Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bốn Ngôi nhà

12/08/201108:45(Xem: 8431)
Bốn Ngôi nhà
ngoi nha

Tại sao tôi cảm thấy cô đơn và bất hạnh? Tại sao tôi sợ hãi và bất an? Theo giáo lý nhà Phật, có thể vì tôi đã thiếu ý thức và không chịu chăm sóc ngôi nhà của mình mỗi ngày. Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúc và mãn nguyện.

Ngôi nhà đầu tiên chính ngôi nhà tâm. Tôi biết cơ thể của tôi gồm hai phần là thân và tâm. Tôi vẫn chăm sóc thân tôi hàng ngày. Thân tôi được ăn, uống, ngủ, nghỉ; Tôi cho thân được mặc đẹp, được đeo đồ trang sức, rồi nước hoa, dầu thơm. Nhưng quả thật, đã quá nhiều khi tôi quên lửng mất tâm. Được học Phật pháp, tôi mới biết ra, mỗi khi giận dữ, tôi đều mang rác vào ngôi nhà tâm của mình. Những khi căng thẳng hay cô đơn, sợ hãi và lo lắng, tôi cũng đang làm bẩn ngôi nhà tâm của mình. Đến khi tôi biết ngồi xuống, nhắm mắt lại và nhẹ nhàng theo dõi hơi thở. Lúc ấy, tôi thở thật nhẹ nhàng. Tôi nhớ lại những lời hướng dẫn và mỉm cười thật tươi trong lúc thở. Khi thở vào, tôi biết rằng hơi thở đang chầm chậm vào sâu trong phổi. Khi thở ra, tôi biết mình đang thả thán khí vào trời đất. Vậy mà chỉ trong vài phút, tôi đã thấy tâm mình thanh thản. Tôi đang chăm sóc cho ngôi nhà tâm của mình. Tôi ngăn rác, và không làm vấy bẩn thêm. Tôi đã nhớ đến ngôi nhà tâm của tôi, và bắt đầu biết chăm sóc tâm như vẫn chăm sóc thân.

Mọi người đều có thể chăm sóc ngôi nhà tâm của mình bằng cách sống thư giãn. Hãy tập sống với khoan dung và độ lượng. Hãy tập nhận biết, thông cảm, và chia sẻ. Hãy mỉm cười mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi gặp khó khăn và bất trắc. Bạn có biết rằng ai là người giàu nhất không? Đó là người có tâm, sống có tâm. Còn người nghèo nhất là ai sống không có tâm, thiếu đi cái tâm.

Ngôi nhà thứ hai là ngôi nhà huyết thống. Đó là quan hệ của ta với cha mẹ ông bà, với con cái cháu chắt, với họ hàng nội ngoại, với tổ tiên nhiều đời. Chúng ta cần nhớ đến tổ tiên và các thế hệ. Chúng ta cần thương yêu và chăm sóc các thành viên trong nhà. Mỗi thành viên của gia đình mình là những người gần gũi nhất của ta. Và nếu như bạn không yêu thương những người trong ngôi nhà huyết thống của mình thì đó thật sự là một thảm họa!

Trong ngôi nhà huyết thống, những người gần gũi với mình là quan trọng nhất: vợ, chồng, con cái, cha mẹ. Tuy nhiên những mối quan hệ xa hơn cũng là những rễ cây quan trọng giúp cho cây gia đình huyết thống của ta thêm bền vững. Nếu không có nhiều thời gian, mỗi ngày bạn hãy dành ít phút nghĩ đến họ với những tình cảm yêu thương và trìu mến nhất. Nếu có thể bạn nên gửi nhắn tin hay viết thư, gọi điện thoại hay đến thăm những thành viên trong ngôi nhà huyết thống của mình. Khi bạn cho đi tình cảm và sự yêu thương, bạn đang nhận được rất nhiều và lâu dài đấy.

Ngôi nhà thứ ba là ngôi nhà đồng nghiệp. Hầu như mỗi người đều ở bên cạnh đồng nghiệp của mình nhiều hơn cả thời gian ở với vợ chồng con cái hay bố mẹ. Ít nhất, người ta có mặt ở cơ quan đến tám giờ đồng hồ; thường là nhiều hơn. Từ sáng sớm đến tận tối. Có khi đêm khuya mới về đến nhà. Thời gian bạn ở bên người thân thực sự là mấy tiếng? Bởi bạn đã mất tám giờ để ngủ rồi mà.

Hãy yêu thương các đồng nghiệp của mình. Người đau khổ nhất là những người phải làm việc với những đồng nghiệp mà mình không ưa. Và khi mình không ưa các đồng nghiệp, chính mình là người chịu thiệt thòi đầu tiên và lớn nhất. Tôi thấy thương cho những ai luôn nghĩ rằng mình chỉ là người đi làm thuê. Khi đó họ làm việc không hiệu quả, và khó thấy mình hạnh phúc. Tôi luôn nghĩ, người làm thuê lớn nhất ở cơ quan chính là ông sếp. Đó là người vất vả nhất, lo nhiều nhất, phục vụ nhiều nhất.

Đáng tiếc là có không ít người lấy thời gian của cơ quan để làm việc riêng. Cái lãng phí lớn nhất là lãng phí thời gian. Kẻ cắp đáng phê phán nhất là kẻ lấy cắp thời gian. Và bạn có là kẻ cắp không? Bạn có thật sự đang góp phần xây dựng ngôi nhà đồng nghiệp, ngôi nhà cơ quan của mình không?

Ngôi nhà thứ tư là ngôi nhà tâm linh. Dù bạn theo tôn giáo nào, bạn đang may mắn có ngôi nhà thứ tư của mình. Đây là chỗ dựa tinh thần rất tốt. Khi thất vọng hay chán nản, khi buồn bực hay gặp những chuyện không may, ngôi nhà tâm linh luôn chở che bạn. Nếu bạn không theo tôn giáo nào, lúc gặp điều không như ý, cuối cùng bạn cũng kêu lên “Trời ơi!” và bạn thấy nhẹ nhàng hơn. Như vậy, dù bạn không theo tôn giáo nào, khi bạn ốm đau hay bị tai nạn, khi bạn bất lực hay cô đơn, ngôi nhà tâm linh vẫn luôn hiển hiện bên bạn. Bạn chỉ việc chui vào để hưởng cái ấm áp của mùa đông, cái mát mẻ của mùa hè.

Nhiều người có thói quen dọn nhà của mình và vứt rác ra xung quanh. Nhưng, nếu quanh ngôi nhà của mình chỉ toàn nhiễm ô và rác rưởi thì ta có sống hạnh phúc và bình an, có được sự thảnh thơi và sung sướng không? Hẳn là không bao giờ. Bởi còn sống tức ta còn phải thở. Mà thở bằng không khí trong sạch của bầu trời, từ xung quanh quanh bạn.

Chúng ta không chỉ tập chăm sóc bốn ngôi nhà của mình mà cần chăm sóc con đường vào ngôi nhà. Cần trồng hoa và cây trái quanh những ngôi nhà ấy. Nếu chúng ta biết và có thói quen chăm sóc những gì không phải của mình thì những gì của mình mới thành tuyệt diệu, và cuộc sống của ta mới thực sự viên mãn.

Theo kinh nghiệm của tôi, những ai chăm sóc tốt bốn ngôi nhà của mình luôn thì mãi có bình an và hạnh phúc. Những ai biết vì cái chung, vì cộng đồng thì luôn được yêu quý và tôn trọng, luôn vững chãi và thảnh thơi. ■

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo 144& 145

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2012(Xem: 7437)
Nhân ngày lễ Phật Đản năm nay, chúng tôi xin trình bày về đề tài: "Nếp sống Phật Giáo", một đề tài mà chính Đức Bổn Thích Ca đã giảng thuyết nhiều lần, nhưng cụ thể và rõ ràng là trong các bài Kinh Đức Phật dạy người con trai của mình là La Hầu La, sau khi La Hầu La xuất gia. Những bài Kinh này đều có bản dịch trong Trung bộ Kinh II, Kinh thứ 61 và 62 và trong Trung bộ Kinh III, kinh thứ 147.
08/04/2012(Xem: 5876)
Chân Như vừa huân tập ở hai mặt ‘bên trong’ và ‘bên ngoài’. ‘Bên trong’ là huân tập trong tâm hành giả. ‘Bên ngoài’ là huân tập từ bên ngoài, tức là từ chư Phật, Bồ-tát...
07/04/2012(Xem: 6404)
Đã nhiều năm nay, rất nhiều người than phiền rằng tôi không tuân thủ theo những quy tắc hay chuẩn mực thông thường. Điều này hoàn toàn đúng. Không may thay, những người như tôi hầunhư luôn phải tuân theo những truyền thống, những chuẩn mực văn hóa nhất định. Như các bạn đều biết, thế giới này ngập tràn những danh xưng,khái niệm, và thực tế là văn hóa,
06/04/2012(Xem: 13629)
Thờ Cúng Và Lễ Bái là một trong những Gia Bảo tinh thần đáng quý của Tổ Tiên để lại cho con cháu kế thừa. Gia Bảo này đã đ­ược hấp thụ tinh hoa lâu đời do các Tôn Giáo bồi đắp và xây dựng. Gia đình Việt Nam có Truyền Thống, đều coi trọng và thiết lập Hư­ơng án trong nhà để chuyên trách về việc Thờ Cúng Và Lễ Bái.
06/04/2012(Xem: 6578)
Rõ ràng, trong các mối quan hệ của con người thiết lập, thì mối quan hệ thầy đối với trò có một vai trò quan trọng trong đời sống thăng tiến tri thức và chuyển hóa tâm linh...
06/04/2012(Xem: 6851)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
04/04/2012(Xem: 4966)
Trong truyền thống Khổng giáo, quan hệ giữa thầy và trò được coi trọng hơn giữa cha mẹ và con cái, và người thầy được xếp vị trí chỉ sau nhà vua mà trên tất cả mọi hạng người trong xã hội. Khổng giáo đã nâng vai trò người thầy lên một tầm mức quan trọng, và qua lịch sử truyền thừa của mình, tinh thần đó đã được phản ánh một cách rõ nét. Phật giáo không phân cấp khinh trọng các mối quan hệ như Khổng giáo. Theo Phật giáo, mỗi mối quan hệ đều có tầm quan trọng riêng của nó, và một con người để hình thành nên nhân cách và tài năng hẳn có sự chi phối từ nhiều phía: cha mẹ, thầy giáo, môi trường xã hội và chính cả bản thân người đó.
04/04/2012(Xem: 4553)
Phật hóa gia đình là trách nhiệm chung của nền văn hóa tâm linh Phật giáo Việt Nam, nhằm hướng dẫn khuyến khích động viên quý Phật tửnam nữ tại gia phát tâm quy y Tam bảo, giữ gìnnăm điều đạo đức và nỗ lực nghiên cứu học tập, ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, trao dồi rèn luyện đạo đức cá nhân, xây dựng nếp sốnggia đình hạnh phúc, trên thuận dưới hòa, đóng góp lợi ích xã hội và hộ trì Tam bảo với tinh thầnđạo pháp và dân tộc đất nước Việt Nam.
04/04/2012(Xem: 5581)
Mối quan hệ thầy trò là một trong những mối quan hệ căn bản của con người có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến tri thức, tư tưởng, phẩm cách, đạo đức, v.v… và đặc biệt là trong Phật giáo, mối quan hệ thầy trò mang đậm tính cách kế thừa về tâm linh, về sự tu chứng, về đức hạnh, về hành Bồ tát đạo… Để trở thành người đệ tử của Phật, điều đầu tiên và cần thiết là quy y Phật, Pháp, Tăng. Với sự nương tựa Tam bảo đầu tiên, thì Phật là vị Thầy dẫn đường vĩ đại nhất đối với người đệ tử, mà kinh điển thường gọi là vị đại Đạo sư, từ đây mối quan hệ thầy trò trong đạo được hình thành.
03/04/2012(Xem: 12133)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567