Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phiền não và bệnh tật - Phan Minh Đức

06/07/201519:24(Xem: 9520)
Phiền não và bệnh tật - Phan Minh Đức
Phiền não và bệnh tật
Phan Minh Đức

thumbnail.php?file=035___SK___Phien_Nao_Va_Benh_Tat__R__1_200646710Con người bình thường, khỏe mạnh là một thể thống nhất hài hòa giữa hai yếu tố thân và tâm hay thể xác và tinh thần. Giữa thân và tâm có sự tác động, ảnh hưởng qua lại với nhau.

Khoảng 5.000 năm trước, sách Hoàng Đế Nội kinh, tác phẩm nổi tiếng của nền y học cổ đại Trung Quốc đã từng đề cập đến 7 loại tình chí (thất tình) là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý, đặt vấn đề tu dưỡng tinh thần lên vị trí hàng đầu trong phép dưỡng sinh và phòng trị bệnh. Ngành Tâm lý học và Bệnh học hiện đại cũng cho biết các trạng thái tinh thần gồm có hai loại là tích cực và tiêu cực. Vui mừng, hoan hỷ, thương yêu, lạc quan, tin tưởng… là những trạng thái tinh thần tích cực có lợi cho sức khỏe. Buồn phiền, lo lắng, sợ hãi, giận hờn, bất mãn, ghen ghét, đố kỵ, bi quan, chán nản… là những trạng thái tinh thần tiêu cực có hại cho sức khỏe, gây ra nhiều bệnh tật.

Tuy nhiên, dù là trạng thái tinh thần tích cực hay tiêu cực, nếu xuất hiện một cách đột ngột và thái quá cũng đều có tác hại. Điều này không khác với lý luận Đông y, y lý Đông phương cho rằng: Mừng vui quá làm tổn hại tim (hỷ thương tâm), giận quá làm tổn hại gan (nộ thương can), buồn quá làm tổn hại phổi (bi thương phế), lo nghĩ nhiều quá làm tổn hại lá lách (tư thương tỳ), sợ quá làm tổn hại thận (khủng thương thận), kinh hoàng, kinh hãi làm tổn hại dạ dày (kinh thương vị) (Hoàng Đế Nội kinh). Y Tổ Hải Thượng Lãn Ông cũng nói: “Nội thương bệnh chứng phát sinh, thường do xúc động thất tình gây nên. Mặc dù đạo dẫn, tiên đơn, đâu bằng hai chữ “thanh tâm” nằm lòng”. (Vệ sinh yếu quyết).

Theo Bác sĩ J.A. Schindler người Mỹ cho biết trong quyển “Sống thế nào trong 365 ngày của một năm” (kỹ sư Đỗ Văn Thức và bác sĩ Đàm Trung Dương biên dịch, Nhà xuất bản Long An - 1991) có đến trên 50% bệnh nhân mắc bệnh có nguyên nhân từ stress (tình trạng căng thẳng, rối loạn tâm lý). Nhiều nghiên cứu cho biết stress gây ra một số triệu chứng như: Mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, dễ bực bội cáu gắt, đau gáy, kém ăn, rối loạn tiêu hóa, về lâu dài có thể dẫn đến các bệnh lý như viêm xoang, viêm loét dạ dày, các bệnh hệ thần kinh, tim mạch v.v... Các nghiên cứu khoa học thấy rằng khi tâm lý ở trạng thái căng thẳng, lo lắng, buồn bực hoặc tinh thần rối lọan thì hoạt động sinh lý bị xáo trộn và trương lực cơ bắp cũng tăng theo, lúc này khả năng phòng chống bệnh tật (sức đề kháng, miễn dịch) của cơ thể cũng bị suy giảm, mầm bệnh có điều kiện phát triển và các bệnh mãn tính thêm trầm trọng. Khi buồn bã, lo lắng, căng thẳng thì ăn không thấy ngon, ngủ không yên, giấc ngủ không sâu, tiêu hóa kém, thường bị tình trạng đầy hơi chướng bụng. Khi nổi nóng, tức giận, cơ thể tăng tiết adrenalin làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp, hô hấp không điều hòa, động mạch vành ở tim co thắt đột ngột, dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim… Những người thường hay giận dữ cũng dễ bị suy giảm chức năng của phổi. Sự tức giận có thể làm trầm trọng thêm tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính, gây suy hô hấp nặng.

Các chuyên gia y tế Hoa Kỳ cho biết: 70% người bệnh chỉ cần trút bỏ nỗi sợ hãi, lo buồn thì có khả năng khỏi bệnh. Tiến hành nghiên cứu trên 15.000 người bị đau dạ dày, cứ 5 người thì có 4 người bị đau dạ dày do nguyên nhân tâm lý: Lo buồn, sợ hãi, thù hận, giận hờn, cực đoan, ích kỷ. Nghiên cứu 176 doanh nhân chết ở tuổi bình quân 44,3 tuổi, thì hơn 1/3 vì stress trầm trọng mà bị các chứng bệnh về thần kinh, tim mạch, tiêu hóa và cao huyết áp.

Trong Vệ sinh yếu quyết, Hải Thượng Lãn Ông có viết:

“Nội thương bệnh chứng phát sinh

Thường do xúc động thất tình gây nên.

…Lợi dục đầu mối thất tình

Chặn lòng ham muốn thì mình được an.

Cần nên tiết dục, thanh tâm

Giữ lòng liêm chính (trong sạch, ngay thẳng) chẳng tham tiền tài.

Chẳng vì danh vị đua đòi

Chẳng vì sắc đẹp đắm người hại thân

Giữ tinh (tiết dục), dưỡng khí, tồn thần

Tinh không hao tán thì thần được yên”.

(Thất tình: 7 tình chí, 7 loại tình cảm, cảm xúc: Hỷ (mừng), nộ (giận), ưu (lo), tư (nghĩ ngợi), bi (buồn), khủng (sợ), kinh (kinh hãi), có thể rút lại thành 5 là: Mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, sợ).

Đoạn Yếu quyết diễn ca nói trên được Hải Thượng Lãn Ông khai triển từ ý hai câu thơ dạy về phép tu dưỡng thân tâm của danh y thiền sư Tuệ Tĩnh: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần; Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”. Có thể tạm dịch là: Giữ tinh (tiết chế tình dục); Dưỡng khí; Dảo tồn thần (không để tinh thần hao tán); Giữ cho lòng thanh thản; Hạn chế ham muốn, dục vọng; Giữ gìn điều thiện, sống với lẽ phải; Rèn luyện thân thể.

Thất tình (hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh), lục dục (danh vị, tài lợi, sắc dục, tư vị, hư vọng, tật đố), nói tóm lại các phiền não là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý mà chỉ có liệu pháp tâm lý, sự tu tập, rèn luyện, chuyển hóa nội tâm mới giúp vượt qua. Trong Phật giáo thường đề cập đến 10 loại phiền não vốn là đầu mối dẫn đến các hình thái tâm lý tiêu cực hay lục dục, thất tình. Mười phiền não đó là:

1. Tham: Tham lam, ham muốn của cải, tiền tài, sắc đẹp, danh tiếng, địa vị, ăn uống hưởng thụ, ngủ nghỉ, gọi chung là ngũ dục; Hay nói sâu xa hơn là tham muốn sắc (hình tướng, màu sắc), thinh (âm thanh), hương (các mùi), vị (các vị), xúc (sự tiếp xúc, va chạm), pháp (các sự vật, hiện tượng nói chung).

2. Sân: Sân hận, nóng giận, giận hờn.

3. Si: Si mê, vô minh, không sáng suốt, nhận thức tiêu cực, không có chánh kiến, chánh tư duy.

4. Mạn: Có hai loại: 1. Tự cao tự đại, kiêu căng ngạo mạn, đây gọi là tự tôn. 2. Tự cho mình thấp kém, khởi tâm niệm buồn tủi, bất cần đời, bi quan, chán nản, đây gọi là tự ti.

5. Nghi: Nghi ngờ, không có lòng tin: Nghi ngờ bản thân, nghi ngờ người khác, nghi ngờ chân lý, sự thật, nghi ngờ phương pháp, pháp môn…

6. Thân kiến: Chấp thân ngũ uẩn là mình, sinh tâm tham ái, vì tham ái mà sinh ra lo lắng, sợ hãi, ưu phiền, sân hận; Vì tham ái mà tạo nghiệp.

7. Biên kiến: Thấy một bên, thấy biết khiếm khuyết, nhận thức lệch lạc, không đầy đủ, toàn diện.

8. Kiến thủ: Chấp chặt nhận thức, hiểu biết của mình, luôn cho mình là đúng, không chịu thay đổi cách nhìn, cách nghĩ (do không thông hiểu hoặc vì lòng tự ái).

9. Giới cấm thủ: Cố chấp bảo thủ những nguyên tắc, nề nếp, quy củ, điều lệ, thói quen một cách cực đoan, hoặc trì giữ những giới cấm lập dị không có ích cho mình cho người, hoặc chấp giới một cách sai lầm, cực đoan, không có hiểu biết đúng đắn về giới pháp.

10. Tà kiến: Thấy biết không chơn chánh, mê tín dị đoan, tin tưởng sai lầm, nhận thức không đúng chân lý, sự thật, trái với nhân quả, quy luật tự nhiên, đời sống tinh thần, đời sống tâm linh lệch lạc.

10. Phiền não trên chẳng những khiến con người bất an, khổ não, bệnh tật, mà còn dẫn dắt con người tạo nghiệp sinh tử luân hồi từ đời này sang đời khác. Để đối trị 10 phiền não này, Đức Phật đã chế ra nhiều phương thuốc, đó là các pháp môn, ví dụ như: Nhẫn nhục, Tứ vô lượng tâm điều trị tâm sân; Thiểu dục, tri túc, bố thí điều trị tâm tham; Chánh kiến, chánh tư duy, thiền định, trí tuệ điều trị tâm si v.v... Tất cả các pháp môn đều hướng đến mục đích tiêu trừ phiền não bệnh, giúp chúng sinh ly khổ đắc lạc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/06/2011(Xem: 7102)
Chuyến bay Cathay Pacific Đài Bắc – Hong Kong từ từ hạ cánh. Từ trên cao nhìn xuống, Hong Kong là một thành phố có vô số tòa nhà cao tầng chen chúc mọc. Đồng hồ phi cảng chỉ đúng 11:30 sáng ngày 25 tháng 4. Đoàn xuất sĩ Làng Mai gồm 30 người được Tăng thân Hong Kong đón đưa về tu viện mới ở đảo Lantau. Tổng cộng có một chiếc xe hơi nhỏ và ba chiếc xe buýt 20 chỗ ngồi: một chiếc cho quý thầy, một chiếc cho quý sư cô và một chiếc chở hành lý, còn chiếc xe hơi thì chở Sư Ông (Sư Ông Làng Mai) và thị giả. Ba chiếc xe buýt nối đuôi nhau chạy theo xe Sư Ông hướng về chùa Liên Trì, làng Ngong Ping, đảo Lantau, Hong Kong.
08/06/2011(Xem: 11094)
Ngày nay, y theo lời dạy của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, khắp nơi nơi, Chùa chiền, Tu viện, Thiền viện hằng năm đều trang trọng tổ chức chu toàn cho tứ chúng được hội tụ về tham dự mùa an cư, sau đại lễ Phật đản.
03/06/2011(Xem: 6808)
Nghiệp là một khái niệm chủ yếu trong giáo lý Phật giáo mang nhiều khíacạnh tâm lý và triết học siêu hình thật sâu sắc và phức tạp, thế nhưng lại thườngđược hiểu một cách quá máy móc và đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ cố gắng trìnhbày khái niệm căn bản này dưới các góc nhìn bao quát, khoa học và triết học hơn.
02/06/2011(Xem: 14626)
AYYA KHEMA sinh năm 1923 trong một gia đình người Do Thái tại Berlin. Bà trốn khỏi Đức sang Tô Cách Lan (Scotland) năm 1938, cùng với 200 trẻ em khác. Sau đó được đoàn tụ với cha mẹ bà tại Trung Hoa. Khi chiến tranh thứ hai bùng nổ, bà và gia đình bị đưa vào các trại giam tù binh của Nhật, và cha bà đã mất tại đó. Sau bà lập gia đình, có được một con trai và một con gái.
30/05/2011(Xem: 9657)
Tôi tin rằng tất cả mọi người có cùng bản chất tự nhiên. Ở những mức độ tinh thần cảm xúc, chúng ta giống nhau. Tất cả chúng ta đều có khả năng để trở thành những con người hạnh phúc cùng dễ thương và chúng ta cũng có khả năng để trở nên những con người rất tệ hại và tai hại. .. Một khi chúng ta chấp nhận một truyền thống tôn giáo, thì điều ấy phải trở thành một bộ phận trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
30/05/2011(Xem: 7175)
Không biết trong đầu óc chúng ta có một trung tâm thần kinh của sự công bằng hay không, nhưng mọi người bình thường đều yêu thích, đam mê sự công bằng. Ai trong chúng ta cũng thấy lịch sử nhân loại là một vận động đi tìm và tiến đến sự công bằng. Những cuộc cải cách, những cuộc cách mạng, thậm chí những cuộc chiến tranh cho đến những thiết chế chính trị, kinh tế, xã hội đều để tiến bộ về phía công bằng. Pháp luật, kinh tế, xã hội, chính trị được xem là tiến bộ hơn khi chúng tạo được nhiều công bằng hơn.
29/05/2011(Xem: 8511)
Bất cứ trong một đoàn thể nào cũng không tránh khỏi chuyện thị phi; nếu trong môi trường thị phi mà vẫn giữ được bình tĩnh, hài hòa, đây mới thật sự là người trưởng thành.
28/05/2011(Xem: 6196)
Từ khi ra thăm bốn cửa thành, Thái tử Tất Đạt Đa đã cảm nhận những nỗi thiết tha thống khổ của nhân loại khiến Ngài quyết tâm đi tìm một chân lý để cứu giúp chúng sinh còn đang lặng hụp trong biển đời sinh tử trầm luân.
28/05/2011(Xem: 7992)
Chữ niệm nghĩa là nhớ. Chữ Hán viết phần trên là chữ kim, nghĩa là nay, phần dưới chữ tâm, nghĩa là lòng mình. Niệm là điều ta đang nhớ tới, đang nghĩ tới. Mà điều ta nhớ và nghĩ có thể là tà, có thể là chính, vì vậy nên có tà niệm và chánh niệm.
26/05/2011(Xem: 12843)
Nhận lời mời của quý vị, hôm nay có duyên cùng quý vị bàn về tam quy y trong Phật pháp tại Bờ biển Vàng (Golden coast) Queensland- Australia. Ðối với Phật pháp đây là đề tài rất quan trọng, là chỗ nhập môn tu học của chúng ta. Trước khi nói đến tam quy, đầu tiên phải có nhận thức chính xác về Phật pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]