Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tại Sao Phải Ngồi Thiền - HT. Thích Thanh Từ

21/09/201001:20(Xem: 5749)
Tại Sao Phải Ngồi Thiền - HT. Thích Thanh Từ

TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI NGỒI THIỀN
HT. Thích Thanh Từ
Thiền Viện Thường Chiếu

thichthanhtuMuốnngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được.Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi. Tuy nhiên trong số bốn oai nghi đó, các Thiền sư nói chỉ có ngồi là thù thắng hơn cả.

Tạisao? Vì lúc bình thường, tâm nghĩ suy hơn thua, phải quấy của chúng ta dấy khởi liên tục. Chẳng những nó liên tục trong lúc bình thường, mà ngay cả khi sắp vào giấc ngủ, mình muốn không mà nó vẫn cứ nghĩ lung tung. Chừng nào mệt mỏi quá nó mới chịu nghỉ cho mình ngủ. Như vậy lâu nay chúng ta bị các thứ vọng tâm đó che đậy lôi kéo mãi.

Phật dạy tất cả chúng sanh luân hồi sanh tử là do nghiệp dẫn, mà nghiệp từ đâu ra? Từ thân, khẩu, ý. Tuy nói ba nghiệp nhưng thật tình ý nghiệp là chủ.Nếu ý nghĩ tốt thì thân làm tốt, miệng nói tốt; ý nghĩ xấu thì thân làmxấu, miệng nói xấu. Nên ý là chủ động. Nếu ý lặng thì nghiệp cũng theo đó mà dứt.

Tất cả phân biệt hơn thua phải quấy đều từ ý phát sanh. Ýnghĩ tốt, ý nghĩ xấu, ý nghĩ phải, ý nghĩ quấy v. v… Lâu nay chúng ta mê lầm cho ý đó là tâm mình và để cho nó chỉ huy, dẫn mình đi trong luânhồi sanh tử. Chừng nào lặng những thứ suy nghĩ ấy, ta mới nhận ra mình vẫn nghe biết phân biệt rõ ràng mà không có sự can thiệp của ý. Đây chính là cái biết chân thật hiện tiền, sẵn có của mình. Nhưng vì bình thường chúng ta chạy theo vọng tâm nên quên mất nó. Cái biết này không tạo nghiệp, không tạo nghiệp thì làm sao luân hồi?

Cho nên tu là để giải thoát sanh tử. Muốn giải thoát sanh tử thì phải dừng hết các nghiệp, trước nhất là ý nghiệp, vì ý chủ động. Vì vậy mục đích chúng ta ngồi thiền là để cho ý lặng. Ý lặng rồi thì cái hằng tri hằng giác hiện tiền, chớ không phải mất mình. Tâm chân thật ấy không tướng, không động.Còn ý do duyên theo bóng dáng của ngoại cảnh như người vật mà có, nên nó lăng xăng lộn xộn hoài, rồi dẫn mình đi tạo nghiệp nữa.

Trọng tâmtu của chúng ta là để trở về với cái chân thật của mình. Nhà thiền nói chúng ta như người cỡi trâu đi tìm trâu hay cõng Phật đi cầu Phật, cứ cầu Phật ở ngoài mà quên đi ông Phật thật mình đang có. Đó là cái lầm đáng thương.

Dưới con mắt nhà Phật, chúng ta không phải tìm Phật ở đâu, mà chính tâm hằng tri hằng giác của mình là tâm Phật.

Nhưng tâm đó hiện giờ đang bị những thứ nghĩ suy, phân biệt, hơn thua, phải quấy ngănche liên tục. Cho nên chúng ta phải dẹp tâm lăng xăng đó để tâm thật hiện ra. Cũng như mặt trăng sáng trên hư không bị áng mây đen che nên tối. Nếu nhiều áng mây liên tục che như vậy thì chúng ta không thể nào thấy mặt trăng được. Ta không thấy mặt trăng, chớ không phải không có mặt trăng. Cũng như ta không thấy được Phật của mình, chớ không phải mình không có Phật.
Tọa thiền chính là để dừng tâm lăng xăng ấy lại.Lâu nay nó làm chủ mình, bây giờ ta giành quyền làm chủ lại. Không chạytheo nó nữa thì nó phải dừng. Chúng ta làm chủ được ý niệm lăng xăng đólà chúng ta làm chủ được nghiệp. Ngược lại, nếu để nó làm chủ mình thì khi nhắm mắt nó dẫn mình đi đâu mình cũng phải chạy theo nó, không cưỡnglại được.

Vì vậy ý nghĩa của ngồi thiền rất quan trọng. Ngồi thiền để làm Phật chớ không phải ngồi thiền để chơi, hay ngồi thiền theo dưỡngsanh cho khỏe mạnh. Ngồi thiền là từng bước dừng nhân tạo nghiệp. Nhân tạo nghiệp sạch thì nghiệp sạch. Nghiệp sạch thì giải thoát sanh tử. Khiđó cái hằng tri hằng giác của mình hiện bày. Cái đó không bị nghiệp dẫnnên nó giải thoát sanh tử. Sống được với cái đó thì chúng ta không còn khổ trong luân hồi nữa. Đó là chỗ cứu kính của việc tu tập tọa thiền.

Chúngta thường xem người điên là những người đáng thương, nhưng không ngờ mình lại giống hệt người điên. Bởi vì những chuyện đâu đâu năm trên năm dưới, cứ lảm nhảm trong đầu hoài. Người điên nói ra miệng, còn mình thì nói thầm thầm bên trong. Hết chuyện này tới chuyện kia, chuyện gì mình cũng nghĩ được, cũng nhớ được. Cứ như vậy mà lảm nhảm suốt ngày, không yên được một phút nào. Nghĩ nhiều, suy tính nhiều thì nặng đầu, như vậy tự mình làm khổ mình, chớ có ai vô đó đâu.

Bây giờ chúng ta chưa dừng được hoàn toàn những thứ nghĩ tạp nhạp ấy, nhưng nếu làm chủ được phần nào, đầu mình nhẹ chừng đó. Người suy nghĩ nhiều thì có nhiều chuyện, có khi những chuyện không đáng nghĩ vẫn cứ nghĩ luẩn quẩn mãi, đến chừng có chuyện cần phải nghĩ thì nghĩ không ra. Con người thường kỳlạ như vậy.

Chỉ khi nào những thứ nghĩ lộn xộn dừng lại, tâm thanh thản thì trí tuệ mới sáng, chừng đó cần nghĩ là ta nghĩ được ngay. Cho nên nhiều người nói "Con có lỗi khi ngồi thiền thường giải quyết những vấn đề mà ở ngoài chưa giải quyết được". Vì giải quyết được nên cứ ngồi đó giải quyết hoài, thành ra quên tu. Đó là một lẽ thật. Tại vì khi ngồithiền, tâm hơi yên một chút, bỗng nhớ lại vấn đề trước kia mình bế tắc,bây giờ tự nhiên sáng ra, thấy rất rõ. Thấy hay quá, nên mình lo giải quyết mà quên mất mục đích chính của mình là ngồi cho tâm yên.

Như vậy để thấy rằng mục đích tu của chúng ta là để tâm được tĩnh lặng. Tâm được tĩnh lặng thì trí sáng. Như nước ở dưới hồ đục, chúng ta múc đổ vàolu. Sau một thời gian từ sáng đến chiều, nước lóng lại trở nên trong. Nước trong không phải chỉ do mình lóng, mà bản chất của nước là trong. Nó đục là vì lẫn những cặn bã li ti. Cặn dừng lại, lóng xuống thì nước trong trở lại. Mặt nước đục thì cảnh không hiện được. Mặt nước trong mớihay hiện rõ tất cả cảnh bên ngoài. Nước trong tức là sáng, nước đục tứclà tối.

Chúng ta ngồi thiền là để lóng những cặn bã trong tâm xuống. Cặn bã lặng rồi thì tâm an. Tâm an thì trí sáng. Đó là kết quả gần nhất của việc ngồi thiền. Còn kết quả xa, kết quả cuối cùng là giải thoát sanh tử. Người tu Phật mà không chịu ngồi thiền là một thiệt thòi lớn. Bởi vì tâm lăng xăng không yên thì nghiệp dẫn hoài. Nghiệp dẫn thì phải trầm luân sanh tử không có ngày cùng.

Người tu thiền chẳng những tâm được yên, trí sáng mà cơ thể lại tốt nữa. Cuộc sống lúc nào cũng vui tươi, không buồn không khổ. Thường mỗi khi chúng ta nghĩ tới người mình ghét thì mặt cau lại, nghĩ tới người mình giận thì mặt đỏ lên, nghĩ tới người mình thương thì tự nhiên muốn rơi nước mắt v. v… Cứ như vậy nên cả ngày gương mặt chúng ta thay đổi không biết bao nhiêu lần. Chỉ khi không nghĩ gì hết thì gương mặt mình mới bình thản, an nhiên, tươi tỉnh. Đó là lợi ích cụ thể, gần nhất của người tu thiền.

Tâmđã an thì tự nhiên thân ít bệnh. Người có mối sầu lo trong tâm, thân rất dễ sanh bệnh. Bệnh sầu lo các bác sĩ sợ lắm, vì dù có thuốc hay cũngkhông trị nổi. Chỉ biết tu thì sầu lo mới giảm, mới dứt được. Đó là mộtlẽ thật. Hiểu như vậy mới thấy giá trị của việc ngồi thiền. Người khônghiểu thường hay phê bình: "Làm gì mà ngồi lim dim hoài! " Có nhiều người chỉ trích rằng, tôi dạy Tăng Ni, Phật tử không làm gì hết, cứ ngồilim dim lim dim suốt ngày thật vô ích. Người nhìn cạn thấy ngồi thế nhưvô ích, nhưng sự thật đó là việc làm hết sức quan trọng.

Chúng ta suốt ngày hay suốt đời cứ chạy ra ngoài mà chưa bao giờ nhìn lại mình. Khi nhìn lại rồi mới thấy mình là cái gì, mới biết những niệm lăng xăng chợt sanh chợt diệt không phải thật mình. Lâu nay do mê lầm, chúng ta nhận đó là mình. Đến khi cái sanh diệt ấy dừng lại, ta mới nhận ra được còn có một cái tối quan trọng, không sanh không diệt, luôn tỉnh sáng và hiện hữu bên mình. Đây mới chính thật là mình. Nhận ra như thế là tìm lại được trân bảo nhà mình từ lâu đã quên mất. Một việc làm như vậy mà có thể nói vô ích được sao!

Ở đây, tôi chỉ nói khái lược về ý nghĩa và lợi ích của việc tu tập tọa thiền như thế thôi. Quí vị muốn biết hết giá trị của nó thì hãy từng bước đi vào thực tập. Chừng ấy, như người uống nước nóng lạnh tự biết, đâu thể nói tới được.

(Trích Hoa Vô Ưu - HT Thích Thanh Từ)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/02/2012(Xem: 6346)
Trường Đại Học Dharma Realm Buddhist và Đại Học San Francisco State. Tài liệu nghiên cứu "Súc Quyền và Sự Quan hệ của Con Người Đối Với Sinh Vật Học-San Francisco State University” (March 29-April 1, 1990). Tôi muốn bàn đến hai ví dụ nổi bật về loài vật hành động với nhiều nhân tính hơn hầu hết con người. Quan điểm của tôi không phải cho rằng động vật nhân đạo hơn con người, nhưng điều này có một bằng chứng rằng động vật có thể hành động theo những cách mà không chứng minh bằng những khuôn mẫu nhất định của phương Tây về năng lực của chúng.
12/02/2012(Xem: 4746)
Có một ông phú hộ kia rất giàu có, nhưng ông không có hạnh phúc. Một hôm ông tuyên bố với mọi người rằng, ông có một viên ngọc quý báu nhất trong gia tài của mình, và ông hứa sẽ tặng cho người nào có thể chỉ cho ông biết cách làm sao để có hạnh phúc. Nhưng vẫn không ai có thể trả lời được câu hỏi ấy cho ông. Một hôm, có người nói với ông rằng có một vị đạo sĩ sống trên một ngọn đồi nọ, tuy ông ta sống một mình nhưng rất an lạc, nếu ông tìm đến hỏi thì có lẽ vị đạo sĩ ấy sẽ chỉ cho ông cách nào để có được hạnh phúc.
11/02/2012(Xem: 5504)
Gần đây, một tạp chí Phật Học có đăng thư một độc giả hỏi vị giáo thọ phụ trách, "Tôi vừa mới được quy y và bắt đầu học Phật, tôi thấy con đường này mênh mông quá. Tôi có một khó khăn là không biết mình nên bắt đầu từ nơi đâu đây? Những giáo lý về sanh diệt, tác ý, nghiệp quả, duyên sinh... cái nào cũng rất là quan trọng và cần thiết. Và tôi cũng được hướng dẫn ngồi thiền. Nhưng ngoài chiếc gối ngồi thiền ra, ta phải bắt đầu ở nơi đâu đây?"
05/02/2012(Xem: 6114)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
05/02/2012(Xem: 5952)
Tất cả mọi người, mọi loài, mọi thứ trên hành tinh này đều đi về phía chết, phía không tìm, phía mà khi đang sống không mấy ai quan tâm. Trái đất không là ngoại lệ dù nó to lớn dềnh dàng đến đâu và quay tít như thế, cho dù sự đi về của nó vượt ngoài thời gian hạn hẹp, ngoài phạm vi hiểu biết của con người nhưng nó cũng phải đi về trên hành trình, quy luật của nó, không mảy may sai khác. Loài người không sinh ra trái đất nhưng có thể hủy hoại, giết chết trái đất. Loài người cũng có thể cứu sống trái đất, giúp trái đất trường thọ hơn, như đứa con hiếu thảo giúp bà mẹ vĩ đại của mình vượt trở ngại, ốm đau, bệnh tật; giúp trái đất xanh hơn, của để dành tươi tốt, ấm cúng yên bình, chốn dung thân các thế hệ kế tiếp của hằng ngàn ngàn sau. Đừng là những đứa con hư, cướp bóc, tàn phá mẹ mình đến khánh kiệt sức lực, tàn úa vì dục vọng hư huyễn, nhu cầu thái quá của chính mình.
04/02/2012(Xem: 6698)
"Giữ chánh niệm." "Sống trong giây phút hiện tại." "Chú ý đơn thuần." Trên con đường tu học, chắc chúng ta đều có nghe vềnhững lời khuyên này. Và nếu bạn có kinh nghiệm về thực tập thiền quán, những câu ấy là một tiếng chuông nhắc nhở chúng ta từ sáng đến khuya, rằng ta có thể tìm thấy tất cả những gì là chân thật ngay trong giờ phút hiện tại này.
04/02/2012(Xem: 6220)
Từ nhiều năm nay, Christian Maes đã đưalên mạng Internet (http://majjhima.perso.neuf.fr/) một tuyển tập dịch thuật gồm những bài kinh chọn lọctrong bộ Trung A Hàm(Majjhima Nikaya) tức là "Các bài thuyết giảng có chiều dài trung bình"và cũng là một trong số các bộ Kinh quan trọng nhất của Phật giáo nguyên thủy.
29/01/2012(Xem: 5348)
Dân tộc Việt Nam, một dân tộc luôn đề cao tinh thần đoàn kết bền chặt, luôn tạo nên một sức mạnh có thể vượt qua tất cả những thử thách chông gai, những nỗi áp bức nặng nề. Lịch sử đất nước ta đã trải qua biết bao thăng trầm, khi cam chịu nô lệ, lúc độc lập tự chủ, khi thống nhất một dải, lúc phân đôi sơn hà. Qua đó, lịch sử cũng đã để lại những trang sử oanh liệt, hào hùng cũng như những đêm dài đen tối nô lệ hàng thế kỷ. Do đó, con người Việt Nam vừa có tinh thần độc lập, tự cường rất cao, với tinh thần đoàn kết gắn bó keo sơn nên đã giành lại đất nước, đánh tan quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.
28/01/2012(Xem: 4802)
Dưới đây là phần chuyểnngữ toàn bộ chương I (tr.13-20) của một quyển sách nhỏ về Phật Giáo, mang tựa đề"Phật Giáo nhập môn" (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bảnGrancher, 2008). Tuy bàn về những vấn đề rất căn bản thế nhưng tập sách lại đượcviết bởi một triết gia Phật Giáo sâu sắc nổi tiếng hiện nay là Fabrice Midal.
26/01/2012(Xem: 4951)
ĐứcThích-ca Mâu-ni là vị Phật lịch sử và cách nay đã lâu lắm, đã khám phá ra một ConĐường thật độc đáo, đấy là Con Đường giúp chúng ta loại bỏ mọi khổ đau và tìmthấy một sự tự do đích thật. Sau khi khám phá ra Con Đường đó thì Đức Phật, lúcấy còn rất trẻ, đã hy sinh phần còn lại của kiếp nhân sinh cuối cùng của mình đểtrỏ cho chúng ta trông thấy Con Đường ấy bằng ngón tay của chính Ngài. Hôm naychúng ta là những người đang tu tập bằng cách hướng theo ngón tay của Ngài vàbước theo các vết chân của Ngài vẫn còn in đậm trên Con Đường ấy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567