Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phước điền hạt tốt

04/11/201104:48(Xem: 7629)
Phước điền hạt tốt

Chua Phat Da


Chánh điện Chùa Phật Đà, San Diego, rực sáng bởi màu y vàng giải thoát của hàng trăm người “Em” tôi kính quý và thân thương vừa xuất hiện sáng hôm nay.  Tôi đã nhìn và đã thấy trên từng nét mặt đoan trang thanh tú, từng nụ cười tươi vui rạng rỡ của các “Em” tôi, những người “Em” tôi vừa mới gặp lại hôm qua sau bao năm trường xa cách.  Tôi và Em tôi đã cùng tắm chung gìong suối từ bi thanh lương dịu ngọt.  Chúng ta có cùng đại nguyện lên đường để tìm an lạc của bản thân và muôn loài.  Vậy là chúng ta đã có rất nhiều nhân duyên liên hệ với nhau từ muôn vạn kiếp. Chúng ta đã cùng gieo hạt từ bi trong nhiều kiếp xa xưa để hôm nay cây trí tuệ đơm hoa kết trái.  Chúng ta đang cùng nhau bước vào trong nhà Như Lai, cùng mặc áo Như Lai và đang ngồi toà của Như Lai.  Chúng ta đã cạo bỏ râu tóc để cùng về với nhau, mang chung giòng họ Thích, cùng kết duyên quyến thuộc Bồ Đề…

“Em” biết chăng ? Ngoài kia còn có hàng triệu sinh linh, cùng trang cùng lứa với “Em”, họ đã và đang ra vào vòng cương toả, tử sinh lặn hụp của cuộc đời.  Có ‘thằng’ phải vào tù ra khám vì đã không chiến thắng được sự cám dỗ của mật ngọt mê hoặc trong cuộc đời. Có ‘con’ đã phải vất vả trăm bề, chạy khắp phố phường để bán thân mình kiếm chút tiền bạc về mua gạo nấu cháo nuôi Mẹ, nuôi con... Còn Em tôi thì không phải thế.  Các Em đã có hình tướng đầu tròn áo vuông.  Quả phúc Em đã gieo trồng.  Trái ngọt của Em đang gặt hái… Còn gì cao đẹp hơn, cao quý hơn…

Hai mươi bốn năm rồi, Anh đã làm kẻ lưu vong đi tìm lẽ sống cho mình nơi đất khách quê người.  Anh đã phải đánh đổi mạng sống của mình trên đường vượt biển để tìm lại quyền tự do làm người nơi xứ đất của nhiều cơ hội nầy.  Những người Em tôi gặp lại hôm qua có thể đã chưa sinh ra hay chỉ vừa mới sinh kể từ ngày Anh tạm rời bỏ quê hương.  Rồi Em cũng phải lớn lên trong cùng sự nghiệt ngã của định mệnh, của đất nước quê hương…

Rồi thì Em tôi cũng đã trưởng thành…. Nếu so sánh với Anh thì Em có nhiều phước duyên may mắn hơn.  Em đến với Anh tại xứ lạ quê người bằng sự đưa tiễn, đón rước gọi mời . Chắc Em đã tự hỏi tại sao Em phải lên đường rời bỏ quê hương, đạo bạn.  Anh tin chắc rằng Em cũng đã có cùng tâm niệm với Anh trước khi đặt bút điền đơn xin Thị Thực (Visa) vào đất Mỹ dù thời gian và không gian có khác biệt.  Chúng ta đến đây không vì cơm áo. Chúng ta đến đây để làm trọng trách của Trưởng Tử Như Lai mà các bậc Thầy Tổ đã giao phó trao truyền.  Tuyệt vời và cao thượng làm sao Em nhỉ.  Phương trời Em đến rất ‘Cao’ và rất ‘Rộng’….

Chua Phat Da-2

Anh Em mình đến đi tự tại bất cứ ở đâu, tại trên quê hương Việt Nam hay xứ lạ Hoa Kỳ, vì chúng mình không ràng buộc bởi nhân ngã, lợi danh, sắc tướng.  Thêm nữa, nhà của Anh Em mình ở là ‘Đại Bi Tâm’.  Áo của Anh Em mình mặc là áo ‘Nhu Hoà Nhẫn Nhục’.  Chổ ngồi của Anh Em mình là ‘Toà Pháp Không’.  Em có gì để mất còn hay được thua thắng bại. Tài sản Em Anh mình chỉ có ba y và một bát.  Gia bảo của ông Cha mình để lại chừng ấy thôi và chúng ta xài mãi ngàn đời vẫn không vơi không cạn…Thế thì Em đâu còn hỏi Anh là gia tài của Mẹ để lại là “một rừng xương khô” mục rữa hay là “một biển hột xoàn” lai láng.  

Kỳ thực, hôm nay Anh đã có ‘nhà’ có ‘xe’, nhưng tất cả chỉ là phương tiện. Thì mai đây Em tôi cũng thế. Đoan chắc rằng chúng mình không bị cảnh đời vật chất phù phiếm xa hoa ràng buộc để rồi chúng mình phải quên đi sứ mạng lên đường làm đẹp cho mình, cho đời.  Anh tin chắc rằng Em có dư thừa hiểu biết và hùng lực để hiên ngang bước trên những thị phi thế sự của đời thường vì bước chân Em đi thật tuyệt vời theo dấu chân của Đấng Thiện Thệ. 

Em còn nhớ chăng, Ông cha của mình giàu hơn ai hết.  Tài sản của những nhà tỷ phú trên thế giới ngày nay không thể sánh bằng. Thế nhưng, Ông Cha mình phải xa lánh nó vì Anh Em mình đã hiểu những tài sản đó không mang lại chân hạnh phúc an lạc niết bàn như Ông Cha mình đã chứng đạt và chúng ta cần phải chứng  đạt.  Do vậy Em sẽ không than thân trách phận rằng Em đang nghèo khổ vì Em mới đến xứ lạ quê người, vất vưỡng không nơi nương tựa.  Em tôi sẽ không cầu cạnh van xin bất cứ ai tiền tài vật chất, địa vị danh vọng vì Em tôi đã có tài sản dư xài…Anh Em mình đang thong dong tự tại.  Thế nhưng, cái thong dong tự tại nầy có thể bị đánh mất nếu chúng ta không thực sự tỉnh giác quán chiếu từng giờ từng phút.  Bởi vì trong xứ lạ đất người nầy cũng lắm lắm đèn màu xanh đỏ khiến chúng mình có thể bị loà mắt mà lạc lối về…

Chắc chắn Em tôi không lạc lối về vì đường Em đi và nơi Em đến cũng đã có Anh săn sóc, đón đưa, vỗ về.  Con đường của Anh Em mình đã và đang đi được tô bồi bởi Giới, bởi Định và Tuệ.  Anh biết rõ lắm !  Em không học Giới chỉ để biết Giới có công năng phòng phi chỉ ác. Em không học Định chỉ để hiểu Định làm cho tâm hồn trong sáng, và Em không học Tuệ chỉ để biết rằng nhờ Tuệ mà hành giả sẽ vượt thắng vô minh…Vì Em, thân tâm Em không xa rời Giới, không xa rời Định, không xa rời Tuệ.  Em đã thông suốt cả lý và sự của món Tam Vô Lậu học nầy.  Không những thế, Em tôi đã dung thông được cả Giới Định và Tuệ.  Hơi thở của Em là giới. Nụ cười Em là Định và tiếng nói của Em tràn đầy tuệ giác. Thế thì, Em cần gì nữa mà phải lo, phải ngại…

Có gì êm đềm hơn một cõi tâm hồn Em đầy an lạc trong chánh niệm. Còn gì cao cả hơn niềm tịnh lạc của thiền định. Mỗi ngày có 24 tiếng đồng hồ, chắc là Em tôi muốn an trú trọn vẹn trong đó. Em tôi biết rằng một hơi thở ra không trở vào lại là thân nầy đồng như tro đất.  Em dại gì mà bỏ đi pháp thân kim cương nhiệm mầu nầy để nhận lấy nhục thân ngũ uẩn tầm thường.  Thế thì Em sẽ không bồi bổ thân mình bằng những món ăn có nhiều độc tố của những sản phẩm vốn được biến chế từ đau khổ của chết chóc và hận thù. Những món ăn nào là món ăn có đủ dinh dưỡng để nuôi lớn huệ mạng thì Em tôi đã biết.  Em biết rồi, món ăn ‘pháp hỷ thực’ nầy không những chỉ bổ dưỡng thân tâm mình trong đời nầy mà nó tồn tại vĩnh viễn trong cả ngàn sau cho Em, cho Anh và cho tất cả...  Em không cần vất vả đổ mồ hôi để chạy đua tìm kiếm vì những gì mình cần thì đã có sẳn trong Em.  Chỉ cần dừng lại trong tỉnh giác với tuệ quán thì Em thấy ngay.  Em tôi biết rõ như thế nên chi dại gì để mình chìm đắm trong lãng quên của chuyện trò mãi mê với “di động” hay du hí trên “mạng lưới toàn cầu”....

Em tôi đã suy tư và đã hành động như thế.  Chắc chắn Em tôi không bận lòng cầu mong chứng đắc vì hoa trái của thiền định đã tràn trề trong biển lớn để Em tôi tìm về và tha hồ bơi lội.  Em Anh mình đã thành đạt được những gì cần thành đạt.  Vậy là Em của tôi rất tự hào là đã không cô phụ.  Em của tôi như thế đó, đoan trang thanh tú, xinh đẹp từ trong cho đến ngoài.  Đường Em đi hôm nay và mai sau có muôn hoa chào đón.  Tôi không buồn lòng suy nghĩ về Em mà chỉ mong Em bình tâm tiến bước. Em tôi thật xứng đáng để cho những ai có duyên cùng tìm về. 

 

Chúng ta có thể cùng nắm tay nhau trên cuộc lữ hành và làm bạn với nhau trên con đường bất thối…


Chùa Phật Đà, San Diego
Mùa An Cư Phật Lịch 2552
Thích Hạnh Tuấn



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2010(Xem: 12592)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
24/09/2010(Xem: 10308)
Nghèo khó và thịnh vượng là hai điều kiện khác nhau trong số những sự thực của cuộc sống. Bạn, tôi và những người còn lại trong thế giới này rơi vào một trong hai điều kiện ấy. Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay phương diện tâm linh. Rõ ràng hai cụm từ này, “nghèo khó” và “thịnh vượng”, có những ngữ nghĩa khác nhau. Trước khi bàn đến những quan điểm của Phật giáo về sự nghèo khó và thịnh vượng, chúng ta cần biết chính xác về ý nghĩa của hai thuật ngữ này.
24/09/2010(Xem: 8538)
Người tham muốn ngủ nghỉ nhiều, thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường, bộ ván; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm chẳng muốn làm gì hết, khi ngủ xong lại muốn ngủ nữa giống như các loài heo vậy đó, mất cả tự chủ và thể diện của mình. Con người vì không biết rõ thực tướng của vạn vật nên si mê chấp thân tâm làm ngã rồi dẫn đến chiếm hữu, lười biếng, ăn không ngồi rồi. Loài heo vì tham ăn ngon, ngủ kỹ nên mới bị đọa lạc như thế, tối ngày chỉ biết ăn rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, chẳng biết làm gì.
23/09/2010(Xem: 13028)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 14836)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
22/09/2010(Xem: 13099)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
22/09/2010(Xem: 14894)
Ngàynay,lễ Tự tứ không còn đơn thuần mang dấu ấn lớn dành cho chư Tăngtrong giới thiền môn sau ba tháng An cư kiết hạ hàng năm, mà nó đã thựcsự tác động mạnh vào đời sống đạo đức xã hội trong việc xây dựng nếpsống an lạc, hạnh phúc cho con người. Bởi vì, suy cho cùng thì giá trịcủa lễ Tự tứ là sự thể hiện việc quyết định nỗ lực hoàn thiện nhâncách, thăng chứng tâm linh và khai mở trí tuệ đối với mỗi cá nhân conngười trong cuộc sống vốn biến động không ngừng... Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
22/09/2010(Xem: 12924)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
22/09/2010(Xem: 7214)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
21/09/2010(Xem: 8307)
Gần đây, do có nhiều hình ảnh về Mạn Đà La chụp được trong các cuộc lễ cungnghinh Phật Ngọc cầu nguyện hòa bình thế giới tại các chùa ở hải ngoại và được đăng trên một số trang mạng điện tử toàn cầu, cũng như được phổ biến qua thư điện tử, có vị đã viết bài chỉ trích cho rằng đó là “hiện tượng mê tín không nên truyền bá,” đã làm một số Phật tử hoang mang không biết đâu là thật đâu là giả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]