Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tùy Hỷ Công Đức - Pháp Của Người Học Phật Tu Tập Trong Khen Chê

01/11/201101:11(Xem: 7571)
Tùy Hỷ Công Đức - Pháp Của Người Học Phật Tu Tập Trong Khen Chê

TÙY HỶ CÔNG ĐỨC
PHÁP CỦA NGƯỜI HỌC PHẬT TU TẬP TRONG KHEN CHÊ

Thích Tâm Mãn

Thươngkhen, ghét chê trong thế gian là việc hết sức bình thường, thích thì khen, không thích thì chê, đố kỵ hơn thua, ganh ghét chê bai. Khen chê là tánh nết có hầu hết trong tất cả mọi người sống trên trần thế, cho nên trong dân gian có câu “Khi thương thì củ ấu cũng tròn, khi ghét thì bồ hòn cũng méo”. Thế mới biết, nghe việc đó tốt chưa nên vội tin vào lời khen mà phải xem lại, cho việc kia xấu nên xét lại ngọn ngành rồi hãy nói. Ông bà mình dạy “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”.

Khen trong Đạo Phật gọi là tán thán hay là “Tùy Hỷ Công Đức”. Chê trong Đạo Phật gọi hủy báng hay còn gọi là “Chướng Ngăn Thánh Đạo”.Vì sao vậy? Tán thán tùy hỷ theo việc làm lành của người khác thì mình được tăng phước, gieo duyên với nghiệp lành, còn ngược lại nếu hủy báng chê bai việc làm thiện của người khác thì chính mình bị tổn phước, kết duyên với nghiệp dữ, xa lìa Phật Đạo, chướng ngại trong việc tu hành.

Hòa Thượng thượng Trí hạ Tịnh dạy:“TrongMười Đại Nguyện Vương của Bồ Tát Phổ Hiền, điều nguyện thứ năm là “Tùy hỷ công đức” dễ thực hành lắm, lấy công đức của người làm công đức của mình. Đây là Pháp tu thong thả nhẹ nhàng. Đối với các việc lành của người, chúng ta không vui mừng lại còn ngăn cản chê trách thì tổn phước.Còn tùy hỷ (vui mừng theo) thì Phước đức tăng thêm...”.

Hòa Thượng thượng Tuyên hạ Hóa dạy tùy hỷ công đức là:“Tùy”nghĩa là thuận theo hay theo cùng, “hỷ” là hoan hỷ, “công” là công đã lập được, “đức” là đức hạnh đã làm. Tùy hỷ cũng có thể gọi là người khácvui theo những công đức mình đã làm, cũng có thể nói là mình vui theo những công đức mà người khác đã làm... Tùy hỷ công đức đã bao hàm cả việc làm hết thảy điều thiện. Tất cả những công đức lành, quý vị nên tùyhỷ; tất cả những việc tội nghiệt lỗi lầm, quý vị không nên làm”.

tuyhy4Trong Từ Bi Thuỷ Sámcó nói về những nghiệp làm chướng ngăn Thánh Đạo: “...hoặcdo ba nghiệp gây nên tội lỗi, hoặc vì nội tâm vọng tưởng, hoặc vì ngoạicảnh mê hoặc sinh lòng nhiễm trước. Như thế cho đến mười điều ác nghiệp, tám vạn bốn ngàn trần lao. Những tội lỗi ấy tuy nhiều vô lượng, nhưng không ngoài ba điều: phiền não, nghiệp chướng, quả báo. Ba ác phápnày là pháp chướng ngại thánh đạo, ngăn trở quả báo tốt đẹp nhân thiên”.

Pháp Tùy Hỷ Công Đức thứ nhất là Pháp tựmình dùng thân, khẩu, ý tùy hỷ tán thán khen ngợi việc lành của người khác và tự mình phát tâm làm những việc thiện khiến cho người khác tùy hỷ theo, đây là hạnh lành của Pháp Tùy Hỷ Công Đức, pháp này là pháp khó làm nhất trong các hạnh lành của pháp tùy hỷ.

Cổ Đức dạy:“Người khi khen chê phải biết, khen cái gì và chê cái gì”, vínhư tự mình đã làm được việc đó, thấy người khác cũng làm như vậy nhưnglàm chưa đủ, làm chưa đúng, làm chưa hết tâm và làm chưa đạt thì nên chê, chê trong tâm niệm quan tâm giúp đỡ, chê trong tâm niệm muốn giúp họ thành tựu việc họ làm, hết tâm chỉ vẽ cho người kia biết được nơi chổchưa đạt để rút kinh nghiệm làm cho tốt hơn. Chê như vậy gọi là người biết chê.

Nếu biết chê như vậy thì nên phát nguyện. Trong Lương Hoàng Sám dạy:“Ðệtử chúng con tên… từ nay trở đi nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọinơi, nếu có chúng sanh nào nghe được âm thanh của chúng con, tâm liền được an ổn, diệt trừ tội cấu, được Đà la ni, giải thoát tam muội, đầy đủđại nhẫn, biện tài vô cùng, vào pháp vân địa, thành bậc Chánh giác”.

Người không biết chê là người chưa làm qua việc đó, cũng không hiểu được việc, nghe người khác chê cũng chê theo, hoặc là việc đó mình làm không được, tự thấy mình thua kém hơn người, sanh tâm đố kị ghen ghét, chê bai không căn cứ, nói cho người khác buồn phiền thối tâm. Chê như vậy là người không biết chê.

Chê bai người khác là nghiệp của miệng lưỡi, nghiệp này gây ra nhiều tội rất nặng.Trong Thủy Sám dạy phải sám hối:“Lạitừ vô thỉ đến nay, vì nghiệp nói thêu dệt (ỷ ngữ) tạo ra bao nhiêu tội lỗi; dùng âm từ hoa mỹ, văn chương bóng bẩy, xuyên tạc sai lầm, trang sức điều trái quấy... hoặc phóng túng tư thù, làm văn thêu dệt lên tội, để người đời sau tin cho là thật.... Những tội nghiệp do ỷ ngữ gây ra như thế, vô lượng vô biên, ngày nay chúng con đều xin chí thành sám hối”.

Người biết khen là người đã tự mình làm qua những việc thiện rồi, mà không thành tựu, do nhân duyên chưa đủ, hay là công đức chưa thành, học thức chưa đủ uyên thâm, nay thấy người khác có thể làm thành tựu được những việc đó, sanh tâm cung kính hoan hỷ, học theo, khen ngợi tán thán việc làm của người ấy, khiến cho họ sanh tâm hoan hỷ, phấn chấn tinh thần, tiếp tục làm tốt hơn nhữngviệc đã làm. Khen như vậy gọi là người biết khen.

Nếu biết khen như vậy thì trong Lương Hoàng Sám dạy nên Phát Nguyện:“Ðệtử chúng con tên… từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, đối với hết thảy chúng sanh tâm thường bình đẳng như hư không, khen chê không động lòng; oán thân như nhau, đi sâu vào tâm địa rộng lớn, học trí huệ chư Phật, xem chúng sanh đều như La Hầu La đầy đủ nghiệp thập trú, xa lìa tâm chấp có, xả bỏ tâm chấp không, thường tu theo trung đạo...”.

Ngườikhông biết khen là người chưa từng làm qua việc đó, tự mình cũng chẳng hiểu việc, vì lợi ích của chính mình mà khen, nịnh bợ người khác mà khen, ám hại người khác mà khen, xu hướng tà kiến mà khen, bất chấp việclàm của người mình khen là đúng hay sai, tốt hay xấu, chỉ vì mục đích của riêng mình nên khen ngợi, khiến cho người làm không biết được sự thật của mình làm là đúng hay sai, đôi khi chỉ vì lời khen của mình, dẫnhọ đi đến tự thân làm những việc sai trái mà không biết cứ mãi miết làm, gây ra hậu hoạn không cùng, người khen như vậy là người không biết khen.

Khen chê là nghiệp của miệng lưỡi, nghiệp này gây ra nhiều tội rất nặng, trong Thủy Sám dạy phải sám hối:“Lạitừ vô thỉ đến nay, vì nghiệp nói hai lưỡi gây ra bao nhiêu tội lỗi; khen trước mặt, chê sau lưng, xảo trá trăm chiều, tới người kia nói chuyện người này, tới người này nói chuyện người kia, chỉ biết lợi mình,không nhìn hại đến kẻ khác, dèm siểm để ly gián vua tôi, vu oan huỷ nhục người lương thiện, để cho vua tôi nghi kị nhau, cha con bất hoà nhau, để vợ chồng bỏ nhau, họ hàng thân thích xa nhau, làm mất ơn thầy trò, dứt đường lui tới bạn bè... Nghiệp nói hai lưỡi gây ra tội lỗi vô lượng vô biên như thế, ngày nay chúng con chí thành hướng về mười phươngchư Phật, Tôn pháp, Thánh chúng, đều xin giãi bày cầu ai sám hối”.

Tùy hỷ công đức cẩn thận trong khen chê là một trong những Pháp môn rất khó tu tập trong Đạo Phật. Tùy hỷ công đức là khi tự mình đã biết làm việc tốt, nên làm thế nào để khiến cho người khác cũng phát tâm làm theo, thì việc làm của mình mới đúng là tốt, nếu như có người khen chê thì phải tự mình xét lại chính mình còn chổ nào chưa đúng, nếu đã đúng rồi, thì xem xét lại là người biết khen hay không biết khen chê, nếu như là biết thì nên học hỏi, còn nếu là không thì phải phát tâm hoan hỷ vì những gì mà người kia chưa có đủ duyên để thành tựu, nếu được như vậy là tự mình là người đang tu tập Pháp tùy hỷ công đức.

Thấy người khác làm việc tốt, ta nên biết hoan hỷ tán thán khen ngợi, làm cho người đang làm việc tốt sanh tâm hoan hỷ, nếu như họ cần đến sự giúp đỡ của mình, thì nên phát nguyệnđem sức của mình, nhân duyên của mình trợ giúp cho người đang làm việc tốt, nếu được như vậy đó là tự mình đang tu Pháp tùy hỷ công đức của người khác.

Tùy hỷ công đức trong khen chê của Đạo Phật là phương pháp làm cho người khi khen chê không bị tổn phước, không bị thọ nghiệp báo, là pháp xưng tán Đại thừa, là hạnh tán dương Tam Bảo. Nếu là người biết khen, biết chê thì người ấy vĩnh viễn không tạo các nghiệp ác của thân khẩu ý, Tam nghiệp luôn thanh tịnh, khỏi dọa vào Tam đồ, đầy đủ các duyên nhập Phật Đạo tràng.

Tùy hỷ công đức, không những chỉ tùy hỷ công đức của chính mình mà phải nên phát tâm tùy hỷ theo công đức của người khác, đây là chân lý căn bản tự giác, giác tha của Phật Đạo, khi đã đạt đến cảnh giới tùy hỷ này, thì bước tiếp theo là phải tu tập pháp tùy hỷ theo tất cả công đức lành của hết thảy chúng sanh trong Pháp giới, để viên thành giác hạnh viên mãn, thành tựu Bồ Đề Đạo. Nếu có thể thành tựu được ba pháp tùy hỷ này, thì tự mình có thể biết chắc rằng ngày đến được đạo tràng của Chư Phật không còn bao xa.

Thích Tâm Mãn
Chùa Minh Thành - www.chuaminhthanh.com- www.minhthanhtu.com- Biên tập: ĐĐ. Thích Minh Thông.
Địa chỉ: 348 - Nguyễn Viết Xuân - Phường Hội Phú - Thành Phố Pleiku - Tỉnh Gia Lai - Việt Nam
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/04/2015(Xem: 12763)
Quán Âm Tình Vô Lượng Mẹ về với những yêu thương Dịu dàng trên sóng trùng dương Mẹ về Mắt buồn xót cõi đời mê Dáng Từ phủ khắp sơn khê .. Mẹ ngồi Con tim Mẹ chứa cõi đời Lắng sâu như lượng trùng khơi dạt dào Tình Người vời vợi trăng sao Đường trần bóng Mẹ ngọt ngào chở che..
30/04/2015(Xem: 8315)
Hunzas – Bộ tộc 900 năm trở lại đây không có ai bị ung thư Trên thế giới có nhiều dân tộc kỳ lạ, mà những đặc điểm của họ khiến người ta phải kinh ngạc, bộ tộc mà chúng tôi muốn giới thiệu ở đây là bộ tộc Hunzas, họ là tộc người khỏe mạnh nhất trên toàn thế giới.
27/04/2015(Xem: 11960)
Thư Mời Tham Dự Khóa Tu Mùa Hè tại San Jose, California
27/04/2015(Xem: 7506)
Hai tiếng mẹ cha trở nên lớn lao, là do sinh thành dưỡng dục. Không có công sinh công dưỡng, đức Phật đã không ca ngợi hai tiếng mẹ cha như vậy.
26/04/2015(Xem: 12287)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm 20 tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm. Hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng trong đó có ngài Ajahn Mun, một vị thiền sư nổi tiếng và được kính trọng vào thời bấy giờ. Ajahn Chah đã chịu nhiều ảnh hưởng của ngài Ajahn Mun. Ajahn Chah là một thiền sư tuyệt diệu, Ngài đã dạy đạo một cách trực tiếp, rõ ràng, và tận tụy chia sẻ sự chứng nghiệm giáo pháp của mình cho những người đến sau. Lời dạy của Ngài thật đơn giản: "Hãy để sự vật tự nhiên, đừng dính mắc. Hãy xả bỏ tất cả. Sự vật thế nào, hãy để y như vậy". Ajahn Chah viên tịch vào ngày 16 tháng Giêng, 1992 ở Wat Pah Pong, tỉnh Ubon Ratchathani.
26/04/2015(Xem: 10125)
Nằm trên thung lũng xanh Larung cao 4.000m, cách thị trấn Sertar, Garze, Tây Tạng khoảng 15 km, nhìn từ xa Học viện Phật giáo Larung Gar như một ngôi làng nhỏ xinh chứa đựng vô vàn điều thiêng liêng và dung dị nhất của đạo Phật.
25/04/2015(Xem: 10410)
Ngậm ngùi bởi tiếc nuối tuổi trẻ đã trôi qua lúc nào không hay. Ngậm ngùi phải chi hồi đó thế này thế khác... Hình như ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai, nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống.
25/04/2015(Xem: 8506)
Trong đời sống thường nhật, chúng ta gặp quá nhiều những tình huống, ảnh hưởng nhiều mặt, nào là sức khỏe, nhà cửa, con cái, vợ chồng, bạn bè, giao hảo v.v… khiến mình càng thêm âu lo, hoảng sợ. Điển hình là sức khỏe, khi mình còn khỏe thì ‘lo lắng’ tập ăn kiêng cữ, thể dục thể thao để giữ cho mình không bị tật bệnh.
24/04/2015(Xem: 12414)
Câu chuyện hai viên sỏi
24/04/2015(Xem: 8329)
Người có ý chí mạnh mẽ, luôn tìm được niềm hạnh phúc trong khó khăn. Đó chính là những người được gọi là “khốn nhi tri”, họ là những người luôn xem những khó khăn trở ngại trên đường đời, như những “món quà” quý giá của cuộc đời trao cho.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]