Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năm Lời Khuyên Dạy Về "Thiền Định" Bằng Hành Động - Tài Liệu Giảng Dạy Của Viện Đại Học Phật Giáo Âu Châu

09/12/201103:13(Xem: 5179)
Năm Lời Khuyên Dạy Về "Thiền Định" Bằng Hành Động - Tài Liệu Giảng Dạy Của Viện Đại Học Phật Giáo Âu Châu

NĂM LỜI KHUYÊN DẠY VỀ "THIỀN ĐỊNH"
BẰNG HÀNH ĐỘNG
Nên chọn thiền định hay chọn hành động?
Tài liệu giảng dạy của Viện Đại Học Phật Giáo Âu Châu
(http://www.bouddhismes.net/node/725)
Hoang Phong chuyển ngữ

ngoithien22Phép"thiền định" bằng tư thế ngồi yên tương đối được nhiều người biết đến.Đấy là phương cách thích hợp nhất giúp người tu tập phát huy các phẩm tính củatâm thức: đấy là cách ngồi, giữ yên lặng, chọn một nơi kín đáo... Thế nhưng ngoàinhững lúc thiền định ra thì người tu tập lại phải hội nhập với cuộc sống bìnhthường, trở về với các sinh hoạt thường nhật, tất nhiên là không tránh khỏi phảihành động... Vậy phải làm thế nào bây giờ?

Một bản kinh thật chủ yếu là Tứ Niệm Xứ(Satipattana-sutta) khuyên phải tập trung sự chú tâm và quán thấy vàotừng cử chỉ "thông thường": chẳng hạn như "khi đi tới hay đilui..., khi nhìn thẳng hay nhìn chung quanh..., khi co hay duỗi thẳng chântay..., khi ăn, khi uống, khi nhai hay đang lúc tận hưởng thức ăn..., khi đạitiện hay tiểu tiện..., khi đang bước hay đứng lại, khi đang ngồi, đang chìm vàogiấc ngủ, hay lúc vừa thức giấc, khi mở lời để nói hay giữ sự câm nín..., thìngười tu tập cũng đều phải thực thi với tất cả sự chú tâm và quán thấy". Tuynhiên cách tu tập như vừa kể gần như chỉ có thể thực hiện được trong khi thamgia các khóa tu học thật tích cực! Vậy thì ta phải làm gì đây trong cuộc sốngthường nhật, nhất là đối với những người thế tục, "một người chủ gia đình"chẳng hạn, họ còn phải lo toan đủ mọi trọng trách và đảm đang bổn phận đối với xãhội, gia đình, nghề nghiệp...? Đức Phật không phải là không nhìn thấy những khókhăn ấy và Ngài đã đưa ra một số lời khuyên dạy - tùy theo kinh sách sẽ gồm có bốnhay năm lời khuyên dạy khác nhau - nhằm đưa ra một "căn bản thiết yếu choviệc luyện tập", căn bản này còn được gọi là "con đường luyện tập"(sikkha-pada). Những lời khuyên dạy đó hoàn toàn thuộc vào nền giáo huấn đặc thùcủa Phật Giáo, và trong số này có thể nêu lên "ba điều khuyên dạy" mà nhiều người biết đến, đấy là nhữnggì được nêu lên trong một tiết thơ trong KinhPháp Cú(Dhammapada): "Không làm điều xấu, thực hiện điều thiện,tinh khiết hóa tâm thức của chính mình, đấy là giáo huấn của Đức Phật".

Vậy "thiền định" là gì?

"Thiền định", nếu hiểutheo quan niệm "dịch thuật tức phản bội", thì quả thật là một món quàvô cùng khó nuốt mà nền giáo huấn cửa Đức Phật đã mang tặng cho thế giới Tây phương! Các chữ bhavanâ,samâdhi hay dhyânatrong ngôn ngữ Ấn Độ (dù đấy là tiếng Phạn hay tiếng Pa-li) đềuđược người Tây phương dịch là "meditation" ("suy ngẫm"). Quảthật không có gì sai lầm hơn vì chữ "suy ngẫm" (meditation) gần nhưhoàn toàn không mang ý nghĩa nào của các chữ Phạn và Pa-li vừa nêu lên. Các chữPhạn và Pa-li này dùng để chỉ định các thể dạng của tâm thức, và các thể dạng nàythì lại không hề phản ảnh ý nghĩa của chữ "suy ngẫm" (meditation)trong ngôn ngữ Tây phương, vì chữ này (suy ngẫm -meditation) chỉ có nghĩa là "suy tư về một thứ gì đó để đem ra áp dụngvào cuộc sống của mình" - và đấy cũng là cách định nghĩa của chữ"meditation" theo truyền thống của Thiên Chúa Giáo!

Chữ Bhavanâ (Quán tưởng) nêu lên sự "phát huy" các phẩm tínhcủa tâm thức, tức những gì thường bị Vô minh và Ảo giác che lấp. Samâdhi(Định) là khả năng "chú tâm"của tâm thức không bị các tư duy đối kháng thông thường (dưới hình thức xúc cảm và khái niệm)làm cho nó bị "xao lãng".Sự chú tâm đó giúp cho tâm thức hướng thẳng vào một hiện tượng duy nhất trongkhi tập luyện về sự "tĩnh lặng"(samatha) - đấy là hiện tượng duy nhất thường xuyên "hiển hiện trở lại"- hoặc là chú tâm vào tất cả các hiện tượng hiển hiện liên tiếp nhau qua phép tậpluyện về "sự quán thấy sâu xa"(vipassana). Chữ Dhyanâ (Thiền-na) làmột thuật ngữ mà trên phương diện kỹ thuật được dùng để chỉ định một hình thức"lắng sâu" phát sinh từ phép tập luyện về sự "tĩnh lặng"(samatha), thế nhưng sau đó thì lại được dùngvới một ý nghĩa tổng quát hơn - nhất là tại Trung Quốc và Đông Nam Á và gọi đấylà "chan' na", sau đó thì biếndạng thành "chan"hay "zen"- và được xem là đồng nghĩavới chữ bhavanâ hay samâdhi.

Cả ba chữ trên đây (Bhavanâ,Samâdhi, Dhyanâ) không hề mang ý nghĩa nào nêu lên một sự "suy tư mãnh liệt",lại càng không mang ý nghĩa "phóng tưởng vào một thứ gì đó", thí dụnhư "âm mưu (méditer/meditate) một kế hoạch ám hại " chẳng hạn. Đấy cũnglà ý nghĩa chính yếu nhất của chữ La-tinh "meditatio"! (trong ngôn ngữ Tây phương động từ méditer/meditate mang nhiềunghĩa khác nhau như: nghiền ngẫm, suy nghiệm, âm mưu..., và tuyệt nhiên không mangmột ý nghĩa nào tương đương với ý nghĩa của chữ thiền định - bhavanâ. Tuy nhiênvì từ lâu người Tây Phương đã dịch sai các chữ bhavanâ, samâdhi, dhyanâ là meditationcho nên qua thời gian cách dịch đó đã trở thành quen thuộc và nhiều người cũng đãbắt đầu "hiểu" chữ này "đồng nghĩa" với chữ "thiền định"(bhavanâ) trong Phật Giáo. Cũng xin phép được ghi chú thêm là chữ bhavanâ dịchsang tiếng Tây Tạng là sgom-pavà cónghĩa là "tập cho quen dần").Như thế, nếu không kịp suy nghĩ mà cứ hiểu đại khái là "rút lui khỏithế giới này" là để "suy nghĩ mãnh liệt" hay để "phóng tưởngvào một thứ gì đó", thì nhất định đấy là một sự hiểu biết sai lầm, vì"thiền định" thật ra có nghĩa là "phát huy" các phẩm tính củamột tâm thức không bị các phản ứng từ cách suy nghĩ thông thường làm cho nó bị"xao lãng", nói cách khác thì đấy là cách phát huy sự chú tâm cảnhgiác (sata/smrti) và mở rộng sự hiểu biết (pannâ/prajnâ).

Hơn nữa, cũng chính vì thế mà nềngiáo lý Phật Giáo cũng đã ý thức được rằng sự quan sát dựa vào sự "chú tâmvà quán thấy" các hiện tượng vật chất cũng như tâm thần, không thể chỉ giớihạn duy nhất trong những khóa tu học tích cực, và bằng tư thế ngồi tĩnh lặng. Thậtvậy, mỗi khoảnh khắc của sự sinh hoạt đều phải trở thành một khoảnh khắc thực hànhvà tập luyện giúp "nhìn thấy mọi vật thể đúng như thế"! Điều ấy cũngcho thấy là kinh sách xưa không phải là không có lý khi gọi các người tu hành làcác "người luyện tập" (sekka)..., và sự luyện tập đó chỉ chấm dứt khinào người tu hành đã đạt được Giác Ngộ. Thế nhưng cũng phải hiểu rằng việc luyệntập đòi hỏi một khả năng cao độ như thế tất nhiên cũng phải cần đến một sức cốgắng tương xứng mới có thể hoàn tất được. Thường thì ít có ai gặt hái ngay đượcthành công khi mới khởi sự, mà phải trải qua nhiều giai đoạn, phải thăng tiến mộtcách tuần tự và có phương pháp, phải bước từng bước một, và sau đó thì mới cóthể thành công:

"Từngbước, từng bước một, từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, một người khônngoan phải tinh khiết hóa các thứ ô nhiễm của chính mình, tương tự như một ngườithợ kim hoàn loại bỏ những chất bẩn để tinh luyện bạc"(Kinh Pháp Cú, tiết 239).

Sự thăng tiến tuần tự

Cách "Giảng dạy theo phương pháptuần tự" của chư Phật vẫn thường hay được nhắc đến. Đấy là một phương phápthăng tiến dần dần nhằm giúp cho người Phật tử ý thức được trong từng giai đoạnmột, các nhân tố tạo ra hoàn cảnh hiện tại của mình và các hậu quả liên hệ (tức là "phương cách hiện hữu" bình thường của mìnhtrong thế giới ta-bà - samsarâ), và sau đó sẽ giúp người Phật tử ấy nhậnra sự ích lợi cần phải thay đổi thái độ tâm thần đó của mình, hầu tạo ra những điềukiện thích nghi hơn để mang lại một sự thăng tiến hiệu quả hơn nhằm thực hiện sự"tinh khiết hóa" thật sự cho tâm thức, bằng cách phát huy những khả năng"nhìn thấy mọi vật thể đúng như thế", tức có nghĩa là không còn sự kéodài (anicca/anitya - vô thường), không còn sự bất toại nguyện (dukkha/duhkha -khổ đau) - và trói buộc (anatta/anâtman - "tự-nó-không-hiện-hữu" hayvô-ngã). Những gì trên đây được tóm lược trong một tiết rất nổi tiếng trong kinh Pháp Cú(tiết 183) như sau:

"Tránhlàm điều xấu (pâpa), thực hiện điều thiện (kusala),
Tinhkhiết hóa tâm thức của chính mình, đấy là giáo huấn của Đức Phật".

Ba điều đó không phải là một thí dụduy nhất có thể tìm thấy trong kinh sách Phật Giáo nguyên thủy. Một bản kinh bằngngữ tự Pa-li - Accâyika-sutta (Anguttara-nikaya, 3-93) - cũng có nêu lênmột khái niệm gọi là "ba điều khẩn cấp" cần phải thực hiện như sau:

"Mộtngười nông dân chủ gia đình có ba việc khẩn cấp phải làm.
Hắnphải nhanh chóng cày và bừa thửa ruộng của mình; hắn phải nhanh chóng gieo hạt;hắn phải nhanh chóng tưới ruộng.

Nóithế [không có nghĩa là] người nông dân có khả năng và quyền lực [để bảo rằng]:"Những gì tôi gieo trồng phải mọc lên ngày hôm nay, phải đơm hạt ngày mai,và phải chín vào ngày hôm sau". Cần phải có đủ thời gian để những gì ngườinông dân gieo trồng có thể nẩy mầm, đơm hạt và chín.

Cũngthế, có ba công việc khẩn cấp mà người Phật tử phải thực hiện. Người ấy bắt đầuluyện tập [sikka] để đạt được một kỷ cương tu tập cao hơn [adhi-sîla, tăng thượng"giới"], sự tập luyện này lại tạo ra một cấp bậc tâm thức cao hơn[adhi-citta, tăng thượng tâm], sự tập luyện này lại tạo ra một cấp bậc trí tuệcao hơn [adhi-pannâ, tăng thượng trí].

Nóithế [không có nghĩa là] người Phật tử có khả năng và quyền lực [để bảo rằng]: "Nhờkhông bám víu, tâm thức tôi phải được tẩy uế khỏi mọi ô nhiễm trong ngày hômnay, ngay ngày mai hay ngày hôm sau". Phải đủ thời gian cần thiết để tâmthức được tẩy uế khỏi mọi ô nhiễm bằng cách không bám víu, nhờ vào việc tập luyệnmang lại một cấp bậc giới luật cao hơn, một tâm thức cao hơn và một trí tuệ caohơn".

Hai cách trình bày về khái niệm "bađiểm" trên đây có thể đặt song hành với nhau, và có thể sử dụng thuật ngữ"luyện tập" (sikka) để phối hợp cả hai, hơn nữa sự "luyện tập cănbản này" (sikka-pada), thông thường còn được gọi là "Ngũ Giới" -tức các giới luật mà bất cứ người Phật tử nào là "chủ gia đình" cũngphải tuân thủ và đem ra thực hành trong cuộc sống hằng ngày...

Các "giới luật" thường đượctrình bày trong một số kinh sách ghi chép những lời giảng huấn mà Đức Phật dànhriêng cho những người "chủ gia đình" bình thường, tức những người khôngmấy khi quan tâm đến những mục tiêu cao xa như sự Giác Ngộ và Giải Thoát, mà họchỉ đơn giản nhắm vào chủ đích "cải thiện cuộc sống trong thế giới ta-bà"này của họ cho được khả quan hơn..., và đấy cũng là những gì mà thông thường ngườiPhật tử xướng lên vào các dịp lễ ở chùa, kể cả đem ra tụng niệm hằng ngày, hầu tựnhắc nhở mình phải tuân thủ và đem ra thực hành thật nghiêm túc những gì mà ĐứcPhật đã khuyên dạy họ... Các điều này cũng thấy nêu lên trong tám điều gọi là "BátChánh Đạo của những người Cao Quý" (con đườngchân chính gồm tám nhánh của một thánh nhân), và đấy mới thật là phép tutập toàn vẹn và hoàn hảo giúp đi thẳng vào giáo lý. Có ba hoàn cảnh khác nhau tươngquan với ba cấp bậc thúc đẩy khác nhau, còn gọi là ba cách diễn đạt khác nhau.

Nếu muốn hiểu được ba cấp bậc ấy làgì thì phải luôn nhớ đến một thuật ngữ chủ yếu nhất trong giáo lý Phật Giáo: đấylà sự chú tâm, tức động cơ thúc đẩy làmnền tảng và mang lại nhiều ý nghĩa hơn cho từng hành động trên thân xác, cho từngngôn từ và từng tư duy trong tâm thức. Trong cấp bậc thứ nhất (sơ đẳng), sự chú tâm thuộc vào loại "thông thường",đấy là sự chú tâm hướng vào "thế giới thế tục" (ta-bà). Trong thế giớiđó người tu tập không hề muốn xa lánh vĩnh viễn nó mà chỉ nghĩ đến việc cảithiện nó cho khả quan hơn (được giàu sang hơn, khoẻ mạnh hơn, hạnh phúc hơn...) vàdù sao thì đấy cũng là cách "chuẩn bị một mảnh đất" thuận lợi hơn chosau này. Vào cấp bậc thứ hai, sự chú tâm nhắm vào sự toàn thiện, có nghĩa là "gieotrồng", đợi đến khi đơm quả và chín muồi, mang lại những điều kiện thuận lợigiúp cho việc tu tập được hoàn toàn hiệu quả: đấy là cách nhắm vào sự Giải Thoát.Vào cấp bậc thứ ba, thì "người tu tập" đã hội đủ các điều kiện thuậnlợi và biết bảo toàn chúng, biết tưới thửa ruộng của mình hầu giúp cho quátrình (gieo trồng) mà mình đang thực hiện đượcphát triển một cách trọn vẹn giúp cho các phẩm tính "mọc lên" (tương tự như các hạt giống gieo trồng): đấy là cáchhành động của những người "Cao Quý" (tứckhác hơn với những người chỉ nghĩ đến cải thiện cuộc sống của mình trong thế giớita-bà)!

"Cày bừa" hay "tránhkhông làm điều xấu": đấy là cách tuân thủ giới luật

"Tránh không làm điều xấu"có thể xem như là cách sửa soạn thửa ruộng... Người nông dân cày bừa thửa ruộng,cuốc bỏ cỏ dại làm "ô uế" thửa ruộng và lấn át hoa mầu sắp gieo trồng.Để tránh các mối hiểm nguy có thể xảy ra, hắn chăm lo dọn dẹp thửa ruộng (đây là cách viết cô đọng và "chơi chữ": so sánhgiữa nguy hiểm trong tâm thức và cỏ dại trong thửa ruộng. Xin chú ý cách viết rấtkhéo này để hiểu được ý nghĩa trình bày trong các câu tiếp theo sau đây).Ta-bà là thế giới mà nơi đó khổ đau và sự bất toại nguyện mọc lan tràn như cỏ dại;và nào có ai lại muốn chịu đựng cảnh tượng đó... Thật thế nào có ích lợi gì khilàm cho chúng mọc tràn ra thêm bằng các hành động mang lại khổ đau? Trong trườnghợp này cái xấu nêu lên là những khổ đau do người khác tạo ra mà mình phải gánhchịu (chữ pâpa trong ngôn ngữ Pa-li có nghĩa tương đương với chữ patiorhay passio(passion) trong tiếng La-tinh và chữ này thì có nghĩa là"cái gì mà ta phải chịu đựng và nó mang lại khổ đau"...) (chữ passion có thể dịch sang tiếng Việt là sự đam mê).

Vào cấp bậc thứ nhất, hành động"tránh" (tức không nên làm) có nghĩa là không được tạo ra chomình và cho người khác những gì mang lại sự ích kỷ (chỉbiết nghĩ đến mình) trong cuộc sống tập thể: "Không được tạo ra cho người khác những gì mà mình không muốn người kháctạo ra cho mình"!Đấy là những gì (đơn giảnvà thiết thực) mà Đức Phật đã từng thuyết giảng cho một đám nông dân, vàchính họ cũng tự thú nhận về họ như sau: "Chúng con là những người mang đầytham vọng, đầy ước mơ, đầy dự tính, chẳng hạn như muốn được sống chung với concháu đầy đàn, được trang sức bằng những vòng hoa thơm, bôi nước hoa, thoa dầu,và tái sinh vào cảnh giới hạnh phúc hơn...":

"Nàycác người chủ gia đình, hãy tưởng tượng một người suy nghĩ như thế này:"Tôithích được sống và không muốn chết. Tôi thích được hân hoan và kinh sợ đớnđau. Nếu có ai cướp mất sự sống của tôithì đấy quả là một chuyện không thích thú gì và cũng không vui sướng gì chotôi. Nếu tôi cướp đi sự sống của người khác, thì đấy là chuyện không thích thúgì và cũng không vui sướng gì cho người ấy, bởi vì hắn không muốn người ta giếthắn, và hắn rất thích được hân hoan và kinh sợ đớn đau. Vì thế, nếu một việckhông thích thú gì và cũng không vui sướng gì cho tôi thì đấy cũng là một việckhông thích thú gì và cũng không vui sướng gì cho bất cứ một người nào khác. Vậythì nếu đấy là một việc không thích thú gì và cũng không vui sướng gì cho tôi,thì tại sao tôi lại bắt người khác phải chịu như thế?"

Tómlại là nếu hắn biết nghĩ như thế thì hắn sẽ tránh không giết hại các chúng sinhkhác. Hắn khuyên bảo người khác cố tránh không được giết hại chúng sinh. Hắnnói lên việc ấy và cổ vũ việc cấm đoán ấy"(Kinh Veludvâreyya Sutta, Samyutta-Nikaya, XI.1.7).

Những gì trình bày trên đây cũng tươngđương với một số các "giới luật cấm đoán" khác: "Nếu có một người cố tình lấy cắp một vật nào đó của tôi và tôikhông hề cho hắn, thì đấy là một việc không thích thú gì và cũng không vui sướnggì cho tôi"... Vì thế hắn tránh không lấy vật gì mà người ta không cho hắn.'Nếu có một người giao du tính dục với các người vợ của tôi, thì đấy là một việckhông thích thú gì và cũng không vui sướng gì cho tôi'... Vì thế hắn tránhkhông phạm vào việc tính dục bất chính. 'Nếu có một người nói dối làm tổn hại đếnsự an vui của tôi, vu khống để chia rẽ tôi và bạn bè của tôi, hắn luôn miệngnói với tôi những thứ vô tích sự, thì đấy là một việc không thích thú gì và cũngkhông vui sướng gì cho tôi'... Vì thế hắn tránh không nói dối, không nói nhữnglời vu khống, tránh những chuyện vô tích sự và những lời phù phiếm...".

Dầu sao đối với cấp bậc trên đây,người ta chưa có thể bảo rằng đấy là đã bắt đầu tu tập đúng theo "nền giáohuấn đặc thù của Đức Phật"!Bởi vì đấy chỉ là những gì giúp ý thức được cái xấu do các hành động thông thườngcủa ta tạo ra và hậu quả do những hành động ấy mang lại, tức là các " nghiệpxấu". Cũng không phải vì thế mà các thứ ấy tượng trưng cho một sự cấm đoánhay một phán lệnh phải tuân thủ một cách mù quáng, bởi vì hành động "tránh"đã xuất phát từ sự lý luận và suy nghĩ, và mỗi người đều có thể tự mình thực hiệnđược việc ấy. Ngoài ra vào cấp bậc này thì cũng chưa nhất thiết cần phải chủ độngvà giới hạn các loại "tư duy xấu" (trong tâmthức)... mà chỉ cần tránh không được phép làm các việc xấu (trong cuộc sống thường nhật), có nghĩa là không đượcthực thi các hành động có thể mang lại khổ đau cho người khác. Tóm lại không cầnphải là một Phật tử mới biết hành động như thế: đấy chỉ là thái độ hành xử đúngvới lương tri!

"Gieo trồng" hay "Làmviệc lành": đấy là cách luyện tập tâm thức

"Nên làm điều lành"(kusala) đấy là lời khuyên dạy giúp người Phật tử bước thẳng vào việc tu tập."Ngũ Giới" tự nó đã là một phép tu tập tâm linh đích thật:

"Tôixin hoàn toàn xả thân (samâdiyâmi)vào việc tu tập căn bản (sikkhâpadam)hầu không còn tìm thấy sự thích thú trongviệc...(veramanî).

Khi xướng lên những lời đó, người Phậttử tự hứa sẽ từ bỏ lối sống tầm thường trước đây của mình, một cuộc sống chỉ biếtchạy theo sự "thích thú". Sự chú tâm và động cơ thúc đẩy của người ấykhông còn hướng vào cái thế giới Ta-bà "tầm thường" này nữa: người ấyđã nhìn thấy các thứ hiểm nguy và hiểu được "những lợi ích của việc dứt bỏ"thế giới này (xin chú ý vào giai đoạn này người tu tậpđã vượt được cấp bậc tu giớitrên đâyvà đang bước vào giai đoạn tu định).

Vào cấp bậc này, không còn chuyện phảiquan tâm "tránh không được làm cho người khác phải..." mà phải dồn mọinỗ lực của mình để quan sát với một sự chú tâm cao độ vào các mục tiêu của mình:những thứ dục vọng nào đang phản ảnh trong từng cử chỉ của mình? Có phải tôi đanglà một món đồ chơi vô ý thức cho sự tham lam (lobha), sân hận (dosa), xao lãng (moha),tức là ba thứ Nọc độc của tâm thức hay không? Từng hành động trong cuộc sốngthường nhật của tôi (mỗi cử động, mỗi lời nói và mỗi tư duy) đều phải trở thànhmột đối tượng cho sự quan sát và cảnh giác của tôi:

- cầuxin cho sự tham lam biểu lộ bằng sựchiếm hữu của cải vật chất[giới luật thứ 2 (adinn'âdânâ): tức chiếm hữu nhữnggì người ta không cho mình], không còn xảyđến với tôi nữa.

- cầuxin cho sự thèm khát vô độ nhằm làm thỏa mãn các giác cảm của tôi - dù đấy là sựthèm khát tính dục, thăm ăn hay bất cứ những thứ "thích thú giác cảm"nào khác - bằng bất cứ cách nào, kể cả các cách khéo léo(khôn ngoan, kín đáo) nhất [giới luật thứ 3 (kâmesu micchâ-câra): tức các con đường"lệch lạc" (méo mó) của thích thú giáccảm], không còn xảy đến với tôi nữa.

- cầuxin cho sự ham thích nhằm nâng cao giá trị của mình bằng cách kể chuyện khôihài hay tài hùng biện của tôi[giới luật thứ 4 (musa-vâdâ): tức các lời nóikhông thích nghi], không còn xảy đến vớitôi nữa.

- cầuxin cho sự sân hậnphát lộ bằng bạolực đối với chúng sinh[giới luật thứ 1 (pânâtipâtâ): tức hành động bạo ngược đối với các chúng sinh hàm chứa sức sống] khôngcòn xảy đến với tôi nữa.

- cầuxin cho sự nói dối hay vu khống[giới luật thứ 4 (vasa-vâdâ): tức các lời nóikhông thích nghi], không còn xảy đến vớitôi nữa.

- cầuxin sự xao lãng(phân tâm) vì sửdụng các chất độc hại khiến tôi "đánh mất sự tự chủ"[giới luậtthứ 5 (surâ-meraya-majja): tức dùng rượu mạnh và các thức uống khác làm say sưatạo ra sự hoang mang], không còn xảy đến vớitôi nữa.

Những gì trên đây là cách "gieotrồng" trong tâm thức các hạt giống tốt của sự chú tâm và quán thấy. Nhữnggì "hữu hiệu" (kusala - điều lành) theo đúng với nguyên nghĩa của nólà những gì được thực thi bởi "một người hiểu biết", tức là một Phậttử đã từng được "học hỏi", đã từng được "nghe giảng" về nhữnglời giáo huấn của Đức Phật, biết quý trọng những lời giáo huấn ấy, biết ghi khắcnhững điều ấy trong tâm, biết đem ra để đối chiếu với các sự kiện bên ngoài, biếtnghiền ngẫm ý nghĩa và chấp nhận những lời giáo huấn ấy (cách trình bày này đượcdựa vào kinh Canki-sutta). Một ngườiPhật tử như thế sẽ tách ra khỏi đám nông dân được xem như "những người cònđầy tham vọng, ước mơ, dự kiến...". Người Phật tử ấy bắt đầu nhìn thấy sự íchlợi trong việc cố gắng "luyện tập, quán xét các sự kiện và phát động lòng hăngsay" (Kinh Canki-sutta).

Dầu sao thì sự hiểu biết đó (pannâ/prajnâ)vẫn còn rất là "thế tục", liên hệ đến cách suy nghĩ mang tính cách tríthức như: phán xét, cân nhắc, phân biệt..., tức là cách "tìm hiểu nguồn gốc"(đây cũng là nghĩa từ chương của chữpannâ/prajnâ - bát nhã) làm phát sinh ra các hành động của mình, và các động cơđích thật đã thúc đẩy mình, một cách "đúng như thế". Người Phật tử ấyluyện tập để không còn tự nhận diện mình là các hiện tượng ấy: "Cái này không phải là tôi, không phải cáicủa tôi, không phải cái 'Ngã' của tôi", bởi vì đấy chỉ là các tư duynhư thế, các hành động như thế, các ngôn từ như thế, chúng chỉ là các hậu quảphát sinh từ nhiều điều kiện đã có từ trước (kamma/karma, nghiệp), liên kết vớinhau để hình thành, sở dĩ những thứ ấy phát hiện trở lại chỉ vì chính mình khôngđủ sức phát huy được sự cảnh giác và quán thấy...

Luyện tập bằng cách tuân thủ "cácgiới luật" (ngũ giới) như trên đây mộtcách toàn vẹn và hoàn hảo vượt hẳn lên trên tính cách đơn giản của "nhữnggiới cấm" (tức không được phạm vào việc này hay việc nọ...) mà rõ ràng đấylà "sự phát huy" (bhavanâ) những phẩm tính của tâm thức mà trước đâyta không hề chú ý đến chúng. Đấy là cách "thiền định" ("meditation")bằng hành động (xin chú ý là chữ "thiền định" -"meditation" - trong trường hợp này phải được đặt giữa hai ngoặckép...), bởi vì cách "thiền định" ấy được đem áp dụng vào các "hànhđộng" của tôi trong cuộc sống thường nhật. Cách "thiền định" đó còncó thể vượt xa hơn cả giai đoạn chuẩn bị (sơ khởi)cho việc luyện tập bằng tư thế ngồi tĩnh lặng, bởi vì cách "thiền định"tích cực (bằng hành động) có thể tạo ra những ảnhhưởng tác động thật sâu vào cuộc sống thường nhật: có nghĩa là các giới luật khiđã được hiểu chính xác và đem ra áp dụng đúng đắn sẽ là một cách phát huy tâmthức vượt xa hơn cả phép luyện tập bằng cách ngồi yên một chỗ..., và đấy cũnglà một cách phát lộ trong từng giây phút một (tức mangtính cách liên tục không như cách thiền định chỉ thực hiện trong những lúc ngồiyên) sự dấn thân của ta trên Con Đường Trung Đạo - giúp cho ta tránh khỏiphải "lang thang" như một người mù trong thế giới ta-bà này [danh từ samsâra(ta-bà) phát xuất từ động từ samsarativà nguyên nghĩa của chữ này làđi hay bước mà không biết là mình đang bước đi đâu].

"Tưới" hay "Tinh khiết hóatâm thức": đấy là cách luyện tập trí tuệ

Trong giai đoạn cuối cùng người Phậttử phải nỗ lực và kiên trì "tinh khiết hóa tâm thức" mình. Tuy nhiênđấy cũng chỉ tương tự như trường hợp của người nông dân tuy chăm lo vun xới thửaruộng của mình thế nhưng không "có mộtquyền lực nào hay một sức mạnh nào [để bảo rằng]: 'Những gì tôi gieo trồng phảimọc lên trong ngày hôm nay, phải đơm hạt vào ngày mai, và phải chín vào ngàyhôm sau...". Người Phật tử tuy nỗ lực và kiên trì thế nhưng không phảivì thế mà có ngay một quyền lực hay sức mạnh nào [để bảo rằng]: "Bằng sự buông xả (tức không bám víu)tâm thức tôi phải được tẩy uế khỏi mọi ô nhiễm vào ngày hôm nay, ngàymai hay ngày hôm sau". Phải đủ thời gian cần thiết để tâm thức có thểloại bỏ được mọi ô nhiễm".

"Mộtngười nhờ vào sự tập luyện kiên trì về phép buông xả, thì một ngày nào đó sẽ"tự mình quán nhận được hiện thực trong một cấp bậc cao thâm nhất, người ấynhờ vào sự hiểu biết có thể đi sâu vào từng khía cạnh của hiện thực và nhìn thấyđược chính nó. Tuy nhiên, ngay cả trong cấp bậc này, dù đã phát lộ được sự hiểubiết - hay sự nhận thức - về hiện thực, thế nhưng vẫn chưa đạt được sự thực hiệnhiệu quả (trực tiếp)về hiện thực (...). Sự thực hiện về hiện thực chỉ có thể đạt được bằngcách lập đi lập lại, phát huy và luyện tập kiên trì quá trình tu tập như trênđây"(Kinh Canki-sutta).

Sự thực hiện đó chỉ xảy ra "khinào thời gian đã đến" và được gọi là "Mở mắt để nhìn thấy Đạo Pháp"(tức nhìn thấy hiện thực) hay còn gọi là"Bước vào Dòng Chảy" (có nghĩa là đạt được sựhiểu biết về bản chất của hiện thực "là như thế", tức bước vào sự hiểubiết siêu việt về bản chất đích thật của các vật thể). Sự thực hiện ấy sẽ biến một Phật tử bình dị trở thànhmột Phật tử Cao Quý (ariya/arya - thánh nhân). Người ấy đạt được một sự hiểu biết"siêu-thế-tục" tức trí tuệ (pannâ/prajnâ) đúng với ý nghĩa cao siêu nhấtcủa thuật ngữ này - tức không phải là sự vận hành đơn giản của lý trí giúp quánxét các xung năng của "nghiệp" - mà đúng hơn đấy là sự hiểu biết thậtsự về nguồn gốc của tất cả mọi hiện tượng: tức một tổng thể gồm các điều kiện (cơ duyên) luôn luôn biến động. Sự hiển lộ của thể dạnghiểu biết "siêu-thế-tục" đó sẽ phá vỡ "sự tin tưởng vào tính cáchcá thể" (cái Ngã) và giúp cho người Phật tửcó thể quả quyết rằng: "Cái nàykhông phải tôi, cái này không phải của tôi, cái này không phải cái"Ngã" của tôi". Bắt đầu từ đó, người Phật tử lại tiếp tục tậpluyện thêm bằng cách "lập đi lập lại, phát huy và thực hành quá trình đó",đúng theo những gì được nêu lên trong "Con Đường gồm Tám Nhánh (Bát Chánh Đạo) của những người Cao Quý".

"Ngũ giới" cũng được nói đếntrong Bát Chánh Đạo, thế nhưng lại được trình bày bằng ba tên gọi khác nhau là:hành động đúng, ngôn từ đúng và phương tiện sinh sống đúng (chánh nghiệp, chánh ngữ, chánh mệnh). Tĩnh từ "đúng"(samma/samuak - chánh) cũng được dùng để chỉ một vị Phật "hoàn toàn viên mãn"(samma/samyak-sambuddha, Tam Miệu Tam Phật Đà hay Chính đẳng Giác Phật). Tóm lạicấp bậc này vượt rất xa so với cách giữ giới chỉ gồm có việc "tránh" (tức "không được làm")..., hoặc với cáchquan sát các mưu tính (tác ý) trong tâm thức củamình...

Trong cấp bậc này, ta bắt đầu biết sốngvà ý thức được từng hành động mà mình thực thi và xem đấy là một cách phát lộ sựxả-bỏ (không bám víu), không-xác-định (không diễn đạt) gì cả xuyên qua từng hành động, ngôntừ và tư duy của mình. Trong từng khoảnh khắc một, "người biết luyện tập"luôn đem ra sử dụng sự chú tâm và sự quán thấy của mình, không còn để lại trongtâm thức một một khoảng trống nào (một chút sơ hở nào)khiến cho ảo giác có thể tạo ra sự "tin tưởng về các đặc tính cá thể"(cái Ngã). Và khi nào thời gian đã đến, thì sựthực hiện hữu hiệu về hiện thực sẽ hiển hiện ra. Đấy chính là sự Giải Thoát: tức"những gì phải thực hiện đã được thựchiện, không có gì còn lại để thực hiện nữa", cách phát biểu trên đây làdựa vào kinh sách. Và đấy cũng gọi là "tiếng rống của con sư tử", tứctiếng thét vang của người Phật tử khi nhận thấy mình không còn gì để phải luyệntập nữa, và từ đây mình đã trở thành "người không còn luyện tập gì nữa cả"(a-sekha)!

Vài lờighi chú

Trên phương diện "trình bày"thì chúng ta có thể nhận thấy bài viết gồm có hai phần. Phần thứ nhất cho biếtviệc tu tập Đạo Pháp gồm có hai khía cạnh: hoặc hướng vào tâm thức tức là phépthiền định bằng cách ngồi yên, hoặc hội nhập với thế giới này bằng cách giữ giới,quan sát và phân tích từng hành động thật nhỏ của mình. Trong phần thứ nhất nàytác giả cũng định nghĩa thêm về thiền định và cho thấy việc sử dụng một số thuậtngữ kém chính xác có thể tạo ra một vài khó khăn nào đó. Trong phần thứ hai thìbài viết nêu lên và giải thích về phép tu tập bằng hành động và sự thăng tiếntuần tự từng giai đoạn một của cách tu tập này.

Trên phương diện "kỹ thuật"thì tác giả không dựa vào kinh nghiệm cá nhân của mình mà chỉ trình bày thật khéoléo những gì nêu lên trong kinh sách, bằng những thuật ngữ trong kinh sách. Cáchtrình bày thật cô đọng, chính xác và hết sức uyên bác, khác hẳn với một số bàiviết và băng đĩa chỉ dựa vào một vài khái niệm sơ đẳng hoặc căn bản trong ĐạoPháp để khai triển "tràng giang đại hải" bằng những kinh nghiệm và hiểubiết cá nhân, phản ảnh ít nhiều cái Ngã của mỗi người, đấy là chưa nói đến nhữngvi phạm vào giới luật "chánh ngữ" dù chỉ là vô tình. Sau đó thì "kýtên", có khi còn kèm thêm cả chức vụ, bằng cấp làm "râu ria" đểtrang trí thêm cho cái tên của mình, và không hề ý thức rằng đối với một ngườiPhật tử chân chính thì ngay cả cái tên mà cha mẹ đặt ra cho mình dù có thật kêuđi nữa, thì cũng chẳng mang một ý nghĩa gì cả. Ký tên đôi khi cũng chỉ là một cáchnhận chịu trách nhiệm về những gì mình viết thế thôi. Bài viết trên đây tuy rấtuyên bác thế nhưng không thấy "ký tên" và chỉ được xem như một tài liệuhọc tập của Đại học Phật giáo Âu Châu.

Trên phương diện "nội dung",thì bài viết khai triển khía cạnh tu tập bằng hành động và cho thấy cách tu tậpnày cũng hữu hiệu ngang hàng như phép ngồi thiền, tất nhiên là với điều kiện phảithăng tiến tuần tự theo ba cấp bậc: tu giới, tu định và tu tuệ, tương tự như mộtngười nông dân chuẩn bị thửa ruộng, gieo trồng, chăm bón và gặt hái. Tuy nhiênbài viết cũng cảnh giác người tu tập không phải vì thế mà có thể bảo rằng: "...tâm thức tôi phải được tẩy uế khỏimọi ô nhiễm vào ngày hôm nay, ngày mai hay ngày hôm sau", cũng như ngườinông dân không có quyền lực hay sức mạnh nào để có thể bảo rằng: "Những gì tôi gieo trồng phải mọc lêntrong ngày hôm nay, phải đơm hạt vào ngày mai, và phải chín tới vào ngày hômsau...". Đấy cũng là cách mà bài viết nhắc nhở chúng ta một cách kín đáolà phải kiên trì, vì phép thiền định bằng hành động có thể đòi hỏi một thờigian tập luyện "lâu dài" hơn là phép thiền định bằng tư thế ngồi yên.

Dầu sao thì cứu cánh của Đạo Pháp lúcnào "cũng chỉ có một vị mặn duy nhất"đấy là sự Giải Thoát bằng Trí Tuệ. Dù luyện tập bằng cách ngồi yên hay bằng hànhđộng thì cũng đều phải đưa đến Trí Tuệ. Thật vậy chúng ta không nhìn hiện thực đúngvới bản chất của nó mà chúng ta chỉ nhìn hiện thực xuyên qua những xung năng vàdục vọng trong tâm thức của mình. Chúng ta có xu hướng phóng lên hiện thực và ápđặt cho hiện thực những ý đồ và tham vọng của mình, tức những gì phản ảnh tâmthần của chính mình. Do đó chúng ta nghĩ rằng đang nhìn thấy hiện thực, thế nhưngthật ra thì chúng ta chỉ nhìn thấy những ảo giác của hiện thực, nói cách khác làchúng ta nhìn thấy các tham vọng và bám víu cũng như sự ghét bỏ của mình và chođấy là hiện thực. Tóm lại chúng ta nhìn hiện thực dưới các góc cạnh khác nhaunhư thích thú, ghét bỏ, v.v.., thế nhưng hiện thực "là như thế", tự nókhông hàm chứa các đặc tính ấy, chúng ta cắt hiện thực ra làm nhiều mảnh và gáncho mỗi mảnh một đặc tính phù hợp với các xung năng và xu hướng trong tâm thứcmình.

Trí tuệ giúp chúng ta vượt lên trênnhững sự méo mó đó để nhìn thấy bản chất đích thật của mọi hiện tượng. Thực hiệnđược Trí Tuệ để quán thấy những thứ ấy một cách trực tiếp bằng trực giác là cứucánh của sự luyện tập, hoặc bằng phép thiền định ngồi yên hoặc bằng phép thiền địnhhành động. Xin mạn phép đưa ra một thí dụ đơn giản và cụ thể như sau, một ngườitu tập bước vào con đường đưa đến Trí Tuệ, người này có hai cách để xác định vịtrí cũng như các điểm chuẩn để định hướng cho mình trên con đường đó: hoặc nhìnsang bên phải để tìm các điểm chuẩn thiên nhiên chẳng hạn như núi đồi, cây cỏ,thung lũng, sông ngòi..., hoặc nhìn sang bên trái và dựa vào nhà cửa, chợ búa,cầu cống, xe cộ, người qua lại, sự sinh hoạt... để định hướng. Thế nhưng bằng cáchnày hay cách khác thì người tu tập cũng phải tìm thấy hướng mà mình phải bướctheo và tiến lên từng bước một để đến gần hơn với Trí Tuệ. Nếu sau một thờigian tu tập, có thể lâu hay mau, vài năm hay hàng chục năm, và khi nhìn sang bênmặt thì ta vẫn chỉ thấy toàn hùm beo, rắn rết, hố sâu và rừng rậm, hoặc nhìnsang bên trái thì cũng vẫn chỉ thấy các cảnh cướp giật, lường gạt, đâm chém, súngđạn, nhà cháy, cầu sập..., thì có nghĩa là chúng ta vẫn còn quẩn quanh và langthang trong thế giới ta-bà. Tập luyện bằng cách ngồi yên hay bằng hành động thìđều phải luôn nhìn lại xem mình có tiến được bước nào hay chưa, và xem mình đãcó đủ sức để gầm lên như một con sư tử hay không? Đấy là cách giúp cho một ngườitu tập ý thức được là mình có đi sai đường hay không.

Bures-Sur-Yvette,08.12.11
Hoang Phongchuyển ngữ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/01/2011(Xem: 8357)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ chủ trì Pháp Hội Karachakra tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 07 năm 2011. Pháp hội bao gồm các nghi thức chuẩn bị, trì tụng cho hòa bình thế giới, quán đảnh Thời Luân và các nghi lễ thiết lập và hủy mạn-đà-la Thời Luân bằng cát. Đây là một Pháp hội 12 năm mới tổ chức 1 lần ở Hoa Kỳ, dưới sự chủ trì của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhân dịp này, BBT TVHS xin giới thiệu hai bài viết về pháp hội này. Bài viết dưới đây của thầy thầy Thích Nguyên Tạng nói về pháp hội này diễn ra tại Tây Ban Nhavà một bài khác của thầy Thích Nguyên Hiền nói về pháp hội Karachkra tại Ấn Độ.
19/01/2011(Xem: 11075)
Những nguyên tắc sống của Đức Đạt Lai Lạt Ma
19/01/2011(Xem: 5833)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
19/01/2011(Xem: 7831)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
18/01/2011(Xem: 6788)
Một vị Bồ-tát đã viên mãn trong các hạnh nguyện, thì họ đủ khả năng tùy chuyển khắp các quốc độ, và tùy duyên ứng hiện trong các hành vi. Những nơi chốn của các vị Bồ-tát dù ở góc cạnh nào, cũng đều là tịnh độ, vì các Ngài không còn vướng kẹt trong tịnh - uế. Có chăng, chỉ là tâm thức của chúng sanh phân biệt, từ đó, đôi khi hiểu rằng trú xứ của các vị Đại Bồ-tát đang nằm ở đâu đó trên không trung, vượt cao và xa hơn cảnh giới Ta-bà mà chúng sanh đang sống. Thật sự, các Ngài đang ở ngay trong lòng cuộc sống của chúng sanh, ở trong từng mỗi niệm khởi, do vậy bất cứ nơi đâu còn có sự khổ đau và bất an, uy hiếp và thao túng, thì nguyện hạnh của các Ngài chính là vận tốc để hiện hữu phân hành - kiến tạo bình an.
17/01/2011(Xem: 9241)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
17/01/2011(Xem: 13647)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình an và hạnh phúc.
16/01/2011(Xem: 11454)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
16/01/2011(Xem: 4499)
Ra đồng cuốc đất, giở cuốc lên cuốc xuống, làm mệt đứng chống cuốc thở, ngó trời ngó mây chơi. Còn mình ngồi đó, một giờ hai giờ có dám nghỉ đâu. Lúc nào cũng phải dòm chừng, hết chú này tới chú khác trồi lên liên miên. Một hai giờ đồng hồ không nghỉ chút nào hết.
15/01/2011(Xem: 4343)
Còn mấy hôm nữa là 30 tết; Mọi người tất bật, nhà nhà chộn rộn, quét dọn, sắm sửa. Từ Thành phố đến thôn quê, xe cộ nhộn nhịp như mắc cửi. Anh chị em nhà nó, mỗi đứa một nơi, nét mặt vẫn hồn nhiên vô tư cứ như lúc còn ở chung nhà với bố mẹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567