(ĐSPL) - Sinh ra không được lạnh lặn, thiếu đi đôi bàn tay nhưng Hạnh đã vượt lên số phận để vươn lên và ông trời đã không phụ lòng Hạnh.
Sinh ra đã không có tay, nhiều người lại đồn thổi rằng Hạnh bị “ma ám”, tuy nhiên, vượt qua mọi khó khăn, cậu bé Hạnh khiến nhiều người phải cảm phục nghị lực của em khi em dùng chân viết chữ, chải đầu, chạy xe và hơn cả là em đã đoạt huy chương bơi lội. Đó là cậu bé Hồ Hữu Hạnh (16 tuổi, ngụ xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai). Là con trai đầu trong gia đình có bốn anh chị em nhưng Hạnh lại là người khác biệt nhất. Khi sinh ra Hạnh không có tay. Nhưng điều gia đình và mọi người xung quanh ngạc nhiên là khi lên 3 tuổi, Hạnh đã dùng chân cầm nắm những vật nhỏ như lược chải tóc, đồ chơi...
Khi đến tuổi đi học, thương con, mẹ của cậu bé Hạnh đưa con đến trường xin nhập học, nhưng các giáo viên thấy Hạnh không có tay nên từ chối. Tuy nhiên, chừng ấy vẫn không ngăn được những đam mê của Hạnh. Hàng ngày, Hạnh tới trường, rồi nép bên ngoài cửa sổ để nhìn thầy cô giảng bài cho các bạn. Sau nhiều ngày như thế, thầy cô thấy được tinh thần học hỏi và chịu khó của Hạnh và cho em nhập học. Không có tay, Hạnh phải tập viết chữ bằng chân.
“Lúc đầu, em phải kẹp bút vào giữa hai ngón chân và tập viết. Năm lớp 1, chữ em xấu lắm và rất khó đọc, nhưng khi bước sang lớp 2 thì khá lên dần và em đã đoạt giải vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức”, Hạnh chia sẻ. Bên cạnh đó, bằng tinh thần không ngừng vươn lên và chịu khó trong học tập, cộng với sự thông minh, sáng dạ vốn có của mình mà trong suốt 9 năm liền, Hạnh đều là học sinh giỏi toàn diện. Ngoài ra, Hạnh còn có biệt tài tạo hình, nặn tượng bằng chân.
"Em dùng các ngón chân để nặn đất dẻo thành những hình thù yêu thích. Những sản phẩm em làm chủ yếu là cây cảnh", Hạnh thổ lộ. Ngón chân của chàng học trò làm được những động tác khó như bấm bàn phím máy tính, bấm số trên thiết bị điều khiển tivi. Hạnh bấm phím, soạn tin nhắn văn bản trên điện thoại một cách thuần thục, dù chiếc máy là có bàn phím cứng hay cảm ứng.
Điều làm mọi người càng thán phục và ngạc nhiên hơn nữa là dù bị khuyết tật, nhưng từ vệ sinh cá nhân đến phụ giúp cha mẹ nấu cơm, giặt đồ, tưới cây Hạnh làm đều làm thuần phục. Năm 2010, Hạnh đăng ký tham dự Đại hội thể dục thể thao tỉnh Đồng Nai. Với khả năng bơi nhanh, lặn giỏi Hạnh đã đạt 2 Huy chương Đồng.
Đối với Hạnh, dù đôi tay không có, nhưng điều đó không ảnh hưởng gì đến những ước mơ và hoài bão của em. Không có tay, em thực hiện chúng bằng đôi chân của mình.
Không chỉ viết, gắp thức ăn, Hạnh còn có thể cầm dao gọt hoa quả, nhắn tin điện thoại, giúp bố mẹ việc nhà. Năm 11 tuổi, em đoạt huy chương đồng đại hội thể thao tỉnh Đồng Nai.
Hồ Hữu Hạnh (16 tuổi, ngụ xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai) khuyết tật bẩm sinh, không tay. Tuy nhiên, với đôi chân dẻo dai, cậu có thể cầm nắm mọi vật dụng, làm việc như người bình thường.
Bà Đỗ Thị Hợp, mẹ của Hạnh kể: “Khi mới chào đời, cháu không có tay nên gia đình rất buồn. Nhiều người cho rằng tôi sinh ra quái thai và kỳ thị, xa lánh”.
Tuy nhiên, lên 3 tuổi, cậu bé đã có thể dùng chân cầm nắm được những vật nhỏ như lược chải tóc, đồ chơi... "Đến 6 tuổi, tôi đưa Hạnh đến trường, xin nhập học nhưng các giáo viên từ chối vì cho rằng em không có khả năng viết chữ", bố cậu bé kể.
Sau nhiều lần xin nhập học, cậu bé cũng được nhận vào trường. Hạnh thổ lộ, mới đầu, em phải kẹp bút vào giữa hai ngón chân và tập cách điều khiển, viết nét chữ liên tục trong nhiều tháng liền. "Năm lớp 1, chữ em rất xấu và khó đọc nhưng khi bước sang lớp 2, em đoạt giải vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức", Hạnh tự hào chia sẻ.
Càng lớn, cậu học trò không tay càng tập cho đôi chân nhiều động tác khó. Hiện, Hạnh có thể làm mọi việc như người bình thường. Hàng ngày, em còn phụ giúp cha mẹ nấu ăn, giặt quần áo, rửa chén...
Bà Hợp cho biết, con trai mình là người cá tính, năng động và luôn muốn thử sức với việc khó. Lên 5 tuổi, Hạnh tập lái xe đạp bằng cằm và học bơi lội. "Nhiều lần em nó phải nhập viện cấp cứu vì ngã xe. Vậy nhưng khi bình phục, Hạnh lại mang xe ra tập", người mẹ tâm sự.
Chàng trai không tay cho biết, ngoài việc gọt hoa quả, em có thể dùng chân cầm dao chặt cây, phát quang bụi rậm.
Hạnh còn có biệt tài tạo hình, nặn tượng bằng chân. "Em dùng các ngón chân để nặn đất dẻo thành những hình thù yêu thích. Những sản phẩm em làm chủ yếu là cây cảnh", Hạnh thổ lộ.
Ngón chân của chàng học trò làm được những động tác khó như bấm bàn phím máy tính, bấm số trên thiết bị điều khiển tivi.
Hạnh bấm phím, soạn tin nhắn văn bản trên điện thoại một cách thuần thục, dù chiếc máy là có bàn phím cứng hay cảm ứng.
Gia đình và hàng xóm chia sẻ, Hạnh có tinh thần lạc quan, sống tự lập, luôn cố gắng cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Ngoài việc học và phụ giúp cha mẹ việc nhà, cậu thiếu niên luôn quan tâm, chăm sóc các em nhỏ.
Hồ Hữu Hạnh hiện là học sinh lớp 9 tại một trường cấp 2 ở huyện Định Quán (Đồng Nai). Thông minh, chăm chỉ nên suốt 9 năm ngồi trên ghế nhà trường, cậu luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện cấp trường.
Hạnh dùng cằm và vai kẹp ống nước tưới vườn phụ giúp cha mẹ.
Năm 2010, cậu tham dự Đại hội thể dục thể thao tỉnh Đồng Nai và đoạt huy chương đồng môn bơi lội. "Em mơ ước trở thành kỹ sư điện tử", Hạnh chia sẻ.
Vào ngày 11 tháng 10 năm 2020, Cộng đồng sắc tộc Rakhine tại Bangladesh (RCB), một tổ chức của người dân tộc thiểu số Rakhine đang sống tại Bangladesh, đã thành lập một chuỗi người và biểu tình trước Bảo tàng Quốc gia ở Dhaka, miền trung Bangladesh, để lên án tất cả các hành vi tra tấn dã man, cướp bóc, giết người và vi phạm nhân quyền do bạo lực quân sự của Myanmar gây nên. Cư sĩ Kyawo Nyin Rakhine, người tổ chức biểu tình, cho biết đây là lần đầu tiên một cuộc biểu tình được tổ chức bởi cộng đồng, chủ yếu là các Phật tử Rankhine ở Dhaka.
Trong cuộc phỏng vấn với UNESCO Courier, Thiền giả Yuval Noah Harari (liên kết bên ngoài), một nhà sử học người Israel và là giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem. Ông là tác giả của các cuốn sách bán chạy thế giới Sapiens: Lược sử loài người (2014), Homo Deus: Lược sử tương lai (2016) và 21 bài học cho thế kỷ 21 (2018). Bài viết của ông xoay quanh ý chí tự do, ý thức và trí thông minh và hạnh phúc, ông đã phân tích những hậu quả của cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch Virus corona gây ra hiện nay có thể là gì, và nhấn mạnh sự cần thiết của việc hợp tác khoa học quốc tế và chi sẻ thông tin giữa các quốc gia.
Ma là một khái niệm mơ hồ, có người tin và có người không tin, tuy nhiên luôn là đề tài hấp dẫn đối với phụ nữ mặc dù các bà rất sợ ma nhưng lại thích nghe chuyện ma.
Từ xưa đến giờ chưa ai thấy hình dáng, hình tượng con ma ra sao, thế nhưng trong tưởng tượng, mọi người phác họa ra những con ma vô cùng đa dạng, độc đáo.
Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục lạm dụng người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và những người khác, Hoa Kỳ phải tiếp tục dẫn đầu trong việc duy trì tự do tôn giáo.
Về vấn đề tôn giáo tại Trung Quốc, Bắc Kinh đã nói rõ một điều hoàn toàn không rõ ràng: “Không có nhóm tôn giáo nào nằm ngoài tầm kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.
Cư sĩ Stephen Batchelor, một nhà văn Phật giáo đương đại, nổi tiếng với cách tiếp cận thế tục hay bất khả tư nghì đối với Phật giáo.
Cư sĩ Stephen Batchelor coi Phật giáo là một nền văn hóa không ngừng phát triển của sự giác ngộ hơn là một hệ thống tôn giáo, dựa trên những giáo điều và niềm tin bất biến. Đặc biệt, ông tôn trọng các giáo lý về nghiệp báo và tái sinh để trở thành những đặc điểm của nền văn minh Ấn Độ cổ đại, và không nội tại đối với điều Đức Phật dạy.
Ngài Lạt Ma Phật giáo Nổi tiếng, Tôn giả Ngawang Tenzin Jangpo, Phương trượng Trụ trì Tu viện Tengboche (Tengboche Monastery) và được mệnh danh là “tiếng nói tâm linh của vùng Khumbu”, Nepal đã viên tịch tại quê hương Namche Bazaar, Huyện Solukhumbu của Tỉnh số 1 phía đông bắc Nepal. Trụ thế 85 xuân.
Ngài được cung thỉnh ngôi vị Phương trượng Trụ trì Tu viện Tengboche từ năm 1956, nơi Ngài được nhiều thế hệ người Shepa biết đến, cũng như những người đi bộ và leo núi viếng thăm, những người đã nhận được sự chúc phúc cát tường từ Ngài khi họ đi qua Vườn Quốc gia Sagarmatha (Sagarmatha National Park) trong chuyến du hành. Ngài là một Tulku, được công nhận, hóa thân của Lạt Ma Gulu, người sáng lập Tu viện Tengboche.
TÂM THƯ
Kêu gọi Cứu trợ nạn lũ lụt Miền Trung Việt Nam năm 2020
Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát
Kính Bạch Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Quý Ni Trưởng, Ni Sư, Chư Đại Đức Tăng Ni
Kính thưa toàn thể quý Nam Nữ Phật Tử Cư Sĩ Thiện Hữu, Quý Đồng Hương Đồng Bào
Kính Thưa Quý Vị,
Trong tuần lễ vừa qua, trên những kênh truyền thông mạng, đã đăng lên những hình ảnh thật bi thương cho dân chúng đồng bào quê hương miền Trung nước Việt Nam. Nhìn cảnh nước mênh mông không thấy đất bằng, chỉ thấy những nóc nhà nhô lên khỏi mặt nước. Có những nơi thì cây cối cột điện ngã nghiêng, mái nhà tôn ngói bay tứ tung. Nhìn cảnh vật thật đau đớn thương thay cho đồng bào quê hương miền Trung gồm những tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đúng là Họa Vô Đơn Chí, cơn dịch nhiễm Corona chưa qua khỏi, bây giờ lại hứng lấy cảnh thiên tai bão lụt.
Nhà văn nổi tiếng nhất trong nền văn học viết bằng tiếng Trung Quốc để kêu gọi bảo vệ nền văn hóa Tây Tạng có lẽ là Tsering Woeser. Chị là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền, và là người viết blog nổi tiếng được nhiều giải thưởng văn học và nhân quyền quốc tế. Và đương nhiên Woeser liên tục bị bao vây, cô lập.
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta.
“Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.” Bồ đề là tâm, trần ai bắt nguồn từ cuộc sống, dùng trí tuệ của Thiền để quét sạch, vậy trời đất sẽ tự nhiên bình yên, thanh tịnh.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.