Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thần Thông Trong Cuộc Đời

21/10/201120:48(Xem: 8331)
Thần Thông Trong Cuộc Đời

THẦN THÔNG TRONG CUỘC ĐỜI
Lê Sỹ Minh Tùng

thanthongtrongcuocdoiNgày xưa, đức Phật tọa thiền 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đề đến khi sao mai mọc thì Ngài chứng Lục Thông và đắc Tam Minh trở thành bậc Vô thượng Bồ Đề cho nên Lục Thông (lục thần thông) là sáu diệu dụng vô ngại tự tại của Phật. Đó là:

1)Thần túc thông: Năng lực hiện thân tùy ý muốn tự tại vô ngại.

Dựa theo Luận Đại Tì Bà Sa thì có 3 thứ thần dụng:

-Vận thân thần dụng: Thân bay lên hư không giống như chim bay, bay nhẹ nhàng như tiên.

-Thắng giải thần dụng: Ở xa mà thấy như gần, nương vào năng lực này thì tuy thân ở thế giới Ta Bà mà tay với tới mặt trăng, mặt trời.

-Ý thế thần dụng: Nhãn thức có thể lên tới những siêu việt vô biên thế giới.

Còn theo Luận Đại Trí Độ của ngài Long Thọ thì có 3 thứ Như ý:

-Năng đáo: Thân bay đi được, giống như chim bay vô ngại. Dời xa lại gần, không đi mà đến. Biến mất nơi đây, xuất hiện nơi khác. Trong một niệm là đến nơi.

-Chuyển biến: Lớn biến thành nhỏ, nhỏ biến thành lớn. Một biến thành nhiều, nhiều biến thành một cho nên mọi vật đều có thể chuyển biến.

-Thánh như ý: Tức năng quán vật bất tịnh không đáng ưa thích của 6 trần là tịnh, quán vật thanh tịnh đáng ưa là bất tịnh. Pháp thánh như ý này chỉ Phật mới có.

2)Thiên nhĩ thông: Có thể nghe tất cả những ngôn ngữ, âm thanh, vui, sướng, khổ của chúng sinh trong 6 đường.

3)Thiên nhãn thông: Có thể thấy được tướng khổ, vui, sống, chết của chúng sinh trong 6 đường và thấy tất cả hình sắc, chủng loại trong thế gian không gì ngăn ngại.

4)Tha tâm thông: Có thể biết sự suy nghĩ của chúng sinh trong 6 đường.

5)Túc mạng thông: Có thể biết thọ mạng, việc làm của chính mình và chúng sinh trong 6 đường, từ trăm nghìn muôn kiếp.

6)Lậu tận trí chứng thông: Đoạn trừ hết Kiến Hoặc và Tư Hoặc trong 3 cõi, chẳng bị sự sinh tử trong 3 cõi trói buộc mà được sức thần thông lậu tận.

Tuy nói Lục Thông, nhưng ba pháp Thiên nhãn thông, Túc mạng thông và Lậu tận thông còn được gọi là Tam Minh.

Bây giờ hãy triển khai ý nghĩa của Lục Thông ở trên để có thể áp dụng vào trong đời sống của chúng ta.

Thần có nghĩa bất tư nghì, việc làm mà người thường không thể làm được. Thông có nghĩa là vô ngại, thông suốt tức là không còn ngăn ngại.

Một ý nghĩa của Thiên nhãn thông làkhi mắt thấy biết thực tướng của vạn pháp là vô tướng nên trong cái thấy đó không có sự ngăn ngại bởi không gian và thời gian vì thế giới bây giờ trở thành một tức là nhất chân pháp giới.

Thế thì con người có thể đạt được Thiên Nhĩ Thông trong cuộc đời này chăng? Nếu chúng sinh dùng lỗ tai (thịt) để nghe thì chắc chắn sẽ bị ngăn ngại. Tại sao? Bởi vì khi tai nghe những âm thanh, tiếng nói không hài lòng khiến tâm bực bội, khó chịu. Ngược lại nghe những lời bùi tai thì say đắm. Thí dụ như vợ chồng, con cái bất ổn, thường hay cải vã, lời qua tiếng lại cũng vì tư tưởng khác đồng chuyển qua lời nói làm cho người nghe chịu không nổi, đâm ra bực tức, rồi sinh ra chửi bới, đánh đấm…cuối cùng dẫn nhau ra tòa ly dị…hoặc vào tù ra khám. Đó cũng tại vì chấp lời nói kia là thật nên bị ngăn ngại. Bây giờ nếu hiểu Phật pháp thì không chấp vào lời nói thị phi của người khác. Tại sao? Bởi vì trên thế gian này chỉ có ta mới thật sự hiểu rõ ta mà thôi, không một người nào khác có thể biết ta bằng ta được. Thí dụ một người chê ta là người xấu hoặc khen ta là người tốt thì họ chỉ dựa theo kiến giải và kinh nghiệm bản thân của họ mà so sánh, đánh giá người khác chớ làm sao họ biết ta bằng chính ta. Mình tốt bao nhiêu mình biết, mình xấu bao nhiêu thì cũng chính mình biết. Vì thế nếu mình là người xấu mà có người khen tặng mìnhmà mình nhận chẳng khác nào chính mình tự lừa dồi mình, sống trong ảo tưởng. Ngược lại nếu mình là người tốt, luôn nghĩ thiện, nói lời lành và làm việc thiện mà có ai chê ta thế này thế kia thì ta cứ mặc họ vì cuộc sống nhẹ nhàng, thánh thoát, an vui, tự tại thì chính ta đã có rồi đâu cần người đời trao tặng nữa. Nên nhớ những tiếng thị phi, những lời khen chê thì ở đâu và bất cứ lúc nào cũng có chẳng khác nào thời tiết nóng lạnh bất thường. Do đó người biết tự chủ tâm mình là người không chạy theo khách trần phiền não cho nên nghe thì nghe tất cả mà như không nghe gì hết, trong ngoài tự tại, không còn ngăn ngại thì chính ta đã chứng được Thiên nhĩ thông rồi.

Cùng lý luận ấy, thấy thì cái gì cũng thấy, thấy tất cả mà như không thấy gì hết, tâm không dính mắc, không còn ngăn ngại là có Thiên nhãn thông. Kinh điển thường nói “Nhục nhãn ngại phi thông. Thiên nhãn thông phi ngại” nghĩa là nhìn thấy bằng mắt thịt thì sẽ bị ngăn ngại, không thông suốt tại vì tâm còn chấp. Ngược lại, dùng thiên nhãn tức là dùng mắt trí tuệ để quán xét thì tất cả sẽ thông suốt, không còn ngăn ngại. Từ đó cuộc sống sẽ được an vui tự tại.

Các thông còn lại cũng y như vậy. Vì thế chúng sinh hằng ngày nên bồi dưỡng trí tuệ của mình bằng cách sống trong tĩnh thức,chánh niệm để chứng từng món thông mà biến cuộc đời từ phiền não ưu bi trở thành thanh tịnh, thánh thoát, an vui, tự tại. Thí dụhằng ngày mắt vẫn thấy sắc như nhà to, xe đẹp, áo lụa, quần là…Nếu là người thường thì dễ bị nó lôi cuốn, nhận chìm, mê hoặc vào đó, nhưng đối với người có tư duy chánh niệm thì nhận thức được hiện tượng của vạn pháp là vô thường nên tâm họ không hề bị dính mắc. Họ quán rằng vạn pháp là không nghĩa là tất cả mọi vật thể trong thế gian này dù to lớn như mặt trời, mặt trăng hay nhỏ như hạt cát như vi trần đều do duyên khởi tác tạo mà thành chớ không vật nào tự nó sinh khởi hay tồn tại được cho nên vật thể là vô ngã, không có tự thể nên tuy là có, là thấy sờ sờ ở đó nhưng một ngày nào đó nó sẽ bị biến hóa, tiêu hoại nên gọi là không. Do đó, cái không của Phật giáo là không tham đắm, si mê, không chấp thủ chạy theo hình sắc sinh diệt chớ không phải dùng thần thông hay quán làm biến đi tất cả. Người có tư duy, chánh niệm khi thấy đóa hoa đẹp thì họ vẫn biết cái đẹp của hoa đấy chứ, nhưng họ quán rằng đóa hoa là do trùng trùng duyên khởi mà thành vì vậy đến tuần sau đóa hoa bắt đầu héo úa, tàn phai rồi trở thành phân bón cho nên nhìn đóa hoa thì họ cũng nhìn, cũng biết nó đẹp, nhưng không đắm nhiễm say mê, lúc nào cũng tự tại với sắc đẹp. Lấy đóa hoa làm tiêu chuẩn để nhìn tất cả những hình sắc khác trên thế gian này cho nên tuy mắt có nhìn các loại trân châu bảongọc quý báu, đẹp đẽ đến đâu thì nó cũng là loại vô thường hoại diệt. Ngược lại nếu nhìn theo con mắt của phàm nhân thì tham đắm, say mê rồi chấp thủ đem về làm của riêng cho mình đưa đến tranh chấp, chiến tranh giết hại lẫn nhau. Nói tóm lại, người biết đạo thấy đẹp thì cũng biết là đẹp, nhưng họ biết vật chất đó từ “Không” mà “Có” vì thế một ngày nào đó từ “Có” sẽ trở thành “Không” cho nên thấy tất cả vật chất nhưng không bị chúng lôi cuốn nhận chìm nên họ mới có an nhiên tự tại được. Đó chính là “Kiến sắc phi can sắc” vậy. Người học Phật không những thấy biết rõ ràng sự hoại diệt, vô thường của thế gian mà còn thấy rốt ráo sự trường tồn vĩnh cửu tức là tánh vô sanh vô diệt của vạn pháp nữa. Bởi vì lúc đóa hoa tàn úa thì từ cái diệt này bắt đầu cho sự sanh khác để tạo thành đóa hoa mới.Đó là hiện tượng quy về bản thể và bản thể duyên khởi thành ra hiện tượng cho nên không có cái gì là thật sinh hay cái gì là thật diệtnghĩa là sinh để rồi diệt, diệt rồi lại sinh, sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận nên sinh diệt, sống chết là chuyện thường, chẳng có gì quan trọng nên không còn lo sợ, buồn phiền. Chúng sinh khi thấy mình già yếu, bệnh tật thì đau khổ, lo âu, sợ sệt. Ngược lại, đối với người biết đạo thì sống chết là chuyện bình thường, tử sanh là trò dâu biển nằm trong chu kỳ bất biến tùy duyên rồi tùy duyên bất biến thế thôi. Vì vậy với Phật nhãn của chư Phật thì nhìn vạn pháp sanh mà không thật sanh và diệt nhưng không phải là mất hẳn nghĩa là sinh để rồi diệt và diệt rồi để lại sanh, sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận.

Vào những lúc gần đây ở Hoa Kỳ có ông Harold Camping, a Christian Radio Broadcaster, một nhà truyền giáo Tin lành đã tiên đoán ngày tận thế của nhân loại dựa theo Thánh kinh mà ông nghiên cứu. Lần thứ nhất, ông tiên đoán thế gian sẽ bị hủy diệt vào ngày 7 tháng 9 năm 1994. Sau đó ông lại tiên đoán ngày 21 tháng 5 năm 1988. Gần đây nhất ông tiên đoán ngày tận thế là 21 tháng 5 năm 2011. Tháng 5 năm 2011 đến rồi đi, nhân loại vẫn sống sờ sờ thì bây giờ ông lại tiên đoán lần chót là ngày 21 tháng 10 năm 2011. Ông và nhóm tín đồ của ông bỏ ra rất nhiều tiền để quảng bá, thông tin đến đại chúng về sự tiên đoán thần diệu của ông. Năm 1998, nhà đạo diễn Micheal Bay đã sản xuất một cuốn phim tựa đề là “Armageddon” viết bởi John Wiggins thuộc loại ảo tưởng (Sci-Fi) nói về một vẫn thạch có kích thước rất lớn như tiểu bang Texas. Trung tâm NASA chỉ có 18 ngày để tìm phương thức giải quyết vấn đề bằng không thì vẫn thạch sẽ đâm thẳng vào trái đất rồi nổ tung kích động theo hàng loạt các đợt động đất, núi lửa quét sạch con người giống như thời tiền sử khoảng 70 triệu năm về trước đã quét sạch giống Khủng Long. NASA bó tay đầu hàng và sau cùng bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ quyết định phải dùng đầu đạn nguyên tử để làm nổ tung cái vẫn thạch này ở ngoài không gian. Nhưng người có thể thực hiện sứ mạng cực kỳ khó khăn này không phải là những phi hành gia, những nhà khoa học nổi tiếng mà lại là một người chuyên khoan các dàn dầu hỏa tên là Harry Stamper. Câu chuyện này chẳng qua là Hollywood dựa vào sự kiện ghi chép trong Thánh kinh có tên là “Armageddon” tức là ngày tận thế. Ngày đó thế giới sẽ trở thành đỏ lửa, kinh hoàng và sau đó Chúa Jesus sẽ sống lại. Ngày 21 tháng 10 năm 2011 một lần nữa đến rồi lại đi và chúng ta vẫn sống bình yên, vẫn sinh hoạt như thường. Do đó kết quả tiên đoán dựa vào Thánh kinh của ông Camping là 0-4 nghĩa là trật lất 100%, chỉ là nói nhăng nói cuội, gây hoang mang cho dư luận.Nhóm này có khuynh hướng gieo vào trong đầu tín đồ của họ niềm lo âu sợ hãi cho nên Thượng đế sẽ là cứu cánh để nương tựa. Vì thế cánh cửa vào Thiên đường là đức tin nơi Thượng đế trong khi đó con đường vào Cực Lạc Niết Bàn của đạo Phật là trí tuệ của chính mình.Chẳng phải kinh Kim Cang dạy rằng trí tuệ Ba la mật là mẹ của ba đời chư Phật đó sao? Đạo Phật xiễn dương tinh thần khách quan bình đẳng mà tuyệt đối không có một tôn giáo nào trên thế giới từ xưa đến nay trong lịch sử nhân loại có được. Kinh Pháp Hoa khẳng định rằng tôi là Phật, bạn là Phật, tất cả mọi người sẽ là Phật chớ đâu có dạy thành con chiên?Đạo Phật dạy chúng sinh hãy sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc, sống an lạc, sống có lợi cho mình, cho người và cho tất cả muôn loài.

Phật giáo chủ trương rằng tất cả vạn pháp kể cả sự sống chết chỉ là hiện tượng duyên sinh nghĩa là duyên kết thì sống, duyên tan thì chết. Nhưng chết không phải là mất hẳn vì khi duyên mới kết tạo thì sẽ tái sinh trở lại chớ đâu có mất cái gì mà phải lo sợ cho nên người biết đạo thì sống thảnh thơi, tự tại; chết nhẹ nhàng thanh thoát tức là sinh thuận, tử an vậy. Thêm nửa, Phật giáo phủ nhận hoàn toàn chủ thuyết Thượng đế vì nếu Thượng đế sinh ra ta thì ai sinh ra Thượng đế? Cho nên chính ta mới là Thượng đế của chính mình, chính ta mới có đủ khả năng và năng lực làm chủ cuộc đời của mình và chỉ có ta mới thay đổi được định mệnh của mình chớ không ai khác. Đó là ai ăn người ấy no, ai uống người đó hết khát cho nên một người ăn người khác không thể no được. Vì thế Phật giáo không dạy chúng sinh hướng tâm ra ngoài cầu tha lực mà phải quay về nội tâm của chính mình để làm chủ nó thì cuộc đời sẽ vô cùng an vui, tự tại.

Tóm lại thần thông được hiểu là bất tư nghì, vô ngại tự tại. Vô ngại tự tại đối với những việc khó tự tại để vượt qua những thử thách mà người thường không thể nào tự tại được. Vì vậyngười có thần thông là người mà lục căn được sức tự tại vô ngại một cách bất tư nghì (không thể nói được) mà đối với một người thường không nghĩ đến được, không thực hành được, không thể chiến thắng được những dục vọng làm ô nhiễm tâm ý của mình. Đó là mắt đối với sắc, tai đối âm thanh, lưỡi đối với mùi vị, mũi đối với hương vị, thân đối với cảm xúc và ý đối với pháp trần mà vẫn được tự tại vô ngại một cách bất tư nghì thì người đó chứng được lục thông.

Đối với Phật giáo, việc gì đến sẽ đến, khỏi trông chờ mong đợi chi hết cũng như khi đào ao xong có nước trong thì ánh trăng hiện xuống hay mây tan thì trời chiếu sáng vậy thôi. Vì thế nếu hành giả tu theo chánh pháp mà tâm cứ mong cầu đạt được các thứ thần thông thì những tham vọng này sẽ che lấp tâm thanh tịnh của mình. Cái tâm mong cầu này gọi là Vũ tâm trong sáu mươi tướng vọng tâm sai biệt của phàm phu (Lục Thập Tâm).

Ngày nay với đà phát triển của văn minh khoa học, con người có thể trực tiếp nói chuyện với người thân tận bên kia quảđịa cầu. Xa hơn nữa, con người có thể lên cung trăng thăm chị Hằng, chú Cuội. Có những chiếc tàu ngầm chạy bằng nguyên tử lực có thể lặn sâu ở dưới lòng đại dương cả năm trời. Thế thì thần thông không nhất thiết phải là thấy xa, nghe rộng hay là bay cao nhảy xa giống như ảo thuật mà phải được hiểu là khả năng đoạn trừ mọi tham đắm, si mê, không bị lôi cuốn nhận chìm trong ái dục và dĩ nhiên lúc nào cũng sống trong tĩnh thức chánh niệm tức là luôn làm chủ tâm mình. Đây mới chính là những thứ tự tại vô ngại, bất khả tư nghì mà người thường không thể làm được.

NAM MÔ BỔ SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Lê Sỹ Minh Tùng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2010(Xem: 10262)
Nghèo khó và thịnh vượng là hai điều kiện khác nhau trong số những sự thực của cuộc sống. Bạn, tôi và những người còn lại trong thế giới này rơi vào một trong hai điều kiện ấy. Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay phương diện tâm linh. Rõ ràng hai cụm từ này, “nghèo khó” và “thịnh vượng”, có những ngữ nghĩa khác nhau. Trước khi bàn đến những quan điểm của Phật giáo về sự nghèo khó và thịnh vượng, chúng ta cần biết chính xác về ý nghĩa của hai thuật ngữ này.
24/09/2010(Xem: 8530)
Người tham muốn ngủ nghỉ nhiều, thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường, bộ ván; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm chẳng muốn làm gì hết, khi ngủ xong lại muốn ngủ nữa giống như các loài heo vậy đó, mất cả tự chủ và thể diện của mình. Con người vì không biết rõ thực tướng của vạn vật nên si mê chấp thân tâm làm ngã rồi dẫn đến chiếm hữu, lười biếng, ăn không ngồi rồi. Loài heo vì tham ăn ngon, ngủ kỹ nên mới bị đọa lạc như thế, tối ngày chỉ biết ăn rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, chẳng biết làm gì.
23/09/2010(Xem: 13006)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 14778)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
22/09/2010(Xem: 13063)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
22/09/2010(Xem: 14849)
Ngàynay,lễ Tự tứ không còn đơn thuần mang dấu ấn lớn dành cho chư Tăngtrong giới thiền môn sau ba tháng An cư kiết hạ hàng năm, mà nó đã thựcsự tác động mạnh vào đời sống đạo đức xã hội trong việc xây dựng nếpsống an lạc, hạnh phúc cho con người. Bởi vì, suy cho cùng thì giá trịcủa lễ Tự tứ là sự thể hiện việc quyết định nỗ lực hoàn thiện nhâncách, thăng chứng tâm linh và khai mở trí tuệ đối với mỗi cá nhân conngười trong cuộc sống vốn biến động không ngừng... Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
22/09/2010(Xem: 12898)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
22/09/2010(Xem: 7200)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
21/09/2010(Xem: 8292)
Gần đây, do có nhiều hình ảnh về Mạn Đà La chụp được trong các cuộc lễ cungnghinh Phật Ngọc cầu nguyện hòa bình thế giới tại các chùa ở hải ngoại và được đăng trên một số trang mạng điện tử toàn cầu, cũng như được phổ biến qua thư điện tử, có vị đã viết bài chỉ trích cho rằng đó là “hiện tượng mê tín không nên truyền bá,” đã làm một số Phật tử hoang mang không biết đâu là thật đâu là giả.
21/09/2010(Xem: 10316)
Sợ hãi và lo âu sinh ra bởi sự tưởng tượng của đầu óc bị tác động bởi ngoại cảnh. Cuộc đời là một bức tranh di động, mọi vật đều thường xuyên thay đổi, không có vật gì trên thế gian này đứng yên vĩnh viễn. Những người trẻ trung khỏe mạnh sợ phải chết sớm. Những kẻ già yếu sợ sống lâu. Hạng người trung niên mong muốn được an vui quanh năm. Những điều hân hoan thích thú qua nhanh. Những việc không vui thường tạo ra sự âu lo lâu dài. Những cảm giác làm cho đời sống thăng trầm theo cái bản ngã hư huyễn, giống như con rối múa theo sợi dây.*** Đức Phật đã dạy: " Tham muốn sinh ra lo âu Tham muốn sinh ra sợ hãi, Ai dứt sạch tham muốn Không còn lo âu sợ hãi "
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]