Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Buông Bỏ Chấp Trước Mới Thoát Khỏi Luân Hồi

24/11/201122:28(Xem: 6811)
Buông Bỏ Chấp Trước Mới Thoát Khỏi Luân Hồi

BUÔNG BỎ CHẤP TRƯỚC MỚI THOÁT KHỎI LUÂN HỒI
HT. Tịnh Không

tinhkhong-00123Xin chào các vị pháp sư, các vị đồng tu! Chúc các vị năm mới an lạc!

Năm nay cũng là một năm rất hy hữu khó được. Tôi nhận lời mời đến Cang Sơn, Nhật Bản tham dự hội nghị của Liên Hiệp Quốc, một hội nghị mười năm giáo dục liên tục. Ngay đêm giao thừa tôi đã đến Nhật Bản, cho nên năm nay ăn tết truyền thống của chúng ta ở Nhật Bản. Tham dự hội nghị lần này, xem thấy có một số người hảo tâm phía Nhật Bản, họ rất là nhiệt tâm đối với hòa bình, luôn tận tâm tận lực, hy vọng xã hội có thể được an định, thế giới có thể được hòa bình. Người tham dự hội nghị lần này tuy là không nhiều, họ đến từ rất nhiều quốc gia khu vực khác. Nhữngngười này hiện tại có thể nói họ đều là người tốt, thảo luận rất nhiều,thế nhưng làm thế nào để thực tiễn? Đó là một vấn đề. Tháng bảy năm ngoái, tôi tham dự hội nghị hòa bình của Liên Hiệp Quốc ở Băng Cốc, cảm xúc của tôi rất sâu sắc. Tần suất động loạn của thế giới mỗi năm mỗi caohơn, tai hại mỗi năm mỗi nghiêm trọng hơn. Làm thế nào thực tiễn [xã hội an định, thế giới hòa bình]? Đây chỉ là chuyển đổi một ý niệm, nếu như họ không chuyển được thì mãi mãi không thể thực hiện. Cho nên vấn đềnày vô cùng khó khăn, ai có thể buông bỏ tự tư tự lợi? Cội gốc của động loạn là do tự tư tự lợi mà ra, không thể buông bỏ tự tư tự lợi thì không thể mỗi niệm vì xã hội, vì tất cả chúng sanh mà tạo phước, do đó hội nghị này sẽ không cách gì thực hiện. Không những là những nhân sĩ thông thường trong xã hội, mà bao gồm tất cả các tôn giáo trên thế giới cũng đều như vậy.

Tôn giáo bị suy yếu rồi, việc này mọi người đều thấy rõ, không chỉ Phật giáo suy yếu, Đạo giáo cũng suy, ở Trung Quốc, Nho giáo cũng suy luôn. Lại tỉ mỉ quan sát toàn thế giới, không một tôn giáo nào là ngoại lệ, hình thức của tôn giáo thì vẫn còn lưu giữ, thực chất của tôn giáo thì không còn thấy nữa. Ở Đài Loan các vị đều đã biết, mỗi một đạo tràngcủa Phật giáo, mỗi một chùa chiền đều không đoàn kết, một nhà với nhau cũng không đoàn kết, thậm chí đến ở chung trong một tự viện, chúng ở nhiều rồi thì chia bè chia phái. Người xưa Trung Quốc thường nói “gia hòa vạn sự hưng”. Hai người ở chung một chùa mà cũng gây lộn, cũng bất hòa thì làm sao Phật pháp có thể hưng thạnh được? Phật giáo đã như vậy, các tôn giáo khác cũng không ngoại lệ, cho nên gọi là loạn thế, thế giớiđại loạn. Từ xưa đến giờ chưa từng xảy ra việc này, nguyên nhân gì tạo ra vậy? Do giáo dục tạo thành, cũng chính là chúng ta đã xem thường giáodục, không những là một đời này của chúng ta, mà đời trước của chúng ta, một đời trước chúng ta nữa, chí ít có thể truy ngược về ba, bốn đời trước đã xem thường giáo dục.

Các tổ tiên Trung Quốc đối với việc này biết được rất rõ ràng, rất thấu triệt. Cổ thánh tiên hiền Trung Quốc giáo dục người sau, theo lịch sử mà nói, chí ít có thể truy ngược về 5000 năm trước, có văn tự ghi chép “Nghiêu Thuấn Vũ Thương”, Nghiêu Thuấn cách chúng ta ngày nay 4500 năm. Người xưa Trung Quốc không ai không xem trọng giáo dục. Khi trào nhà Hán lập quốc, chính sách của quốc gia có tám chữ “ Dựng nước an dân,giáo dục làm đầu”, cho nên Trung Quốc dùng cái gì để trị quốc? Dùng giáo dục, “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, hoàn toàn dùng giáo dục, do đó có hơn 2000 năm thống nhất, không hề phân chia. Việc nàyngay đến người ngoại quốc cũng khen ngợi. Chúng ta hôm nay ở đất nước Nhật Bản này, xem ghi chép buổi nói chuyện của Tiến sĩ Thang Ân Tỷ của nước Anh cùng với đại tác gia của Nhật Bản, chúng ta ở Đài Loan xem đượcbản dịch sang Trung văn. Thang Ân Tỷ rất tán thán Trung Quốc, cho rằng chân thật có thể ảnh hưởng đến thế kỷ 21 là Trung Quốc. Lời nói này chúng ta phải ghi nhớ, không phải chánh trị của Trung Quốc, không phải vũ lực của Trung Quốc, cũng không phải là kinh tế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc, mà là văn hóa của Trung Quốc. Ai có thể làm theo văn hóa củaTrung Quốc, ai có thể phát huy văn hóa Trung Quốc thì người đó có thể lãnh đạo thế giới. Tầm nhìn của họ là từ nơi lịch sử mà đưa ra phán đoánnày.

Văn hóa Trung Quốc là gì? Chính là luân lý đạo đức. Luân lý là dạy cách quan hệ giữa người và người, người hiện tại không hiểu, không biết quan hệ giữa người và người thì gọi là loạn luân. Luân lý là đạo, vâng giữ luân lý là đức. Vào mấy năm gần đây tôi giảng về đạo đức. Cái gì là đạo? Cái gì là đức? Người thông thường giảng nói đạo đức nói được rất hay, nhưng chúng ta không dễ gì nghe hiểu, tôi nói được rất đơn giản. Đạo chính là pháp tắc vận hành của đại tự nhiên, tùy thuận pháp tắc tự nhiên thì gọi là đức, nếu như trái phạm thì tai nạn liền đến. Tôi thườnghay nhắc nhở các đồng tu là đạo ở chỗ nào? Đạo chính ngay ở chính thân mình. Bạn tỉ mỉ mà quan sát cái thân thể này của chúng ta, cái thân thể này là tự nhiên sanh thành, cha mẹ sanh ra con cái, sanh ra đứa trẻ, tuyệt nhiên không có cái ý muốn đứa nhỏ phải nên làm như thế nào đó, không có cái ý muốn đứa bé có ba con mắt hoặc phải có ba lỗ tai, không hề có cái ý như vậy. Họ đều thuận theo tự nhiên, đó là phép tắc của tự nhiên, là đạo, cho nên là thiên nhiên, không hề có cái ý nào trong đó. Nếu thêm một tí ý gì trong đó thì đạo liền bị phá vỡ.

Thánh nhân dạy bảo chúng ta, đạo ở ngay trong nhân luân, phát khởi ngay nơi vợ chồng, cho nên kết hợp của vợ chồng là hiện tượng của tự nhiên, đó là đạo. Có vợ chồng thì sau mới có cha con, có anh em, có quầnthần, có bè bạn. Đây là đã đem nhân luân nói ra hết rồi, không ngoài năm loại lớn này, đó là đạo. Cho nên gốc của đạo là ở hiếu thân, ở tôn sư. Người Trung Quốc nói đức là “hiếu để trung tín, lễ nghĩa liêm khiết,nhân ái hòa bình”. Mười hai chữ này không phải do người nào phát minh, không phải do người nào sáng lập, mà là đạo lý tự nhiên. Mười hai chữ này là thiên tính của mỗi một người, không có người nào là không đầy đủ,tại vì sao đến bây giờ bạn lại quên hết? Bạn đã mê mất tự tánh, nhà Phật thường nói “đem cái tính đức hoàn mỹ nguyên bổn của chính bạn thảy đều quên mất hết”. Tư tưởng hành vi của bạn hoàn toàn trái ngược với tánh đức của bạn thì tai hại liền đến. Chúng ta đem luân lý đạo đức xã hội hiện nay ra mà đối chiếu thì thấy, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm hoàn toàn trái ngược với tánh đức, trái ngược đến 180 độ, như vậy thì thế giới này làm sao mà không động loạn chứ?

Tai nạn nghiêm trọng nhất, như người phương tây đã nói là “ngày tàn của thế giới”. Chúng ta cũng đã từng xem thấy, có rất nhiều lời tiên đoán cổ xưa của ngoại quốc, của Trung Quốc nói ngày tàn thế giới chính là ngay hiện tại. Năm trước tôi ở Singapore. Singapore có một vị viện trưởng Viện Thần Học, ông rất cảm khái mà nói ra một câu, ông nói, ngày tàn thế giới rõ ràng là năm 1999, năm 2000, vì sao lại không xảy ra? Kỳ lạ thật! Không sai, đích thực là ở năm 2000. Nhưng vì sao không xảy ra? Bởi vì tiên đoán năm 2000 này người của toàn thế giới đều biết, nên từ năm 1999 đến năm 2000 các tín đồ của toàn thế giới ngày ngày cầu nguyện,sự cầu nguyện này đã có hiệu quả, không phải không có nguyên nhân, cho nên tai nạn này bị kéo chậm lại, kéo giãn ra, không phải không có, chỉ chậm lại thôi. Nếu như có thể giữ được tâm chân thành cầu nguyện này, vĩnh viễn không gián đoạn thì tai nạn này có thể được hóa giải, sẽ khôngcó. Thế nhưng trải qua hai năm rồi, mọi người đều nói đó là mê tín, làmgì có việc này, không phải đã bình an trải qua rồi hay sao? Thế là tạo tác tội nghiệp, càng làm cho tệ hại hơn, sẽ nghiêm trọng hơn, nguy hiểm hơn so với trước nhiều, vậy thì không còn cách nào. Việc này chúng ta chính mình phải biết.

Cho nên có rất nhiều đồng tu đến hỏi tôi, tôi nói với mọi người khôngnên sợ tai nạn, con người có sanh thì ắt có tử, sanh tử là đạo, đó là hiện tượng tự nhiên, trong kinh Phật nói chúng sanh hữu tình có sanh lão bệnh tử, chúng sanh vô tình có sanh trụ dị diệt, ngay đến tinh cầu cũng có thành trụ hoại không, đó là hiện tượng tự nhiên, đó là đạo. Phậtnói được rõ ràng nguyên nhân gì chi phối cái hiện tượng này? Phật nói đó là nghiệp lực, nghiệp lực của chúng sanh, nguyện lực của Phật Bồ Tát khiến cho thế giới này sanh diệt không trụ, mãi mãi đều ở luân hồi, hữu tình thế gian luân hồi, bỏ thế gian cũng ở luân hồi, tinh cầu thành trụ hoại không cũng là luân hồi. “Không” là hủy diệt, chính là ngày tàn, “thành” chính là lại bắt đầu, cho nên tinh cầu tinh hệ của vũ trụ cũng là đang luân hồi, nhưng thời gian của nó dài, thọ mạng của chúng ta ngắn, chúng ta không thấy được. Thế nhưng hiện tại khoa học dùng rất nhiều máy móc để trắc nghiệm, đã hiểu rõ được hiện tượng này. Đã là hiệntượng tự nhiên thì là bình thường, cho nên sanh không có gì đáng để vuimừng, tử cũng không có gì phải lo sợ.

Trong Phật pháp dạy bảo chúng ta một việc quan trọng nhất mà một chúng sanh hữu tình đời đời kiếp kiếp đều đang học tập, cho nên phàm phuthành Phật phải trải qua vô lượng kiếp. Nói là ba A Tăng Kỳ kiếp không phải nói với chúng ta, đó là nói với pháp thân Bồ Tát. Pháp thân Bồ Tát phá một phẩm vô minh, chứng một phần pháp thân là Đại thừa Viên giáo Sơ trụ Bồ Tát. Tính từ ngày họ chứng được sơ trụ đến chứng được quả Phật cứu cánh viên mãn cần phải trải qua ba A Tăng Kỳ kiếp, trước khi chưa chứng được viên sơ trụ thì không tính, nếu như thêm vào trước đó thì vô lượng kiếp. Vì sao phía trước không tính vậy? Vì trước đó tiến thoái liên tục, tiến thì ít, thoái thì nhiều, mức độ thoái chuyển rất lớn, đếnđược sơ trụ trở lên thì có thể nói chỉ có tiến không có lùi. Vì sao họ thoái vậy? Thoái là dừng lại, không tiến thì gọi là thoái, giống như chúng ta đi học vậy, bị lưu ban, lưu ban chính là thoái, cho nên thời gian ba A Tăng Kỳ kiếp là xác định đời đời kiếp kiếp không ngừng học tập. Học tập tương ưng với tánh đức chính là nâng lên, trái với tánh đứcthì hướng đến đọa lạc, sự việc chính là như vậy.

Nhà nho nói Luân Thường Đạo Đức, bạn tỉ mỉ mà quan sát thì sẽ thấy tôn giáo nào cũng đều nói, đều không có ngoại lệ. Trong luân thường đạo đức, quan trọng nhất, căn bản của căn bản chính là hiếu thân tôn sư. Bạnxem, câu đầu tiên trong Tịnh nghiệp Tam Phước là “ Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng”. Chúng ta phải chăm chỉ mà làm, phải nỗ lực mà học tập. Trong mấy năm gần đây, tôi tiếp xúc với rất nhiều người lên đồng, không phải tôi đi tìm họ, mà là họ đến tìm tôi. Thầy Giang vẽ Địa Ngục Biến Tướng Đồ là do Thổ Địa đến yêu cầu, bức vẽ này thành công. Hôm qua Thầy Giang nói với tôi, ông ở Âu Châu thấy một giấc mộng, mộng thấy Bồ Tát Địa Tạng từ Âu Châu trở về đến Đài Loan, lại mộng thấy hai lần nữa, trước sau mộng thấy ba lần. Lần sau cùng nhất là mộng thấy Bồ Tát Địa Tạng triệu tập Thập Điện Diêm Vương, rất nhiều quỷ vương, Thổ Địa. Bồ Tát Địa Tạng dường như mở đại hội chúc mừng gì đó. Ông gọi điện nói với tôi, tôi nói họ làm lễ chúc mừng Địa Ngục Biến Tướng Đồ của ông hoàn thành. Thổ Địa cũng tiết lộ cho tôi một tin, nói cái nhân của kiếp nạn thế gian này là tám chữ: “bất hiếu cha mẹ, không kính tổ tiên”. Tôi nghĩlại rất có đạo lý. Hiện tại cho dù là người Trung Quốc hay là người ngoại quốc, có mấy người hiếu cha mẹ kính tổ tiên? Cái tội này đáng phảiđọa Địa ngục.

Có một đồng tu đến hỏi tôi, họ hỏi, những lời nói của quỷ thần có nêntin hay không? Tôi liền nói với họ, bạn tỉ mỉ mà tư duy, lời của quỷ thần nói là gì? Nếu lời của họ nói đúng lý đúng pháp, chúng ta có thể nghe, nếu nói không đúng như lý như pháp thì không nên nghe. Việc này phải có trí tuệ, nếu như bạn không có trí tuệ, bạn mê vào lời nói của quỷ thần thì bạn bị họ bởn cợt, như vậy thì bạn đã sai rồi. Trong việc này họ nói hợp tình hợp lý, có đạo lý, không có mê tín. Con người nếu không hiếu cha mẹ, không kính tổ tiên thì bất cứ việc xấu nào họ cũng dám làm. Một người hiếu cha mẹ, kính tổ tiên thì không những là lời nói việc làm mà khởi tâm động niệm họ đều nghĩ rằng, nếu như việc này ta làmmà không đúng pháp thì có lỗi với cha mẹ, làm tổ tiên xấu hổ thì họ sẽ không dám làm. Hiện tại là gì? Hiện tại không có loại giáo dục này nữa. Tuổi tác của tôi như vầy, ở nơi nông thôn của Trung Quốc Đại Lục, lúc nhỏ sáu, bảy tuổi còn tiếp xúc được những giáo dục của người xưa, thời gian tôi tiếp nhận chỉ có khoảng nửa năm, về sau đã biến thành trường học nên không còn nũa. Đây thật là đem phế bỏ cái căn bản mấy ngàn năm của dân tộc quốc gia, cho nên tai nạn này nhất định không thể tránh khỏi.

Chúng ta cũng không cần phải suy nghĩ đi tìm chỗ nào để tránh, không cần phải suy nghĩ chỗ nào là tốt. Tai nạn đến rồi, nếu muốn đi thì chúngta nên nghĩ là chúng ta làm thế nào có thể vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc. Thời gian rất là bức bách, cho nên cái tâm cầu sanh Tịnh Độ phải khẩn thiết, phải chân thật buông bỏ.Phàm hễ là người niệm Phật không thể vãng sanh, đều là do không buông bỏ. Chỉ cần có một việc không thể buông bỏ thì bạn không thể vãng sanh, vì vậy mọi thứ đều phải buông bỏ, thế giới này không có cái gì đáng lưu luyến cả. Người trên thế giới này bạn có bằng lòng ở chung với họ không?Thế giới Tây Phương Cực Lạc đều là bậc thượng thiện đến ở một nơi. Thượng thiện, chú giải của tổ sư đại đức rất hay, thượng thiện là chỉ người nào vậy? Là chỉ Đẳng Giác Bồ Tát, gọi là thượng thiện. Vì sao chúng ta không cùng ở chung với Phật Bồ Tát? Ở chung với Phật Bồ Tát thìchính mình tu học thành tựu rất nhanh. Cho nên thế gian này, không luậnlà thuận cảnh thiện duyên, ác cảnh nghịch duyên thảy đều không nên để ởtrong lòng.

Chúng ta một lòng một dạ cầu sanh Tịnh Độ, dưỡng cái tâm thuần thiện thuần tịnh của chính mình, vậy thì đúng.Thuầntịnh thuần thiện niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ thì không ai là không vãng sanh. Xưa nay tổ sư đã nói, pháp môn này vạn người tu vạn người vãng sanh, then chốt chính là phải chân thật buông bỏ, tất cả đều buông bỏ hết, với tất cả người sự việc sự vật không nên có sự đối lập, không nên có tranh chấp nữa. Chỉ cần bạn còn có đối lập với người sự việc sự vật, còn có mâu thuẫn, chính là chướng ngại chính mình vãng sanh, chính là lại đem chính mình kéo vào ba đường ác, người khác sẽ không bị hại, người bị hại là chính mình, cái đạo lý này phải nên hiểu. Chân tướng sự thật phải rõ ràng, phải thông suốt.

Giáo học của Phật pháp chính là dạy chúng ta giác ngộ. Giáo dục của Phật Đà, giáo dục của thánh nhân, thậm chí đến giáo dục của tất cả thần thánh tôn giáo thế gian đều khẳng định “tánh người vốn thiện”. Người Trung Quốc chúng ta dạy các bạn nhỏ, câu thứ nhất trong Tam Tự kinh là “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện”, đó là bổn tánh của bạn, bổn tánh của tất cả chúng sanh thảy đều là lương thiện, đều là chí thiện. Phật Bồ Tát nóivới chúng ta, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, do đó Phật Bồ Tát thấy tất cả chúng sanh đều là Phật Bồ Tát, không phải nói Phật vị lai. Phật vị lai là nói cho chúng ta nghe trong Hoa Nghiêm, Viên Giác, Phật đã nói tất cả chúng sanh vốn dĩ thành Phật, không phải nói vị lai. Vốn dĩ thành Phật, lời nói này là thật, một tí cũng không giả. Chúng ta xem trong kinh Lăng Nghiêm, đặc biệt là chú giải của Đại sư Giao Quang trongChánh Mạch Sớ nói rất rõ ràng là “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”. Phật tánh chính là Phật. Phật tánh ở đâu vậy? Cái gọi là “lục căn môn đầu, phóng quang động địa”, thân thể có sanh diệt, tự tánh không sanh không diệt, thân thể có hình tướng, tự tánh không có hình tướng, nó không phải vật chất. Tự tánh ở đâu vậy? Khắp hư không, cùng pháp giới, đó là chân thật chính mình. Bản năng của tự tánh có kiến văn giác tri, kiến văn giác tri là bản năng, đầy đủ vô lượng vô biên thiện đức, cho nên Đức cùng Năng đều là tự tánh vốn dĩ đầy đủ, không phải từ bên ngoài đến, chỉ là hiện tại chúng ta mê mất đi tự tánh nên bản năng đều đang khởi tác dụng. Khởi tác dụng mà không biết nên đã dùng sai, dùng sai rồithì làm cho vạn đức vạn năng của chính mình biến thành vô lượng vô biênphiền não, biến thành vô lượng vô biên nghiệp chướng, sự việc chính là như vậy. Cho nên giáo học của Phật không gì khác hơn là làm cho chúng tahồi phục lại tự tánh mà thôi, việc này chúng ta chân thật phải hiểu.

Phật nói với chúng ta, chúng ta mở to mắt mà nhìn, cái niệm thấy đầu tiên là tự tánh, gọi là kiến tánh. Kiến tánh thấy là pháp tánh, thế nhưng thế nào vậy? Cái niệm thứ hai thì biến đổi rồi, cái niệm thứ hai thì đem kiến tánh biến thành nhãn thức, đem sắc tánh bên ngoài biến thành sắc trần, cho nên cái niệm thứ nhất là duy tâm sở hiện, cái niệm thứ hai là duy thức sở biến. Khoảng cách giữa niệm thứ nhất và niệm thứ hai, chúng ta không cách gì tính được, đích thực là vạn ức lần trong mộtgiây, tốc độ quá nhanh. Chư Phật Bồ Tát, pháp thân Bồ Tát, các ngài không giống như chúng ta, các ngài chính là giữ được niệm thứ nhất này vĩnh viễn là niệm đầu tiên, không hề rơi vào niệm thứ hai, đó chính là pháp thân Bồ Tát, đó chính là chư Phật Như Lai. Rơi vào trong niệm thứ hai chính là phàm phu, liền biến thành mười pháp giới. Chúng ta không thể không biết được đạo lý này, không thể không biết chân tướng sự thật này, sau đó mới khẳng định, tất cả chúng sanh vốn dĩ thành Phật. Hiện tại thế nào vậy? Hiện tại là đang mê hoặc điên đảo, tuy là mê hoặc điên đảo, bạn tạo nghiệp phải thọ báo, bạn ở trong địa ngục phải chịu vô lượng vô biên khổ sở, thế nhưng bạn vẫn là một vị Phật. Cũng giống như bạn thấy ác mộng vậy, tuy là bạn đang thấy ác mộng, khổ không nói ra lời, biết bạn nhất định sẽ tỉnh lại, cho nên ánh mắt của Phật xem thấy tất cả chúng sanh là Phật, tôn kính đối với tất cả chúng sanh, nhất địnhkhông có phân biệt, không có chấp trước.

Cho nên nếu chúng ta đối với tất cả người, tất cả việc, tất cả vật, chỉ cần có phân biệt, chỉ cần có chấp trước thì bạn cần phải biết là bạnđã mê rất là nghiêm trọng. Bạn tạo nghiệp sẽ làm cho bạn đọa lạc, bạn không có cách gì thoát khỏi sáu nẻo luân hồi. Làm thế nào thoát khỏi luân hồi đây? Bạn đối với tất cả người sự vật, tận khả năng không nên chấp trước nữa. Nếu như quả thật đối với tất cả người sự vật, thế xuất thế gian bạn không còn chấp trước nữa, thì bạn siêu việt sáu cõi luân hồi, sáu cõi không còn nữa. Nếu như không phân biệt thì mười pháp giới cũng không còn. Pháp giới bốn thánh gồm Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật trong mười pháp giới, các ngài còn có phân biệt, nhưng các ngài không còn chấp trước. Chỉ cần có một chút chấp trước, thì bạn nhất định không thể ra khỏi sáu cõi, vậy chúng ta hà tất chấp trước làm gì? Chấp trước, người khác không bị thiệt, chính mình bị thiệt rất lớn, phân biệtchấp trước đều là chính mình bị thiệt, không có liên quan gì với người khác.

Cho nên tôi học Phật, thực tế mà nói gặp được duyên may, vị thầy thứ nhất của tôi là đại sư Chương Gia, ngày đầu tiên ngài dạy tôi “nhìn thấu, buông bỏ”. Nhìn thấu, buông bỏ chính là bí quyết tu hành chứng quảcủa tất cả chư Phật. Buông bỏ giúp mình nhìn thấu, nhìn thấu giúp mình buông bỏ. Buông bỏ vọng tưởng, buông bỏ phân biệt, buông bỏ chấp trước. Nhìn thấu là trí tuệ, trí tuệ của bạn liền khai, bạn liền thông đạt tường tận, rõ ràng thông suốt tất cả các pháp là nhìn thấu. Cho nên nhình thấu và buông bỏ tương trợ lẫn nhau, nhìn thấu giúp chúng ta buôngbỏ, buông bỏ giúp chúng ta nhìn thấu. Nếu như bạn không thể buông bỏ, thì bạn không cách gì nhìn thấu, hay nói cách khác, bạn không thể khai trí tuệ, bạn học có nhiều thứ hơn, nghiên cứu có nhiều hơn, trong Phật pháp gọi là Thế Trí Biện Thông. Thế Trí Biện Thông là sở tri chướng, bạnkhông thể buông bỏ là phiền não chướng, hai chướng này nhất định là chướng ngại trí tuệ Bát Nhã của tự tánh đức năng của bạn.

Tu hành là tu cái gì? Đơn giản nhất, then chốt nhất, chính là buông bỏ.Nhìnthấu không cần phải tu, buông bỏ thì bạn tự nhiên liền nhìn thấu, vì vậy chính là tu buông bỏ, ta phải buông bỏ không ngừng.Bồ Tát Di Lặc, đó là Bố Đại Hòa Thượng năm xưa còn ở đời. Bố Đại Hòa Thượng xuất hiện ở thời Nam Tống, cách với hiện tại chúng ta khoảng 800 năm, cùng thời với Nhạc Phi. Ngài xuất hiện ở Phụng Hóa Chiết Giang, quê hương củatổng thống Tưởng. Đó là một nhân vật truyền kỳ, không ai biết tên của ông, cũng không ai biết gia thế của ông, chỉ thấy một Hòa Thượng to mập như vậy ngày ngày đi hóa duyên ở bên ngoài, trên lưng có một bao vải to,cho nên người ta gọi ông là Hòa Thượng Túi Vải, trong Cao Tăng truyện cũng ghi là Hòa Thượng Túi Vải, cũng không ai biết được gia thế quốc tịch và tên thật của ông. Từng có người hỏi Phật pháp với ông, thỉnh giáo với ông Phật pháp là gì? Ông đem túi vải để xuống đất, duỗi hai tayra, một câu cũng không nói. Mọi người xem thấy, đây là buông bỏ, là buông bỏ. Sau khi buông bỏ thì làm sao? Ông vác túi vải lên rồi đi, không thèm để ý đến ai. Ông biểu thị cái ý gì vậy? “Buông xuống được, lấy lên được”, chính là trong kinh Kim Cang đã nói “ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”. Buông bỏ là ưng vô sở trụ, lấy lên là nhi sanh kỳ tâm. Lấylên cái gì vậy? Là giúp đỡ tất cả chúng sanh khổ nạn. Giúp đỡ tất cả chúng sanh khổ nạn, nhưng trong lòng chính mình không hề lưu lại một chút ấn tượng, đó là chân thật buông bỏ.Cho nên buông bỏ, các vị nhất định phải hiểu, không phải buông bỏ công việc, mà là buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Không có vọng tưởng phân biệt chấp trước, vì tất cả chúng sanh mà làm việc thì công việc của bạn làm sẽ rất nhanh, công việc của bạn sẽ không có cực nhọc. Vì sao vậy? Bạn đích thực đã khế nhập vào cảnh giới không có ta, không có người, không có chúng sanh, không có thọ giả. Một ngày bạn bận rộn đến 24 giờ, bạn có bị mệt không? Chúng ta sẽ bị mệt, vì sao vậy? Có ta, tôi đã làm rất nhiều việc tốt, tôi rất cực khổ, tôi rất mệt. Nếu như không có ta, máy móc kia nó không có ta, vận hành một ngày 24 giờ, vận hành mấy mươi năm không hề ngơi nghỉ, vì sao được vậy? Không có ta. Không có ta thì không có mệt mõi, thì không có chán ngán. Không mệt không ngán là thật không có ta.

Cô Dương Thục Phương năm trước đến Trường Xuân thăm viếng pháp sư Thường Huệ của chùa Bách Quốc Hưng Long. Pháp sư Thường Huệ bốn năm rồi không hề ngủ, tinh tấn niệm Phật, chỉ là một câu A Di Đà Phật. Ông đang bế quan, bốn năm không hề ngủ. Sau khi nhìn thấy cô thật là phục sát đất, nói với tôi là chùa Bách Quốc Hưng Long có khoảng hai, ba trăm người ở đó niệm Phật, ngày đêm 24 giờ không hề gián đoạn. Họ luân phiên với nhau, chỉ có một mình Thường Huệ pháp sư là 24 giờ không hề ngơi nghỉ. Bạn muốn hỏi, làm thế nào mới có thể đến được cảnh giới này? Khôngcó ta thì làm đến được, có ta thì không thể được. Một ngày ông ăn một bữa, không phải là người thông thường có thể so sánh, ông cũng là phàm phu tu thành, vấn đề là phải thật làm, thật tu. Chúng ta nói tu hành nhưng chúng ta tu cái gì? Tu phiền não. Phiền não tập khí chưa dứt, việckhông vừa ý nho nhỏ thì liền nổi giận, hợp với tâm mình thì liền sanh tâm hoan hỉ. Ngày ngày tu cái gì? Tu thất tình ngũ dục, việc này chính là trong Phật pháp thường nói “tâm luân hồi tạo nghiệp luân hồi”. Cũng là tu hành nhưng là tu sáu cõi, không phải tu Bồ Tát đạo, tu sáu cõi, tuba đường. Khởi tâm động niệm, lời nói việc làm, bạn xem trong mười phápgiới tương ưng với pháp giới nào thì tương lai bạn nhất định đến pháp giới đó, nó bày ra ngay trước mắt chúng ta mà.

Kinh không thể không đọc, đọc kinh, ngay đến quỷ thần đều nhắc nhở chúng ta phải tùy văn nhập quán, phải có thể khế nhập vào cảnh giới của kinh điển thì cái niệm này sẽ hữu dụng. Niệm rồi thì thế nào? Đem cái quan niệm của chính mình sửa đổi lại. Đọc một biến chính là một biến huân tu, đọc hai biến chính là hai biến huân tu. Tại vì sao không thể sửa lại? Huân tập quá ít, không đủ. Người chân thật có được thành tựu, con người đó, chúng ta tỉ mỉ mà quan sát xem, họ đều là rất dõng mãnh tinh tấn, họ huân tập không hề gián đọan. Huân tập thì có được sức định,họ có sức định rồi thì sức định này của họ có thể thay thế phiền não tập khí, chính là cái sức định này có thể vượt qua được sức mạnh của phiền não tập khí. Ngày nay chúng ta không thể chuyển đổi được phiền nãotập khí là vì sức huân tu của chúng ta quá yếu kém, không địch nổi phiền não tập khí, vì vậy không được gì cả. Chính là bởi vì như vậy, chonên tu hành mới cần đến vô lượng kiếp, nếu như có tiến không lùi thì khẳng định một đời thành tựu.

Trong kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử đã làm ra tấm gương cho chúng ta xem, một đời chứng được quả Phật cứu cánh viên mãn. Bạn xem quatham phỏng của Ngài, Ngài ở trong hội của Bồ Tát Văn Thù được Căn Bản Trí. Cái gì gọi là Căn Bản Trí? Nếu dùng thuật ngữ của Tịnh Độ chúng ta mà nói thì là “buông bỏ tất cả thân tâm thế giới”, đó gọi là Căn Bản Trí. Ở trong hội của Bồ Tát Văn Thù, Ngài làm được cái điểm này. Sau đó Ngài ra ngoài tham phỏng, bạn xem Ngài tham phỏng Tỳ Kheo Kiết Tường Vân, Ngài chứng được Viên Giáo Sơ Trụ. 53 lần tham phỏng, mỗi lần tham phỏng một vị thiện tri thức, địa vị của Ngài được nâng lên thêm một bậc.Bạn xem ở Hải Vân được Nhị Trụ, mãi lên đến Bồ Tát Phổ Hiền là lần thamphỏng thứ 53 thì được quả vị cứu cánh, một đời viên mãn thành công. Nguyên nhân gì vậy? “Tùy văn nhập quán”, họ học một bộ kinh thì liền vậndụng được toàn bộ bộ kinh đó. Ngày nay chúng ta học là học văn tự, ý nghĩa cảnh giới bên trong thì hoàn toàn không liên quan gì với chúng ta,cũng không hiểu được học tập, chúng ta chịu thiệt ngay chỗ này. Cho nênhy vọng đồng tu Tịnh Tông chúng ta phải nên rất cố gắng nỗ lực mà học tập.

Lần này chúng ta ở Cang Sơn, tổ mà tôi tham gia là giáo học tôn giáo,hy vọng dùng giáo học tôn giáo để an định xã hội, thế giới hòa bình. Trong hội nghị tôi đã nói một câu: “phàm phu có một ý niệm sai lầm rất nghiêm trọng, chính là người khác đều là sai, ta thì đúng”, chỉ cần có cái ý niệm này tồn tại thì xã hội vĩnh viễn sẽ không có an định, thế giới mãi mãi sẽ không có hòa bình. Phải làm thế nào mới chân thật có được an định hòa bình? Phải chuyển đổi ý niệm này lại, tức là người khác đều là đúng, ta là sai, người khác sai rồi cũng là đúng, ta đúng rồi cũng là sai.Bạn có thể đem ý niệm này chuyển đổi lại thì xã hội an định, thế giới hòa bình, bạn chính là Bồ Tát Quan Âm đến thế gian này để cứu khổ cứu nạn. Nếu như bạn luôn nói mình đúng, họ không đúng, đó là ta đang tạo tội nghiệp, ta ở thế giới này tự tạo ra phiền não, tạo ra cạnh tranh. Hôm đó hội trưởng vẫn là Tổng cán sự, ông ghi lại lời tôi nói. Ông nói lời nói này tuy là không dễ gì làm được, tôi vẫn là phải đem nó truyền đạt đến mọi người. Vì vậy Phật Bồ Tát thị hiện ở thế gian là xả mình vì người, không hề vì chính mình, các Ngài tất cả vì chúng sanh, tất cả vì chánh pháp cữu trụ. Không chịu hy sinh chính mình thì bạn hy sinh chúng sanh của chín pháp giới, là bạn hy sinh hết tất cả mọi người, đạo lý là như vậy. Bạn có thể hy sinh chính một mình bạn, thì bạn cứu giúp cả chúng sanh chín pháp giới. Nếu bạn muốn tích lũy công đức, thì bạn liền biết chính mình phải nên làm như thế nào.

Chư Phật Như Lai, pháp thân Bồ Tát, không vị nào là không xả mình vì người, không tìm ra một vị thánh hiền nào mà tự tư tự lợi, bao gồm cả những người sáng tạo ra các tôn giáo trên thế giới. Bạn tỉ mỉ mà quán sát xem, vị thánh hiền nào mà tự tư tự lợi? Vị thánh hiền nào mà khởi tâm động niệm vì chính mình chứ? Phàm thánh khác biệt chính ngay một niệm. Tôi xem thấy tối hôm nay chúng ta tụ hội ở nơi đây, mọi người cố gắng thăm hỏi tiến sĩ Giang Bổn Thắng. Nghiên cứu của ông đại khái cũng là, tôi tính cho ông ấy phải mất khoảng 9 năm. Nước có thể nghe, có thể thấy, nước hiểu được ý nghĩ của người. Người có thiện ý thì kết tinh củanước sẽ rất đẹp, thường hay nói là “tất cả pháp do tâm hiện ra”. Tâm cókiến văn giác tri, tâm biến hiện ra vật chất, cũng có kiến văn giác tri. Không chỉ người có kiến văn giác tri, thực vật cũng có kiến văn giác tri, khoáng vật cũng có kiến văn giác tri, nó cùng là một tự tánh biến ra. Từ trong thực nghiệm của ông phát minh ra, tất cả vạn vật đều có kiến văn giác tri, cho nên bạn có niệm thiện thì cả vũ trụ này đều sẽbiến thành thiện, bạn có niệm ác, mọi người đều đang tranh thì thế giớinày liền biến thành địa ngục A Tỳ. Tất cả pháp do tâm biến hiện ra. Thực nghiệm của ông đã chứng minh cho chúng ta, đó là dùng khoa học để chứng thật lời trên kinh của Phật nói một tí cũng không sai, ngày mai chúng ta sẽ đi quan sát xem.

Tốt rồi, cám ơn mọi người. A Di Đà Phật!

Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không
Thời gian: ngày 28 tháng giêng năm 2004
Địa điểm: Đông Kinh Nhật Bản
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(Tinh Không Pháp Ngữ)

CÙNG TÁC GIẢ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/09/2011(Xem: 11754)
Từ bi là điều kỳ diệu và quý giá nhất. Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyếnkhích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bi và hiềnlành. Đôi khi tôi tranh luận với bạn bènhững người tin rằng bản chất con người là tiêu cực và hung hăng hơn...Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyến khích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bi và hiền lành.
08/09/2011(Xem: 10375)
Sân hận và thù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ. Cuối cùng tôi thấy nhiều sự bất hòa (!) với giận dữ. Bằng việc sử dụng ý thức thông thường, với sự hỗ trợ của từ bi và tuệ trí, bây giờ tôi có một biện luận đầy năng lực để đánh bại sân hận... Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
07/09/2011(Xem: 7236)
Hôm nọ, một người giáo viên nổi tiếng quay trở về nhà sau bài thuyết trình quan trọng mà ông vừa trình bày trước một nhóm các đồng nghiệp đáng kính của mình, đang đi nhưng lòng ông say sưa với những lời tán thưởng mà thính giả đã dành tặng cho ông. Thói quan đã đưa ông đến con đường đi bộ dọc theo bờ biển. Đang tản bộ trên bờ biển thì ông bắt gặp một cậu bé.
04/09/2011(Xem: 14193)
DỄ là nói chẳng nghĩ suy KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra. DỄ làm đau đớn người ta KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương! DỄ là biết được Vô thường KHÓ, lòng cứ vẫn tơ vương cuộc trần, DỄ là độ lượng bản thân KHÓ sao dung thứ tha nhân lỗi lầm!
02/09/2011(Xem: 15856)
Có 2 người đàn ông bị bệnh nặng, ở cùng phòng bệnh viện. Một người đàn ông được phép ngồi trên giường để truyền dịch vào mỗi buổi chiều. Và chiếc giường này được đặt cạnh một cái cửa sổ. Ngườiđàn ông còn lại thì phải nằm trên giường suốt cả đời.Hai người đàn ông rất thường xuyên nói chuyện với nhau. Họ nói về vợ con, gia đình, nhà cửa, công việc, sự phục vụ trong quân đội, những nơi mà họ từng đi nghỉ mát…
01/09/2011(Xem: 8574)
Một con chó có thể không hiểu được đạo lý làm người nhưng con người có thể lấy bài học từ con chó để nghiền ngẫm lại chính họ...". Đây là thông điệp từ câu chuyện thú vị về chú chó Faith, từng lên hình bìa tạp chí People, được cộng đồng mạng truyền tay nhau những ngày qua. Qua đó, Báo NLĐO muốn chia sẻ với quý độc giả rằng hãy sống nhân ái và đừng bao giờ đầu hàng số phận!
28/08/2011(Xem: 8769)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
28/08/2011(Xem: 6159)
Mẹ đón mừng, không kịp nghĩ suy, không hề toan tính, với tất cả bản năng hiền từ. Mẹ nói, mẹ cười, mẹ âu yếm, mẹ trìu mến nhìn đứa con ngoan, đang bé bỏng bên mình.
27/08/2011(Xem: 19247)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
21/08/2011(Xem: 10363)
Bố thí cho người bình thường, một ngày sống của họ là một ngày tham lam, si mê, thù hận, nên giá trị phước báo có giới hạn. Nhưng không lẽ vì phước báo có giới hạn mà ta ngoãnh mặt làm ngơ đối với những mãnh đời bất hạnh, ta tìm kiếm đối tượng để cúng dường như vậy sẽ dẫn đến tâm không bình đẳng cúng dường, bố thí như vậy còn có tâm phân biệt ta người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]