Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Thế Giới Từ Bi

10/07/201120:43(Xem: 7434)
Một Thế Giới Từ Bi
MỘT THẾ GIỚI TỪ BI
Cư Sĩ Nguyên Giác

Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa tròn 76 tuổi hôm Thứ Tư 6-7-2011, một ngày cũng là khởi đầu cho một loạt buổi thuyết giảng, truyền pháp và hướng dẫn tu học pháp môn Kalachakra cho nhiều ngàn Phật Tử tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Giữa một thế giới đầy bạo lực, trọn cuộc đời của ngài chỉ là để biến nơi này trở thành một thế giới từ bi hơn. Ngài bước đi từ cõi nước này qua lãnh thổ nọ, nói chuyện từ đại học này qua thiền viện nọ... nơi nơi không phải để chiêu dụ cải đạo, không phải để hăm dọa những ai không theo ngài sẽ rớt xuống địa ngục, mà chỉ để làm cho cõi này trở thành từ bi hơn, để người với người thực sự tôn trọng nhau và yêu thương nhau.

Lòng từ bi của ngài thể hiện ngay trong cách xử thế đối với cả các chuyển biến tại quê nhà Tây Tạng. Khi những cuộc biểu tình xảy ra hàng loạt vào tháng 3-2008 tại Lhasa cũng như tại nhiều thành phố và thiền viện Tây Tạng, khi hàng ngàn vị sư ra phố biểu tình, và khi công an Trung Quốc đưa côn đồ trà trộn vào người biểu tình để đốt nhà, để đập các cửa tiệm và để làm mất chính nghĩa bất bạo động của Phật Giáo, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã yêu cầu tất cả tự chế, hãy ngưng ngay bạo động và nhắc nhở chư Tăng phải sống với lòng từ bi.

Trong những cuộc phỏng vấn, nói chuyện trước giờ, ngài cũng luôn luôn nhắc về lòng từ bi, nghĩa là tôn chỉ của yêu thương, tử tế, giúp người.

Những câu nói của ngài thường được báo giới nhắc tới như:

Đây là tôn giáo đơn giản của tôi. Không cần gì tới chùa chiền; không cần gì tới triết lý phức tạp. Trí óc của chúng ta đây, quả tim của chúng ta đây, chính là ngôi chùa, ngôi đền của chúng ta; triết lý chính là lòng từ bi.”

Ngài cũng không đặt vấn đề phải tấn công tôn giáo khác, hay phải hù dọa về hình phạt đời sau đối với người khác đạo. Cái nhìn của ngài lúc nào cũng từ bi: “Tất cả các truyền thống tôn giáo lớn đều căn bản mang cùng một thông điệp, đó là yêu thương, từ bi và tha thứ... điều quan trọng là, các thông điệp này phải là một phần đời sống thường nhật của chúng ta.”

Ngôn ngữ tôn trọng các truyền thống tôn giáo khác thật hiếm hoi trên đời này. Chỉ có những người có tâm độ lượng như Đức Đạt Lai Lạt Ma mới gạt bỏ mọi thứ linh tinh để nhìn vào cốt tủy của các tôn giáo và rồi mới thấy cần bao dung nhau.

Trả lời một câu hỏi rằng có thể nào một người vừa là tín đồ Ki Tô Giáo (Christianity, còn dịch là Cơ Đốc Giáo, hay Thiên Chúa Giáo), vừa là Phật Tử được không, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời:

“... Tôi đã trả lời câu hỏi này một cách gián tiếp khi tôi nói rằng niềm tin vào một Đấng Sáng Tạo có thể đi kèm với sự hiểu biết về Tánh Không. Tôi tin có thể bước đi trên đường tâm linh và hòa hài Ki Tô Giáo với Phật Giáo. Nhưng khi tới một mức độ chứng ngộ nào đó, sẽ phải cần lựa chọn giữa 2 con đường này. Tôi mới đây đã có loạt thuyết giảng tại Mỹ và một trong những thuyết giảng này là về sự kham nhẫn và bao dung. Vào cuối buổi thuyết giảng, có một nghi lễ để lập Nguyện Bồ Tát. Một linh mục Ki Tô Giáo trong hội trường muốn lập nguyện này. Tôi mới hỏi vị đó rằng, vị đó có quyền tự quyết định như thế không, và rồi vị này trả lời rằng có quyền đó, dĩ nhiên, vị này có thể lập nguyện, và vẫn là một Cơ Đốc Nhân.”

Đạo Phật đã vào Hoa Kỳ với lòng từ bi như thế. Và Đức Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của lòng từ bi chân thật.

Lòng từ bi đó của ngài là điều mà ngài thể hiện thực sự. Hãy nhìn xem cách ngài đối xử với dân Tây Tạng: ngài đã từ bỏ vai trò lãnh đạo chính trị, để chỉ thuần tuý giữ vai trò người thầy dạy đạo. Không ai có thể ép ngài phảỉ từ bỏ vai trò chính trị. Thậm chí nhiều vị lãnh đạo cộng đồng Tây Tạng lưu vong thỉnh nguyện rằng ngài cần phải ngồi trên ngai vàng muôn năm trường trị. Nhưng không, quyền lực chính trị chỉ là phương tiện để cứu dân, cứu nước – khi thấy cần từ bỏ là từ bỏ liền, và ngài đã thiết lập ngay một nền dân chủ, cho bầu cử tự do để chọn lên một vị Thủ Tướng Tây Tạng lưu vong. Chính Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xóa bỏ định chế 400 năm trên ngôi lãnh đạo của dân tộc Tây Tạng.

Đó là một sự hy sinh hiếm hoi: xóa sổ một định chế lãnh đạo tôn giáo đã có truyền thống nhiều trăm năm. Và Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm một điều tuyệt vời như thế.

Hôm Thứ Năm 7-7-2011, các vị dân cử Hoa Kỳ đã đón ngài tới tòa nhà quốc hội, đã ca ngợi Đức Đạt Lai Lạt Ma như một cảm hứng toàn cầu, trong khi thúc giục Tổng Thống Barack Obama hãy kình với Trung Quốc để gặp vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong.

USA_Tibet02Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ John Boehner, nhân vật quyền lực cao hàng thứ 3 Hoa Kỳ, theo Hiến Pháp Mỹ, đứng bên cạnh Đức Đạt Lai Lạt Ma và nói, “Cuộc đời ngài đã làm điển hình cao thượng cho các nước như chúng ta đang hoạt động để lan trải tự do, bao dung và tôn trọng phẩm giá con người.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại về cách Trung Quốc trong năm 1954 đưa ngàì tới Bắc Kinh để dự Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc đầu tiên, và về cách sau này ngài quan sát quốc hội Ấn Độ dưới thời Thủ Tướng Jawaharlal Nehru.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cười, kể lại, “Tại Bắc Kinh, Quốc Hội họp lặng lẽ. Trong khi ở Ấn Độ, quốc hội họp ồn ào, và các dân biểu cứ ưa thích chỉ trích nhau. Tôi có rất nhiều ấn tượng tốt đẹp về hệ thống dân chủ này, nghĩa là tự do phát biểu, tự do nói, ai cũng bình đẳng cả.”

Phải chi ai cũng học được điều này: Tự do và dân chủ là sản phẩm của từ bi và bao dung. Bởi vì có từ bi mới biết thực sự tôn trọng người khác, mới mong muốn làm người khác hạnh phúc.

Từ bi là chìa khóa vậy. Một lần, Đức Đạt Lai Lạt Ma kể về một vị sư già, sau khi bị nhà nước CSTQ giam tù 20 năm, đã vượt biên trốn sang Ấn Độ. Đức Đạt Lai Lạt Ma hỏi vị sư già này, rằng trong 20 năm tù kia, nhà sư lo sợ điều gì nhất. Vị sư già trả lời, rằng trong 20 năm trong tù lúc nào cũng chỉ lo sợ có mỗi một điều: chỉ sợ rằng mình mất đi Bồ Đề Tâm, chỉ sợ có khi nào khởi lên lòng oán giận các cai tù, chỉ sợ có khi nào lòng mình khởi lên căm thù... Chỉ sợ lòng mình không giữ được từ bi, nhẫn nhục...

Trong một buổi họp báo tại Vancouver, Canada vào tháng 9-2006, ngài nói, Đã tới lúc phải giáo dục mọi người, hãy ngừng mọi tranh cãi nhân danh tôn giáo, văn hóa, quốc gia, hệ thống kinh tế hay chính trị dị biệt. Chiến tranh kình nhau chỉ vô ích. Chỉ là tự sát thôi.”

Địa cầu này quả nhiên đã trở nên quá hẹp, mà không bao dung nhau là tất sẽ đẩy nhân loại dần tới chỗ hủy diệt.

Tấm lòng bao dung của ngài còn thể hiện qua câu nói trong bài phỏng vấn của báo The Daily Telegraph năm 2006, “Tôi không muốn chiêu dụ người khác cải đạo sang Phật Giáo -- tất cả các tôn giáo lớn, khi được hiểu đúng đắn, có cùng một khả thể cho sự tốt đẹp.”

Nhưng, tuy từ bi và bao dung như thế, Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn nói rõ các dị biệt tôn giáo. Ngài nói trong bài Diễn Văn Buổi Tối Lễ Nhận Giải Nobel, nơi trang 115:

Đạọ Phật không chấp nhận lý thuyết về Thượng Đế, hay một đấng sáng tạo. Đạọ Phật giảỉ thích rằng, trong tận cùng, hành động của chúng ta mới là đấng sáng tạo... Từ một điểm nhìn, Đạo Phật là một tôn giáo, từ điểm nhìn khác thì Đạo Phật là khoa học về tâm thức và không phải là tôn giáo. Đúng ra, Đạo Phật có thể là một chiếc cầu giữa 2 điểm nhìn này.”

Từ bi và bao dung, nhưng vẫn trí tuệ tuyệt vời. Đó là hiện thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma vậy.

dalailama-capitol-hill-05
Đồng bào Hoa Kỳ đang nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết pháp trước trụ sở Quốc Hội ngày 9 tháng 7 năm 2011 (Ảnh: Tenzin Choejor/OHHDL)
dalailama-capitol-02
Một thanh niên Phật tử đang chăm chú nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết pháp (Ảnh AP)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2013(Xem: 11948)
Đạt được cơ sở con người, cơ sở đó giống như một cái bình thật quý và hiếm hoi, giúp ta có thể giải thoát tất cả kẻ khác và cho cả chính ta ra khỏi đại dương của Luân hồi, cơ sở con người đó giúp ta biết lắng nghe, suy nghĩ và thiền định, cả ngày lẫn đêm không ngưng nghỉ, đấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.
24/06/2013(Xem: 7932)
Xin chào các vị pháp sư tôn kính, các vị đại đức đồng tu.Xin chúc các vị buổi tối an lành. A Di Đà Phật! Rất hoan nghênh mọi người đến HongKong, cùng nhau tham giachia sẻ học tập tâm đắc về Tịnh Độ Đại Kinh Giải. Nhân duyên này của chúng tarất đặc thù, rất thù thắng. Kinh Vô Lượng Thọ, từ khi Thích Ca Mâu Ni Phậttuyên nói đến nay (năm xưa Phật đã từng nhiều lần tuyên nói bộ kinh này), tuykinh Vô Lượng Thọ là một trong số kinh điển truyền vào Trung Quốc sớm nhất, bảnphiên dịch của kinh cũng có rất nhiều, thế nhưng trong lịch sử của chúng ta,người học tập, đọc tụng, thọ trì thì không nhiều lắm.
22/06/2013(Xem: 7676)
Đây là cách khơi dậy nguồn sinh khí tiềm tàng và nhắc nhớ về đam mê, giúp cuộc sống giàu năng lượng và tuyệt vời hơn. 1. Tham gia vào các hoạt động phù hợp với sở thích hay những nơi giúp bạn rèn kỹ năng: một lớp học nhảy, đi bơi, lớp học diễn thuyết trước đám đông… Tận dụng thời gian để đi học một điều mới rất có ý nghĩa, giúp làm mới bản thân. 2. Hướng bản thân đến hình ảnh mà bạn ao ước hoàn thiện mỗi ngày. Biết mơ ước, giữ ước mơ sâu trong tâm trí và tinh thần để làm động lực cho hành động.
22/06/2013(Xem: 6989)
Mùa Phật đản năm nay diễn ra trong thời gian mà ký ức con người chưa xóa mờ được hình ảnh cuộc thiên tai kinh hoàng xảy ra cho nước Nhật. Kèm với thiên tai đó là sự ô nhiễm phóng xạ ảnh hưởng đến nhiều nước mà nguyên nhân do bàn tay của con người.
21/06/2013(Xem: 7193)
Tâm là của báu chí cao vô thượng, mà chúng ta lâu nay bỏ quên ít chăm sóc, lại chăm sóc thân nhiều hơn. Đa số thường lo chăm sóc thân, hoặc nhà cửa, xe cộ, ruộng vườn sự nghiệp bên ngoài, mà bỏ quên cái tâm. Đây là thiếu sót rất lớn. Tâm quý hơn những thứ đó, là linh hồn của cuộc sống. Nếu chúng ta sống thiếu tâm thì sự sống này thành sự chết. Tâm quan trọng như vậy nhưng ít ai quan tâm đến, bỏ qua chỗ quý báu này.
17/06/2013(Xem: 11133)
Từ Bi và Nhân Cách, Nguyên tác Anh Ngữ: His Holiness Dalai Lama , Việt dịch: Thích Nguyên Tạng, Diễn đọc: Tâm Kiến Chánh
14/06/2013(Xem: 8558)
Một vị giảng sư thành công là vị có kỹ năng và phương pháp. Với kỹ năng và phương pháp, vị giảng sư từng bước xây dựng cho mình sự tin tưởng nơi thính chúng, rèn luyện khả năng khơi gợi sự đồng cảm của thính chúng và khả năng trình bày mọi vấn đề hợp với luận lý. Vị giảng sư cần chuẩn bị cho mình một tư thế để luôn luôn thuyết phục được thính chúng đi đúng con đường của Đức Phật đã dạy hầu đem lại an lạc và hạnh phúc cho họ cũng như xây dựng một xã hội an lạc hài hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]