy cho trẻ con và lứa tuổivị thanh niên phải tuân thủ một số các quy tắc nào đó, thế nhưng lại không giảithích cho chúng hiểu là sự tuân thủ đó nhất thiết phải phát xuất từ chính nộitâm của chúng (thídụ chúng ta dạy bảo trẻ con không được giết hại thú vật, thế nhưng lại không giảithích cho chúng hiểu đấy là cách giúp chúng biết kính trọng và yêu thương sự sống,và đấy cũng là cách tập cho chúng biết phát động tinh thần bất bạo động).

Chúng ta (những người Tây Phương)không hề ýthức được là chúng ta chỉ biết quan tâm đến khía cạnh lý thuyết của đạo đức đểnhằm phân biệt nó với thực hành, và đối với phần thực hành thì chúng ta lại chỉxem đấy là cách ứng dụng các nguyên tắc đã được thiết đặt từ trước bằng lý trí (tức là lý thuyết).

Sự tách rời đó hoàn toàn xa lạ đối vớiPhật Giáo. Bởi vì theo quan điểm của Phật Giáo thì bất cứ một tư duy nào không phátsinh từ kinh nghiệm cảm nhận của con người tại nơi này và trong giây phút này đềunhất thiết chỉ là một thứ tư duy lạc hướng (rơi ra ngoài hiện thực và mất hết giá trị thiết thực của nó).Con đường của Đức Phật cho biết rằng chúng ta luôn bị che khuất bởi các dấu vếtlưu lại từ các sự tin tưởng quả quyết và các niềm tin sẵn có của mình. Tìm cáchthoát ra khỏi những thứ ấy - thì đấy mới là một thứ tư duy sinh động! Trênphương diện ứng dụng nếu tư duy ấy không đủ sáng suốt hầu giúp chúng ta đối phóvới một cảnh huống xảy ra thì tư duy ấy cũng sẽ chỉ là một thứ tư duy mù quángvà vô hiệu lực (thoátra khỏi những sự quyết đoán và các niềm tin sẵn có mới có thể mang lại cho mìnhnhững tư duy sinh động - tức là sự tự do - thế nhưng các tư duy tự do đó nếu khônghòa nhập được với các kinh nghiệm cảm nhận của chúng ta trước hiện thực nhằmgiúp chúng ta ứng xử một cách thích nghi với mọi cảnh huống xảy ra thì các tưduy ấy dù là tự do nhưng cũng chỉ là các tư duy mù quáng và rời xa hiện thực).

Đối với Đức Phật thì dù cho ta có hànhđộng phù hợp với luân lý đi nữa thế nhưng nếu trong lòng mang đầy oán hận và losợ thì đấy không phải là một hành động đạo đức đích thật (dù bên ngoài là một hành động đạo đức thếnhưng sự oán hận và lo sợ trong lòng sẽ in đậm dấu vết trên dòng tri thức củamình để tạo ra nghiệp không tốt lành cho chính mình). Trái lại, đôikhi cũng cần phải hành động một cách thô bạo, bất chấp các tiêu chuẩn luân lýthông thuờng hầu có thể đáp ứng một cách thích đáng hơn với một cảnh huống xảyra (thí dụ như phảnkháng thật quyết liệt nhằm chận đứng một hành động hung bạo để bảo vệ sự công bằngvà nhân đạo, hoặc để che chở cho một chúng sinh đang bị lâm nguy chẳng hạn).

Vậy thì có những khác biệt nào giữa các giớiluật đạo đức Phật Giáo
và các phán lệnh bất di dịch của luân lý Tây Phương,
chẳnghạn như những gì đã được triết gia Kant nêu lên
và đã ăn sâu vào đời sống trongxã hội phương Tây?

Đạo đức Phật Giáo gồm có năm giới luật,và trong số này thì ba giới luật đầu tiên mang tầm quan trọng lớn hơn so với haigiới luật sau cùng.

Năm giới luật ấy như sau:

- Tránh không giết hại các sinh vậtcó giác cảm

- Tránh không trộm cắp

- Tránh không giao du tính dục gây raphương hại

- Tránh không nói dối, không ăn nói bahoa vô tích sự hay là nói những lời vu khống

- Tránh không dùng những chất độc hại

Đạo đức Phật Giáo không đặc biệt chủý cấm đoán bất cứ một thứ gì và cũng không bắt buộc phải giữ một thái độ nhất địnhnào, mà đúng hơn chỉ khuyên chúng ta phảitránhmột số thái độ hành xử nào đó. Các giới luật đạo đức Phật Giáo khôngphải là các phán lệnh mang tính cách tuyệt đối và được thiết lập dựa vào lý trí,và theo quan điểm của Kant (một triết gia người Đức,1724-1804, sáng lập ra thuyết "lýtưởng siêu nhiên" - transcendental idealism)thì các phán lệnh ấyđồng thời cũng là các bổn phận mang tính cách thực dụng và có giá trị toàn cầu.Trái lại các giới luật đạo đức Phật Giáo thì chỉ là các chuẩn mực được thiết đặtdựa vào sự quan sát về cuộc sống con người. Theo Đức Phật thì con người cần phảibiến cải tâm thức mình tương tự như một nhà thể thao phải luyện tập cơ thể. Độngcơ thúc đẩy chúng ta trong quyết tâm đó chính là lòng mong muốn sao cho mình ngàycàng biết xử thế một cách nhân bản hơn trước mọi cảnh huống và trong từng giâyphút một. Sự quyết tâm đó chỉ có thể xuất phát từ nơi con người của chúng ta trongsự toàn vẹn của nó - không phải chỉ dựa vào các cách suy nghĩ đạo đức, vào lýtrí hay luân lý là đủ.

Hầu hết những người bước theo con đườngPhật Giáo đều tự nguyện tuân thủ ba giới luật đầu tiên, hoặc tất cả năm giới luật,hoặc có thể là nhiều hơn. Họ chọn một thời điểm nhất định nào đó trong ngày để ônlại các giới luật phải giữ (chẳng hạn như trước khi đi ngủ, vào buổi sáng khi thức dậy...phải dành ra vài phút để nhớ đến các giới luật mà mình quyết tâm tuân thủ).

Tránh không sát sinh có nghĩa là gì?

Không sát sinh có nghĩa là không đượcphép tước đoạt sự sống của bất cứ một sinh vật nào. Sát nhân tất nhiên phải bịcấm đoán (khôngthể chấp nhận án tử hình trong một quốc gia thấm nhuần Phật Giáo)thếnhưng sự cấm đoán đó cũng phải được tôn trọng đối với tất cả sinh vật từ cácloài sinh vật có vú, cho đến chim chóc, cá và cả các loại côn trùng. Đối với PhậtGiáo, sự sống của tất cả các loài sinh vật có giác cảm nhận biết được khổ đau đềuphải được tôn trọng. Chúng ta không được phép gây ra đau đớn cho bất cứ mộtsinh vật nào.

Đối với Đức Phật, sát sinh có nghĩalà cố tìnhtước đoạt sự sống của mộtchúng sinh. Người tu hành phải tuân thủ một số giới luật do chính Đức Phật đưara, và hơn thế nữa Ngài còn giải thích thật rõ ràng thế nào là một hành độngsát sinh:

- [Trước hết]phải có một sinh vật (sự hiện hữu đích thật của một chúng sinh bên ngoài tâm thức)

- Chúng ta nhận biết là có một sinhvật (sự xuất hiệncủa một đối tượng bên trong tâm thức)

- Chúng ta phát lộ ý định sát sinh (tác ý xuất hiệntrong tâm thức)

- Chúng ta giết con vật bằng cách sửdụng một phương pháp nào đó (tác ý chuyển thành hành động)

Sở dĩ Đức Phật phân tích quá trìnhtrên đây là để nhấn mạnh đến vai trò của xung năng bên trong tâm thức thúc đẩy chúngta hành động. Đấy là cách nhắc nhở chúng ta luôn phải gia tăng sự cảnh giác, vàphải hiểu rằng một con côn trùng cũng là một sinh vật có giác cảm (être sentant, êtresensible / sensitive being / một chúng sinh biết đau đớn. Một vài kinh sách tiếngViệt dịch chữ này từ tiếng Hán là "chúng sinh hữu tình" (?), thì đấylà một cách dịch không đúng nghĩa)do đó chúng ta không được phép tướcđoạt sự sống của nó; và nếu ý thức được như thế thì đấy cũng sẽ đã là một cách tutập. Nếu trông thấy một con côn trùng bò đến gần mình (hay bám vào người mình)thì đấy cũngkhông phải là một lý do để mà đương nhiên giết nó. Tránh không giết nó sẽ giúpchúng ta ý thức được một cách thật minh bạch là chúng ta vừa phát động được cảmột cơ cấu vận hành (trong tâm thức mình)giúp mình không gây ra khổđau, và hơn nữa còn giúp mình không áp đặt uy quyền của mình lên bất cứ một thứgì.

Sát sinh là một hành động vô cùnghung bạo vì đấy là một hành động hủy diệt hiện thực (sự sống của một sinh vật cũng là thành phần củahiện thực và trong cái hiện thực đó cũng có sự sống của chính mình).Trong khi đó con đường của Đức Phật lại là cách phải biết đón nhận hiện thựcđúng như thế (tứctrong sự toàn vẹn của nó).

Tại sao lại không được trộm cắp?

Đức Phật dạy chúng ta không được lấybất cứ gì mà người khác không cho mình.

Hành động nghe người khác nói cũngđã là một cách cho thấy chúng ta đang tiếp nhận rất nhiều thứ không thuộc củamình, tuy rằng không mấy khi chúng ta ý thức được điều ấy. Đấy là cách mà chúngta thường vơ quàng nhiều thứ thuộc vào lãnh vực tình cảm và xem đấy là sở hữu củachính mình, đấy chẳng qua cũng vì chúng ta bị thúc đẩy bởi các thứ ham muốn dướicác hình thức tình cảm mà mình đang thiếu thốn hay không có

Con đường của Đức Phật khuyên chúngta nên can đảm nhìn thẳng vào các thứ cảm tính ấy để hiểu rằng chúng phát sinhtừ một sự thiếu tự tin thật phi lý (chúng ta cần đến một số xúc cảm yêu thương chẳng hạn vàchúng ta tìm cách ôm lấy những thứ ấy từ bên ngoài để bù đắp cho sự thiếu thốncủa mình, và sở dĩ chúng ta thiếu thốn chẳng qua cũng vì chúng ta đánh mất sự tựtin nơi mình).

Trên con đường tu tập thì sự viênmãn (plénitude /fullness, fulfillment / sự phong phú và tròn đầy)không hề lệ thuộcvào những thứ vụn vặt mà chúng ta cứ muốn vơ vét để làm của riêng. Sự viên mãn phátsinh từ cách phát lộ sự tự tin nơi nhân phẩm của chính mình. Nên tuân theo quytắc ấy, đấy là một phương tiện giúp tái tạo lại nhân phẩm của mình và để tônvinh nó. (Giớiluật liên quan đến hành động trộm cắp quả cũng không quá khó để hiểu nếu vật ăncắp là một hiện vật nào đó. Có lẽ vì thế mà tác giả không cần phải giải thíchdông dài về sự kiện này mà chỉ nêu lên một hình thức "ăn cắp" hay"vơ vét" tinh tế hơn trên phương diện tình cảm hay tâm lý, tức là mộtsự chiếm đoạt những thứ xúc cảm hay tình cảm mà mình cảm thấy "thiếu thốn".Sự chiếm giữ hay ôm quàng đó sẽ hiển hiện dưới hình thức tác ý, và đấy chính lànhững gì sẽ lưu lại các vết hằn sâu đậm trên dòng tri thức của mình. Nói cáchkhác thì đấy là cách tạo ra "nghiệp" tồn lưu trên dòng chảy liên tụccủa tri thức để buộc mình vào vòng luân hồi. Vì thế không những chỉ phải tránhkhông được phát lộ các tác ý tham lam khiến cho mình nhìn chằm chằm vào một vậtthể nào đó, mà còn phải cảnh giác trước những sự "vơ vét" mang hìnhthức xúc cảm hay tình cảm tức là các thể dạng tâm lý hiển lộ trong tâm thứcmình. Đấy chính là cách tinh khiết hóa tâm thức và con tim của mình giúp chomình tự tin hơn nơi nhân phẩm của chính mình. Nhờ đó tâm thức và con tim mìnhcũng sẽ trở nên tròn đầy và phong phú hơn, và sự giàu có đó sẽ khiến cho mình cảmthấy sẵn sàng hiến dâng bằng hai tay những gì mà mình có trong tim khi trông thấynhững người khác đang thiếu thốn. Hơn nữa sự tròn đầy đó trong lòng mình cũng sẽgiúp cho mình nhận thấy là không còn có gì bên ngoài đáng để cho mình vơ vét nữadù đấy là một vật thể hay một thứ tình cảm nào cũng thế).

Tránh không phạm vào các giao du tính dục gâyra phương hại có nghĩa là gì,
và tại sao lại phải tuân thủ giới luật ấy?

Tùy theo từng học phái mà vấn đềtính dục kém đạo đức được hiểu khác nhau, tuy nhiên thông thường thì đấy cónghĩa là một hành vi tính dục gây ra khổ đau. Hiểu một cách bao quát hơn nữa thìtính dục kém đạo đức có nghĩa là một hành vi tính dục không kính trọng ngườikhác, không nhằm tạo ra một mối liên hệ thật sự nào với người ấy và cũng khôngcần biết đến các hậu quả xảy ra. Đấy làmột hành vi làm phương hại đến sự hiện hữu thiêng liêng của Đức Phật trong lòngmình, và không khơi động được sự chú tâm cho chính mình.

Tại sao phải luôn giữ cách hành xử đạo đức?

Một số học phái triển khai nhiềuphương cách suy luận thật tinh tế nhằm khuyến khích con người nên thực thi mộtthái độ hành xử đạo đức, và nếu dựa vào cách phát biểu chung trong kinh sách PhậtGiáo thì có thể gọi đấy là cách giữ gìn không được gây ra khổ đau cho ngườikhác.

Trong một xã hội Phật Giáo mối quantâm lớn nhất là phải ý thức được rằng một hành động phương hại - chẳng hạn nhưsát sinh, hãm hiếp, ăn cắp, nói dối, phỉ báng - đương nhiên sẽ mang lại những hậuquả tiêu cực bóp ngạt và nhận chìm chúng ta trong khổ đau. Hận thù đưa đến hậnthù. Hung bạo kéo theo hung bạo.

Ở một cấp bậc sâu xa hơn và cũng thậthết sức dễ hiểu là nếu biết chọn cho mình một thái độ hành xử đạo đức thì đấy cũnglà cách giúp mình trở về với chính mình. Vi phạm vào các hành động đáng hổ thẹntrái lại chỉ khiến cho mình rời xa khỏi chính mình, tách ra khỏi sự sống của chínhmình. Quả cũng lạ, trong ngôn ngữ Pháp chữ độcác(méchant/ nasty, evil.../ hung ác, biển lận, xấu xa...)mang một ý nghĩa rấtlà Phật Giáo tức có nghĩa là "rơi vào sự sai lầm" (mal chu / falling intothe wrong). Qua cách diễn đạt theo ngôn ngữ Pháp thì người ta không cốtình độc ác mà chỉ vì "rơi vào sự sai lầm". Vì thế độc ác là một tháiđộ hành xử thuộc bên ngoài chúng ta và bên ngoài cả nguyện vọng của chính mình.Nếu không luyện tập thiền định thật kiên trì thì quả hết sức khó cho chúng ta giữcho con tim mình không vướng vào sự ganh tị, hận thù và oán giận. Trong khi đóthì những gì hiển nhiên nhất mà chúng ta phải tạo ra cho mình lại chính là hạnhphúc.

Người Phật Giáo nhìn vấn đề tính dục nhưthế nào,
có sự nghi kỵ nào đối với vấn đề này giống như
đối với các tôn giáo dựavào Kinh Thánh hay không?

Dưới nhãn quan của Phật Giáo thì vấnđề tính dục không phải là một tội lỗi. Chỉ cần phải thận trọng thế thôi, đấy chẳngqua là vì nó rất dễ đưa đến một tình trạng mù quáng khá lạ lùng (bị thúc đẩy bởi xungnăng của nghiệp và bị chi phối bởi bản năng truyền giống khiến ta có thể rơivào một tình trang si mê và say đắm - giống như bị sét đánh - không còn đủ sángsuốt để cân nhắc hay suy nghĩ gì nữa).Cảnh giác trước sự ham muốntính dục và không biến nó trở thành một thứ xung năng đơn thuần chỉ nhằm để kíchđộng mình, chính là một cách tu tập lành mạnh, tươi tắn và thật cần thiết.

Phật Giáo nhìn vấn đề đồng tính luyến áinhư thế nào?

Ai lại chẳng biết vấn đề đồng tính luyếnái xưa như trái đất, thế nhưng không hề thấy có một trang kinh sách nào đề cập đếnvấn đề này. Sự giao du tính dục giữa hai người có cùng một giới tính hay khôngthì cũng không phải là một lý do để vin vào đó mà phán đoán là hành vi tính dụccủa họ có đúng đắn hay không. Xúc cảm và sự chủ tâm của họ mới là các tiêu chuẩngiúp để đánh giá hành vi của họ. Điều thiết yếu nhất là không được gây ra khổđau cho người khác.

Trên dòng lịch sử Phật Giáo người tathấy phát sinh nhiều quan điểm khá khác biệt nhau.

Tại Nhật Bản, đồng tính luyến ái đượccho phép ngay cả bên trong các tu viện, đôi khi còn được tổ chức dưới hình thứcnghi lễ nữa. Các nhà sư thường xuất thân từ giới quý tộc hay võ biền, và trongcác giới này thì đồng tính luyến ái được xem là một hình thức văn hóa tao nhãvà đặc biệt được quý trọng, không như là sự giao hợp hạ cấp giữa người nam và nữ.

Phần đông trong các xã hội bảo thủ,chẳng hạn như Trung Quốc thì đồng tính luyến ái bị lên án vì đấy là một sự tuyệttự, không sinh con đẻ cái để nối dõi tông đường - tức là không có con cháu để thờcúng ông bà và lưu truyền dòng họ.

Đồng tính luyến ái trước đây từng bịcấm đoán thật gắt gao trong xã hội Tây Tạng. Một số các vị thầy ngày nay vẫncòn tiếp tục giữ đúng theo quan điểm đã được nêu lên trong rất nhiều kinh sáchTây Tạng, cho rằng "các cơ quan sinh dục là để giúp vào việc sinh sản giữahai thành phần nam và nữ giới; và theo quan điểm Phật Giáo thì mọi hình thức lệchlạc đều không thể chấp nhận được". Quả thật hết sức ngạc nhiên khi thấy cáclời phát biểu mang tính cách "sinh học hóa" như trên đây lại được thốtra từ miệng của các vị thầy thuộc lãnh vực tâm linh (rất có thể quan điểm của các vị thầy trên đâyđã chịu ảnh hưởng gián tiếp bởi một trong các khái niệm chủ yếu nhất của PhậtGiáo Tây Tạng là sự kết hợp bất khả phân giữa từ bi và trí tuệ, và sự kết hợpnày thì lại thường được biểu trưng bằng hình ảnh kết hợp giữa nam tính và nữtính, do đó một số các vị thầy "bảo thủ" luôn muốn bảo vệ hình ảnh "cổtruyền" này và không muốn cho nó bị sứt mẻ).

Tuy nhiên cũng có các vị thầy Tây Tạngkhác cho rằng đồng tính luyến ái chẳng là vấn đề gì cả - những gì chủ yếu hơnlà phải thành thật và biết kính trọng lẫn nhau trong sự giao du, đấy mới đích thậtlà các tiêu chuẩn để đánh giá một hành vi tính dục có chính đáng hay không.

Tóm lại mỗi người tự nhìn ra cửa nhàmình để xem có phải đúng giữa trưa hay không (câu tục ngữ này của Pháp có nghĩa là xét đoánmột thứ gì hay một sự kiện nào đó tùy theo quan điểm riêng của mình).

Ở phương Tây thì lại khác, chúng ta phảitự vấn xem có nên ngả theo khuynh hướng thù ghét đồng tính luyến ái (homophobie/ homophobia) hay không, một thứ khuynh hướng luôn đi đôi với chủ nghĩa tôn thờnam giới (machisme / male chauvinism) thật cực đoan của một vài dân tộc Á Châu (ý của câu nàyvô cùng khúc triết nếu không muốn nói là rất khó để thấu triệt: có thể tác giả muốnnói lên là đồng tính luyến ái chủ trương sự bình đẳng tuyệt đối trên phương diệngiới tính - tức nam và nam, nữ và nữ - trong khi đó thì sự thù ghét đồng tính luyếnái là một hình thức gián tiếp chủ trương ngược lại, tức là trọng nam khinh nữ,và đấy là một tình trạng lạc hậu mà người Tây Phương phải nên tự vấn trước khi ngảtheo khuynh hướng thù ghét đồng tính luyến ái).

Chúng ta (những người Phật Giáo)nào có bổnphận phải sửa đổi các giới luật đạo đức Phật Giáo và chỉ trích các thành kiến lâuđời mà theo chúng ta thì ngày nay không thể nào còn chấp nhận được? Phải chăng chúngta cũng không hề có nghĩa vụ phải chấp nhận các điều ấy, mà theo chúng ta thì ngàynay không còn phù hợp với những lời giáo huấn của Đức Phật nữa, dù cho các điềuấy được khẳng định bởi các cấp lãnh đạo uy tín? (ý của câu này lại còn khúc triết hơn cả ý củacâu trên đây. Trước hết nên ghi nhận tác giả là người Tây Phương, viết cho ngườiTây Phương, trong bối cảnh của xã hội Tây Phương dưới áp lực nặng nề của xu hướngthù ghét đồng tính luyến ái, và áp lực đó là những gì phát sinh từ căn bản tínngưỡng lâu đời của họ. Phần lớn những người Tây Phương bảo thủ cảm thấy mình cóbổn phận phải chống lại đồng tính luyến ái vì "tệ nạn" này đi ngược lạivới những nguyên tắc căn bản trong các truyền thống tín ngưỡng lâu đời của họ.

Trongkhi đó thì những người Phật Giáo có một thái độ phóng khoáng hơn, họ không hềcó trách nhiệm phải sửa đổi đạo đức Phật Giáo nhằm thích ứng với bối cảnh ngàynay, họ cũng không có bổn phận phải chấp nhận những điều mà theo họ thì ngàynay không còn phù hợp với những lời giáo huấn của Đức Phật, dù rằng các điều ấylà do các "cấp lãnh đạo uy tín" buộc họ phải chấp nhận.

Đốivới Phật Giáo thì đồng tính luyến ái là một hiện tượng tương tự như muôn ngàn hiệntượng khác trong vũ trụ. Nếu nhìn dưới một góc cạnh giới hạn hơn thì đấy là mộthiện tượng xã hội tương tự như các hiện tượng xã hội khác, và nếu đặt hiện tượngđó vào một lãnh vực thu hẹp hơn nữa thì đấy là nghiệp của một cá thể. Đã nói đếnnghiệp thì phải hiểu rằng đấy không phải là một hình phạt, một định mệnh, cũngkhông biểu trưng cho một thứ tội lỗi nào cả.

Ngườita thường hiểu sai một cách máy móc rằng nghiệp là một thứ hậu quả mang tínhcách tiêu cực, tương tự như một hình phạt mà một cá thể phải gánh chịu. Thếnhưng nghĩa từ chương của nghiệp là "hành động" (karma), và ý nghĩasâu xa nhất của nó cũng là "hành động". Nếu đã là một "hành động"thì nó luôn hàm chứa ý nghĩa của một sự tự do nào đó. Tương tự như thế thì đồngtính luyến ái cũng mang một khía cạnh tự do nào đó, một cá thể "tựdo" nhận lãnh hậu quả mang lại từ hành động của mình và đồng thời cũng"tự do" tạo ra nghiệp cho mình bằng các hành động của chính mình. Tómlại theo quan điểm Phật Giáo thì không có một giới luật hay một quy tắc nào nhằmlên án đồng tính luyến ái như là một sự sai lầm trầm trọng, một thứ tội lỗi mà ngườivi phạm phải bị gạt ra bên lề xã hội.

Đồngtính luyến ái cũng xuất hiện trong các xã hội Á Châu tương tự như trong các quốcgia Tây Phương thế nhưng với ít nhiều kín đáo và có vẻ khá bình thường. Trái lạitrong các quốc gia Tây Phương thì đồng tính luyến ái lại là một vấn đề thật gaigóc, hàng trăm ngàn cho đến hàng triệu người biểu tình hàng năm tại khắp các thànhphố lớn để đòi hỏi quyền sống, nhân phẩm, cũng như sự bình đẳng của họ trong xãhội và trước pháp luật.

Cácxã hội Tây Phương chủ trương tự do cá nhân tuyệt đối, thế nhưng trên phương diện"đạo lý" thì lại chịu ảnh hưởng quá nặng nề bởi các truyền thống tínngưỡng lâu đời, luôn tìm cách lên án một số hành vi mang tính cách hoàn toàn thuộcvào lãnh vực cá nhân (ngừa thai, đồng tính luyến ái, bao cao-su...). Đấy chínhlà lý đo đưa đến một sự mâu thuẫn và nghịch lý thật nan giải. Thật ra thì cái "củaấy" là của riêng của mỗi người, sử dụng nó như thế nào hay là không sử dụngnó, ấy là cái quyền tự do của từng người. Vai trò của đạo đức là phải tự đặtmình vào một vị thế cao hơn để hướng vào sự an vui và hài hòa trong xã hội,không nên rình mò những chuyện ấy để mà lên án, vì đấy chỉ là một hình thức đạođức lạc hướng.

Đốivới người Phật Giáo thì nên nhìn vào vấn đề tính dục nói chung - dưới mọi hìnhthức đa dạng và lệch lạc của nó - như là một cách "cụ thể hóa" của bảnnăng truyền giống. Nếu đã là bản năng thì đấy cũng chỉ là một phương tiện mà nghiệpsử dụng để chi phối và trói buộc con người. Nếu nhìn vào mười hai mối dây tróibuộc - còn gọi là thập nhị nhân duyên - buộc chặt chúng sinh vào cõi luân hồi,thì sẽ thấy rằng mối dây thứ nhất, tượng trưng cho vô minh nguyên thủy, lànguyên nhân sâu xa nhất đưa đến sự sinh. Vì thế nếu muốn kết án thì nên kết ánsự sinh, không nên kết án một hình thức "cụ thể hóa" nào cả của bảnnăng truyền giống, dù cho chúng có bị lệch lạc nhiều hay ít, vì đấy chỉ là hậuquả tất yếu của sự sinh mà thôi).

Phải chăng đã đến lúc cần phải chốnglại sự hung bạo của các tôn giáo, một thứ công an canh chừng tâm linh và thểxác con người mà các tôn giáo ấy chỉ muốn áp đặt cho con người, kể cả đôi khi bằngsức mạnh.

Phật Giáo quan niệm thế nào về cách sử dụngđồng tiền?

Phật Giáo rất ít đề cập đến cách kiếmtiền mà trái lại chỉ quan tâm đến thái độ đối với đồng tiền.

Thật vậy, chối bỏ của cải và phátnguyện chọn cho mình một cuộc sống nghèo khó (xuất gia)là một phương pháp thật sâusắc giúp đối phó dễ dàng hơn trước sự chi phối của đồng tiền. Đấy là con đườngcủa các vị tu hành, họ khất thực từng ngày để kiếm miếng ăn và chẳng có một chút của cải nào ngoài manh áocà-sa trên người cùng chiếc bình bát trên tay.

Trái lại, đối với người thế tục thì họtự do tìm kiếm một phương tiện mưu sinh mang lại cho mình một cuộc sống thoảimái nhất, miễn là không nên để cho phương tiện mưu sinh ấy đưa mình đi quá xa đểrồi phải rơi vào thất vọng (không nên quá tham vọng, dự trù quá lớn, hoạch định quá xa,vượt khỏi khả năng của mình để rồi phải gánh lấy thất bại). PhậtGiáo không xem sự nghèo khó là một lý tưởng giống như trong Thiên Chúa Giáo.

Ham muốn tiền bạc cũng chẳng khác gìham muốn các thứ khác, nếu xem đấy là một cách biểu lộ cái ngã của mình thì nósẽ khiến cho mình dễ bị rơi vào sự mù quáng. Là một người Phật Giáo thì không đượcbám víu vào tiền bạc, không nên để mình nô lệ cho tiền bạc - thế nhưng không phảivì thế mà phải khước từ và chối bỏ tiền bạc, không được phép đụng chạm vào nó.

Con đường ấy gọi là con đường trungđạo. Thế nhưng trung đạo là gì? Quả thật đấy là một thứ gì khá xa lạ đối với chúng ta (người Tây Phương),bởi vì chúng ta thường có thói quen suy nghĩ dựa vào nguyên tắc nhị nguyên (nhị nguyên ở đây cónghĩa là một sự tương phản hay một sự đối nghịch: tham tiền hoặc là không tham tiền.Trung đạo là con đường ở giữa hai cực đoan đó). Trung đạo có nghĩalà không được ham muốn tiền bạc, cũng không phải là không muốn có tiền bạc (đây là cách diễn đạttheo "tứ đoạn luận" của Long Thụ: "không-muốn-có" cũng"không-phải là không-muốn-có", đấy là hai vế trong số bốn vế của phéplôgic gọi là tứ đoạn luận). Tóm lại là chúng ta phải phát động đượcmột mối tương quan thật phóng khoáng đối với tiền bạc.

Nói một cách khác, nếu xem việc tìmkiếm tiền bạc là mục đích của sự hiện hữu con người thì đấy sẽ là một thái độvô cùng thiển cận và phi lý, và đấy cũng chẳng khác gì với thái độ ngược lại tứclà chối bỏ tiền bạc. Tóm lại điều quan trọng hơn cả chính là động cơ thúc đẩy từbên trong nội tâm của chính mình.

Chúng ta có thể chỉ muốn kiếm được íttiền thế nhưng lúc nào cũng cứ để cho đồng tiền ám ảnh mình, hoặc ngược lại thìcứ làm ra thật nhiều tiền thế nhưng biết tiêu xài đồng tiền để mang lại một cuộcsống tiện nghi hơn, và đồng thời chẳng những không bám víu vào đồng tiền mà biếtđâu chúng ta lại còn biết sử dụng nó để biến mình trở thành một con người hàophóng nữa.

Làm thế nào để có thể biết được là hành độngcủa mình
có đúng hay không
trong khi phải phản ứng nhanh chóng
trước một biến cốđang xảy ra?

Đấy là nhờ vào cách phân tích các dấuvết lưu lại từ các hành động của mình.

Bước theo bước chân của Đức Phật cónghĩa là phải phân tích được từng cảnh huống xảy ra ngày càng chính xác hơn hầutìm cách ứng xử với chúng một cách thích nghi nhất. Không có một quy tắc nhất địnhnào được thiết lập sẵn để chúng ta có thể dựa theo đó mà ứng xử. Kinh sách có đềcập đến một trường hợp bắt buộc phải phạm vào hành động sát nhân - đấy là trườnghợp phải hạ sát một tên cướp sắp ra tay giết hết cả một đoàn thương nhân để cướpcủa. (đây là mộtcâu chuyện về một vị Bồ-tát tiền thân của Đức Phật giết tên cướp để cứu đoàn ngườitrên thương thuyền).

Cách ứng xử trên đây thật hoàn toàn kháclạ khi đem so với quan điểm của triết gia Kant. Đối với triết gia này thì điềukhoản cấm nói dối chẳng hạn phải được tôn trọng một cách tuyệt đối, không được phépvi phạm bất cứ trong trường hợp nào. Nếu là như thế thì nào có khó khăn gì đểbiết rằng mình có đúng hay không, chỉ cần biết tuân hành luật pháp là đủ.

Phật Giáo mở ra một tầm nhìn hoàntoàn khác hẳn. Phải quán xét hành động của mình và cả động cơ thúc đẩy hành độngấy nữa (hành độngphát sinh từ một tác ý trong tâm thức, và tác ý thì phát sinh từ một vết hằn củanghiệp tồn lưu trên dòng tiếp nối liên tục của tri thức. Sở dĩ vết hằn chuyểnthành tác ý là vì tri thức diễn đạt những gì mà ngũ giác cảm nhận được khi tiếpxúc với ngoại cảnh, và sự diễn đạt đó đã "đánh thức" và "kích động"vết hằn để chuyển nó trở thành tác ý. Tiếp theo đó thì tác ý phát lộ ra bênngoài bằng hành động hay ngôn từ. Tóm lại các phản ứng đó - tức là hành độngphát lộ trên thân xác hay ngôn từ - luôn phản ảnh các xung năng sâu kín tồn lưutrên dòng tri thức. Một người tu tập phải quán thấy và theo dõi được quá trìnhdiễn biến đó hầu giúp mình chủ động được hành động và ngôn từ của mình, khôngcho phép các tác ý nguy hại điều khiển mình. Người tu tập không nên chỉ biếtnhìn vào hành động tức là hậu quả mà còn phải nhìn vào nguyên nhân tức là cácxung năng sâu kín trong tâm thức mình).

Bạn có thể tự hỏi là mình hành động vìhạnh phúc của chúng sinh hay chỉ để thực hiện các ý đồ và tham vọng cá nhân củamình? Nói cách khác thì động cơ thúc đẩy hành động của bạn có phải là con timthức tỉnh (bodhicitta) -(bồ-đề tâm) -của bạn, hay đấy chỉ là cách biểu lộ nhằm đề cao bản thân mình (narcissique /narcissistic)hay là vì một sự lo sợ nào đó?

Nếu nhìn theo khía cạnh này thì đạođức Phật Giáo sẽ gần với một hình thức đạo lý (sagesse / wisdom / sự khéo léo hay khônngoan)hơn là một hình thức luân lý.

Hối hận và mặc cảm tội lỗi
có giữ một vaitrò nào trong Phật Giáo hay không?

Khôngcó lý do gì để phải mang nặng cảm tính tội lỗi. Chẳng những mặc cảm tội lỗi khôngcó lợi ích gì mà còn có nguy cơ khiến cho chúng ta tự giam thân vào chính mình.Đấy không phải là một cảm tính mang tính cách Phật Giáo, bởi vì đối với PhậtGiáo khái niệm về tội tổ tông hoàn toàn xa lạ, và hơn nữa Phật Giáo lại luôn nhấnmạnh đến sự kiện là từ bên trong của tất cả mọi con người đều có tàng ẩn một sựtoàn thiện, và chỉ cần làm cho nó hiện ra.

Trái lại hối hận có thể mang lại lợiích. Nếu lỡ phạm một giới luật mà trước đây mình đã nguyện phải tuân thủ, và nếucảm thấy mình không đủ nghị lực để thực thi lời nguyện ước đó của mình, thì điềuquan trọng hơn hết là phải ý thức được thực trạng ấy. Không nên bó tay cam phậnmà cũng không nên ngoảnh mặt làm ngơ trước sự kiện đó. Cả hai thái độ đều chứngtỏ mình là người thiếu trách nhiệm, không xứng đáng là một con người trưởngthành.

Hối tiếc đã tự buông thả (để làm một việckhông nên làm)sẽ khiến cho con tim mình bị va chạm, đấy cũng làcách giúp mình nhìn thấy minh bạch hơn cách mà mình đã phạm vào lỗi lầm và nhờđó mình sẽ biết giữ gìn đạo đức cẩn thận hơn.

Khi nào cảm giác hối hận không còn dàyvò mình nữa thì cũng nên mượn cái đà đó để phát động lòng quyết tâm thật vữngchắc bước theo con đường của Đức Phật.

Tại sao đạo đức Phật Giáo lại được pháthuy dựa vào thiền định?

Đạo đức Phật Giáo luôn đòi hỏi mỗi giâyphút trong cuộc sống đều phải là những giây phút hoàn hảo. Vị thiền sư ZenShunryu Suzuki từng phát biểu như sau: "Làm bếp hay nấu ăn không nhất thiếtchỉ là việc nấu nướng mà còn là một sự tu tập nữa. Khi làm bếp thì bạn phải biểulộ được chính mình qua các động tác của việc làm bếp. Nấu ăn không chỉ có nghĩalà chế biến thức ăn cho một người nào đó hay là cho bạn; đấy là một dịp để biểulộ sự ngay thật (sincérité/ sincerity / sự đơn sơ, giản dị và chân thật)của mình. Khi nấu ănthì bạn phải phát lộ được sự hiện hữu của bạn qua các động tác liên quan đến việcbếp núc. Bạn phải đặt tất cả sự chú tâm của mình vào việc làm bếp, bạn cứ nấunướng thế nhưng tâm thức luôn trong một thể dạng thanh thản và không mong cầu bấtcứ điều gì. Bạn chỉ cần biết là mình đang nấu ăn thế thôi! Đấy là phương cách làmhiển lộ thể dạng chân thật và đơn sơ của bạn và đấy cũng là một cách góp phần vàoviệc tu tập của chính bạn".

Chúng ta sẽ bị đánh lạc hướng khi tinrằng việc tu tập tâm linh là một cách tạo ra một sự nối kết nào đó với một thểdạng tuyệt đối, với một sự thật tối hậu, với Trời hay với sự giác ngộ. Đấy làcách mà chúng ta nghĩ rằng con đường tu tập tâm linh mà chúng ta đang bước theophải đưa chúng ta đến một nơi không còn các ảo giác của thế gian này. Thế nhưngthật ra thì đấy lại không phải là con đường của Đức Phật. [Bước đi trên con đường ấy thì ] chẳng hề có một nơi nàokhác (để mà mongcầu), cũng không có gì gọi là lý tưởng (để mà nhắm đến).

Tu tập Phật Giáo là cách trực tiếp quantâm đến thực tại với tất cả sự đơn sơ của nó. Đấy không phải là cách giúp mình tìmkiếm một lối thoát. Tất cả mọi cử chỉ và hành động đều góp phần vào việc tu tập,chẳng hạn như cất lời để chào một người nào đó khi gặp nhau, phát lộ một thái độnào đó, mặc áo, ăn cơm... - tất cả đều là đạo đức (phải luôn ý thức và cảnh giác trong từng cửchỉ nhỏ nhặt của mình).

Không được phép thả lỏng tâm thức đểcho nó tha hồ đi nghỉ mát.

Không-hành-động có nghĩa là gì
và tại saonó lại biểu trưng cho ý nghĩa sâu xa nhất của đạo đức Phật Giáo?

Đối với Phật Giáo, sống một cuộc sốngđạo đức có nghĩa là luôn quán thấy được sự đúng đắn và tốt lành trong từng cảnhhuống xảy ra nhằm giúp mình ứng xử một cách tự nhiên và phù hợp theo chiều hướngđó.

Đạo đức Phật Giáo được hình thành từcác kinh nghiệm cảm nhận trong cuộc sống hằng ngày của con người. Ta đi ngoàiđường và đang nghĩ đến buổi họp mà mình sắp tham dự, bỗng dưng trông thấy mộtngười đang đi phía trước gặp nạn (bị cướp giật, hành hung hay vấp ngã...). Vậy taphải phản ứng như thế nào? Một hành động đạo đức không nhất thiết chỉ được phátđộng dựa vào sự cân nhắc hay lý luận mà thông thường là nhờ vào khả năng ứng xửnhanh chóng trước một biến cố đang xảy ra.

Đấy là một cách đáp ứng tự nhiên trướcmột cảnh huống đặc biệt nào đó, và sau đấy thì nó phải được tiếp tục phát huy bởitrí thông minh trực giác (prajna) (trí tuệ).Phật Giáo gọi một hành động không phát sinh từ bất cứ một sự cân nhắc nào là"không-hành-động".

Không-hành-động không có nghĩa là"không làm gì cả" mà thật ra là có làm - thế nhưng không phải vì thế màhành động "làm" không phát lộ được quyết tâm của một chủ thể rõ rệt nhằmmục đích làm nổi bật cái chủ thể ấy lên (thí dụ ta bố thí thế nhưng lại không hề ý thức được là mìnhbố thí, bố thí cái gì và bố thí cho ai, như thế gọi là không-bố-thí thế nhưng thậtra thì lại là bố-thí, vì phía sau hành động bố thí ấy vẫn tàng ẩn một sự quyếttâm của một chủ thể với một con tim mở rộng và đôi bàn tay để ngửa).

Sự kiện không-hành-động bên tronghành-động (chẳnghạn như bố thí mà không biết rằng mình là người bố thí)có vẻ như làmột sự nghịch lý, thế nhưng cũng có thể hiểu như một cá thể hành động và hành động của cá thể ấyvượt lên trên tính cách nhị nguyên (không có chủ thể và đối tượng). Tuy cá thể ấyhành động, thế nhưng không để cho ý niệm về cái ngã trong đầu mình tìm thấy mộtkhe hở nào khả dĩ có thể quan sát được bối cảnh đang diễn biến bên ngoài (liên quan đến hànhđộng của cá thể ấy). Kinh nghiệm cảm nhận ấy thật hết sức đơn giảnvà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Thí dụ như trong khi thi đấu thể dục (phải chú tâm vào cácđộng tác, chẳng hạn như nhảy cao, hay dùng chân đá vào một quả bóng),đi thi (chú tâmvào đề tài thi), nấu ăn (xem nồi nước đã sôi chưa, đã đến lúc phải cho rau vào nồihay chưa...)- trong những lúc đó ý niệm về cái ngã của mình có thể sẽbị xóa mờ đi giúp cho mình hoà nhập vào những gì mình đang làm.

Nghệ thuật Phật Giáo nói chung và đặcbiệt nhất là nghệ thuật Nhật Bản thường gợi lên thật rõ rệt tính cáchkhông-hành-động đó. Ngọn bút lông của một người viết thư pháp lướt trên mặt giấycó vẻ như theo ý muốn của chính nó, người nghệ sĩ không hề nghĩ đến chính mình làngười điều khiển các chuyển động nơi đầu ngọn bút. Một nhạc sĩ đang kéo đàn hồcầm thế nhưng lại có cảm giác là không phải mình đang chơi nhạc mà âm nhạc tựnó đang réo rắt. Người nhạc sĩ hoàn toàn hội nhập với những gì mình đang làm, đếnđộ không còn ý thức được chuyển động của các ngón tay, cũng không ý thức đượcnhạc cụ mà mình đang sử dụng kể cả sự kiện là mình đang chơi nhạc. Người quansát - tức cái ngã - thông thường giữ vai trò phẩm bình và phán đoán những gì màchúng ta đang thực thi (diễn đạt các hiện tượng đang xảy ra)bỗng dưng biếnmất. Chúng ta hoàn toàn hòa nhập vào hành động mà chúng ta đang thực thi. Thế nhưngkhông phải vì vậy để có thể bảo rằng chúng ta rơi vào một tình trạng "vôthức", trái lại là đằng khác bởi vì ngay chính những lúc ấy thì sự hiện diệncủa chúng ta trong thực tại trở nên vững chắc hơn bao giờ cả (ta hội nhập vào nhữnggì đang xảy ra và theo đó cái ngã cũng sẽ tan biến đi, ta trở thành hiện thực vàhiện thực cũng chính là ta, không có con người nào cả, cũng chẳng có cái ngãnào cả).

Tại sao trên dòng lịch sử Phật Giáo
lại cónhững vị thầy bất chấp đến đạo đức,
đôi khi lại còn có vẻ như khinh thường ngườikhác nữa?
Điều ấy có phải là một sự chướng mắt hay không?

Thật thế, tại các quốc gia như TrungQuốc, Triều Tiên, Tây Tạng..., quả không còn là chuyện lạ khi trông thấy một sốcác vị thầy thật quái dị, bất chấp đạo đức và rất thích tìm cách trêu chọc nhữngai có khuynh hướng suy nghĩ ngay thật và một chiều. Thái độ bất tuân thủ (các quy ước và cáclề lối công thức)đôi khi cũng được xem như là một phép tu tập đối vớimột số học phái Phật Giáo - đấy cũng là một cách làm phát lộ sức mạnh và tính cáchgây chấn động trong các lời giảng của Đức Phật.

Đúng ra thì chẳng có một vị thầy nàochế nhạo đạo đức cả. Đấy chẳng qua là vì trong số họ có một vài vị nhận thấy đạođức rất dễ bị biến thể để trở thành một thứ chủ nghĩa rập khuôn (conformism)đôi khi còn có thể xem như là một thứ đạo đức giả trong xã hội nữa.

Đấy chỉ là cách ứng xử mà các vị thầynày đã dùng để thích ứng với các cảnh huống xảy ra (có những cảnh huống phải ứng xử bằng sự khiêukhích và thô bạo). Đấy cũng là một cách nhắc cho chúng ta hiểu rằngsự giác ngộ đôi khi cũng phát hiện qua một một sự chấn động (choquant /shocking)nào đó. Đạo đức cũng là một phép tập luyện tuyệt vời nhấtgiúp chúng ta trút bớt gánh nặng của cảm tính hẹp hòi luôn tự xem mình là trungtâm, và nhất là ý thức được là không phải chỉ biết tuân thủ đạo đức là đủ màcòn phải giải thoát con người ra khỏi những gì quá đỗi tầm thường và cả sự lo sợtrong lòng họ (losợ phạm vào sai lầm hay không tuân thủ được các giới luật...). Mộtthái độ hành xử thích nghi nhất đối với một cảnh huống xảy ra không nhất thiết cóthể nhận biết được từ một góc nhìn thuộc bên ngoài thái độ đó (có nghĩa là rấtkhó cho chúng ta đánh giá một hành động hay một cách ứng xử khi mình đứng vào vịtrí thứ ba).

Người ta thường nói đến hiện tượngnày và xem đấy như là một "sự điên rồ đầy khôn ngoan" ("une follesagesse" / "a mad wisdom"), một sự khôn ngoan trở nênđiên loạn khi bắt buộc phải ứng xử thật thích nghi với luân lý, một sự khônngoan dám chấp nhận sự điên rồ để có thể biểu lộ được quan điểm của mình mộtcách tư do hơn. Thế nhưng đấy lại chính là một cách biểu lộ chân thật nhất của tìnhthương yêu, một thể dạng tối hậu của đạo đức (vị thiền sư Lâm Tế không ngần ngại gì khi trợnmắt và chặt phăng ngón tay của một người đệ tử khi người này bắt chước ông đưamột ngón tay lên và không trả lời mỗi lần có ai hỏi bất cứ điều gì. Vị thiền sưkhông tức giận vì tên đệ tử dám cả gan bắt chước ông mà ông chỉ thương cho hắnbám víu và bắt chước một cách ngu xuẩn những gì người khác làm. Tên đệ tử quá sợôm bàn tay đầy máu me và phóng chạy. Vị thiền sư chưa chịu tha mà còn cầm daođuổi theo. Tên đệ tử quay lại thấy thầy mình trợn mắt và đưa một ngón tay lên, trongkhi ngón tay của mình thì đã bị chặt mất, hắn chợt bừng tỉnh vàbất thần đạt được giác ngộ. Chỉ xin mạnphép nhắc nhở những ai mà tình thương trong lòng mình chưa đủ phát lộ một sức mạnhtương tự như thiền sư Lâm Tế thì cũng không nên bắt chước theo cách giảng dạy ấycủa ông).

Thiền định, đạo đức và sự hiểu biết trựcgiác

Đối với phần đông các người tu tập PhậtGiáo thì toàn bộ giáo huấn của Đức Phật có thể tóm lược thành ba điểm chính nhưsau: đạo đức (shila), thiền định (samadhi) và sự hiểu biết trực giác (prajna)(trí tuệ). Đấy là ba sức mạnh gópphần giải thoát cho tâm thức của chúng ta. Con đường của Đức Phật là sự kết hợpcủa ba phép luyện tập ấy (tu giới, tu định và tu tuệ).

Đạo đức là chiếc áo đẹp nhất mà conngười có thể khoác lên người mình. Chiếc áo đó phát sinh từ con tim mình để tỏasáng và chiếu rọi bên trong con người mình, và sau đó thì tỏa rộng ra trongtoàn thế giới. Nó giúp chúng ta bảo vệ được thể dạng vẹn toàn và xứng đáng nhấtcủa mình. Chiếc áo ấy sẽ tác động đến từng hành động, cử chỉ và ngôn từ củachúng ta.

Thiền định giữ chúng ta trên mặt đấtnày và mở ra cho chúng ta một bầu không gian đầy sinh động. Nó cũng chẳng khácgì một con ngựa để chúng ta cưỡi hầu giúp chúng ta có thể quay trở về với tâmthức của chính mình và tránh cho mình không trở thành nạn nhân của mọi thứ loâu và ngờ vực.

Sự hiểu biết trực giác giúp chúng taquán nhận được một cách minh bạch mọi sự vật đúng như thế. Sự học hỏi đúngnghĩa của nókhôngnhất thiết chỉ là một cách gom góp sự hiểu biết hay là để trở thành một nhà báchọc, mà hơn thế còn giúp chúng ta nhận biết được tại sao và bằng cách nào chúngta lại không thực sự là chính mình.

Người ta thường mượn hình ảnh mộtcái bình đựng nước và bóng của con trăng phản chiếu trong bình để biểu trưngcho tầm quan trọng và mối tương quan giữa ba nguồn năng lực trên đây (đạo đức, thiền địnhvà trí tuệ).

Đạo đức là cái bình, biểu trưng chothái độ hành xử của chúng ta và đấy cũng là những gì góp phần bảo vệ con ngườicủa chính mình.

Thiền định có thể ví như nước đựngtrong bình. Chúng ta phải luyện tập như thế nào để giữ cho nước được yên lặng nhằmbiến nó trở thảnh một tấm gương thật trong sáng.

Sự hiểu biết trực giác tượng trưng bởihình bóng rạng ngời của mặt trăng phản chiếu trong đáy nước.

Nếu chiếc bình dơ bẩn và lắc lư thìmặt nước sẽ chòng chành và không phản chiếu được bóng trăng của trí tuệ.

Nếu bóng trăng bị chao đảo thì làmthế nào nước trong bình và cả cái bình có thể đón nhận được vẻ đẹp tròn đầy củathiên thể ấy trong vũ trụ.

Bures-Sur-Yvette,25.04.12
Hoang Phongchuyển ngữ

(SÁCH CÙNG TÁC GỈA / DỊCH GIẢ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/09/2020(Xem: 5759)
Trước, lúc mà Cạp mỗ ngẫu hứng chĩa một ngón tay vào ngoáy rốn pho tượng ngài Bố Đại Hòa Thượng (được cho là hóa thân của đức Di Lặc Tôn Phật) ở một ngôi chùa miền quê thanh vắng, để cho người bạn chụp ảnh lưu niệm, xem lại ngay trên máy, liền bật cười và quất ngay mấy câu lục bát: Ta cười suốt tháng quanh năm Cười ba vạn kiếp số hằng hà sa Cù léc rốn, xức cù là? Dụng công chi rứa bởi ta vốn cười!
04/09/2020(Xem: 6503)
' Cha là Phật giữa đường trần Mẹ là Phật giữa vạn lần ngược xuôi.. Đêm đêm thắp ngọn đèn trời Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con..''
04/09/2020(Xem: 6539)
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật! Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni! Kính thưa quý vị Phật tử! Nhân mùa Vu-lan năm 2020, con xin đảnh lễ, kính chúc chư Tôn đức Tăng Ni thêm một tuổi đạo, thành công hơn nữa trong các Phật sự, nhằm mang lại lợi ích và phúc lạc cho nhân sinh. Con kính chúc các bậc làm cha mẹ thêm một tuổi đời, làm nền tảng đạo đức và hạnh phúc cho con cháu trong gia đình và họ tộc. Con kính chúc tất cả các anh chị, các cháu thanh thiếu niên, đề cao đạo lý hiếu kính cha mẹ ông bà, thể hiện tinh thần tự lập, xa lánh các thói hư tật xấu, các thói quen nghiện ngập, hưởng thụ ăn chơi, để sống một cuộc đời hữu ích, và làm cho cha mẹ được hạnh phúc hiện tiền. Nhờ đó, có một tương lai tươi sáng.
04/09/2020(Xem: 8350)
Mật hạnh là pháp môn bất nhị tăng thêm phẩm hạnh, viên mãn đạo đức. Ví như ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh của Đức Phật; mỗi ngày cầm bình bát khất thực, rửa chân ngồi thiền, hành hóa thuyết pháp, khiến chúng sinh nhập Phật tri kiến, chính là mật hạnh; lại ví như La-hầu-la (Rāhula) sám hối sửa lỗi, giữ vững thanh tịnh giới hạnh, trở thành đệ nhất mật hạnh trong đệ tử Phật; Đại Ca-diếp trú ở xứ Lan-nhã, tịch tịnh thiểu dục, trên hội Linh Sơn1 diệu khế chân như pháp tính, cũng là mật hạnh; Tu-bồ-đề (Subhūti) quán không nghênh Phật, cũng là mật hạnh. Những việc làm nghĩa tình của người xưa như chia cháo cứu đói, xây cầu làm đường, đào giếng lấy nước, thắp đèn dâng trà, bố thí quan tài cho người chết, cứu trợ giúp đỡ, đều là mật hạnh gieo trồng phước đức. Gọi là “lân nga bất điểm đăng, vi thử thường lưu phạn” (vì thương những con thiêu thân không đốt đèn vào ban đêm, vì sợ chuột không có thức ăn thường để lại một ít thức ăn), tức là khắc họa (miêu tả) tốt nhất về lòng từ bi rộng khắ
02/09/2020(Xem: 6371)
Á hậu Trương Thị May lễ chùa, phóng sinh mùa Vu lan Chị em Á hậu Trương Thị May cùng mẹ và bà ngoại mặc đồ lam, áo dài đi lễ chùa, phóng sinh dịp Vu Lan.
02/09/2020(Xem: 6945)
Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã phát ngôn kiên quyết kêu gọi về việc “Hán hóa” (Sinicization,漢化) Phật giáo Tây Tạng. Ảnh: hindustantimes.com Theo truyền thông quốc gia Trung Hoa đưa tin hôm thứ Bảy, ngày 29 tháng 8 vừa qua, Ngài Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát ngôn kiên quyết kêu gọi về việc “Hán hóa” (Sinicization,漢化) Phật giáo Tây Tạng tại Tây Tạng.
30/08/2020(Xem: 7221)
Tựa bài không có gì mời gọi người đọc, nên có lẽ, chỉ vị nào đang rảnh rang lắm mới thử lướt xuống xem, viết cái gì vậy? Hay chỉ là thực đơn của tiệm bánh nào bay lạc vào? Xin nghiêm túc thưa, đây là lời mở đầu một lần giảng pháp của giảng sư, trong một mùa An Cư Kiết Hạ tại Nam Cali.
30/08/2020(Xem: 7583)
Ngày xưa, sau khi Đức Phật chứng Đạo, tại sao Ngài không mở trường Thiền để có thể dạy hàng ngàn, hàng vạn người cùng một lúc? Ngược lại, Ngài chỉ vân du từ nơi này sang nơi khác, tùy căn cơ khai thị cho những người hữu duyên Ngài gặp trên đường? Đơn giản vì trình độ, hoàn cảnh và cơ địa mỗi người một khác, nên đức Phật ngay nơi mỗi người khai thị pháp mà người đó đang trải nghiệm, và vì vậy chỉ người đó mới thật sự biết đức Phật đang chỉ dạy điều gì, người khác có nghe hay đọc lại kinh điển tường thuật thì cũng chỉ để tham khảo hay suy luận mà thôi.
30/08/2020(Xem: 6694)
Khúc đàn Khổng-Vọng-Vi là tiếng khóc của Đức Khổng Tử, tiếc thương người đệ tử thân yêu Nhan Hồi, mệnh yểu mà chết sớm khi tuổi còn thanh xuân. Tiếng khóc bộc lộ tình thầy trò cực kỳ thắm thiết, cực kỳ cảm động đó đã chạm vào những giây tơ mà bật lên âm thanh, truyền cảm tới thẳm sâu tâm linh hậu thế.
29/08/2020(Xem: 7225)
Có một truyền thuyết kỳ lạ, nhưng có lẽ ít được biết đến bởi người Mông Cổ về một con voi xanh, đã góp phần xây dựng một Bảo tháp Phật giáo khổng lồ tại Ấn Độ cổ đại. Con voi lao động cả đời để xây dựng công trình Phật giáo, nó làm việc đến kiệt sức. Tuy nhiên, những nỗ lực của nó vẫn bị bỏ qua, và ngay cả vị Lạt Ma cấp cao đến cúng dường Bảo tháp cũng quên cảm ơn nó. Con voi vô cùng tức giận và phát lời thề rằng, sẽ phá hủy Phật giáo ba lần trong những lần tái sinh sau đó của nó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]