Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cần Giải Thoát Ngay Trong Hiện Kiếp

15/09/201101:06(Xem: 9210)
Cần Giải Thoát Ngay Trong Hiện Kiếp

86.tosuanquang

Cần Giải Thoát Ngay Trong Hiện Kiếp




* Trong thời mạt pháp, nếu chỉ tu môn khác không kiêm cầu Tịnh Độ, tất khó giải thoát ngay trong một đời. Nếu đời này không được giải thoát bị mê trong nẻo luân hồi, thì tất cả tâm nguyện sẽ thành hư tưởng. Đây là sự kiện thiết yếu thứ hai, mà hành giả cần lưu ý.

Các hành giả tu theo những pháp môn khác, duy trọng về tự lực, lập tâm trường cửu, quan niệm mỗi đời cứ tiến tu, dù đời này không được giải thoát, trong những kiếp sau cũng sẽ thành đạo. Nhưng có một điều cần để ý, là liệu đời sau sẽ được bảo đảm chắc chắn cho ta tiếp tục tu nữa chăng? Bởi khi chưa là bậc đắc đạo, lúc chuyển sanh tất phải hôn mê, dễ quên tâm nguyện tu hành kiếp trước. Nơi cảnh trần duyên tiến đạo thì ít, duyên thối đạo lại nhiều. Biết bao vị xuất gia lúc chuyển sanh không thể tiến tu, như các sự tích đã lược trần trong chương thứ nhứt.


Kinh nói: "Bồ Tát còn mê khi cách ấm, Thanh Văn còn muội lúc ra thai."

"Cách ấm" là trải cách từ ấm thân này sang ấm thân khác. Như thân hiện tại là tiền ấm, chuyển sanh thân kiếp sau gọi là hậu ấm; trải qua sự xen cách từ thân trước đến thân sau như thế, bậc Bồ Tát chưa đắc đạo phải bị hôn mê. Trong kinh, có nơi khác lại nói: "Hạng phàm thường khi nhập thai, trụ thai và xuất thai đều hôn mê. Bậc Chuyển Luân Thánh Vương do phước báo, lúc nhập thai thì biết, khi trụ thai, xuất thai phải bị hôn mê. Hàng Thanh Văn lúc nhập thai, trụ thai đều có thể tỉnh biết, song khi xuất thai lại hôn mê. Duy có bậc Bồ Tát chứng Vô Sanh Nhẫn, lúc nhập thai, trụ thai và xuất thai đều tỉnh giác." Đôi khi hạng phàm phu do nghiệp duyên đặc biệt cũng nhớ được kiếp trước, nhưng đây chỉ là trường hợp ít có trong muôn một. Hoặc đó là Bồ Tát thị hiện để cho chúng sanh biết có luân hồi, ngoài ra tất cả khi chuyển sanh đều bị mê muội. Khi đã hôn mê, thì bao nhiêu sự hiểu biết về đạo lý và những tâm nguyện nơi kiếp trước, đều vì vô minh che lấp khiến cho lãng quên.

Duyệt qua chỗ kiến văn, bút giả từng nghe có vị thuật lại, lúc trẻ tuổi mỗi khi nằm mơ thấy mình bay tự do cao vút đi khắp mọi nơi; tuổi càng lớn lại thấy bay thấp lần lần, sau không còn bay được nữa. Trong quyển Phật Học Chỉ Nam, có kể chuyện ông Viên Thủ Đồng, người ở đất Trường Sơn bên Trung Hoa, lúc bốn, năm tuổi, trong đêm tối thấy rõ rệt các vật như ban ngày. Mấy năm kế, sự thấy mờ giảm lần. Từ mười tuổi trở lên, ông không còn thấy nữa, chỉ đôi khi nửa đêm thức dậy ngẫu nhiên thấy rõ được trong giây lát. Khoảng mười bảy tuổi về sau, hai ba năm mới thấy một lần, nhưng chỉ lóe sáng lên rồi liền tắt mất. Những vị này kiếp trước đều có tu nhưng khi chuyển thế bị mê đi, kế đó trần nhiễm càng sâu, thần minh càng tiêu giảm. Có những vị như vị Thiên Đại Hạc Tử ở Nhựt Bản, Ngụy Tịch Phủ ở Trung Hoa, ngồi một nơi thấy rõ những vật xung quanh cách xa đến mấy mươi dặm. Có nhiều người thấy được vật dưới đất, sự việc cách tường vách, hoặc đồ để trong túi của quần chúng, mà thế gian gọi là “thiên nhãn”, nhưng họ không chịu tu. Bởi thế lần lần sự thấy suy giảm, kết cuộc cũng như thường nhơn. Lại có những vị xem sách một lần rồi gấp lại đọc thuộc lòng không sai một chữ, hoặc văn tài mau lẹ xuống bút thành phú, mở miệng thành thi, nhưng không chịu tu hành, đôi khi trở lại bài bác đạo Phật. Cổ đức bình luận những người sau này, kiếp trước tu Thiền định đến trình độ khá cao, đã có chỗ sở đắc. Nhưng bởi những vị hành trì theo Tông môn chỉ nhận ngay tự tâm, phá trừ Phật kiến, Pháp kiến, nghĩa là để tâm rỗng không chẳng thấy có Phật và Pháp; nên khi chưa chứng đạo phải chuyển sanh trở lại, duy bằng cứ vào sự thông minh của mình, không ưa thích đạo Phật. Các bậc xưa còn như thế, người tu hiện tại sở đắc phỏng có là bao?

* Như lời Phật huyền ký: "Đời mạt pháp người tu thì nhiều nhưng khó có ai đắc đạo." Mà khi chưa chứng đạo, nếu còn nghiệp lực nhỏ như sợi tơ cũng bị luân hồi. Dù có một vài vị ngộ đạo, nhưng ngộ chưa phải là chứng, chỉ do sức Định chế phục nghiệp thức khiến cho lắng đọng lại, nên tạm được khai tâm, lúc chuyển sanh vẫn còn bị hôn mê không được tự tại. Đến kiếp sau, duyên tiến đạo thì ít cảnh thối đạo lại nhiều, nguyện giải thoát đã thấy khó bảo toàn chắc chắn. Về sự ngộ đạo còn bị thối thất, cổ đức đã có ba điều thí dụ:

Điều thứ nhất: như dùng tảng đá đè lên cỏ dại, cỏ tuy không mọc được nhưng củ nó chưa hư thúi, nếu gặp duyên khác tảng đá bị lật lên, cỏ vẫn mọc lại như cũ.

Điều thứ hai: như lóng nước trong chum, bùn tuy lắng xuống nằm yên tận đáy, nhưng khi chưa gạn lọc ra được, gặp duyên khuấy động, bùn lại nổi lên.

Điều thứ ba: như đồ gốm tuy nắn thành hình, nhưng chưa trải qua một phen nung lại cho chắc, gặp mưa xuống tất phải bị tan rã. Trạng huống ngộ đạo khi chuyển sanh dễ bị thối thất, cũng lại như thế.

Đời mạt pháp, người tu có mấy ai ngộ đạo? Ngộ đạo không phải là dễ. Như thuở xưa, Hương Lâm thiền sư dụng tử công phu trong bốn mươi năm mới dung luyện thành một khối. Ngài Trường Khánh Nhàn ngồi rách mười mấy chiếc bồ đoàn mới được thấy tánh bản lai. Người đời nay, trừ một vài vị Thánh Nhơn ứng thân thị hiện để làm mô phạm cho quần chúng, ngoài ra các vị khác tu Thiền, chỉ tạm được thân tâm an tĩnh hoặc thấy thiện cảnh giới là cùng! Dù đã ngộ đạo, khi chuyển sanh vẫn còn có thể bị chướng nạn như những điều đã kể trên. Đường sanh tử có nhiều nguy hiểm đáng e ngại với kẻ chưa đắc đạo là thế. Cho nên nếu bảo không sợ sanh tử, đó là chỉ lối suy tư của người thiển cận mà thôi.

Hơn nữa, hiện tại chánh pháp đã lần lần ẩn diệt, trên thế giới, nơi nào ảnh hưởng duy vật tràn đến là đạo Phật không còn. Đã có nhiều nơi chùa chiền bị hủy phá, kinh sách bị thiêu đốt, tăng ni phải hoàn tục, hàng thiện tín không được tu. Dù cho ngày kia có được phục hồi, cũng phải bị biến thể và tiêu hao một phần lớn. Mong chuyển sanh để tiếp tục tu hành với một nền đạo suy tàn, thiếu bậc cao tăng dìu dắt, lấy đâu làm duyên tốt tiến đạo để giải thoát trong tương lai? Cho nên muốn bảo đảm tâm Bồ Đề không bị thối thất, phải tu Tịnh Độ. Dù tu các môn khác cũng nên kiêm niệm Phật phát nguyện vãng sanh về Cực Lạc.

Đây là lời khuyến tấn chung của các bậc tiên đức, như các ngài: Liên Trì Đại Sư , Ngẫu Ích Đại Sư, Kiên Mật Đại Sư , Ấn Quang Đại Sư .




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/10/2010(Xem: 9176)
Lẽ thường trong chúng ta, ai ai cũng đều có một cái “cái ngã”, hay “bản ngã”. Không những cái ngã của chính mình mà còn ôm đồm cái bản ngã của gia đình mình, của bằng hữu mình, của tập thể mình, của cộng đồng xã hội mình, của tôn giáo mình, của đất nước mình, và thậm chí cho đến cái bản ngã của chủ nghĩa mình; dù đó là chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, hay chủ nghĩa hiện sinh...
09/10/2010(Xem: 9199)
Sáutu sĩ khổ hạnh quấn trên người những chiếc áo bạc màu bụi đường cùng nhau "tiến sâu vào lãnh thổ của xứ Ma-kiệt-đà"(Magadha) trong thung lũng sông Hằng (PhổDiệu kinh - Lalitavistara). Họ đixuyên ngang các thôn xóm và những cánh đồng xanh mướt. Chung quanh cảnh vật êm ảvà lòng họ thật thanh thản. Họ là những người quyết tâm từ bỏ gia đình để chọnmột lối sống khắc khổ, không màng tiện nghi vật chất mà chỉ biết dồn tất cả nghịlực để đi tìm bản chất của thế gian này và nguyên nhân đưa đến sự hiện hữu củachính họ.
06/10/2010(Xem: 7805)
Sở dĩ tôi nói tới ăn uống ở hàng đầu vì có thể tới 90 phần trăm những bệnh của con người là do ăn uống mà ra. Cơ thể ta luôn luôn giữ một mức độ thăng bằng trước những biến đổi ngoại cảnh. Ngoại cảnh có nóng hay lạnh, cơ thể vẫn giữ ở một mức độ 30 độ bách phân. Ngoại cảnh có làm tim ta đập nhanh hay chậm một chút nhưng sau đó cơ thể vẫn giữ ở mức độ 70 tới 100 nhịp tim mỗi phút. Cũng như vậy đối với huyết áp, số lượng máu, nồng độ của các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong cơ thể. Ăn uống chính là đưa các chất ngoại lai vào cơ thể. Nếu đưa vào cho đúng cách, cơ thể sẽ được bồi dưỡng đầy đủ, hoạt động tốt. Nếu không cho đúng cách, hoặc quá nhi
06/10/2010(Xem: 17058)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
06/10/2010(Xem: 8731)
Ngày Đức Thế Tôn dạy: “ không bao lâu nữa Ta sẽ nhập Vô Dư Niết Bàn” Ngài A Nan lòng buồn vô hạn, với những nỗi lo hết sức chân tình, lo Phậtđi rồi lấy ai nương tựa, lo Phật không còn ai là người lèo lái con thuyền Phật Pháp, lo cho sự truyền thừa đạo mạch Phật Giáo mai sau.
05/10/2010(Xem: 8054)
Người tham muốn danh vọng, thì suốt đời giong ruổi theo quyền cao, chức trọng, danh thơm tiếng tốt. Họ bằng mọi thủ đoạn để lòn cúi hết chỗ này đến chỗ khác, cố mong được địa vị cao sang. Họ lao tâm, khổ trí, tìm đủ mọi cách để nắm giữ cho được cái danh vọng, hư ảo nhằm đạt được quyền lợi tối cao.
03/10/2010(Xem: 8087)
Người tham muốn ăn uống ngon hợp khẩu vị, thì suốt đời lân la bên cạnh những món ngon vật lạ, quanh quẩn bên những tiệc tùng, tìm khoái khẩu trong những rượu ngon, vị lạ nên phải giết hại nhiều các loài vật để bồi bổ cho mình.
03/10/2010(Xem: 17401)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
03/10/2010(Xem: 10277)
Những kẻ bị phiền não khổ đau, Phật giáo đã chỉ cho họ con đường dẫn đến hòa bình, và hạnh phúc vĩnh cữu cùng giúp họ giải quyết mọi vấn đề phiền toái của cuộc sống.
03/10/2010(Xem: 9811)
Hỷ là một trong bốn vô lượng tâm của nhà Phật. Hỷ là hoan hỷ, vui vẻ. Lòng người Phật tử bao giờ cũng hoan hỷ, và sẵn sàng san sẻ niềm hoan hỷ đó cho mọi người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]