Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khai thị về ăn chay - Hòa Thượng Tuyên Hóa

27/07/201109:32(Xem: 8970)
Khai thị về ăn chay - Hòa Thượng Tuyên Hóa

KHAI THỊ VỀ ĂN CHAY
Hòa Thượng Tuyên Hóa

Hỏi: Tại sao đạo Phật lại đề xướng ăn chay?

Đáp:Người ăn chay thì dục niệm nhẹ. Kẻ ăn mặn thì dục niệm nặng nề. Có tôn giáo cho rằng động vật được sanh ra là để cho loài người ăn, cho nên ăn mặn là một việc hợp lý trời đất. Song le, Phật Giáo đề xướng tinh thần "mọi vật đều cùng một thể, đó gọi là Đại Bi," và xem mọi loài chúng sanh đều có Phật-tánh, đều sẽ thành Phật; cho nên chủ trương giới sát, phóng sanh.

ĂN THỊT TỨC LÀ ĂN NGƯỜI

(Vạn Phật Thành ngày 30 tháng 5 năm 1982)

"Thiên bách niên lai oản lý canh,

Oán thâm tự hải hận nan bình.

Dục tri thế thượng đao binh kiếp,

Thả thính đồ môn dạ bán thanh!

Dịch là:

"Ngàn năm oán hận ngập bát canh,

Oán sâu như biển hận khó tan.

Muốn biết vì sao có chiến tranh,

Hãy nghe lò thịt, lúc nửa đêm!"

Từ xưa đến nay có rất nhiều người hy sinh thân mạng kẻ khác để lợi ích cho chính mình, cam tâm giết hại kẻ khác để bồi dưỡng cho bản thân mình. Thế nên miếng thịt ở trong tô canh chứa chất lòng oán hận thâm sâu như biển cả. Đời này qua đời khác sát hại lẫn nhau, ăn thịt lẫn nhau. Tất cả chúng sinh đều ham sống, sợ chết, song con người vẫn dùng thủ đoạn áp bức để tàn sát những kẻ yếu kém hơn mình.

Trong tâm thức của những con thú trước khi chết đã kết tinh lòng oán hận rất lớn, chúng chỉ muốn tìm cách báo thù, không có cách gì để thoa dịu ý tưởng cừu hận này được. Các bạn muốn biết trên thế giới, nguồn gốc của chiến tranh từ đâu ra? Thí dụ như chiến tranh Việt Nam hay là hiện tại chiến tranh giữa Á Căn Đình và Anh Quốc? Đều là do nghiệp sát quá nặng, quá sâu, cho nên mới dùng phi cơ, đại pháo, thiết hạm, thủy lôi để hủy diệt nhau! Nếu ban đêm mình lắng nghe nơi nhà người đồ tể tiếng kêu la rên xiết của con heo, con bò hay con dê xin cứu mạng, thì mình sẽ biết được nguyên nhân của chiến tranh ở đâu mà ra. Có bài thơ rằng:

"Nhục" tự lý biên lưỡng cá nhân,

Lý biên trác trước ngoại biên nhân.

Chúng sanh hoàn thực chúng sanh nhục,

Tử tế tư lượng nhân thực nhân!"

Dịch là:

"Trong chữ "nhục"gồm có hai người,

Người ở trong dòm người ở ngoài,

Chúng sanh lại ăn thịt chúng sanh,

Suy nghĩ kỹ là người ăn người."

Tiếng Trung Hoa, chữ "nhục" 肉, nghiã là thịt, gồm có chữ "khẩu" 口 tức là cái miệng mở ra, và hai chữ "nhân" 人tức là hai người: ở bên trong có một người và ở bên ngoài có một người. Người ở bên ngoài chờ người bên trong. Người ở ngoài muốn đi vô nhưng không vô được, người ở trong muốn chui ra ngoài nhưng ra không nổi là vì người bên ngoài đứng cản, không cho anh ta chạy thoát. Nên chữ "nhục" này chính là một kẻ ăn thịt và một kẻ bị ăn thịt. Kẻ ăn thịt thì ở bên ngoài, và là một con người. Kẻ bị ăn thịt thì ở bên trong và cũng là một con người, nhưng y đã biến thành súc sinh, lại còn bị chận không cho chạy ra, chạy lên cũng không được, chạy xuống cũng không xong, như là bị vây khốn, không chạy thoát được. Tuy là miệng mở khá rộng nhưng vì người bên ngoài đã chận, nên kẻ bên trong không thể chạy khỏi vòng vây.

Vòng vây này có thể là chuồng dê, chuồng heo, hay là chuồng bò, chuồng trâu. Người bị ăn thịt thì ở trong chuồng mà người ăn thịt thì ở bên ngoài chận không cho ra. Vì sao mà chận không cho anh ta ra? Là bởi vì muốn ăn thịt anh ta! Người bị ăn thịt và người ăn thịt có một mối quan hệ: đó chính là sự oán hận không thể nào hòa giải được!

Con người là chúng sinh, miếng thịt mình ăn cũng là chúng sinh. Hễ là động vật, là dê, là trâu, là gà, là ngựa, là chó, là heo v.v... đều là một loại chúng sinh cả. Nếu có kẻ nói rằng những thứ động vật này do trời sinh ra để người ăn, như vậy thì người sinh ra để ai ăn? Bởi vậy trời sinh động vật không nhất định là để cho người ăn, bất quá bởi vì con người ỷ mình trí óc cao minh nên mới ăn thịt động vật. Do đó, sự quan hệ ăn thịt này, nếu nghĩ cho kỹ thì chính là người ăn thịt người! Nếu nói rằng người ăn thịt người, thì thử hỏi xem kẻ bị ăn thịt, (tức là bây giờ đã biến thành dê, thành heo, thành ngựa v.v...) đối với mình có quan hệ như thế nào?

Trong Kinh Lăng Nghiêm có nói rằng: "Con dê trở lại biến làm người." Con dê mà có thể biến làm người thì tất cả động vật khác cũng có thể biến làm người, cũng như là mình cải đầu hoán diện, thay đổi bộ mặt thôi, mà mình không biết loài thú vật đó là ai. Các vị có biết chăng những thứ động vật dê, trâu, heo, gà,... đó không chừng đều là bà con quyến thuộc, là họ hàng thân thích của mình? Mối quan hệ đó, nói xa xôi như vậy, chớ nói gần hơn, thì chúng nó biết đâu chính là cha mẹ mình kiếp trước, hoặc là cha mẹ mình kiếp này, hay là cha mẹ không biết bao nhiêu kiếp về trước! Nghĩ như vậy, thì nếu ăn thịt cha mẹ, thì thật là bất hiếu. Cho nên nghĩ kỹ thì mới biết rằng ăn thịt động vật chính là người ăn thịt người vậy!

Người mà ăn thịt heo thì con heo có thể sẽ biến thành người. Khi heo thành người, nó lại ăn thịt heo do người kia biến thành. Nhân duyên cứ luân chuyển mãi, hỗ tương ăn thịt lẫn nhau: mình ăn nó, nó ăn mình. Do đó cừu hận càng ngày càng sâu; cừu hận càng sâu thì càng muốn ăn thịt; tánh thích ăn đồ ngon là do oan nghiệp dẫn dắt, làm mình cảm thấy hợp lý khi giết sinh mạng của kẻ khác để bổ trợ cho sinh mạng của chính mình!

Nếu các vị không tin thì tôi kể cho nghe một chuyện có thật như vầy: Vào thời vua Lương Võ Đế thì Phật Giáo hết sức hưng thạnh. Lúc bấy giờ có một vị tên là Chí Công, là một người đã giác ngộ rồi (Minh Nhãn Thiện Tri Thức). Ngài có thể biết được tiền nhân hậu quả mọi sự. Thời bấy giờ Phật Giáo đi tới chỗ các Thầy chỉ đi tụng niệm cho người đời. Gia đình nào có chuyện vui chuyện buồn gì cũng mời các Thầy tới tụng kinh kiết tường, tụng chú kiết tường. Có lần, một nhà giàu nọ làm đám cưới cho con gái nên mới mời ngài Chí Công tới để tụng kinh cầu phước. Bởi vì Phật Pháp không ra ngoài pháp thế gian, nên Tổ Sư cũng tùy thuận theo phong tục của người đời mà đáp ứng. Vừa đặt chân tới nhà, Ngài liếc nhìn và nói rằng: "Cổ quái! Cổ quái! Cháu lấy bà ngoại, Con gái ăn thịt mẹ, Con trai đập da bố, Heo, dê ngồi nơi ghế, Họ hàng nấu trong nồi, Chúng sanh lại tưng bừng, Ta thấy thật là khổ!

Ngài Chí Công nói: "Thật là 'cổ quái'!" Chuyện gì mà cổ quái? Đó là cháu lấy bà ngoại của mình! Bởi vì khi đứa cháu vừa mới sinh thì bà ngoại nó bịnh. Lúc gần chết bà cầm tay thằng cháu này, nói rằng bà sợ không có ai lo lắng cho thằng nhỏ, tương lai ai là người giúp nó để thành gia lập nghiệp? Do vậy, lúc bà ngoại thở hơi cuối cùng thì tay vẫn nắm thằng cháu, quyến luyến không đành. Bà ngoại xuống âm phủ gặp vua Diêm La, mới khóc lóc cầu xin: "Diêm La Vương ơi! Xin Ngài ban cho tôi một việc: ỞƯ thế gian tôi có một đứa cháu nhỏ dại không ai săn sóc, xin Ngài cho tôi về lo cho nó được không? Vua Diêm La từ bi vô cùng, mới đáp lời thỉnh cầu, nói rằng: "Được, tốt lắm! Bà về lại trần gian săn sóc thằng nhỏ đi. Bà là bà ngoại của nó, bây giờ bà trở về làm vợ của nó, được chăng?"

Bà đó không thể làm chủ được nghiệp báo của mình cho nên đầu thai lên dương thế làm con gái. Đứa con gái này lớn lên rồi lấy thằng cháu đó. Thật là cải đầu hoán diện, đổi mặt đổi mày mà thôi, như thử mặc bộ y phục mới không ai nhận biết được cả. Chỉ có Ngài Chí Công biết được chuyện đó, nên nói: "Cổ quái! Cổ quái! Cháu lấy bà ngoại."

Ngài Chí Công lại thấy đứa con gái nhỏ đang ăn miếng thịt heo nên nói rằng: "Con gái ăn thịt mẹ." Là vì mẹ đứa con gái này vốn làm đủ thứ ác nghiệp nặng nề nên chết rồi thì hóa kiếp làm heo; nay bị đồ tể giết, bị nấu làm món ăn ngon và bây giờ đứa con gái này ăn thịt mẹ của mình.

Khi Ngài thấy ở nơi sau vườn có đứa con trai đang cao hứng đập cái trống bằng da lừa, Ngài mới nói rằng: "Con trai đập da bố." Nghĩa là bố của thằng nhỏ này vì tạo nghiệp báo cho nên mới đầu thai làm con lừa, chết rồi bị người ta lột da làm trống; bây giờ đứa nhỏ này chẳng biết cha nó là miếng da làm thành trống, nên chỉ biết vui mừng thì đánh trống mà thôi.

Ngài Chí Công lại đi xuống nơi dãy ghế ngồi, nhìn qua thì thấy những kẻ ngồi đó toàn là trâu, bò, dê,... hồi xưa bị người ta ăn thịt, bây giờ biến thành người, làm bà con thân thuộc với nhau. Những loại thịt ở trong nồi đều là những bà con quyến thuộc của họ, nên ngài Chí Công nói rằng: "Quý vị tới đây tiệc tùng hết sức vui vẻ, hân hoan để chúc mừng ông chủ nhà làm đám cưới cho con. Sự thật, ta thấy thật là khổ! Người nào cũng ở trong luân hồi hỗ tương vay trả quả báo, tàn sát lẫn nhau, ăn thịt lẫn nhau; đó là nỗi khổ khó nói cho hết được."

Sau khi ngài Chí Công nói xong, có rất nhiều người hiểu, rồi phát tâm ăn chay, niệm Phật, tu hành.

Từ xưa đến nay nếu các vị không ăn thịt kẻ khác thì kẻ khác cũng không ăn thịt các vị. Có người nói: "Thầy nói thế nào đi nữa tôi cũng không tin." Nếu các vị không tin thì tôi cũng không có cách gì khác, cứ thí nghiệm thử xem sao!

ĂN THỊT THÌ CŨNG GIỐNG NHƯ LÀ ĂN CHẤT ĐỘC VẬY!

Tất cả thịt của chúng sanh đều có chất độc. Chất độc này không phải một ngày một đêm tích tụ mà thành, cũng không phải mới một đời một kiếp mà có. Chất độc ấy tích lũy trong nhiều kiếp, từ sự hỗ tương tàn sát giữa người với người đã tạo thành một thứ oán độc, mà chẳng thể nào xóa bỏ được.

Khi mình giết súc vật thì cũng tạo ra một thứ oán hận trong tâm chúng; lúc gần chết vì quá khủng khiếp và sợ hãi nên chúng nảy sinh lòng cừu hận muốn báo thù. Bởi vậy từ nơi lòng oán hận phẫn uất ấy phát tiết ra một độc tố thấm suốt da thịt chúng, nên hễ ai ăn thịt chúng thì giống như ăn phải chất độc vậy! Lúc ăn thì không thấy hại, nhưng dần dà sẽ mắc đủ chứng bịnh kỳ quái mà chẳng có thuốc gì cứu nổi.

Thời đại bây giờ thì oán khí đầy trời. Oán khí đó so với đầu đạn nguyên tử thì lợi hại hơn nhiều, bởi vì nó vô hình vô tướng song lại có thể tận diệt toàn thể nhân loại.

Có bài kệ rằng:

"Thiên bách niên lai oản lý canh,

Oán thâm tự hải hận nan bình.

Dục tri thế thượng đao binh kiếp,

Thả thính đồ môn dạ bán thanh!"

Dịch là:

"Ngàn năm oán hận ngập bát canh,

Oán sâu như biển, hận khó tan.

Muốn biết vì sao có chiến tranh,

Hãy nghe lò thịt lúc nửa đêm!"

Trăm ngàn năm nay, miếng thịt trong bát canh chứa đựng sự oán hận sâu như biển, khó mà san bằng được. Nếu các vị muốn biết nguyên nhân của chiến tranh trên thế giới thì hãy lắng nghe tiếng kêu thảm thiết của những con vật nơi nhà kẻ đồ tể vào lúc nửa đêm. Cho nên cổ nhân nói ra bài kệ này là có nhân duyên, có căn cứ. Chúng ta phải thấu triệt đạo lý đó thì mới có thể trị được tật bịnh của chính mình.

NHÂN ÁC LỚN NHẤT LÀ SÁT SINH, ĂN THỊT

(Vạn Phật Thành ngày 29 tháng 8 năm 1982)

Mỗi người đều có nhân quả báo ứng của riêng mình. Hễ tạo nghiệp gì thì chịu quả báo đó. Không những chỉ có loài người là phải chịu quả báo mà tất cả chúng sanh cũng vậy; tạo nghiệp từ xưa, ngày nay gặt quả. Điều đó không dễ hiểu đâu. Ví như bị đọa làm súc sinh hoặc ở nơi ác đạo thì rất khó khôi phục lại thân người; nên nói rằng:

Nhất thất nhân thân,

Vạn kiếp nan phục.

Nghiã là:

Thân người mất rồi,

Vạn kiếp khó tìm.

Trên thế gian, có hai loại nhân: một là nhân thiện, hai là nhân ác. Khi mình trồng nhân thiện thì gặt quả thiện, khi trồng nhân ác thì gặt quả ác.

Người trồng nhân thiện đi đâu cũng biết "khắc kỷ phục lễ" (tự ghép mình theo lễ nghĩa), "khuất kỷ đãi nhân" (hạ mình mà đối đãi với người); lúc nào cũng không chiếm đoạt tiện nghi của kẻ khác, luôn luôn sẵn sàng chịu thua thiệt. Hễ ai gặp điều gì khó khăn thì mình lập tức giúp đỡ. Lúc nào cũng có chí làm điều thiện, lập công tu đức, chứ không phải như kẻ chỉ biết lợi cho mình mà không nghĩ tới lợi ích của kẻ khác. Khi công đức thiện của mình đầy đủ thì tự nhiên mình sẽ thăng tiến, cho nên nói: "Chủng thiện nhân, Kết thiện quả." Từ nơi loài người mình có thể thăng lên cõi trời, rồi từ cõi trời có thể thăng lên cõi A La Hán, cõi Bích Chi Phật, cõi Bồ Tát, từng bước từng bước mà thăng tiến. Đó là khí thế hết sức hưng thạnh. Hễ tạo công đức gì thì nhất định có được quả báo nấy, công đức không bao giờ mất đặng.

Thế nào là trồng nhân ác thì tương lai sẽ gặt quả xấu? Tức là nếu mình tạo ra oan nghiệt, phạm đủ thứ lỗi lầm, thì tương lai sẽ thọ quả báo của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Ai bảo mình làm nhân ác như vậy? Chẳng có ai bảo cả mà tự mình tạo lấy. Có câu rằng: Tự tác nghiệt, Bất khả hoạt. (Tự mình tạo ra điều oan nghiệt, không ai có thể tha thứ cho mình được.) Trồng nhân ác thì sẽ đọa vào ba ác đạo. Tóm lại, làm điều thiện thì được thăng lên, mà làm điều ác thì bị đọa xuống. Do đó, mọi thế giới đều do mình tạo ra, tự mình phải làm chủ, đừng ỷ lại vào kẻ khác.

Song, cái nhân ác lớn nhất là gì? Tức là sát sinh! Con người nếu phạm Ngũ Giới (sát, đạo, dâm, vọng, tửu) thì sẽ rất dễ đọa vào ba ác đạo và cũng rất dễ thành kẻ đầy dẫy tri kiến sai lầm, tà vọng, không tin Phật Pháp, không kính Tam Bảo. Đọa vào ba đường ác rồi thì khổ không cách gì nói được.

Tội lỗi lớn nhất mà mình đã phạm là gì? Tức là sát sinh, ăn thịt. Nếu bạn ăn thịt của người thì sau đó người sẽ ăn thịt của bạn lại. Hỗ tương ăn thịt lẫn nhau, hỗ tương chém giết, rồi hỗ tương đọa lạc. Một khi đã đọa lạc thì khó mà tiến lên được, đó là điều hết sức nguy hiểm, là đi vào "hiểm lộ" vậy. Có câu rằng:

"Tam Giới vô an,

Do như hỏa trạch."

Nghĩa là:

"Ba cõi không an,

Giống như nhà lửa."

Đáng tiếc là tuy nhà cháy mà người ở trong đó vẫn thản nhiên coi thường!

Ngày hôm nay cử hành pháp hội Vu Lan, các vị thử nghĩ xem: Chúng ta và Tôn giả Mục Kiền Liên, ai là người có đạo đức tu hành cao hơn? Tuy công đức của Ngài cao như vậy mà còn phải thỉnh Phật siêu độ mẹ Ngài; sau đó Phật đặt ra Pháp hội Vu Lan để siêu độ cho cha mẹ, tổ tiên trong bảy đời. Đem mình so sánh với ngài Mục Kiền Liên thì mình không thể nào bì được. Song phụ mẫu, tổ tiên của mình thật là đang chờ mình cầu xin siêu độ cho họ đó. Bởi vậy chúng ta đừng lãng phí thời gian, và đừng quên bổn phận làm người. Một khi mất thân này thì có hối hận cũng đã quá trễ!

MUỐN ĐỘ CHÚNG SINH THÌ TRƯỚC HẾT MÌNH ĐỪNG ĂN THỊT

Chúng sinh là do nhân duyên hòa hợp mà thành, từ mười hai nhân duyên mà biến thành người. Từ con kiến cho đến những thứ vi khuẩn đều là chúng sinh. Chúng ta không cần phải đi ra bên ngoài mà tìm chúng sinh, ngay trong tự tánh của mình cũng có vô lượng chúng sinh.

Khoa học hiện tại phát triển đã chứng minh rằng trong thân thể ngũ tạng lục phủ con người có vô số loại vi khuẩn và vi sinh trùng; như vậy có nghiã là có vô lượng chúng sinh. Khi con người ăn thịt loại động vật nào, thí dụ như heo, bò hay cá, thì trong đó có vô số loại vi khuẩn. Con người ăn loại thịt đó vào trong bụng thì tự nhiên sẽ có chủng tử của những thứ vi khuẩn đó; ăn càng nhiều thì mình cùng với những thứ vi khuẩn đó kết làm quyến thuộc càng mạnh, kết duyên với nó càng sâu, cho đến chỗ là mình với nó không còn phân ly, chia cách nữa!

Ăn thịt heo càng nhiều thì mình rất có cơ hội để biến thành heo, ăn thịt bò càng nhiều thì mình rất có thể sinh làm bò. Nếu mà ăn gạo càng nhiều thì mình có thể biến thành gạo chăng? Gạo là loại vô tình, còn chúng sinh là loài hữu tình. Nếu ăn loài hữu tình thì mình có thể trở thành những thứ chúng sinh hữu tình. Nếu ăn những loại vô tình (thực vật) thì mình có thể giúp cho sự phát triển của Pháp thân, Huệ mạng. Nếu con người không ăn thịt chúng sinh nào thì tức là mình độ cho chúng sinh đó, khiến chúng vượt qua khổ hải, tới bờ Niết Bàn. Con người nếu hiểu được đạo lý này thì không nên ăn thịt chúng sinh.

Khi xưa, có kẻ vì ăn thịt chúng sinh nên khi chết rồi thì bị đọa lạc xuống gặp Diêm La Vương. Lúc còn sống ông ta ăn qua những loại thịt của chúng sinh nào, thì những thứ đó bây giờ đều tới để đòi nợ. Người ăn thịt tự biện hộ như vầy: "Tôi tuy là ăn thịt nhưng tội không phải thuộc về tôi mà thuộc về người bán thịt mới đúng!"

Bấy giờ vua Diêm La mới truyền lịnh kêu người bán thịt lại; người bán thịt cũng tự biện hộ rằng: "Tôi sở dĩ mà bán thịt là vì có người mua thịt, nếu không có người mua thì bán thịt làm gì?"

Người bán thịt với người ăn thịt, hai người mới tranh luận với nhau, sau cùng thì hai người đó đổ trách nhiệm lên anh chàng đồ tể.

Diêm La Vương lại kêu anh chàng đồ tể vào. Anh đồ tể này cũng tự biện hộ rằng: "Tôi đúng là đồ tể, nhưng vì có người mua cũng như có người ăn thì tôi mới làm nghề đồ tể. Nếu chẳng có người mua cũng chẳng có người ăn thì tôi cũng chẳng làm nghề này được!"

Vì thế, mọi người đều nói lên cái lý của mình, lý lẽ mà họ nói ra đều là tạo tội nghiệp cả. Kết quả, Diêm La Vương phán rằng người ăn thịt phải bồi thường nợ máu. Cho nên, chúng ta ăn thịt một loài chúng sinh nào là kết oán với loài chúng sinh đó. Có bài thơ rằng:

"Nhục" tự lý biên lưỡng cá nhân,

Lý biên nhân thực ngoại biên nhân,

Chúng sinh hoàn thực chúng sinh nhục

Tử tế tư lượng nhân thực nhân."

Nghĩa là:

"Ở trong chữ "nhục" có hai người,

Người bên trong ăn người bên ngoài,

Chính chúng sinh ăn thịt chúng sinh,

Nghĩ cho kỹ là người ăn người!"

Trong Kinh Lăng Nghiêm có chép: "Dương tử vi nhân, nhân tử vi dương." (Dê chết trở làm người, người chết trở làm dê.) Con dê có thể làm người, thì con heo cũng có thể làm người. Nếu chưa có Thiên Nhãn Thông thì mình không quán sát được nhân duyên đó nên cho rằng heo là heo, dê là dê. Con người mà ăn nhiều thịt chúng sinh thì bản hữu trí huệ của họ bị che lấp, mất linh tánh và biến thành ngu si.

Bởi vậy muốn độ chúng sinh thì trước tiên đừng nên ăn thịt! Con người muốn độ chúng sinh thì phải độ tự tánh của chúng sinh, độ sinh thì phải ly tướng. Không có chấp trước thì mới thật sự là độ sinh vậy!

ĂN THỊT LÀ

NGUỒN GỐC CỦA TAI KIẾP!

(Vạn Phật Thành ngày 19 tháng 9 năm 1982)

Phật Giáo có ba thời đại là Chánh Pháp, Tượng Pháp và Mạt Pháp. Đó là do nghiệp báo của chúng sinh chiêu cảm mà ra.

Ở thời Chánh Pháp, con người được phước báo rất lớn, rất dầy, và trí huệ cũng rất cao. Ở mặt đất thì nước giống như sữa vậy, rất bổ dưỡng, và nơi nào nước cũng rất tốt. Tới thời Tượng Pháp thì nước uống mất đi chất bổ dưỡng. Hiện tại thời Mạt Pháp thì nước không còn chất bổ nữa, trái lại trộn lẫn đủ thứ chất độc. Có người nói: "Chúng tôi uống nước đã có bỏ thuốc khử độc rồi." Tuy vậy nước vẫn còn độc, không cách gì trừ hết được.

Trên thế giới, hiện giờ chất độc càng ngày càng gia tăng, khiến cho không khí bị ô nhiễm. Vì người ta dùng chất độc quá nhiều nên độc tố thấm dần vào thân người, rồi trải qua sự biến hóa trong cơ thể, khi mình thở ra thì chất độc đó lại trở ngược về trong không khí. Hiện tại trong hư không đầy dẫy độc khí.

Chúng ta biết bom nguyên tử, bom khinh khí là thứ tối nguy hiểm, nhưng những thứ đó còn thua độc khí do miệng mình phóng ra. Bởi vậy thế giới này càng ngày càng trở nên vô cùng nguy hiểm. Vì bị độc khí đó xông ướp nên mỗi ngày con người giống như "sống trong cơn say, chết trong giấc mộng" vậy. Ăn uống, cờ bạc, rượu chè, lừa bịp, trộm cắp, không có chuyện xấu xa gì mà họ không biết làm. Đó là tình trạng độc hại vô cùng, hết sức nguy hiểm vậy.

Bây giờ muốn thế giới tiêu hết chất độc thì phải có biện pháp gì? Tức là phải ăn chay, đừng ăn thịt! Ăn chay thì chất độc sẽ giảm bớt đi. Nếu muốn thế giới này hoàn toàn hết độc thì mọi người đừng ăn thịt, chỉ ăn chay. Bởi vì trong thịt có chất độc, mà chất độc này lại rất vi tế, nên dù ăn vào mình cũng không nhận biết được là có chất độc. Song, từ từ mình sẽ trúng phải chất độc của thịt, lợi hại đến độ không có thứ thuốc nào có thể cứu nổi, bởi vì trong thịt chất chứa sự oán hận rất sâu dày. Cho nên người xưa nói rằng:

"Thiên bách niên lai oản lý canh,

Oán thâm tự hải hận nan bình.

Dục tri thế thượng đao binh kiếp,

Thả thính đồ môn dạ bán thanh."

Dịch là:

"Ngàn năm oán hận ngập bát canh,

Oán sâu như biển, hận khó tan.

Muốn biết vì sao có chiến tranh,

Hãy nghe lò thịt, lúc nửa đêm!"

Miếng thịt trong tô canh tuy nhỏ, nhưng thật sự trong đó chất chứa sự thù hằn sâu như biển cả vậy. Người đập lộn với người, nhà này đánh nhau với nhà kia, nước này xâu xé nước kia, địa cầu này tiêu hủy địa cầu khác; gây nên chiến tranh như vậy đều là do ăn thịt mà ra. Tất cả những tai nạn đao binh, thủy hỏa, tật dịch lưu hành, đều là do ăn thịt mà thành. Nếu muốn hiểu rõ đạo lý thì lúc nửa đêm hãy tới nhà người đồ tể mà lắng nghe: lắng nghe tiếng rống đau đớn của con heo bị thọc huyết, lắng nghe tiếng khóc uất ức của con trâu hay con dê bị giết.

Tóm lại, con vật nào bị giết thì con đó khóc la rên siết. Lúc khóc la chính là lúc mà nó phóng độc khí ra. Một mặt phóng độc khí, một mặt khóc than nói rằng: "Tốt lắm! Bây giờ tụi bây giết tao, trong tương lai tao sẽ giết lại tụi bây. Nợ này chẳng bao giờ phủi sạch được! Tụi bây giết tao, tao sẽ giết lại tụi bây, tụi bây ăn thịt tao, tao sẽ ăn thịt lại tụi bây!" Do lòng oán hờn, thù hận chất chứa như vậy nên mới tạo thành đủ thứ tai họa.

Nếu con người ăn chay trường thì những oan nghiệt đó sẽ tiêu trừ, bao nhiêu đao gươm sẽ trở thành nhung gấm, sự hung hiểm sẽ trở thành kiết tường. Vì thế, mình phải tìm cách cứu vãn thời Mạt Pháp sắp tới đây!

Sát Sanh và Bệnh Tật

& Khai thị của Hòa thượng TUYÊN HÓA tại Viện Đại Học Hawaii ngày 21-07-1989.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều người thích việc sát sinh và có rất ít người tôn trọng sự sống. Đa số chỉ biết làm thế nào để giết, chứ hoàn toàn thờ ơ với việc phóng sinh. Khi bạn giết một sinh vật, sinh vật ấy cũng muốn giết bạn. Sự báo thù lẫn nhau dẫn đến sự tái sinh luân hồi trong đời ngũ trược ác thế. Sự báo oán lẫn nhau vậy đến khi nào mới chấm dứt ? Người xưa từng nói : "Trăm ngàn năm nay khi nhìn vào bát canh thịt, mối hận nghìn năm lớn như biển khó tiêu trừ. Nếu muốn biết rõ chuyện binh đao chém giết nhau trên đời, thì hãy lắng nghe tiếng kêu than của súc vật lúc nửa đêm ở lò sát sinh" (Thiên bách niên lai oán lý canh, oán thâm tự hải hận nan bình, dục tri thế thương đao binh kiếp, thí thức thính đồ môn dạ bán thinh).

Chúng ta nên đặt nền tảng đạo lý của cuộc sống chúng ta trên những lời của Khổng Phu Tử : "Đã thấy sự sống của nó rồi thì không nỡ nào thấy cái chết của nó. Đã nghe tiếng kêu của nó rồi thì không nỡ nào ăn thịt nó. Do vậy, người quân tử nên tránh xa nhà bếp". (Kiến kỳ sinh bất nhẫn kiến kỳ tử -- Văn kỳ thanh bất nhẫn thực kỳ nhục. Thị dĩ quân tử viễn bào trù dã). Dù hàng trăm ngàn năm nay, bát canh thịt còn đó. Quý vị đã ăn rồi, và tôi cũng thế. Bát canh này là thịt hầm, nó chứa đựng sự oán hận sâu hơn biển, rất khó làm tiêu trừ. Để chuyển hóa lòng oán hận này không phải dễ dàng gì. Bạn có muốn biết tại sao trên thế giới lại có chiến tranh, lụt lội, hạn hán dịch bệnh? Nguyên nhân nào gây ra sự đau khổ, giết chóc, thảm sát đổ máu trong chiến tranh? Tại sao người ta lại tìm kiếm nhau mãi để trả thù. Bởi vì họ đã gieo quá nhiều việc chết chóc. Nếu bạn chưa hiểu, xin hãy đến gần lò sát sinh súc vật, và lắng nghe tiếng kêu thét của súc vật vào lúc nửa đêm ở đó. Tiếng heo kêu thét, tiếng dê cừu khóc, tiếng bò trâu rống. Tất cả đó là sự van xin: "Xin Ông tha mạng cho con!" nhưng ta giả vờ không nghe, không thấy lời kêu than ấy chúng ta cứ tiến hành giết không cần 1 giây suy nghĩ. Khi ta vừa giết chúng thì một niềm sân hận từ những con heo, bò, dêẨ bị giết khởi dậy, niệm ấy dẫn chúng tìm người giết để báo thù trong tương lai. Điều này dẫn đến những thảm trạng như chiến tranh trên thế giới, và mọi thứ tai ương, tử vong. Tất cả đều do việc sát hại sinh mạng mà tạo nên.

Tuy vậy, ngay nơi sự báo oán có khi còn chưa đủ. Hiện nay, tai họa lớn nhất là bệnh ung thư (cancer) là một loại bệnh tật quái dị. Tại sao bệnh này lại xuất hiện? Vì người ta ăn quá nhiều thịt. Hiện nay không khí bị ô nhiễm nặng nề, trái đất bị ô nhiễm và nước cũng bị ô nhiễm. Không khí ô nhiễm, nước ô nhiễm, đất ô nhiễm này tạo nên một thứ đôc tố. Khi súc vật ăn những thực vật có độc tố. Chất độc ngấm dần vào cơ thể của nó. Mặc dù chất độc vẫn ở yên trong cơ thể chúng nó không gây tác hại gì, nhưng nếu ta ăn thịt chúng chất đôâĩc sẽ truyền sang cơ thể ta, khiến cho ta mắc phải vô số bệnh quái dị, khó trị liệu vô cùng.

Những bệnh khó trị liệu này không phải ngẫu nhiên mà có. Đằng sau nó là những oan hồn kêu than đòi trả mạng. Vậy nên bây giờ có rất nhiều oan hồn quanh quẩn khắp nơi, cố gắng tìm cách bắt người khác trả mạng hay làm cho họ khổ đau bằng cách gây ra vô số bệnh tật quái lạ. Những oan hồn vất vưởng này là những bào thai bị nạo, bị phá thai trước khi nó có được một cuộc sống hoàn chỉnh như người. Vì vậy, nó rất căm hận, nó có thể làm đóng nghẽn tim người, làm nát gan, thận, túi mật người. Nó có thể phá hủy ngũ tạng của bạn khiến bạn phải chết dù bạn chưa muốn chết. Tại sao nó hiểm độc như thế? Vì bạn đã giết hại nó trước bây giờ nó muốn trả thù. Những căn bệnh gây nên bởi ma oán thì không thể chữa lành bởi bất kỳ bác sĩ nào cả. Dù bác sĩ Đông Y hay Tây Y đều chữa không được. Việc bạn có thể làm là không ăn uống gì cả rồi chờ chết. Sau khi bạn trút hơi thở cuối cùng, lại đến phiên bạn tìm báo thù. Những gì tôi nói là lời chân thành nhất.

Nếu tôi nói nữa có lẽ có người sẽ không muốn nghe. Tuy nhiên tôi có khuyết điểm là tôi muốn nói cho dù người ta thích nghe hay không thích nghe. Tôi đặc biệt thích nói những điều mà mọi người không muốn nghe. Do vậy, nên các bạn ở đây nên chuẩn bị tâm lý. Bạn nên nói với chính mình: "Ta chẳng muốn nghe nhưng ta sẽ kiên nhẫn một chút để nghe ông ta nói gì".

Điều tôi muốn nói là tôi sẽ giải thích chữ "thịt" - Tiếng Hán là "Nhục" 肉 , có bộ "khẩu" 口 nhưng nét dưới bị mất đi, có nghĩa là mở miệng. Tại sao lại mở miệng? Là để ăn người. Cho nên trong chữ thịt "Nhục" 肉) có hai người - chữ "Nhân" 人 . Một người bên trong 人 và một người bên ngoài 人. Chữ này biểu thị ý niệm "thịt" là không thể tách rời được miệng người. Tuy nhiên Người không thể bị dính mắc, không tách rời ra khỏi "thịt" được. Chữ này biểu tượng con người ăn thịt và con người đang bị kẻ khác ăn thịt mình. Cái đầu của một người đi ra từ cái miệng và người khác thì đang ở trong miệng. Nhưng vì cái miệng không đóng , nên người ấy có thể đi ra. Có thể ra đi nên có thể làm người trở lại, khi làm người rồi, anh ta sẽ tìm và ăn thịt lại người đã ăn thịt mình. Ăn sống nuốt tươi lẫn nhau. Vì thế nên có hai chữ "Nhân" (người) trong chữ "Nhục" kế bên dưới chữ "Nhân" là người ở trong bao trùm người ở ngoài "Người bên trong, người bên ngoài che đậy bắt giữ lẫn nhau (lý biên tráo trước ngoại biên nhân) "Chúng sinh ăn thịt lẫn nhau" , nếu quan sát kỹ đó là người ăn thịt người. (Chúng sinh hoàn cật chúng sinh nhục -- Tử tế tư lương thị nhân cật nhân)

Vì đó là người ăn thịt người, có lẽ nào người ấy là bạn ta. Ta chẳng biết !. Có lẽ nào đó là bà con ruột thịt của ta. Ta chẳng biết ! Có lẽ nào đó là cha ta, mẹ ta, tổ tiên ông bà mình. Ta chẳng hay. Cái không biết này làm nảy sinh vô số vấn đề. Do vậy tốt nhất là mọi người chẳng nên ăn thịt.

Mặc khác, không ăn thịt là một yếu tố tối quan trọng để ngăn ngừa bệnh tật. Không sinh bệnh. Không nóng tính. Nếu bạn không nóng giận, thì tác nhân gây nghiệp muốn báo thù bằng cách làm cho bạn bị bệnh sẽ khó khăn khi tìm gặp bạn. Bởi vì ngay khi bạn nổi nóng, là có một lổ hổng để ma oán chen vào. Mỗi khi ma oán kiếm được lối vào, bệnh tình của bạn càng lúc càng trở nên nghiêm trọng.

Nếu bạn muốn khỏe mạnh, sống lâu, không bệnh hoạn, điều chủ yếu là không nên ăn thịt, không nóng giận, không hút thuốc, uống rượu. Đây là những cách để có được khỏe mạnh.

Chẳng nên rước vào mình một thứ bệnh tật để tự hủy hoại thân mạng mình. Nếu bạn làm thế là bạn sẽ phải tìm một bác sĩ để trao cho ông ta tiền, mà ông ta vẫn không thể chữa lành bệnh cho bạn. Đó phải chăng là nỗi phiền muộn lớn lao của chúng ta ?


Hỏi:Có pháp môn gì, phương tiện gì để khuyên giải những kẻ chuyên lấy việc giết gà giết vịt làm kế sinh nhai?


Đáp:
Phàm lẽ, hễ xưa trót tạo tội, nay đã biết lỗi lầm thì phải lo sửa đổi, không nên tái phạm. Có câu rằng:

Có tội mà biết sửa,
Tội liền biến thành không.

Chư Bồ-tát không thấy chúng sanh có tội lỗi. Chính mình phải tự nguyện thọ trì Giới Luật. Chư Phật và chư Bồ-tát tuyệt đối chẳng bao giờ bày mưu thiết kế gây hại cho chúng sanh, làm chúng ta đọa địa ngục cả. Khi xưa nếu bạn đã phạm Ngũ Giới, nay đừng tái phạm nữa là đủ:

Những việc mình làm từ xưa,
Xem như đã chết theo ngày hôm qua.
Giờ đây những việc mình làm,
Thuộc về đời mới kể từ hôm nay!

Có người giải thích chữ nhục 肉, nghĩa là thịt, như sau:

Chính chúng sanh lại ăn thịt chúng sanh,
Ngẫm ra cho kỹ là người ăn người !

Tại sao nhất định phải dựa vào việc sát sanh để duy trì sự sống của mình chứ?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2022(Xem: 5493)
Tâm mình rộng lớn khoảng bao nhiêu? Này bạn!! Hễ lòng mình chứa nổi gia đình thì cái tâm bằng gia đình, mình mến tất cả người trong thôn thì tâm mình lớn bằng cái thôn, quý hết mọi người trong làng thì tâm mình lớn bằng cái làng.
10/08/2022(Xem: 5195)
Có bạn nêu thắc mắc: người viết đã nhiều lần nhắc tới câu nói của Thiền Tông rằng “Ba cõi là tâm” – vậy thì, có liên hệ gì tới Duy Thức Học? Và tâm có phải là thức? Và tại sao Thiền sư Việt Nam thường nói “vô tâm thị đạo”? Trước tiên, xin chân thành trả lời ngắn gọn, rằng, “Không dám nói là biết chính xác. Cũng không dám nói ý riêng. Nơi đây sẽ đọc lại kinh để trả lời.” Bài này sẽ tìm cách trả lời khác đi, theo một cách thực dụng, để khảo sát về tâm, về ý, về thức, và về vài cách có thể tương ưng trên đường tu giải thoát.
10/08/2022(Xem: 7375)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính gửi chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quý vị hảo tâm Từ thiện. Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư Tôn đức và quí vị thiện hữu hảo tâm, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 9 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India đang trong tình trang khan hiếm nguồn nước sạch giữa mà Hạ oi nồng..
04/08/2022(Xem: 5080)
Thoạt đọc qua, có vẻ như có gì hơi sai sai khi đặt nhan đề bài này là “Vô thường cũng là Niết bàn tịch diệt”… Bởi vì, vô thường được hiểu là sinh diệt tương tục, sinh diệt bất tận. Trong khi đó, tịch diệt là Niết bàn với thể tánh không tịch, vắng lặng – được hiểu như dường nghịch nhau, vì trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã dạy: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc” (sinh diệt diệt rồi, [Niết bàn] tịch diệt là vui). Bài viết này sẽ dò tìm một vài cách thực dụng để nhìn thẳng vào vô thường và nhận ra Niết Bàn. Với các sai sót có thể có, xin được trọn lòng sám hối.
14/07/2022(Xem: 3844)
Trong cuộc tranh quyền về một thung lũng màu mỡ hai lãnh chúa lân bang với nhau đồng ý không gây chiến tranh mà thay vào đó chỉ giải quyết vấn đề này bằng một cuộc đấu cá nhân. Mỗi vị chúa tể sẽ đưa kiếm sĩ giỏi nhất của mình ra để đấu với tay kiếm của vị chúa tể kia. Quyền làm chủ mảnh đất sẽ trao cho bên chiến thắng.
11/07/2022(Xem: 4688)
Thiền sư dẫn lớp học trong khóa an cư kiết hạ của thầy vào miền núi. Nhiều người trẻ từ thành thị hoặc các nông trại tới nên không có kinh nghiệm gì về chốn hoang dã. “Thưa trong những ngọn núi này có thú vật không?” một người hỏi. “Thưa phòng tắm ở chỗ nào?” một người khác hỏi. “Chúng ta tới đây để tiếp xúc cùng thiên nhiên và với chính chúng ta,” thầy hướng dẫn lên tiếng. Thầy giúp những chàng trẻ tuổi dựng lều trại và nhóm lên một đám lửa. Suốt đêm gió thổi mạnh dữ dội và một cơn mưa lạnh lẽo trút xuống đám người cắm trại không được vui thú chi.
20/06/2022(Xem: 10438)
Authors (Tác giả): Jing Yin, Ken Hudson & W.Y. Ho Illustrations (Minh họa): Yanfeng Liu Dharma for Youth Phật pháp cho Tuổi trẻ Biên soạn và chuyển ngữ:
19/06/2022(Xem: 4760)
Nam Mô Hiểu Và Thương Bồ Tát - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm niệm:''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'', vào hôm qua (June 15 2022) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
18/06/2022(Xem: 5560)
Xin tường trình cùng quý vị hình ảnh 10 giếng nước do quý vị phát tâm bố thí cho dân nghèo xứ Phật vừa được hoàn mãn hôm nay, hiện chúng tôi vẫn tiếp tục số giếng còn lại do quý vị Donated . - Như quý vị nhìn thấy trong hình, tiến trình khoan giếng của những người thợ Ấn Độ hoàn toàn bằng thủ công, không phải khoan bằng máy, khoan sâu đến 60, 90 chục mét mới có nước, vì vậy mà rất lâu mới hoàn tất được 1 giếng. Mong quý vị liễu trì và cảm thông cho nếu chúng tôi chậm trễ tường trình..
13/06/2022(Xem: 3381)
Duyên khởi bài viết này vì, mấy hôm đầu tháng 5/2022, được một người em họ từ Nebraska sang thăm, nghe vài chuyện Phật sự nơi miền Trung Tây Hoa Kỳ, lòng vui mừng được biết em mình vẫn tin sâu Tam Bảo cho dù đang ở một nơi rất vắng người Việt. Cũng không có nhiều thì giờ để nói chuyện tu học. Phần vì, người từ miền xa lần đầu tới Quận Cam, chỉ có vài ngày chủ yếu là để đi chơi, chụp hình lưu niệm. Do vậy, thư này được viết để trình bày một vài suy nghĩ về tu học và hộ trì Chánh pháp. Mặt khác, để tránh bầu không khí gia trưởng, và để bài viết thích hợp với nhiều bạn cư sĩ trẻ sơ cơ, bài này sẽ dùng cách xưng hô là “tôi” và “bạn” --- hy vọng có vài gợi ý khả dụng cho nhiều độc giả trẻ trong và ngoài nước. Bài viết sẽ trích dẫn kinh điển, tập trung về vai trò người cư sĩ, về khuyến tấn tu chứng quả Dự lưu để bảo đảm sẽ không bao giờ rơi về ác đạo nữa. Các sai sót nếu có, xin được sám hối cùng Tam Bảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com