Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuộc Chiến Thầm Lặng

06/01/201111:12(Xem: 9598)
Cuộc Chiến Thầm Lặng
phuocloctho
Đây là khu phố sầm uất nhất của người Việt di dân tại quận Cam, tiểu bang California. Từ thành phố Midway, trên đường Bolsa, đi về hướng đông chừng nửa cây số đã thấy khu chợ của người Việt phía bên phải. Khu này tập trung nhiều hàng quán, nhà hàng, siêu thị, chợ trái cây tươi, nhà băng, cây xăng, v.v… lại có bãi đậu xe khá rộng, thuận tiện để làm bến đỗ cho một công ty xe đò xuôi ngược Nam - Bắc California. Vượt qua ngã tư, đi thêm một khoảng đường, sẽ đến khu thương xá Phước Lộc Thọ. Bên trái bên phải đều là khu thương mại của người Việt. Thế nên, không khí quanh đây vẫn mang một vẻ gì rất là Việt Nam, dù rằng các tiện nghi về giao thông, truyền thông, kiến trúc, hệ thống điện, nước, ga, v.v… đều ở tiêu chuẩn một quốc gia thịnh vượng bậc nhất thế giới. Phải chăng vì tất cả bảng hiệu của các cửa tiệm đều mang tiếng Việt? hay vì ở một vài thương xá có làm mái cong? hay vì cổng của một thương xá nọ giống như một tam quan vào chùa? hay vì người trên những xe cộ qua lại cũng như khách bộ hành chung quanh đa phần là người Việt Nam? hay vì đâu đó trong đám đông qua đường, vẳng lên những tiếng, những câu, những từ đầy ắp tình tự “mấy nghìn năm tiếng nước tôi”? Có thể là tất cả những thứ trên hợp lại. Nhưng cũng không thể nào bỏ sót nét đặc trưng này: nỗi buồn câm lặng.

Hãy quan sát kỹ những khuôn mặt Việt Nam trên phố Bolsa. Họ thuộc nhiều thế hệ khác nhau đến định cư nơi đất này. Có những người đã trên tám mươi, và có những người còn trẻ, từ sơ sinh cho đến ba mươi, được sinh ra và trưởng thành trên đất nước này. Kẻ già thì rũ người xuống với gánh nặng của thân phận và một quá khứ vàng son đã mất, hoặc vì nỗi bơ vơ lạc lõng ở chốn tha hương, nơi ấy mất dấu những hình bóng thân quen ngày cũ; người trẻ thì vươn mình lên với hứa hẹn tương lai tưởng chừng không có gì ngăn trở trong đời sống phồn thịnh văn minh và đầy đủ những cơ hội tiến thân, đầy đủ những thứ quyền để tự vệ, tự tồn. Nhưng trên những khuôn mặt bi quan hay lạc quan ấy vẫn vương vất một nỗi buồn nào đó. Có thể không phải là nỗi buồn, mà là sự biểu hiện một cách vô thức những phản ứng, tập quán và tập khí với bề dày thời gian mấy nghìn năm của một cộng đồng dân tộc phải đấu tranh, chiến đấu, với thiên nhiên khắc nghiệt, với sự nghèo cùng triền miên, với giặc ngoại xâm, và với những chế độ chính trị tàn độc, phi nhân.

Hãy cứ gọi đó là nỗi buồn. Vâng, nỗi buồn thầm lặng của một đại khối dân tộc đã nhiều năm trôi qua, chưa bao giờ thực sự hoan hỷ, hạnh phúc, vừa lòng với đời sống hiện tại, dù là ở bên bờ này hoặc bờ kia của đại dương Thái Bình. Nỗi buồn ấy được truyền trao từ thế hệ này đến thế hệ kia, như một thứ dưỡng khí mà thiếu nó, dường như sẽ không giữ được vẻ đặc trưng của người Việt. Nỗi buồn ấy có một vẻ câm lặng, sâu hút đến nỗi không thể nói ra được, không thể diễn tả hết được. Nó mờ nhạt, phảng phất, như có như không…

Vi_Su_Phuoc_Loc_Tho

Cũng trên đường Bolsa, nơi cù lao phân chia đại lộ thành hai chiều xe qua lại, người ta trồng một số cây cảnh và sắp một vài tảng đá tạo thành một hòn giả sơn nho nhỏ. Ngay chỗ đó, khách qua lại vẫn thường trông thấy một nhà sư ôm bình bát đứng yên. Đầu đội trời, chân đạp đất. Trời nắng chang chang những ngày vào hạ. Trong các văn phòng, và trên xe, mọi người đều mở máy lạnh. Riêng một nhà sư tuổi trẻ, trang nghiêm đứng ôm bình bát, mắt nhắm lim dim, dáng thẳng, bất động, như một pho tượng. Nơi vị trí của nhà sư, nếu thí chủ phát tâm cúng dường thức ăn hoặc tịnh tài, cũng chẳng làm sao mà thực hiện được, vì chỗ đó không thuận cho người ngồi trên xe, và cũng không tiện cho những khách bộ hành hai bên đường nếu phải băng qua dòng xe cộ nườm nượp. Người ta hoan hỷ cúng dường một vài đồng bạc cho nhà sư chứ chẳng ai vui vẻ chịu bố thí mấy chục (cho đến cả trăm) đồng cho cảnh sát làm biên bản phạt vạ (về tội băng qua đường không an toàn ở quãng đường chỉ dành cho xe cộ). Thế nên, ai cũng thắc mắc, tại sao nhà sư không hóa duyên bằng cách đi từng nhà, từng cửa tiệm mà lại đứng một chỗ như pho tượng ở một nơi mà khó có ai đến gần được! Mấy tháng trước, khi đoạn đường này đang được sửa chữa, người ta thấy nhà sư cũng đứng im bất động như thế trên một tảng đá phía sau thương xá Phước Lộc Thọ. Lúc đó, ông đứng xoay lưng ra ngoài, mặt hướng vào một gốc cây, chung quanh không thấy thùng phước sương hay bình bát gì để tín chủ có thể đặt lễ phẩm cúng dường. Như vậy, rõ ràng là nhà sư đứng mỗi ngày nhiều giờ đồng hồ nơi phố thị xô bồ lao xao với hạnh nguyện nào đó, chứ không phải để hóa duyên.

Đã hơn hai nghìn năm trăm năm trôi qua, có một phần nhân loại tự nguyện chọn lựa đi theo con đường giải thoát giác ngộ của đức Phật. Trong số những người đi theo, cũng có rất nhiều người chỉ nối tiếp con đường mà tổ tiên, ông bà, cha mẹ của họ đã đi; nhưng họ luôn luôn có được sự tự do để quyết định tiếp tục hoặc từ bỏ con đường ấy. Ngược lại, cũng có vô số người, nhất là những người phương tây, đa phần là những người trí thức, có danh vọng hoặc địa vị trong xã hội, đã từ bỏ tôn giáo truyền thống của họ để đi theo con đường của Phật. Sở dĩ phải nêu những cụm từ “trí thức, danh vọng, địa vị” ở đây là để muốn nhấn mạnh rằng, không phải họ đi theo Phật giáo để tìm kiếm những thứ ấy. Chính đức Phật là người từ bỏ vương quyền, sống hạnh khất sĩ, thành lập một cộng đồng tăng-già và môn đồ không phân biệt giai cấp, địa vị xã hội, cho nên con đường của Phật là con đường vượt trên tất cả những gì mà người thế tục trọng vọng, sùng bái. Trong một lúc khốn cùng nào đó, người ta có thể đi theo những tôn giáo khác vì bản thân và gia đình nghèo đói, cần được sự trợ giúp về vật chất, hoặc bị bắt buộc phải theo để bảo vệ mạng sống, bảo vệ tình yêu; nhưng để chọn lựa con đường giải thoát giác ngộ, rất nhiều người đã phủi sạch những gì họ có, để đi theo đức Phật. Từ nội dung giáo lý đến hình thức truyền bá, đạo Phật đã đến với con người ở mọi xứ sở, mọi thời đại, bằng những bước chân trần trụi, nhẹ nhàng, khiêm cung. Đạo Phật chưa hề cưỡng bức, tổn hại ai để phát huy tổ chức hoặc nâng cao nhân số tín đồ; trái lại, chính những người con Phật, trong nhiều thời đại và xứ sở, đã từng là nạn nhân bi thảm của những cuộc xâm lăng tôn giáo, hoặc những cuộc chiến nhân danh thượng đế toàn năng. Đọc lại lịch sử Phật giáo tại Ấn-độ, không ai có thể quên rằng nhiều chùa chiền bị đốt phá, nhiều tăng sĩ và tín đồ bị sát hại. Một số phải cải đạo để sống còn; một số phải sống đời lưu vong. Ấn-độ chỉ là một thí dụ điển hình của lịch sử. Còn nhiều trường hợp ở những quốc gia khác, có ghi hay chưa hề ghi vào sử sách: hoặc bằng hình thức này, hoặc bằng hình thức kia, những người con Phật luôn chịu thiệt thòi về đức tin, mạng sống, tài sản, cơ sở, và ngay cả tình yêu hôn nhân, để cải đạo hay giữ đạo.

Trên bề mặt đời sống và trên mặt phẳng lịch sử ghi bằng giấy mực, người ta sẽ hời hợt không nhìn thấy những cố gắng phi thường của người con Phật để sống còn và phát huy đạo vàng cho đến ngày hôm nay. Nhưng thế giới ngày nay, với kỹ thuật truyền thông rộng mở, và trong nhu cầu bức thiết tìm kiếm một giải pháp hòa bình và ổn định toàn cầu, nhân loại không thể không nhìn ra đâu là sức mạnh dị thường của Phật giáo để tồn tại đến thiên kỷ này mà không cần phải dùng đến bạo lực hoặc sự mua chuộc bằng vật chất trong việc truyền bá.

Sức mạnh ấy, chính là lòng từ bi và đức khiêm nhẫn. Phật giáo tồn tại qua bao biến thiên lịch sử, đổi thay chính trị, là nhờ ở những đức tính ấy.

Nhà Phật thường nêu châm ngôn “Bi – Trí – Dũng” để khuyến khích hành giả vận dụng đầy đủ ba đức tính này trong đời sống, không để khiếm khuyết mặt nào. Nhưng tự thâm sâu mà xét, một kẻ có đại bi thì không thể thiếu trí và dũng, một kẻ đại trí thì không thể thiếu dũng và bi, và một kẻ đại hùng thì không thể thiếu bi và trí. Cho nên, khi hành giả vận dụng lòng từ bi đến mức tuyệt đỉnh thì cũng đồng thời thể hiện cả trí tuệ siêu việt và dũng lực vô biên. Đây là điểm mà người con Phật trao đổi với nhau trong sở hạnh tu tập; còn người bên ngoài, khi nhìn vào Phật giáo, họ chỉ thấy lòng từ bi, đức khiêm nhẫn, và con đường hòa bình bất bạo động.

Điều mà người khác có thể thấy được, cảm được từ những gì người con Phật thực hành, chính là chỗ sở trường của người con Phật. Nhưng vận dụng và phát triển lòng từ bi ấy như thế nào là điều khó nhọc, lắm công phu, chứ không đơn giản là một thứ tình cảm được dạy dỗ, truyền trao hoặc được phát khởi từ sự kêu gọi tương thân tương ái đối với hiện tượng bất toàn của nhân quần và xã hội.

Người ta không thể thấy được là để thể hiện lòng từ bi—hay nói cho đủ là ba đức tính bi, trí, dũng—của người con Phật đối với tha nhân, với muôn loài, trước hết người con Phật phải tự thắng mình, vượt qua bản ngã của mình. Đây là điều đức Phật từng nói “Thắng vạn quân không bằng tự thắng mình. Tự thắng mình mới là chiến công oanh liệt nhất.” Một lời dạy ấy thôi, có thể phải thực hành nhiều đời kiếp để thành tựu. Nhưng ít ra trong đời sống thường nhật, người con Phật có thể ứng dụng và biểu hiện ít nhiều về khả năng tự thắng mình, cũng đủ mang lại niềm an lạc hạnh phúc chân thật cho mình, cho người; hay ít ra, về mặt xã hội, cũng chuyển hóa phần nào để dân tộc và nhân loại bớt cuồng si, bạo động.

Dùng từ nhãn (đôi mắt từ bi) để nhìn con người và cuộc đời, người con Phật không sinh niềm oán hận, thù ghét, khinh rẻ đối với kẻ khác, cũng không hành động hoặc buông lời mạ lỵ làm tổn thương kẻ khác (bất kể họ là người ác hay người hiền). Kẻ ác không bao giờ sợ hãi sự thù hận và bạo lực. Nếu người con Phật dùng hận thù và bạo lực để đối đầu với kẻ ác, trước hết sẽ không còn là người con Phật; thứ nữa, sẽ hoàn toàn thất bại, bởi vì niềm thù hận và bạo lực mà họ dùng đến chính là sở trường của kẻ ác. Dùng sở trường của kẻ ác để đối đầu kẻ ác chẳng khác gì tiểu yêu dùng xảo thuật để chống chọi với quyền phép vô song của ma vương.

Kẻ ác chỉ sợ và kính những người có lòng từ bi. Ma vương kính quí và cuối cùng quy y đức Phật là vì lòng từ bi của ngài chứ không phải vì ngài có thần thông và năng lực. Kẻ ác chỉ thắng được người hiền trong nhất thời, bằng bạo lực và niềm thù hận; nhưng không thể thắng được mãi mãi. Bởi vậy, khi vận dụng lòng từ bi để cảm hóa kẻ ác, hành giả đạo Phật đồng thời vận dụng đức khiêm nhẫn (dũng) để chịu đựng, đón nhận và chờ đợi, dù trải trăm kiếp ngàn đời, cũng phải giữ tâm bình lặng như thế, tuyệt đối không khởi niệm ác, nhất nhất phải giữ trọn niềm thương yêu không bờ bến của mình đối với tha nhân, dù là những tha nhân đã giết hại thầy-bạn, thân bằng quyến thuộc của mình, dù là những tha nhân đày đọa, bức hại, vu khống, xuyên tạc, giam cầm mình và đồng loại… Khi lòng từ bi được vận dụng đúng mức, nó sinh ra vô số thuộc tính của thiện tâm như sự khoan dung, khiêm nhường, tha thứ, nhẫn nại, hòa hợp, từ tốn, bất bạo động, vô chấp… và ngay cả: có thể cùng lúc tỏa sáng trí tuệ và hùng lực.

Để làm được điều trên là cả một nỗ lực phi thường. Đó là cuộc chiến nội tâm thầm lặng nhưng cam go nhất mà mỗi người con Phật chúng ta phải vượt qua, phải thành tựu, phải tự thắng, trước khi trải lòng mình đến với muôn loài.

Trong cuộc khủng hoảng của thế giới ngày nay với viễn ảnh không mấy lạc quan về chiến tranh tôn giáo (ẩn nấp dưới danh nghĩa chủng tộc hoặc chống khủng bố), về sự hâm nóng trái đất (global warming) như là mối đe dọa hủy diệt cả hành tinh, nhân loại đang cần một tiếng nói, một triết thuyết, hay cụ thể là một phong trào có tầm ảnh hưởng quốc tế, có thể làm trung gian cho những đối thoại cảm thông và hợp tác hòa bình giữa các thế lực đang đối đầu nhau bằng bạo lực và thù hận, chặn đứng hoặc làm giảm thiểu những sinh hoạt và hành động gián tiếp hay trực tiếp tàn phá thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, tác động đến sự tồn tại của địa cầu. Phật giáo qua lịch sử truyền bá một cách hòa bình và thầm lặng hơn hai nghìn năm trăm năm, có thể đóng góp rất nhiều cho sứ mệnh thời đại của thiên niên kỷ này đối với các nan đề nói trên. Lòng từ bi khoan dung, chủ trương hòa bình, bất hại và bất bạo động là chất liệu không cùng tận mà người con Phật có thể vừa ứng dụng vừa trang trải đến với người khác.

Vi_Su_Phuoc_Loc_Tho_2

Người con Phật không tự hào với tài sản vật chất, điện đài nguy nga; không tự hào với quyền lực chính trị quốc gia hay quốc tế và nhân số tín đồ đông đảo năm châu. Nhưng có thể hãnh diện về kho tàng từ bi khoan dung vô cùng vô tận của mình. Với vốn liếng vô cùng tận ấy, người con Phật phải là đội ngũ tiên phong cho sứ mệnh hòa bình và bảo vệ thiên nhiên của nhân loại. Sứ mệnh ấy, thực ra không cần phải kêu gọi, vì đó chính là một phần nhỏ trong bi nguyện vô biên của người con Phật từ hơn hai thiên kỷ trước rồi.

Với bi nguyện độ sanh, người con Phật tiếp tục những bước đi thầm lặng mà cao cả của mình để cảm hóa, cứu độ bao kẻ ác, thế lực ác. Cuộc chiến thầm lặng của họ, thực ra không thể gọi là “cuộc chiến” như là một trận thư hùng giữa hai đối lực thù nghịch. Đó là nỗ lực để tự thắng mình—một nỗ lực phi thường một cách thầm lặng, kiên cường, với sự ngời sáng của trí tuệ.

Đối với họ, không có kẻ thù: chỉ có kẻ ác, như là những nạn nhân của tham, sân, si, cần được cảm hóa.

Đối với họ, không cần chiến công hay chiến lợi phẩm nào. Nếu miễn cưỡng mà dùng những từ ngữ này, có thể nói rằng chiến công của họ là sự tự thắng và chiến lợi phẩm của họ là niềm an lạc hạnh phúc thật sự cho mình, cho tha nhân.

Để nuôi dưỡng, bảo vệ lòng từ bi của mình, họ có thể trả giá bằng sự hy sinh cả thân mệnh; mà sự hy sinh vô giá ấy, không có giải thưởng hay lời khen tặng nào của thế gian có thể vói tới được.

Mỗi người chúng ta, khơi dậy ánh lửa của từ bi kham nhẫn, dù công khai hay thầm lặng, cũng sẽ thắp sáng được cho vòm trời u tối mê vọng của trần gian.

Bạn tôi, một người năng động, xông xáo, thỉnh thoảng đi ngang thương xá Phước Lộc Thọ và trông thấy vị sư đứng bất động dưới nắng, kể rằng “tôi có đến gần ông ấy để cúng dường ít tịnh tài, nhưng không có cách nào vì bình bát che kín, không mở nắp. Ông ấy đứng im, mắt nhắm, không hay biết những gì xảy ra chung quanh. Có vẻ như đang thiền định. Mồ hôi chảy ướt cả lưng và vai áo. Hai bàn chân ông sưng vù, có lẽ bị bỏng vì đứng chân trần trên tảng đá nóng... Tôi không bằng lòng với hình thức khổ hạnh này. Thấy tội nghiệp quá mà không biết phải làm gì!... Dù sao, hình ảnh ông ấy đứng im như thế cũng làm cho những lăng xăng rộn ràng ở chốn này lắng dịu xuống, phải không?” Tôi gật đầu tán đồng.

Khi chia tay ra về, đi ngang khu thương xá Phước Lộc Thọ, thấy vị sư đứng im nơi ấy, tôi nghĩ thêm: “Lòng từ bi kham nhẫn đã được đúc thành một pho tượng sống để an trí nơi phố thị phù hoa này.”

Westminster, 15 tháng 7, 2007.

======

Xem bài liên quan

Vi_Su_Phuoc_Loc_Tho_2



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/07/2018(Xem: 8743)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức Phật Quan Âm, được Phật tử nhiều quốc gia Châu Á thờ phượng vì hạnh nguyện hóa hiện nhiều thân tướng để cứu độ chúng sanh. Riêng đối với Nhật Bản, nơi nhiều tông phái Tịnh Độ thịnh hành, hình tượng Đức Quan Âm hiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành hương, và trong văn học. Bạn chỉ cần đi vào bất kỳ ngôi chùa nào tại Nhật Bản, nhiều phần là bạn sẽ gặp tượng Đức Quan Âm, hoặc là nghìn tay nghìn mắt gọi là Senju Kannon (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm), hoặc là một hóa thân của ngài là tượng Đức Chuẩn Đề 18 tay, nhưng thường gặp nhất là tượng Quan Âm Nam Hải trong bộ áo trắng. Chúng ta có thể đọc trong thơ của Basho (1644-1694) hình ảnh nhà thơ đứng nơi gác chuông Chùa Kannon (Quan Âm Tự) nhìn xuống núi, thấy mái ngói chùa trôi nổi trong các chùm mây hoa anh đào: Mái ngói Chùa Quan Âm trôi dạt xa trong mây của các chùm hoa anh đào.
27/07/2018(Xem: 6871)
Chúng tôi được Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà thông báo về khóa tu tại chùa Cự Linh, tỉnh Hải Dương Thầy là khách mời của khóa tu trong buổi sáng và buổi chiều sẽ hướng dẫn thiền. Khóa tu có đến 600 bạn trẻ mà chủ yếu là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tôi là một trong số các bạn may mắn nhất của CLB yêu sách Thái Hà được đi cùng thầy Hùng. Thầy Hùng lái xe đưa chúng tôi đến một chương trình quá đặc biệt làm tôi vô cùng ấn tượng. “Khóa tu mùa hè.” Tại sao lại là mùa hè nhỉ? Câu hỏi này luôn vấn vương trong đầu tôi. Tại sao bây giờ ở rất nhiều chùa, các quý thầy, quý sư cô đều tổ chức khóa tu cho các bạn học sinh, sinh viên nhỉ? Tôi được biết, riêng thầy Hùng đã có hơn chục khóa tu mùa hè mời đến chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình và hướng dẫn thiền cho các bạn tu sinh rồi. Tôi giật mình nghĩ rằng mùa hè là mùa có nhiều ánh sáng mặt trời nhất, là mùa mà bắt đầu có nhiều loại cây bắt đầu kết trái, bởi thế nó mang lại nhiều năng lượn
27/07/2018(Xem: 10210)
Người không hiểu đặt câu hỏi “Tại sao cá đã bắt lên rồi lại đem thả, như thế có giả tạo không?; “Sao không đem tiền cho người nghèo mà đi cứu mấy con cá?” Chúng tôi xin phép được giải thích rõ hơn cho hành động Phóng Sinh: Cũng có những người thiếu hiểu biết và rất tiêu cực còn chê người là ngu vì họ nghĩ nên dùng tiền mua cá để đem cho nhà mồ côi, viện dưỡng lão, trại phong cùi hay người nghèo Phi Châu thì thực tế hơn v.v. Ngư phủ đi bắt cá lên bờ để bán cho người mua về giết rồi ăn thịt chúng. Nhưng thực tế có bán và ăn hết những thuỷ sản bị bắt lên bờ không, hay là sẽ còn thừa bị chết vì bắt lên nhiều quá làm cho một phần thặng dư chúng sanh sống trong nước bị chết uổng phí và chẳng được đóng góp thân thể của chúng để nuôi cho loài người được sống hạnh phúc; Hay chúng bị thúi rữa rồi đem bỏ?
26/07/2018(Xem: 7473)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình. Nhưng sợ hãi có mặt tích cực của nó trong vấn đề tu tập hành trì đạo pháp mà không phải ai cũng biết, sợ hãi là nếp tốt là đạo hạnh của sự lương thiện trong tâm hồn cao thượng. Vậy sự sợ hãi trong tu tập hành đạo như thế nào?
26/07/2018(Xem: 8334)
TUỆ TRÍ CỔ XƯA VÀ TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI Nguyên tác: Ancient Wisdom and Modern Thought Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Mumbai 2011 Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tôi thật sự cảm thấy vinh dự lớn để nói chuyện với quý vị. Đặc biệt tại trường đại học, vì đây là trường Đại học Bombay rất nổi tiếng. Tôi luôn cảm thấy vui mừng khi gặp gở với các sinh viên. Tôi tin rằng thế hệ trẻ hơn – những người tuổi dưới 30 hay là 20 – là thế hệ thật sự của thế kỷ này, thế hệ có thể tạo nên một tình trạng mới cho thế giới này một lần nữa.
26/07/2018(Xem: 5843)
5h sáng. Sớm tinh mơ. Tôi đã thức dậy, mở toang hết cửa cổng để đón tất cả nhân duyên của ngày mới còn đang lãng vãng lân la bên ngoài vào nhà. Khu vực ngoại thành này, tầm 8h -9h vẫn còn yên tĩnh, còn nghe được tiếng chim ca, tiếng gà cục tác, huống hồ chỉ mới vào thời khắc đón ánh bình minh dịu dàng từ hướng Đông... Gian phòng thờ đã lên đèn. Ánh hào quang sau thánh tượng đức Phật rọi soi ấm áp huyền diệu. Hoa đăng, hương trầm, bánh trái đã thiết bày trên các bàn thờ theo đúng nghi lễ được Thầy hướng dẫn, căn dặn... Thầy đến trước giờ hẹn nửa giờ đồng hồ, mới 7h30, triệu thỉnh thêm thánh tượng đức Địa Tạng Vương Bồ Tát từ chùa Tịnh Quang mà Thầy trú trì, để thiết trên bàn đặt giữa chính môn. Nửa giờ sau, thêm một thầy nữa quang lâm, thầy
24/07/2018(Xem: 6504)
Sinh ra ở cõi đời này, dù được sống trong vui vẻ hạnh phúc nhiều như thế nào đi nữa, thì cũng sẽ có lúc chúng ta cảm thấy cuộc sống thật là vô vị, bởi những chuyện không vừa ý cứ dồn vập đổ tới khiến chúng ta vô cùng chán nãn. Những lúc như thế chúng ta thường hay oán Trời trách đất, hay oán hận những người xung quanh đã gây bao nhiêu điều phiền muộn đau khổ cho chúng ta. Chúng ta trách tại sao trước mắt chúng ta có những người quá hạnh phúc, không phải lo toan điều gì, mới sanh ra đời đã được ở trong cảnh giàu sang nhung lụa, lớn lên lập gia đình cũng được sống trong cảnh sung sướng, lên xe xuống ngựa, kẻ hầu người hạ. Riêng chúng ta thì đầu tắt mặt tối, cực khổ vô cùng mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc.
22/07/2018(Xem: 8812)
Thái Lan: Các cầu thủ đội bóng Heo rừng sẽ xuất gia 12 cầu thủ đội bóng “Heo rừng” và huấn luyện viên của họ đã được cứu thoát sau khi bị mắc kẹt 18 ngày trong một hang động ở Thái Lan, có khả năng sẽ xuất gia hạn định để bày tỏ sự kính trọng đối với Saman Kunan, cựu Hải quân Thái SEAL đã hy sinh trong nhiệm vụ giải cứu đội bóng.
22/07/2018(Xem: 6969)
Người con Phật nghĩ gì về án tử hình? Đứng về phương diện cá nhân, rất minh bạch rằng không Phật tử nào ủng hộ án tử hình. Đứng về phương diện quốc gia, thực tế là rất nhiều quốc gia -- nơi Phật giáo gần như quốc giáo, như Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka… -- vẫn duy trì và thực hiện án tử hình. Tại Thái Lan, án tử hình dùng để trừng phạt cho 35 tội hình sự, trong đó có tội sát nhân và buôn ma túy. Miến Điện cũng thế. Điểm hay là ở chỗ, hai quốc gia này tuyên án tử hình, nhưng rất ít khi thi hành án tử. Các quốc gia có đông dân số Phật tử -- như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… -- vẫn áp dụng án tử hình, và thường xuyên thi hành án tử.
20/07/2018(Xem: 6410)
Xã hội tân tiến ngày nay, đã khiến cho con người không còn sống trong sự bình thản như ngày xưa, bởi vì nền văn minh kỹ thuật cơ khí, điện tử đã lôi cuốn người ta gia nhập và chạy đua với thời gian. Cái gì cũng phải nhanh, phải vội, cuộc sống bon chen, không ai chờ đợi ai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]