Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bắt Đầu Từ Nơi Đâu

11/02/201211:27(Xem: 8895)
Bắt Đầu Từ Nơi Đâu

canhdep_9

BẮT ĐẦU TỪ NƠI ĐÂU

Nguyễn Duy Nhiên

Gần đây, một tạp chí Phật Học có đăng thư một độc giả hỏi vị giáo thọ phụ trách, "Tôi vừa mới được quy y và bắt đầu học Phật, tôi thấy con đường này mênh mông quá. Tôi có một khó khăn là không biết mình nên bắt đầu từ nơi đâu đây? Những giáo lý về sanh diệt, tác ý, nghiệp quả, duyên sinh... cái nào cũng rất là quan trọng và cần thiết. Và tôi cũng được hướng dẫn ngồi thiền. Nhưng ngoài chiếc gối ngồi thiền ra, ta phải bắt đầu ở nơi đâu đây?"

Vị giáo thọ trả lời, "Tôi nghĩ câu cuối bạn viết trong thơ cũng chính là một gợi ý cho câu trả lời ấy: ta phải bắt đầu nơi đâu ngoài chiếc gối ngồi thiền của mình? Thật ra thì sự thực tập của ta bắt đầu khi mình đứng dậy và bước khỏi chiếc tọa cụ, trở về với cuộc sống hằng ngày. Nơi ấy chắc chắn ta sẽ phải đối diện với những việc gây cho mình sự lo âu, bực dọc, bất an... Chúng làm lu mờ cái thấy của ta, khiến mình không còn khả năng mở rộng con tim ra được nữa. Và nơi đó mới là sự tu tập của ta.

Tôi thích câu này của nhà thơ Rumi, 'Có một ngàn cách để ta quỳ xuống và hôn mặt đất.' Cũng thế, trong một ngày bình thường tôi nghĩ cũng có ngàn việc xảy ra để khiến cho ta lo âu và phiền não. Mà cái ước vọng cao xa của ta về con đường tu học cũng là một trong những nguyên nhân gây cho mình khổ đau.

Sự thực tập hằng ngày của tôi là ý thức được những gì đã gây cho tôi sự bất an, để rồi bị chúng sai xử, cho dù là nhỏ nhặt đến đâu. Tôi tập nhận diện và chăm sóc cho chúng. Tôi thường nói với người khác rằng, 'sự thực tập của tôi là để tự mình chứng thực được lời hứa về Diệt đế của đức Phật, rằng hạnh phúc là điều mà ta có thể chứng nghiệm được'. Và tôi tin rằng, năng lượng hạnh phúc ấy sẽ nuôi dưỡng cho những hành động kế tiếp của mình."

Mà thật vậy, ta có học bất cứ một giáo lý nào thì rồi cuối cùng đó cũng phải là sự sống của mình. Chúng ta rồi cũng phải đặt quyển kinh xuống, đứng dậy khỏi chiếc gối ngồi thiền, để bước về và tiếp xúc với cuộc sống chung quanh. Và ở nơi đó chắc chắn sẽ có những khó khăn, lo âu, phiền não… chờ đợi ta. Và ta sẽ làm gì với chúng, tiếp xử chúng như thế nào, đó mới chính thật là con đường tu học của mình.


Đâu cần phải là một điều gì lớn lao

Chúng ta thường đặt câu hỏi là làm thế nào để cho sự thực tập của mình có nhiều hiệu quả hơn, mang lại lợi ích lớn lao hơn? Câu hỏi ấy tuy cần thiết, nhưng tôi thấy tự nó chưa được chính xác lắm. Tôi nghĩ ta nên hỏi là làm thế nào để cho sự tu tập của mình được chân thật hơn.

Chuyện kể, thời Phật còn tại thế có một bà lão nghèo khổ ăn xin độ nhật. Một hôm, vua A Xà Thế có cho tổ chức một lễ hội cúng dường đức Phật tại tịnh xá Kỳ Viên. Bà lão nghĩ rằng, "Một đời mình đói khổ, lại già nua, sắp hết tuổi trời, nếu lễ hội này không gặp Phật cúng dường thì không bao giờ được gặp Ngài". Nghĩ vậy, bà lão vừa lần hồi xin ăn dọc đường, vừa đi đến gần Kỳ Viên tịnh xá.

Khi đến gần Kỳ Viên, bà lão thấy một cảnh tượng huy hoàng, tráng lệ chưa từng thấy, ngựa xe chen chúc, nhộn nhịp trên những con đường dẫn về tịnh xá. Những ngọn đèn sơn son thếp vàng rực rỡ của hạng vua quan đại thần, bên cạnh những ngọn đèn nhỏ hơn của hàng thứ dân, đủ mọi màu sắc sáng choang treo hai bên đường.

Bà lão biết mình chỉ có khả năng cúng dường Phật một ngọn đèn nhỏ mà thôi. Bà dốc hết cả gia tài chỉ được 2 xu, để mua cây đèn nhỏ và chút dầu thắp. Bà lão treo chiếc đèn nhỏ bé leo lét của mình lên một cành cây và hướng về tịnh xá. Ba ngày đêm trôi qua, những tràng hoa héo rủ, những ngọn đèn khác lần lượt cạn dầu rồi tắt ngúm. Chỉ riêng ngọn đèn nhỏ của bà lão nghèo ăn xin vẫn còn tiếp tục cháy sáng mãi...

Trên con đường tu học thật ra ta đâu cần dâng tặng cho cuộc đời một điều gì lớn lao lắm. Lý thuyết tuy mênh mông nhưng con đường thực hành rất đơn giản: tập tha thứ, bớt dính mắc, bước được những bước thong dong... Chỉ cần giữ cho ngọn đèn dầu nhỏ của ta được trong và sáng mãi trong tâm, là ta cũng đã dâng tặng hạnh phúc cho cuộc đời này rất nhiều rồi. Dẫu biết rằng, những gì chân thật và đơn giản lại là những điều khó làm nhất.

Chiếc áo choàng thanh tịnh

Tôi nghĩ sự tu học của chúng ta phải cụ thể, nó phải có khả năng chuyển hóa và tháo gở những khó khăn ngay trong cuộc sống này, chứ không phải chỉ có mặt trên tọa cụ mà thôi. Chúng ta có thể nghĩ rằng, giải thoát có nghĩa là mình được sinh lên một cảnh giới nào khác cao đẹp hơn, như là Tịnh độ hay là một Cõi trời. Nhưng thật ra, tháo gỡ được những khó khăn, phiền muộn của mình trong cuộc sống cũng đã là một giải thoát lớn rồi phải không bạn?

Đức Phật có dạy một phương cách giúp chúng ta thể hiện được điều ấy là thực tập hơi thở có ý thức. Hơi thở có năng lượng làm cho thân ta trở nên thanh nhẹ, và tâm ta được an vui. Mỗi khi ta có một sự căng thẳng, lo âu, hay sợ hãi nào đó, ta hãy quay lại và tự hỏi, "Hơi thở của tôi trong giờ phút này là như thế nào?". Và rồi, "Bây giờ tôi nên thở như thế nào để thân tôi được buông thư và dễ chịu hơn?"

Bạn biết không, mỗi khi ta cảm thấy bất an hoặc lo âu, nó sẽ phát sinh lên một sự căng thẳng trong thân. Và thường thì ta phản ứng bằng hai cách: một là dồn nén nó lại bên trong, hai là bộc lộ nó ra bên ngoài qua lời nói và hành động của mình. Nhưng đức Phật có dạy cho ta một phương cách thứ ba, thiện xảo hơn, là dùng hơi thở của mình để chuyển hóa sự căng thẳng ấy.

Chúng ta có thể mang hơi thở ý thức để ôm ấp một khó khăn, hay nỗi đau nào đó, đang có mặt trong cơ thể. Hơi thở tỉnh giác, nhẹ và sâu, sẽ làm phát khởi lên trong ta một cảm giác khinh an và toàn vẹn. Và ta có thể mang cảm giác thanh tịnh ấy ôm ấp lấy toàn thân của mình. Trong kinh, Phật có cho một ví dụ rất hay. Ngài nói cũng giống như khi ta khoác lên thân mình một tấm áo choàng, không nơi nào trên cơ thể mà không được chiếc áo ấy bao phủ. "Lại nữa, này các Thầy, hãy lấy tâm thanh tịnh và ý thức về sự thanh tịnh ấy của mình mà bao trùm cả thân thể mình, làm cho toàn thân thể mình không có chỗ nào mà không được bao trùm bởi tâm thanh tịnh ấy, cũng như một người kia choàng lên một cái áo dài tới bảy hoặc tám sải, từ đầu tới chân, không nơi nào mà thân thể không được chiếc áo ấy bao phủ." Và khi thân ta được thanh tịnh, nhẹ nhàng thì tâm ta cũng sẽ được thư thái, an vui.

Địa hành thần thông

Tôi nghe kể rằng, nơi nào có bước chân an lạc của một người tỉnh thức thì nơi ấy suối sẽ được trong hơn và cây lá cũng xanh tươi hơn. Như vậy thì chỉ sự có mặt của một người có hạnh phúc thôi cũng đã giúp ích cho sự sống chung quanh rất nhiều rồi, phải không bạn? Thiền sư Lâm tế có nói về địa hành thần thông, ngài nói bước đi trên mặt đất là một phép lạ. Người ta thường nói phép lạ là đi trên nước, đi trên mây, còn Ngài nói phép lạ là đi trên mặt đất. Sự tu học không mang ta đi vào một thế giới mênh mông, xa xôi nào đó, mà nó giúp ta thật sự có mặt với sự sống, ý thức và tiếp xúc được với những gì đang xảy ra. Tổ nhắc nhở chúng ta rằng, giải thoát chỉ có thể có mặt trong giờ phút hiện tại, và nó biểu hiện trong mỗi hơi thở và bước chân của ta. Chúng ta tuy sống trong hiện tại, nhưng thường lang thang trên mặt đất của ngày hôm qua với những nuối tiếc, hoặc bận rộn chạy theo lo âu của những ngày sắp tới. Nếu ta có khả năng trở về, và đi trên mặt đất này bằng những bước chân chậm rãi và an ổn trong giờ phút hiện tại, thì đó là một phép lạ nhiệm mầu.

Nhà văn Natalie Goldberg kể, có lần trong một lớp dạy về viết văn tại San Francisco, bà mời mọi người cùng đi thiền hành ngoài phố. Hôm ấy nhóm của bà đi ngang qua một công viên, nơi ấy đang có một cuộc diễn hành rất đông người ở phía bên kia đường. Họ mặc những y phục sặc sở, vui hát, ca múa trên những chiếc xe kiệu rước đầy màu sắc. Nhóm của bà chậm rãi im lặng đi thiền hành với nhau băng qua công viên. Bỗng nhiên mọi người trong cuộc diễn hành ở bên kia đều dừng lại, luôn cả những người đang đứng xem, và tất cả đều nhìn sang nhóm của bà. Những bước chân chậm rãi và thinh lặng có thể làm ngưng lại cả một cuộc diễn hành.

Trên con đường tu học, chúng ta đâu cần thiết phải học hết những giáo lý cao xa hoặc làm một việc gì lớn lao lắm phải không bạn. Mỉm một nụ cười, trở về với một hơi thở, bước một bước chân thảnh thơi... cũng có thể là những phép lạ giữa một cuộc sống căng thẳng và quá bận rộn. Tôi nghĩ con đường tu học cũng chỉ bắt đầu từ ngay ở nơi này bằng những bước chân nhỏ ấy, khi ta bước ra khỏi chiếc gối ngồi thiền của mình.

Nguyễn Duy Nhiên
http://duynhien.multiply.com/
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2015(Xem: 8946)
Có một chị bạn rất kính tin Bồ-tát Quán Thế Âm nói với tôi rằng: Khi mẹ của chị bệnh nặng, tưởng chừng như sắp mất, chị ấy đã khấn vái, cầu xin Bồ-tát hãy cứu mẹ và chị chấp nhận chịu giảm đi 10 năm tuổi thọ của mình để cho mẹ được sống. Và thật là mầu nhiệm, mẹ chị ấy đã được Bồ-tát cứu giúp, không chỉ khỏi bệnh mà còn sống thêm vài năm nữa mới mất. Chị rất vui về hạnh hiếu này dù đã mất đi 10 năm tuổi thọ. Tôi cũng kính tin Bồ-tát nhưng không chấp nhận việc Ngài sẽ giúp ai đó “chịu giảm thọ để cho người khác sống lâu thêm” vì ai ăn nấy no, ai tu nấy đắc, không ai có thể chịu tội hay gánh nghiệp thế cho ai. Vậy trong trường hợp của chị ấy thì giải thích như thế nào, nhờ Bồ-tát linh ứng, hay nhờ người con đã gánh bớt nghiệp cho mẹ?
07/04/2015(Xem: 10703)
Như một làn điện chớp sẹt ngang đầu khi thiên hạ nghe tin khó tưởng, cô Hoa Lan lắm lời vừa phát nguyện Tịnh Khẩu. Vâng, chuyện có thật các bạn ạ! Chẳng những Hoa Lan mà còn cả hơn 50 giới tử tham dự buổi Thọ Bát Quan Trai do thầy Hạnh Bảo hướng dẫn tại chùa Linh Thứu.
06/04/2015(Xem: 8788)
Nghi thức trợ niệm lúc lâm chung trong Phật Giáo được các bậc cao tăng Đại Đức hoằng dương ở Đài Loan đã gần 20 năm nay, dần dần được đón nhận tích cực và phụng trì của quảng đại quần chúng trong xã hội và trong giới Phật Giáo tại Đài Loan. Nghi thức trợ niệm vốn là một phương pháp trợ duyên vãng sinh Tây Phương Cực Lạc trong Tịnh Độ tông, do các vị đại sư Ấn Quang, đại sư Hoằng Nhất cùng các vị cư sĩ đề xướng vào đầu thế kỷ 20. Năm 1951 tại Đài Loan có cư sĩ Lý Bỉnh Nam thành lập “Đài Trung Liên xã”, năm 1986 có hai vị cư sĩ Trí Mẫn và Huệ Hoa tông Viên Giác (được các Phật tử tôn kính xưng là hai vị thượng sư) thành lập Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng, đem toàn lực hộ trì và phát dương nghi thức trợ niệm lúc lâm chung. Nghi thức trợ niệm dần dần trở thành pháp môn tu tập phổ biến được quảng đại dân chúng trong xã hội Đài Loan tiếp nhận và hành trì.
06/04/2015(Xem: 18392)
Trong mọi khóa lễ, Chư tăng ni, Phật tử đều cầu xin: “Trú dạ lục thời an lành”. Tức ngày đêm hai mươi bốn tiếng an lành. Nhưng an lành là gì? Chiến tranh không phải an lành.
05/04/2015(Xem: 387957)
Vào ngày 15 tháng 02 năm 2015 tại Như Lai thiền tự, thành phố San Diego, miền Nam tiểu bang California, Hoa Kỳ; được sự chứng minh của Đại lão Hòa thượng Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Tăng già Khất sĩ Thế giới Thích Giác Nhiên cùng chư Tôn đức chứng minh, Hòa thượng Bổn sư Thích Minh Hồi đã cắt tóc cầu nguyện và chứng minh cho Phật tử Tâm Hoa, thế danh Võ Elizabeth Bích Liên xin xuất gia, ban pháp hiệu là Liên Ngọc và chỉ dạy cô về tịnh xá Ngọc Vân ở Việt Nam làm lễ thế phát xuất gia.
03/04/2015(Xem: 22267)
Ngọc xá lợi là phần di thể của các vị cao tăng Phật giáo sau hỏa táng. Đó là những hạt kích thước nhỏ, có dạng tròn hoặc các dạng khác. Một số hạt nhỏ có thể trông giống ngọc trai hoặc pha lê, với màu sắc khác nhau. Đó là bảo vật của Phật giáo toàn thế giới, cần lưu ý rằng, tất cả những gì thuộc về Phật tổ và các vị Thánh tăng như y bát, tóc, móng tay... cũng được xem là xá lợi. Dân gian vẫn thường đồn thổi về ngọc xá lợi với thực hư lẫn lộn. Chẳng hạn một vị chân tu 64 tuổi đã ngồi thiền 49 ngày rồi viên tịch tại chùa Vĩnh Bình thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình nên có nhiều xá lợi. Còn ngọc xá lợi của Phật tổ thì có công năng kỳ diệu như phát quang, tự di chuyển hoặc có thể phân ra thành các viên ngọc khác.
02/04/2015(Xem: 11983)
Vào những ngày nghỉ cuối tuần, tôi thường ra một quán cà phê hay tiệm sách gần nhà để ngồi đọc sách. Ở bên này có những tiệm sách lớn, bên trong có hàng bán cà phê với những chiếc bàn nhỏ, chúng ta có thể ngồi uống nước, đọc sách hay viết lách gì cũng được, rất thích và tiện lợi.
01/04/2015(Xem: 8801)
Tôi năm nay 24 tuổi, công việc ổn định và yêu một anh bạn đồng nghiệp, hai chúng tôi dự định ba tháng nữa sẽ làm lễ cưới (lễ hằng thuận) ở chùa. Vừa rồi, tôi đưa anh ấy ra Bắc, nơi chùa chị tôi xuất gia tu học để làm lễ quy y cho anh. Quy y xong, anh được nhà chùa cho tụng kinh, khi tụng xong thì chuyện bất ngờ xảy ra, chồng sắp cưới của tôi xin phép thầy xuất gia. Sự việc xảy ra quá nhanh khiến tôi hết sức bất ngờ, buồn vui lẫn lộn. Nếu anh ấy xuất gia được thì hủy lễ cưới luôn. Thầy bảo sẽ trợ duyên cho anh ấy ở chùa tập sự một năm mới được xuống tóc và gửi đi học. Bây giờ, ngoài việc niệm Bồ-tát Quan Thế Âm ra, tôi chẳng biết làm gì nữa.
31/03/2015(Xem: 8945)
Giới luật và Phẩm Hạnh Huynh Trưởng
31/03/2015(Xem: 18617)
Dianne Perry, (sau này được biết đến qua pháp danh Tây Tạng của cô là Tenzin Palmo) là một vị ni cô người Anh đầu tiên, đã ẩn cư thiền định suốt 12 năm trong một hang động cao 12.300 bộ trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, cách ngăn khỏi thế giới trần tục bởi những rặng núi phủ đầy tuyết trắng quanh năm. Tenzin Palmo đã sống một mình và tu tập trong động tuyết này. Cô đã chạm trán với những thú rừng hoang dã, đã vượt qua những cơn lạnh khủng khiếp, những cái đói giết người, và những trận bão tuyết kinh hồn; cô tự trồng lấy thực phẩm và ngủ ngồi trong cái hộp gỗ rộng cỡ 3 bộ vuông (theo truyền thống Tây Tạng, các vị tu sĩ đều tọa thiền trong một cái hộp gỗ như vậy). Cô không bao giò ngủ nằm. Mục đích của Tenzin Palmo là chứng đạo trong hình tướng một người nữ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]