Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiến tặng - Thích Minh Niệm

02/03/201222:35(Xem: 8261)
Hiến tặng - Thích Minh Niệm


Hiến tặng

Thích Minh Niệm

Một sự thật khác nữa là từ khi ta phát sinh ý niệm muốn hiến tặng đến suốt tiến trình hiến tặng và mãi tận sau này mà ta cũng không hề có tỏ thái độ phân biệt chọn lựa hay coi thường đối tượng, không có ý muốn họ phải đền đáp, và không bao giờ cảm thấy tự đắc vì mình đã làm được một việc tốt, thì ta sẽ nhận được toàn bộ năng lượng đền trả của vũ trụ. Phần hồi đáp ấy có khi được nhân lên gấp bội...

Cho và nhận

Khi tặng quà cho một người nào đó, ta hay nghĩ rằng mình là ân nhân của họ. Vì món quà ấy dù mang giá trị vật chất hay tinh thần cũng đều góp phần làm cho họ được an vui và hạnh phúc hơn. Nói chung, ta biết họ đã nợ ta một cảm xúc tốt. Nhưng nếu ta thật lòng muốn tặng mà họ lại khước từ vì họ đã đầy đủ, hoặc họ không muốn mắc nợ ta, hay họ đã không còn có mặt ở đây để đón nhận thì ý niệm hiến tặng sẽ không thể nào thực hiện được. Cho nên người cho cũng cần người nhận chứ không chỉ người nhận mới cần người cho. Và như thế không chỉ người nhận phải cảm ơn người cho mà người cho cũng phải cảm ơn người nhận, bởi cả hai đều là điều kiện cần thiết cho nhau. Điều này nghe rất lạ, nhưng đó là sự thật rất hiển nhiên để tạo nên sự cân đối giữa các mối liên hệ trong vũ trụ.

Một sự thật khác là khi ta hiến tặng những món quà mà mình rất yêu quý hoặc đã từng bỏ ra rất nhiều công sức để làm nên và món quà ấy thật sự có giá trị hữu dụng cho người kia, thì không những ta giúp họ được an vui và hạnh phúc hơn mà chính ta cũng nhận được một nguồn năng lượng bù đắp từ vũ trụ. Dù ta chỉ một lòng muốn giúp đỡ chứ không có ý gì khác, nhưng năng lượng được phóng thích từ tâm ý cộng với trị giá món quà sẽ kết nối với những nguồn năng lượng có cùng tần số trong vũ trụ để phản hồi lại ta một hiệu ứng tốt đẹp. Hiệu ứng ấy có thể xảy ra tức thì, nhưng cũng có khi đến những thế hệ sau thì nó mới hội đủ điều kiện để hoàn tất. Và dù món quà hiến tặng không phải là thứ ta yêu quý, hoặc không phải do chính công sức của ta tạo ra, cũng không mang lợi ích thiết thực cho người kia thì ta vẫn nhận được sự hồi đáp không nhỏ vì ta đã có thiện ý muốn giúp.

Một sự thật khác nữa là từ khi ta phát sinh ý niệm muốn hiến tặng đến suốt tiến trình hiến tặng và mãi tận sau này mà ta cũng không hề có tỏ thái độ phân biệt chọn lựa hay coi thường đối tượng, không có ý muốn họ phải đền đáp, và không bao giờ cảm thấy tự đắc vì mình đã làm được một việc tốt, thì ta sẽ nhận được toàn bộ năng lượng đền trả của vũ trụ. Phần hồi đáp ấy có khi được nhân lên gấp bội. Bởi đó là sự hiến tặng trong sạch, hoàn toàn vì đối tượng chứ không xen ké quyền lợi của mình vào. Còn nếu ta chỉ chọn lựa đối tượng mình ưa thích mới hiến tặng, hoặc luôn mong mỏi người kia ghi khắc công ơn mình dù chỉ cần đáp lại bằng thái độ kính trọng, hay ta luôn thấy mình cao thượng vì đã làm được một việc tốt, thì năng lượng đền trả của vũ trụ tuy cũng xảy ra nhưng rất yếu ớt.

Trong trường hợp ta mượn đối tượng ấy để đánh bóng tên tuổi của mình, hoặc để ta thực hiện việc tích phước với mong muốn đời sống của mình sẽ được an toàn và hạnh phúc hơn, hay để ta chứng tỏ giá trị của mình sau những thất bại thảm hại trong cuộc đời, thì ta chỉ nhận được chút ít năng lượng từ món quà quý giá đã gửi đi. Điều không ngờ là nếu nhờ vào hình thức hiến tặng đó mà ta thu về khá nhiều quyền lợi thì tức là ta đã vay lại từ đối tượng kia một món nợ cảm xúc. Dù họ không hề hay biết nhưng vũ trụ sẽ có bổn phận lấy lại của ta bằng cách này hay cách khác để trả lại cho họ. Như vậy cho cũng chính là nhận, mà cũng có thể trở thành vay nợ. Tất cả đều tùy thuộc vào tâm ý của ta. Đó là lý do tại sao có rất nhiều người siêng năng làm công tác giúp đỡ nhưng cuộc đời họ chưa bao giờ khởi sắc hơn, và thậm chí càng giúp đỡ thì cuộc đời họ càng tăm tối hơn.

Thêm một sự thật kỳ diệu nữa là khi ta hiến tặng bằng tất cả tấm lòng, trao đi một món quà thật sự quý giá đối với ta và mang tới giá trị hữu dụng cho người kia, thì không những vũ trụ sẽ đền trả mà chính năng lượng trong người nhận sẽ tự động bị hút về người cho theo “quy luật cân bằng cảm xúc”. Mức cân bằng tùy thuộc vào quan niệm về trị giá món quà và ý nghĩa của sự hiến tặng giữa hai người. Nếu người nhận không còn đủ năng lượng dự trữ để hồi đáp thì vũ trụ vẫn chấp nhận cho nợ, đến khi họ tích tụ thêm được năng lượng mới thì vũ trụ sẽ tiếp tục thu lại để gửi đến ta cho đến khi cân bằng. Điều kỳ diệu là lòng biết ơn, sự kính trọng hay tình thương chính là những nguồn năng lượng giá trị nhất vì nó được sản sinh từ nền tảng vô ngã, nếu có được nó thì ta sẽ không còn lo sợ bị mắc nợ nữa. Ngược lại, thái độ vô ơn sẽ khiến cho món nợ nhân lên gấp bội, mà có khi đến nhiều thế hệ con cháu của ta mới trả xong. Cho nên nhận cũng chính là cho, mà cũng có thể là vay thêm nợ. Vì vậy, ta nên khôn ngoan từ khước những món quà không thật sự cần thiết nếu biết năng lượng của mình không đủ để đền trả lại, nhất là với những món quà được tạo ra từ năng lượng của đại chúng.

Truyền thống Phật giáo đại thừa luôn nhắc đến nguyên tắc bố thí để trở thành sự bố thí tuyệt đối, đó là “tam luân không tịch”- ba đối tượng gồm người bố thí, người nhận bố thí và món quà bố thí phải nương tựa vào nhau thì mới thành lập được. Thứ nhất – người bố thí phải thấy cả vũ trụ trong họ cùng đang bố thí chứ không phải cái tôi biệt lập đang bố thí, đặc biệt nhờ có người đón nhận thì ta mới thực hiện được việc làm này, nên trước và sau khi bố thí trong tâm không hề có sự thay đổi; thứ hai – người bố thí phải thấy món quà này cũng do sự góp mặt của vạn sự vạn vật mới làm ra được, nên không có thái độ lựa chọn giá trị cao thấp của món quà để bố thí; thứ ba – người bố thí không có sự phân biệt hay đòi hỏi gì nơi người nhận. Cả ba điều này nếu xảy ra đầy đủ thì ta sẽ đạt tới đỉnh cao của sự bố thí – bố thí không điều kiện hay sự bố thí trong sạch nhất.

Nguyên tắc này có thể khiến ta không khỏi giật mình vì dường như xưa nay ta chưa thật sự bố thí, phần lớn chỉ là sự trao đổi cảm xúc qua lại: tôi cho anh cái này thì anh phải cho tôi lại cái kia. Nhưng không sao, chỉ cần ta có ý niệm đúng đắn trở lại và cố gắng luyện tập thói quen quan sát tâm mình mỗi khi muốn bố thí và suốt tiến trình thực hiện để ngăn chặn những thái độ tiêu cực. Nếu trong nhất thời không thể buông bỏ được thái độ bám víu vào hành động bố thí của mình, thì ít nhất ta cũng đừng đòi hỏi đối tượng hay lợi dụng đối tượng để trục lợi. Tất nhiên nếu tâm ta vẫn còn phiền não tham cầu và chống đối thì sự hiến tặng sẽ không thể nào đạt tới mức hoàn hảo. Dù vậy, càng tiến về nguyên tắc ấy thì ta sẽ càng tiến gần tới chân lý, để người cho và kẻ nhận đều được lợi ích.

Phước và Đức

Truyền thống văn hóa Việt Nam luôn đề cao hai phẩm chất quý giá của con người - đó là phước và đức. Phước là năng lượng được tạo ra từ hành động hướng tới kẻ khác để giúp đỡ, còn đức là năng lượng được tạo ra từ quá trình chuyển hóa năng lượng xấu và phát huy năng lượng tốt của bản thân. Nhưng thực chất phước cũng chính là đức, và ngược lại. Vì trong khi hướng tới kẻ khác để giúp đỡ, ta không ngừng quan sát thái độ bám víu và đòi hỏi của mình để buông bỏ, như vậy là ta vừa có phước mà cũng vừa có đức. Còn trong khi quay về chăm sóc nội tâm, tháo gỡ những cố tật phiền não bảo vệ cái tôi, trở thành con người nhún nhường dễ thương, luôn tỏa chiếu năng lượng an lành và mát mẻ đến mọi người chung quanh, như vậy là ta vừa có đức mà cũng vừa có phước. Nếu chỉ có phước mà không có đức thì lòng tốt ấy chỉ là một sự đổi chác hay lợi dụng, còn nếu có đức mà không có phước thì đó chỉ là hành động trốn tránh, ích kỷ. Sự thật phước và đức chỉ là hai mặt của một thực thể. Thực thể ấy chính là vô ngã. Vì người cũng là vì mình và vì mình cũng là vì người, bởi không có ranh giới khác biệt giữa mình và người. Tùy theo hoàn cảnh mà ta cần phải chú trọng phần phước hay phần đức nhiều hơn, nhưng ta không bao giờ được quên tính chất liên đới không thể tách rời của chúng.

Cho nên trong khi quay về xây dựng đời sống nội tâm, ta phải thực tập làm sao để chính ta và mọi người chung quanh đều được lợi ích, dù ta chưa có hành động giúp đỡ nào cụ thể. Và trong khi hướng tới giúp đỡ mọi người, ta cũng cố gắng thực tập làm sao để những đối tượng ấy thật sự được lợi ích và chính ta cũng thấy an vui, nhẹ nhàng và thanh thản dù ta chưa chính thức bước vào công trình chuyển hóa tâm tính. Song thực tế thì thực tập phước thường dễ thất bại hơn thực tập đức, vì ta rất dễ bám víu vào hành động hiến tặng được cho là cao thượng của mình. Như vậy, quay về thay đổi chính mình trước khi muốn chia sẻ với người khác, tự lợi rồi mới lợi tha, là con đường hợp lý nhất. Tuy nhiên cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi như ta sắp đặt, vì vậy phải thông minh và bản lĩnh lắm ta mới có thể sử dụng phước và đức một cách uyển chuyển và hiệu quả.

Vì người hay vì mình?

Có một thiếu phụ nọ đến tìm tôi để tham khảo một quyết định. Con chó của bà đã già yếu, không còn ăn uống được nữa và nằm bất động một chỗ. Bác sĩ thú ý đã khuyên bà đừng để nó tiếp tục sống trong tình trạng như thế nữa, phải tiêm cho nó một mũi thuốc để kết thúc. Bà ấy biết điều bác sĩ khuyên là cần thiết, nhưng bà không làm được. Vì bà cảm thấy tội nghiệp cho con chó, nó đã sống trung thành và thân thiết như một người bạn suốt mười lăm năm qua - kể từ khi bà ly dị chồng và sống thui thủi một mình. Tôi đã hỏi bà: “Nếu bà đã biết con chó đang trong cơn đau đớn như thế mà bà vẫn muốn níu kéo thì thật sự là bà đang thương nó hay thương chính bà?”. Bà ấy lặng im rất lâu mà không trả lời được. Tôi nói thêm: “Nếu bà lấy cảm xúc cô đơn của mình ra để đặt mình vào nỗi khổ sở của con chó thì bà sẽ hiểu nó muốn gì trong lúc này. Bà thật sự thương nó thì hãy làm theo ý của nó đi. Bà phải can đảm chấp nhận sự mất mát này để đối tượng thương yêu được mãn nguyện và hạnh phúc”. Nghe tới đây bà mới thấm thía và an lòng chấp nhận.

Khi hay tin người thân yêu đang trong cơ hấp hối, ta thường hốt hoảng than khóc và dốc lòng cầu nguyện cho người ấy đừng chết. Câu hỏi đặt ra là ta thật sự muốn người ấy được sống vì biết họ đang cần được sống, hay vì ta đang thương cho cái cảm xúc cô đơn hụt hẫng của mình? Hai thái độ hoàn toàn khác nhau - một cái vì người, một cái vì mình. Cũng có khi ta rơi vào tình trạng vừa vì người mà cũng vừa vì mình. Nhưng ta thường không thấy được sự thật ấy nên lúc nào cũng tưởng là mình đã hết lòng vì người kia, vì vậy mà sự cầu nguyện cũng khó thành công. Bởi một trong những điều kiện để sự cầu nguyện thành công là ta phải dồn hết 100% tâm ý để hướng đến đối tượng. Tâm chưa thật trong sạch thì không thể vay nợ vũ trụ. Cũng như khi quyết định không tha thứ hay trừng phạt người kia thì ta hay cho rằng mình phải làm như thế mới giúp họ tỉnh ngộ. Nhưng sự thật là do ta bị cảm xúc tổn thương khống chế và muốn phóng thích nó bằng hành động trả đũa. Bởi nếu hoàn toàn vì họ thì ta sẽ có vô số cách hữu hiệu hơn so với những hành động nặng nề kia, mà cách tốt nhất là dùng tình thương chân thành để cảm hóa.

Trong bài hát Để gió cuốn đi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tinh tế khi viết: “Hãy nghiêng đời xuống, nhìn suốt một mối tình, chỉ lặng nhìn không nói năng. Để buốt trái tim, để buốt trái tim”. Khi thật lòng muốn giúp đỡ người nào, ta phải có khả năng thoát khỏi vai của mình để sẵn sàng bước vào vai của người kia thì ta mới có thể gần gũi và thấu hiểu họ được. Ta phải “nghiêng xuống” bên họ vì ta đang trong tình trạng lành lặn, năng lượng dồi dào, và trong vị trí người hiến tặng. Nhưng phải thêm hai điều kiện nữa: đó là khả năng im lặng quan sát mà không lên tiếng trách móc hay buộc tội, và phải chuẩn bị tinh thần đón nhận những năng lượng tiêu cực trong tâm người kia tràn ra bất cứ lúc nào - vì có thể sẽ làm “buốt trái tim” ta. Biết sẽ chịu nhiều mất mát, thiệt thòi trong khi cứu giúp mà ta vẫn toàn tâm chấp nhận là vì ta có một tấm lòng lớn, một tình thương chân thật. Tình thương chân thật là tình thương không có điều kiện hay rất ít điều kiện. Nó rất nhẹ. Nhẹ đến nỗi gió có thể cuốn đi khắp ngàn phương - “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi”.

Tình thương đúng là món quà cao quý nhất mà ai cũng cần. Dù ta hiến tặng bất cứ món quà nào đi chăng nữa thì tấm lòng chân thật mới thật sự quyết định nên giá trị đích thực của sự hiến tặng.

Tất cả cũng tàn phai
Chỉ tình thương ở lại
Những gì trao hôm nay
Sẽ theo nhau mãi mãi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/05/2012(Xem: 9649)
Tháng trước tôi đến dự đám giỗ bố của một người bạn tại ngoại ô thủ đô Hà Nội. Tôi thật bất ngờ khi ở đây có phong tục ăn thịt chó vào ngày giỗ. Mô Phật! Hơn thế nữa, cả nhà lại trực tiếp giết thịt chó tại nhà, tức trực tiếp sát sinh chứ không phải đi mua ngoài chợ. Mô Phật! Đặc biệt hơn cả là chủ nhà giết chính con chó thân yêu mà họ nuôi bấy lâu nay. Thật hết chỗ nói!
20/05/2012(Xem: 10275)
Đại Hội được tổ chức tại Chùa Cổ Lâm - Seattle, ngày 10-12/8/2012 do HT Thích Nguyên An làm trưởng ban tổ chức.
18/05/2012(Xem: 9112)
Hồi nãy, trước khi ra thiền đường, tôi có hỏi thị giả còn mấy phút. Thị giả nói còn mười phút. Mười phút là nhiều hay ít? Và mình sử dụng mười phút đó như thế nào?
18/05/2012(Xem: 8650)
Thưaquý lãnh đạo tâm linh kính mến, quý vị lãnh đạo tổ chức Templeton quý mến và dĩnhiên là những người anh em trên căn bản nhân loại thân mến! Ngôiđền nổi tiếng này, một ngôi đền lịch sử với những khuôn mặt thời đại, với nhữngnụ cười mĩm. Mặc dù tôi không thấy từngkhuôn mặt của mỗi người, nhưng dường như là không có khuôn mặt nào biểu lộ mộtsự sân hận hay không vui nào đấy.
18/05/2012(Xem: 8322)
Tâm chúng ta thêu dệt tạo tác nên mọi điều, nhiều khithật khó lường. Đôi khi nó cất chứa những thông tin vô nghĩa và vứt bỏ nhữngthông tin hữu ích. Tôi luôn nhắc nhở học trò và bạn bè rằng, đừng lưu lại trongtâm những điều vô nghĩa, cuộc sống của bạn rất ngắn ngủi, và khả năng ghi nhớ củatâm bạn cũng rất hữu hạn cho cuộc sống ngắn ngủi này mà thôi. Hãy để dành tâmmình cho những điều hữu ích, đó là những điều giúp bạn trưởng dưỡng một tâmthái lạc quan tích cực thay vì những ảnh hưởng tiêu cực
10/05/2012(Xem: 9144)
... Người ta sinh ra đời không khác gì trái cây ở trên cành: có những trái lớn, có những trái nhỏ; có những trái xanh, có những trái già... Những trái cây ấy đã có lúc sinh ra tức có ngày rụng xuống: trái rụng trước, trái rụng sau... nhưng rồi trái nào cũng phải rụng xuống hết. Rụng xuống để biến thành cành hoa thơm hay rụng xuống để biến thànhcây cỏ dại... nhưng rồi trái nào cũng phải rụng xuống hết. Con người đã có sanhđều có chết. Chết để mà sanh theo nghiệp lực thiện ác, khổ vui, xấu tốt.
06/05/2012(Xem: 9086)
Một trong những biểu tượng của Đạo Phật, Đức Phật Gautama ngồi thiền với bàn tay trái để ngửa trên đùi Ngài, trong khi tay phải chạm đất. Những năng lực ma quỷ đã cố gắng để đẩy Ngài ra khỏi chỗ ngồi, bởi vì vua của chúng, Ma vương, cho rằng vị trí ấy ở dưới cây bồ đề (cây của giác ngộ).
04/05/2012(Xem: 7284)
Tuy Ngài đã nhập diệt nhưng chánh pháp vẫn được lưu truyền mãi trong thế gian như là một con đường đưa chúng ta thoát khỏi sự khổ đau để tìm về bờ giải thoát.
04/05/2012(Xem: 8369)
Nhớ Phật đản là nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc đời ô trược này đã từng hiện sinh một Đức Phật đem tình thương và trí tuệ soi sáng nhân gian...
03/05/2012(Xem: 9566)
Bà Cụ nhà tôi và nhà tôi chuyên tu Tịnh Độ. Mỗi ngày bà cụ ít nhất ba lần công phu niệm Phật. Nhà tôi ít nhất mỗi ngày một lần, từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Khi nghe bàn đến chuyện Tịnh Độ thì nhà tôi như rồng gặp mây, thao thao bất tuyệt, cho rằng mình đã đi đúng đường, vì căn cơ thấp nên không thể hành trì thiền quán mà chỉ biết trì danh niệm Phật, tụng kinh bái sám, để một ngày nào đó được vãng sinh vào thế giới Cực Lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]