Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bốn Ngôi nhà

12/08/201108:45(Xem: 10000)
Bốn Ngôi nhà
ngoi nha

Tại sao tôi cảm thấy cô đơn và bất hạnh? Tại sao tôi sợ hãi và bất an? Theo giáo lý nhà Phật, có thể vì tôi đã thiếu ý thức và không chịu chăm sóc ngôi nhà của mình mỗi ngày. Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúc và mãn nguyện.

Ngôi nhà đầu tiên chính ngôi nhà tâm. Tôi biết cơ thể của tôi gồm hai phần là thân và tâm. Tôi vẫn chăm sóc thân tôi hàng ngày. Thân tôi được ăn, uống, ngủ, nghỉ; Tôi cho thân được mặc đẹp, được đeo đồ trang sức, rồi nước hoa, dầu thơm. Nhưng quả thật, đã quá nhiều khi tôi quên lửng mất tâm. Được học Phật pháp, tôi mới biết ra, mỗi khi giận dữ, tôi đều mang rác vào ngôi nhà tâm của mình. Những khi căng thẳng hay cô đơn, sợ hãi và lo lắng, tôi cũng đang làm bẩn ngôi nhà tâm của mình. Đến khi tôi biết ngồi xuống, nhắm mắt lại và nhẹ nhàng theo dõi hơi thở. Lúc ấy, tôi thở thật nhẹ nhàng. Tôi nhớ lại những lời hướng dẫn và mỉm cười thật tươi trong lúc thở. Khi thở vào, tôi biết rằng hơi thở đang chầm chậm vào sâu trong phổi. Khi thở ra, tôi biết mình đang thả thán khí vào trời đất. Vậy mà chỉ trong vài phút, tôi đã thấy tâm mình thanh thản. Tôi đang chăm sóc cho ngôi nhà tâm của mình. Tôi ngăn rác, và không làm vấy bẩn thêm. Tôi đã nhớ đến ngôi nhà tâm của tôi, và bắt đầu biết chăm sóc tâm như vẫn chăm sóc thân.

Mọi người đều có thể chăm sóc ngôi nhà tâm của mình bằng cách sống thư giãn. Hãy tập sống với khoan dung và độ lượng. Hãy tập nhận biết, thông cảm, và chia sẻ. Hãy mỉm cười mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi gặp khó khăn và bất trắc. Bạn có biết rằng ai là người giàu nhất không? Đó là người có tâm, sống có tâm. Còn người nghèo nhất là ai sống không có tâm, thiếu đi cái tâm.

Ngôi nhà thứ hai là ngôi nhà huyết thống. Đó là quan hệ của ta với cha mẹ ông bà, với con cái cháu chắt, với họ hàng nội ngoại, với tổ tiên nhiều đời. Chúng ta cần nhớ đến tổ tiên và các thế hệ. Chúng ta cần thương yêu và chăm sóc các thành viên trong nhà. Mỗi thành viên của gia đình mình là những người gần gũi nhất của ta. Và nếu như bạn không yêu thương những người trong ngôi nhà huyết thống của mình thì đó thật sự là một thảm họa!

Trong ngôi nhà huyết thống, những người gần gũi với mình là quan trọng nhất: vợ, chồng, con cái, cha mẹ. Tuy nhiên những mối quan hệ xa hơn cũng là những rễ cây quan trọng giúp cho cây gia đình huyết thống của ta thêm bền vững. Nếu không có nhiều thời gian, mỗi ngày bạn hãy dành ít phút nghĩ đến họ với những tình cảm yêu thương và trìu mến nhất. Nếu có thể bạn nên gửi nhắn tin hay viết thư, gọi điện thoại hay đến thăm những thành viên trong ngôi nhà huyết thống của mình. Khi bạn cho đi tình cảm và sự yêu thương, bạn đang nhận được rất nhiều và lâu dài đấy.

Ngôi nhà thứ ba là ngôi nhà đồng nghiệp. Hầu như mỗi người đều ở bên cạnh đồng nghiệp của mình nhiều hơn cả thời gian ở với vợ chồng con cái hay bố mẹ. Ít nhất, người ta có mặt ở cơ quan đến tám giờ đồng hồ; thường là nhiều hơn. Từ sáng sớm đến tận tối. Có khi đêm khuya mới về đến nhà. Thời gian bạn ở bên người thân thực sự là mấy tiếng? Bởi bạn đã mất tám giờ để ngủ rồi mà.

Hãy yêu thương các đồng nghiệp của mình. Người đau khổ nhất là những người phải làm việc với những đồng nghiệp mà mình không ưa. Và khi mình không ưa các đồng nghiệp, chính mình là người chịu thiệt thòi đầu tiên và lớn nhất. Tôi thấy thương cho những ai luôn nghĩ rằng mình chỉ là người đi làm thuê. Khi đó họ làm việc không hiệu quả, và khó thấy mình hạnh phúc. Tôi luôn nghĩ, người làm thuê lớn nhất ở cơ quan chính là ông sếp. Đó là người vất vả nhất, lo nhiều nhất, phục vụ nhiều nhất.

Đáng tiếc là có không ít người lấy thời gian của cơ quan để làm việc riêng. Cái lãng phí lớn nhất là lãng phí thời gian. Kẻ cắp đáng phê phán nhất là kẻ lấy cắp thời gian. Và bạn có là kẻ cắp không? Bạn có thật sự đang góp phần xây dựng ngôi nhà đồng nghiệp, ngôi nhà cơ quan của mình không?

Ngôi nhà thứ tư là ngôi nhà tâm linh. Dù bạn theo tôn giáo nào, bạn đang may mắn có ngôi nhà thứ tư của mình. Đây là chỗ dựa tinh thần rất tốt. Khi thất vọng hay chán nản, khi buồn bực hay gặp những chuyện không may, ngôi nhà tâm linh luôn chở che bạn. Nếu bạn không theo tôn giáo nào, lúc gặp điều không như ý, cuối cùng bạn cũng kêu lên “Trời ơi!” và bạn thấy nhẹ nhàng hơn. Như vậy, dù bạn không theo tôn giáo nào, khi bạn ốm đau hay bị tai nạn, khi bạn bất lực hay cô đơn, ngôi nhà tâm linh vẫn luôn hiển hiện bên bạn. Bạn chỉ việc chui vào để hưởng cái ấm áp của mùa đông, cái mát mẻ của mùa hè.

Nhiều người có thói quen dọn nhà của mình và vứt rác ra xung quanh. Nhưng, nếu quanh ngôi nhà của mình chỉ toàn nhiễm ô và rác rưởi thì ta có sống hạnh phúc và bình an, có được sự thảnh thơi và sung sướng không? Hẳn là không bao giờ. Bởi còn sống tức ta còn phải thở. Mà thở bằng không khí trong sạch của bầu trời, từ xung quanh quanh bạn.

Chúng ta không chỉ tập chăm sóc bốn ngôi nhà của mình mà cần chăm sóc con đường vào ngôi nhà. Cần trồng hoa và cây trái quanh những ngôi nhà ấy. Nếu chúng ta biết và có thói quen chăm sóc những gì không phải của mình thì những gì của mình mới thành tuyệt diệu, và cuộc sống của ta mới thực sự viên mãn.

Theo kinh nghiệm của tôi, những ai chăm sóc tốt bốn ngôi nhà của mình luôn thì mãi có bình an và hạnh phúc. Những ai biết vì cái chung, vì cộng đồng thì luôn được yêu quý và tôn trọng, luôn vững chãi và thảnh thơi. ■

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo 144& 145

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/07/2011(Xem: 12664)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
11/07/2011(Xem: 12505)
Lá sen "cõng người", chuyện tình Rùa Hạc là những câu chuyện có thật trong Phước Kiển Tự. Trong cõi nhân gian này, không thiếu những sự kiện ly kỳ khó lý giải, và ở nơi này nơi kia, vào thời gian này thời gian nọ, biến động của cuộc sống luôn chứa đựng những bí ẩn trông chờ các nhà khoa học giải mã. Một hiện tượng lạ, một câu chuyện lạ, để thấy rằng, cuộc sống này có rất nhiều điều con người chưa khám phá hết.
10/07/2011(Xem: 7284)
Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa tròn 76 tuổi hôm Thứ Tư 6-7-2011, một ngày cũng là khởi đầu cho một loạt buổi thuyết giảng, truyền pháp và hướng dẫn tu học pháp môn Kalachakra cho nhiều ngàn Phật Tử tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
10/07/2011(Xem: 16267)
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khích lệ chúng ta hãy triển khai lòng tốt và tình thương yêu mà Ngài luôn luôn quả quyết là những phẩm tính ấy đều đã có sẵn trong lòng mỗi con người chúng ta.
09/07/2011(Xem: 12578)
Có lẽ danh từ “Phật đảo“ tôi dùng cho xứ đảo Đài Loan có hơi lạ tai với các bạn, vì từ đó đến giờ ta chỉ nghe nào là “Hải đảo chiều mưa“ hay “Ốc đảo cô đơn“, chứ chưa ai dám dùng từ chứa nhiều cường điệu như thế! Nhưng quả thật là như thế các bạn ạ! Một cụm đảo gần chín mươi chín hòn nhỏ to đủ cỡ, không lấy gì làm lớn cho lắm nằm chơ vơ giữa biển mà đi đến đâu cũng thấy những tượng Phật vĩ đại và Chùa chiền với tầm vóc đáng ngại, nhìn vào phải bái phục khen thầm, ấy là chưa kể tinh thần tu học nghiêm mật và trật tự của Phật tử Đài Loan.
08/07/2011(Xem: 8332)
Trước những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại ngày một xuất hiện nhiều sản phẩm cứu người và giết người tân kỳ mới lạ, con người thường xuyên đứng trước những ngã ba đường của sự chọn lựa thiện ác, khen chê.
08/07/2011(Xem: 7711)
Sau khi nhóm Khóm Hồng San Diego phổ biến tập Hạnh Phúc kỳ diệu vào mùa xuân 1993, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến đóng góp tích cực. Nhận thấy sự cần thiết trình bày thêm những cách thức cụ thể áp dụng trong sinh hoạt hàng ngày để duy trì và phát triển niềm an vui trong lành, tươi mát và tích cực, chúng tôi đã soạn thêm trên một trăm trang cho kỳ tái bản này. Joseph Campbel, nhà huyền thoại học trứ danh của Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ thứ hai mươi này, khi được sinh viên của ông hỏi họ phải chọn lựa con đường nào, ông ta trả lời không chút do dự: “Hãy đi theo niềm an vui kỳ diệu của chính mình.”
04/07/2011(Xem: 7058)
Lễ lạy, tham bái, chiêm lễ các thánh tích của các bậc Tiên Thánh là một tập tục truyền thống lâu đời của một trong những nghi thức hành trì trong Phật Giáo, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tương truyền rằng trong văn hóa truyền thống cổ của người Ấn Độ có tập tục đi lễ lạy các thánh tích gọi là "Tuần lễ", chỉ cho việc đi về thánh tích của các bậc thánh nhân lễ lạy, để cầu nguyện và cũng là cảm niệm tưởng nhớ, đến hành trạng cũng như công đức của vị thánh, thần đó đã đem đến cho thế gian.
02/07/2011(Xem: 7095)
Đối với Phật giáo, vũ trụ được sanh ra như thế nào, con người bắt đầu từ đâu không có gì quan trọng vì tất cả chỉ là thế giới hiện tượng có sinh có diệt. Khi Đức Phật còn tại thế, một hôm Tỳ kheo Man Đồng Tử đặt ra những câu hỏi siêu hình để hỏi Thế Tôn rằng :
30/06/2011(Xem: 9141)
Từ ngày tôi được quy y thọ tam quy ngũ giới với Sư phụ tôi, được Người truyền cho Giới Hương đầu tiên trong ba nén hương Giới Định Huệ; đến nay đã gần 14 năm, nhưng tôi chưa bao giờ có nhân duyên được theo Thầy đi hành hương đến một xứ sở nào. Nếu phải nói lý do tại sao? Thôi thì đành dùng tạm bốn chữ “chưa đủ nhân duyên“.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]