Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lược Ý Hành Lễ "Nhất Bộ Nhất Bái" Trong Nghi Thức Triều Sơn Lễ Thánh Phật Giáo Bắc Truyền

04/07/201121:02(Xem: 7129)
Lược Ý Hành Lễ "Nhất Bộ Nhất Bái" Trong Nghi Thức Triều Sơn Lễ Thánh Phật Giáo Bắc Truyền

LƯỢC Ý HÀNH LỄ "NHẤT BỘ NHẤT BÁI"
Trong Nghi Thức Triều Sơn Lễ Thánh Phật Giáo Bắc Truyền

Thích Tâm Mãn

lelayLễlạy, tham bái, chiêm lễ các thánh tích của các bậc Tiên Thánh là một tập tục truyền thống lâu đời của một trong những nghi thức hành trì trong Phật Giáo, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tương truyền rằng trong văn hóa truyền thống cổ của người Ấn Độ có tập tục đi lễ lạy các thánh tích gọi là "Tuần lễ", chỉ cho việc đi về thánh tích của các bậc thánh nhân lễ lạy, để cầu nguyện và cũng là cảm niệm tưởng nhớ, đến hành trạng cũng như công đức của vị thánh, thần đó đã đem đến cho thế gian.

Phật Giáo từ khi Đức Thích Tôn vào vô dưNiết Bàn thì phong trào đến các thánh tích của Đức Phật để lễ lạy chiêmbái rất thịnh hành trong Phật Giáo đồ và dần dần trở thành một nghi thức quan trọng trong sinh hoạt tôn giáo của Phật Giáo, chính vì vậy thánh tích Tứ Động Tâm của Đức Phật trở thành nơi hướng về lễ bái cũng như hành hương của toàn thể tín chúng Phật Giáo trên toàn thế giới.

Tất cả những ai nếu là tín chúng của ĐạoPhật thì cũng đều chung có một tâm niệm, trong đời của mình nếu đầy đủ nhân duyên sẽ về đến thánh tích của Phật một lần để lễ lạy, chiêm ngưỡng, để thỏa nguyện được tình cảm của một người con xa cha mẹ đã lâu muốn có một lần hội ngộ, và đó là một trong những nguyên nhân chính để nghi thức triều sơn lễ thánh trong suốt hơn 2000 năm hình thành phát triển, cũng như có sức sống mãnh liệt trong Phật Giáo nói chung và Phật Giáo Bắc Truyền nói riêng.

Phật Giáo đông truyền, các vị Tăng và Phật tử của miền Đông Độ, đối với nguyện vọng về đất Phật chiêm lễ thánhtích lại càng nồng nhiệt và tha thiết hơn, cũng chính vì nguyện vọng này cho nên những vị thánh Tăng phát tâm đến miền thánh tích Tây Thiên của Phật Giáo Bắc Truyền ra đời, Trung Quốc có ngài Nghĩa Tịnh và Ngài Huyền Trang.v.v...

Việt Nam ta từ rất sớm cũng đã có rất nhiều vị thánh Tăng cũng đi về thiên trúc hành lễ thánh tích, theo sách Đại Đường Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện của Ngài nghĩa Tịnh đời nhà Đườngcó chép: "... ở Giao Châu (Việt Nam) cũng có các vị Pháp sư qua Tây Vực, như ngài Vận Kỳ Pháp sư, Ngài Mộc Xoa Đề Bà Pháp Sư, Ngài Khuy XungPháp Sư, Ngài Huệ Diễm Pháp sư... là những vị sư người Giao Châu đi đếnTây Vực cầu Pháp..." Và thời hiện đại Hòa Thượng Thích Minh Châu, Hòa Thượng Thích Thiện Châu..v.v... là những bậc Danh Tăng của Việt Nam đi cầu Pháp cũng như lễ bái thánh tích nổi tiếng của Phật Giáo Việt Nam đương đại.

Sách Thông Tục Biên Thần Quỷ chorằng tục triều sơn lễ thánh có ở Đông độ vào thời kỳ nhà Tây Hán, trongsách có đoạn chép: "Người ngày xưa rất ít khi đi ra khỏi nhà, nay nhữngngười giàu có, muốn đến các nơi danh sơn thắng tích để kỳ đảo...theo những nguyên nhân trên, ngày xưa đi đến một danh sơn thắng tích xa sôi nào đó để dâng hương kỳ đảo, nay gọi là triều sơn vậy, theo đây cho thấytục triều sơn có vào thời Tây Hán."

lay5

Thời kỳ Tây Hán Phật Giáo bắt đầu truyềnvào Đông độ, dần dần thịnh hành và được giai cấp thống trị cũng như quýtộc ở Đông độ tiếp nhận và phát triển. Đến thời nhà Đường Phật Giáo BắcTruyền đã đạt đến thời cực thạnh, thời kỳ này sự hưng thạnh của tư tưởng cũng như triết lý sống Thiền tông, làm cho tư tưởng cũng như đời sống hành đạo của Tăng sĩ Phật Giáo Bắc Truyền có sự thay đổi mạnh mẽ.

Phong trào đi Tây Vực để triều bái thánhtích của Phật Giáo đồ cũng có sự thay đổi rõ rệt, thay vì phải đi đến Tây Thiên họ bắt đầu triều bái lễ lại các danh sơn đạo tràng của các vị đại Bồ tát ứng thân hiện tướng ở Đông độ. Trong sách Đại Phật Tự của Trịnh Chấn Phongchép về không khí triều sơn lễ thánh ở Đông Độ như: "...quảy túi màu vàng đi triều sơn, người ốm yếu, già cả, phụ nữ, đến những thiếu nữ yểu điệu, những bác nông dân chất phát, ai nấy đều kiền thành mỗi bước mỗi cúi đầu, thậm chí có người mỗi bước một lạy, cứ như thế lạy đến đỉnh núi..."

Theo tư tưởng và quan niệm của Thiền Tông, Tâm tức là Phật, cần gì phải đi cầu Phật ở bên ngoài, Linh Sơn có đâu xa, chỉ trong tâm mà thôi, cho nên Thiền gia có câu "Phật tại Linh Sơn mạc viễn cầu, Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu, nhơn nhơn hữu cá Linh Sơn Tháp, hảo hướng Linh Sơn Tháp hảo tu.", tạm dịch '' Cần gì phải đến cầu Phật ở Linh Sơn, Linh sơn ở trong tâm các vị, trong tất cả các vị đều có tháp Linh sơn, nên hướng về tháp Linh Sơn để tu.

Những đạo tràng nổi tiếng nhất Đông độ, được tín đồ hành hương lễ bái thạnh nhất là Tứ Đại danh sơn, Đạo tràng của bốn Vị Bồ Tát là Ngũ Đài Sơn của Bồ Tát Văn Thù, Nga Mi Sơn của Bồ Tát Phổ Hiền, Phổ Đà Sơn của Bồ Tát Quán Thế Âm, Cửu Hoa Sơn của Bồ Tát Địa Tạng. Trong sách Hoa Nguyệt Hận hồi thứ 8chép: "...Tâm ấn phát nguyện triều sơn, đi thuyền từ Phổ Đà lên đến bờ, rồi từng bước đi đến Nga Mi, năm trước đã lễ qua Ngũ Đài.."

Triều sơn lễ lạy cầu nguyện chư vị Bồ Tát gia hộ, và học theo hạnh nguyện và đức lực tu hành của các Ngài là tâm điểm của tất cả các hành giả thực hành pháp triều sơn lễ thánh, trong đó lấy sự chí thành, kham nhẫn và nhất tâm cầu nguyện làm tông chỉ. Trong Khổ Hạnh Tấn Hương có chép: Ngày xưa người tín đồ khi triều sơn lễ bái tấn hương, trước tiên phải thực hành việc tựmình chế ngự chính mình, không để cho những cảm giác của vật chất, cũngnhư giác quan của mình, khiêu dậy những ham muốn tầm thường, kham nhẫn chịu đựng trước mọi khó khăn thử thách của thời tiết cũng như hoàn cảnh,thực hành pháp tự mình rèn luyện và mài dủa chính mình và nhất tâm kiềnthành cầu nguyện, để cầu được sự chứng minh và gia hộ của chư vị Phật Thánh. Theo truyền thống triều sơn lễ thánh của Phật Giáo Bắc Truyền có 2nghi thức: 1. Lễ lạy tấn hương, 2. Xã thân lao xuống vực.

Lễ lạy tấn hương hay còn gọi là khấu đầutriều thánh, những hành giả phát nguyện triều sơn lễ thánh, tức là từ nơi trụ xứ của mình hướng về địa điểm của mình phát nguyện đãnh lễ, có hai cách triều sơn lễ thánh, 1 là bước một bước lạy một lạy, 2 là bước ba bước lạy một lạy, cứ như thế lạy chừng nào cho đến địa điểm muốn đến mà thôi.

Tăng Già Phật Giáo Bắc Truyền ở Trung Quốc, lịch đại chư hành giả tu pháp triều sơn lễ thánh nhiều vô số kể đời nào cũng có, còn ở Tây Tạng thì hầu hết các môn đồ của Phật Giáo không kể xuất gia hay tại gia, trong cuộc đời của họ có ít nhất là một lần tam bộ nhất bái hoặc nhất bộ nhất bái, lạy từ trụ xứ của mình là người xuất gia, còn người tại gia thì từ nhà của mình hoặc là quê hương của mình thực hành triều sơn lễ thánh về cung Botala Phổ Đà Lạc Già nơi họ cho là đạo tràng của Bồ Tát Quán Thế Âm.

lay2

Người dân Tây Tạng đảnh lễ nhất bộ nhất bái quanh cung điện Botala. Ảnh: M.H

Thời cận hiện đại ngôi sao bắc đẩu của thiền lâmTrung Hoa là Ngài Hư Vân Đại Hòa Thượng vì muốn báo đáp thâm ândưỡng dục của cha mẹ, theo lời Phật dạy trong Kinh Điển Đại Thừa, phát nguyện triều sơn lễ thánh để đền đáp thâm ân, Ngài phát nguyện lễ "Tam bộ nhất bái" ba bước lạy một lạy, từ Phổ Đà Sơn đạo tràng của Quán Thế Âm Bồ Tát lạy đến Ngũ Đại Sơn đạo tràng của Văn Thù Bồ Tát, lạy đến ba năm mới đến Ngũ Đài.

Pháp môn triều sơn lễ thánh trong hành trì của Phật Giáo Bắc Truyền Việt Nam cũng có một vị trí hết sức quan trọng, nhưng cách thức cũng như danh xưng thì có khác, ở nước ta triều sơn lễ thánh gọi là đi trẫy hội, đi hội, Phật Giáo Việt Nam có cội nguồnđược truyền trực tiếp từ Tây Thiên, cho nên những tập tục Phật Giáo từ Tây thiên do các Phạm Tăng đem đến vẫn còn được gìn giữ cho đên ngày hômnay, và điển hình rõ nét nhất là cách đi đến đền chùa danh sơn thánh tích trẫy hội lễ bái của người Việt, nếu đem so sánh với các không khí lễ hội tuần lễ thánh tích của các tôn giáo Ấn Độ thì ta thấy trong đó córất nhiều nét tương đồng về cách thức cũng như ý nghĩa.

Lễ bái trẫy hội vào dịp đầu xuân, cũng như các ngày lễ kỷ niệm của các bậc tiên thánh, những thánh địa của PhậtGiáo Việt Nam như chùa Hương Đạo, tràng của Bồ Tát Quán Thế Âm, núi YênTử Đạo tràng của Trúc Lâm Tam Tổ, chùa Thầy, Chùa Keo, Chùa Dâu.v.v... tràn ngập không khí lễ hội, nhìn như một biển người, qua đó cho ta thấy được giá trị của pháp môn và tín ngưỡng triều sơn lễ thánh và vị trí củapháp môn trong sinh hoạt tín ngưỡng của Phật Giáo Bắc Truyền Việt Nam.

Truyền thống triều sơn lễ thánh trong Phật Giáo Bắc truyền tại Việt Nam cũng rất thịnh hành, và không khí nô nức nhộn nhịp, kính thành cũng không thua kém gì ở Trung Quốc, cho đến trong ca dao tục ngữ của người Việt có những câu liên quan đến triều sơnlễ thánh như: "Nào ai quyết chí tu hành, chưa về Yên Tử chưa đành lòng tu." hay câu: " Dù ai đi đâu về đâu, hễ trông thấy tháp Chùa Dâu thì về.Dù ai buôn bán trăm bề, nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu" và câu: " Gáichưa chồng trông hang Cắt Cớ, Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy".

Pháp môn lễ lạy Tấn hương hay còn gọi làkhấu đầu triều thánh, ở Việt Nam không được thịnh hành, và cũng rất ít những tài liệu nhắc đến các vị Tăng Việt Nam hành trì Pháp môn này. Trong hành trì của Phật Giáo Bắc Truyền ở Việt Nam cũng rất ít tài liệu đề cập đến nghi thức khấu đầu Triều sơn, đại đa số người Việt Nam biết đến danh từ "nhất bộ nhất bái" hoặc "tam bộ nhất bái" được truyền tụng qua các tích tuồng như "Tiết Đinh Sang Cầu Phàn Lê Huê" hoặc qua các tiểu thuyết giả sử của Trung Hoa như "Tiết Nhơn Quý Chinh Đông" hay "Tiết Đinh Sang Chinh Tây"..v.v...

Phật Giáo Bắc Truyền Việt Nam thời hiện đại mới bắt đầu có những hành giả thực hành Pháp khấu đầu triều sơn lễ thánh, ví dụ như Ni chúng chùa Hương Sơn, thôn Vạn Hạnh thực hành lễ nhất bộ nhất bái lên chùa núi Thị Vãi và gần đây nhất là sự phát nguyện vô cùng thù thắng Đại Đức Thích Tâm Mẫn chùa Hoằng Pháp lễ nhất bộ nhất từ chùa Hoằng Pháp T.p Hồ Chí Minh, triều sơn lễ thánh đến núi Yên Tử Quảng Ninh đạo tràng của Trúc Lâm Tam Tổ, cái nôi của Thiền Phái Việt Nam, đây là một nghi thức triều Tổ thù thắng nhất của Tăng sĩ Phật Giáo Việt Nam, một sự kiện chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Nước Việt.

lay1

Đại Đức Thích Tâm Mẫn tam bộ nhất bái triều sơn lễ Tổ Trúc Lâm Yên Tử

Với một tâm niệm của người xuất gia "Thượng Báo Tứ Trọng Ân, Hạ Tế Tam Đồ Khổ" hạnh nguyện của Đại Đức thể hiện tấm lòng của người con phương nam luôn vọng về Tổ tông xứ Bắc, việclàm của Đại Đức thể hiện ý chí kiên cường và tâm kham nhẫn của Dân Tộc Việt nói chung, của người tu sĩ Phật Giáo nói riêng. Đại Đức là người thể hiện trọn vẹn tín tâm đối với Phật Pháp Tăng không gì lay chuyển nổicủa tất cả những người con Phật, sự thể hiện này là sự chứng minh thiếtthực nhất cho dòng máu của Phật Giáo luôn luôn dâng trào trong thân thểcủa Dân Tộc Việt Nam.

Cổ Đức dạy : "Do lễ bái hình tướng của sông núi, để cầu đắc thực thể vô hình vô tướng của sông núi, đạt đến vô ngại đại bi, lòng từ không còn chướng ngại nữa." hay năng nhẫn tất cả những điều khó nhẫn như “Chúng sanh Nhẫn”, "Pháp Nhẫn", "Vô Sanh Pháp Nhẫn", "Tịch Diệt Nhẫn" trong nhẫn pháp sanh định lực, nếu như trong cảnh nghiệm được tâm, trong khổ đắc được an lạc giác ngộ thì đạt được tông chỉ tu hành của pháp môn " khấu đầu triều sơn lễ thánh" vậy.

Lại nữa: "lễ lạy triều sơn, tiêu hết mộtphần tập khí, thì giảm hết một phần phiền não, được một phần quang minh, đồng thời cũng chứng được vi diệu bồ đề". Triều sơn lễ bái hàng phục ngã mạn của chính mình, thân hành lễ bái, khẩu tụng niệm danh hiệu của Phật, ý thành tâm sám hối, tam nghiệp thanh tịnh, vì công đức này nghiệp chướng tiêu trừ, tăng trưởng phước huệ, trong thời gian lễ lạy triều sơn, rèn luyện ý chí, thành tựu Bi, Trí, Hạnh, Nguyện, bồi dưỡng ýchí chịu đựng kham nhẫn, đầy đủ năng lực tiến tu Bồ Tát lục ba la mật, thành tựu đại bồ đề đây là công đức và lợi ích của pháp Triều Sơn lễ Thánh vậy.

Người hành trì pháp triều sơn lễ thánh nên dùng tâm nguyện cảm ân để triều sơn: Đối với ân đức của chư Phật, BồTát, Hiền Thánh Tăng, từ nội tâm phát tâm nhớ niệm thâm ân trọng đức, có như vậy chúng ta mới thể hội hết công ơn to lớn vĩ đại của Tam Bảo, và cũng từ sự biết ơn này, mà phát nguyện hơn nữa trong sự nghiệp hóa độchúng sanh, kế tục khai sáng hơn nữa sự nghiệp chấn hưng ngôi nhà Phật pháp.

Người hành trì pháp môn triều sơn lễ thánh phải có tâm niệm tàm quý vì: "Phật tại thế thời con trầm luân, nayđược nhơn thân thì Phật diệt độ, buồn biết thân mình nhiều nghiệp chướng, ra đời không thấy được kim thân", từ tâm niệm tàm quý phát tâm sám hối, tự thân mình từ vô thủy cho đến ngày nay phiền não nghiệp chướng thâm trọng, không được chánh thời nghe Phật thuyết pháp, không được sanh vào thời Phật còn tại thế, lặng hụp đắm chìm trong biển khổ sanh tử, nay phát nguyện đi một bước lạy hồng danh Phật lạy một lạy để sám hối nghiệp chướng của chính mình.

Người hành trì pháp môn triều sơn lễ thánh phải có tâm niệm cung kính: Tâm niệm cung kính đối với một người phát tâm học Phật không thể thiếu được, vì muốn được Phật Pháp thì tất cả đều phải dùng tâm cung kính cầu thỉnh mới có thể có được, chúng ta phát tâm triều sơn lễ thánh tức là tâm lễ kính chư Phật, thân cận thiện tri thức, vì vậy nếu không có tâm cung kính thì khó có thể thành tựu được.

Người hành trì pháp môn triều sơn lễ thánh phải phát đại tín tâm vì: "Tín tâm là mẹ là nguồn gốc thành tựu các công đức", tín tâm là tâm niệm căn bản, điều kiện quan trọng nhất của người học Phật, chúng ta phải kiên định tín tâm của mình đối với chân đế của Tam Bảo, phước đức trí tuệ của chư Phật, nếu như niềm tin kiên định như vậy thì chúng ta mới có đủ nghị lực để vượt qua mọi khó khăn thử thách vô cùng gian khổ trên hành trình triều sơn lễ thánh.

lay

Người Tây Tạng đảnh lễ trước chùa Đại Chiêu - Tây Tạng. Ảnh: M.H

Người hành trì pháp môn triều sơn lễ thánh phải phát Bồ đề tâm. Đây là tâm cốt lỏi để cầu đắc được đạo vô thượng bồ đề, nếu không phát bồ đề tâm thì không thể thành Phật đạo, vì có phát tâm bồ đề nên chúng ta cũng cần phát tâm trường viễn, truy cầu Phật đạo vĩnh viễn không thối chuyển, trong hành trình triều sơn một bước một lạy, khiến cho chúng ta có cảm nhận sâu sắc và thấm thía hơn nữa công hạnh vĩ đại của Chư Phật, Bồ Tát và cũng từ tâm niệm này mà phát khởi tâm vô thượng đạo.

Pháp môn triều sơn lễ thánh của Phật Giáo Bắc Truyền là một phương pháp tu học vô cùng thậm thâm và vi diệu nếu như ai không đủ những tâm niệm như trên muốn hành trì pháp môn này thì thật không thể thành tựu được, nên tất cả những vị hành trì pháp mônnày đều là những vị đại sĩ của Phật Giáo khiến cho chúng ta phải kính phục và đảnh lễ học hỏi. Nhất Tâm đảnh lễ quá khứ hiện tại vị lai chư vịĐại sĩ triều sơn lễ thánh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/09/2020(Xem: 5759)
Trước, lúc mà Cạp mỗ ngẫu hứng chĩa một ngón tay vào ngoáy rốn pho tượng ngài Bố Đại Hòa Thượng (được cho là hóa thân của đức Di Lặc Tôn Phật) ở một ngôi chùa miền quê thanh vắng, để cho người bạn chụp ảnh lưu niệm, xem lại ngay trên máy, liền bật cười và quất ngay mấy câu lục bát: Ta cười suốt tháng quanh năm Cười ba vạn kiếp số hằng hà sa Cù léc rốn, xức cù là? Dụng công chi rứa bởi ta vốn cười!
04/09/2020(Xem: 6504)
' Cha là Phật giữa đường trần Mẹ là Phật giữa vạn lần ngược xuôi.. Đêm đêm thắp ngọn đèn trời Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con..''
04/09/2020(Xem: 6539)
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật! Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni! Kính thưa quý vị Phật tử! Nhân mùa Vu-lan năm 2020, con xin đảnh lễ, kính chúc chư Tôn đức Tăng Ni thêm một tuổi đạo, thành công hơn nữa trong các Phật sự, nhằm mang lại lợi ích và phúc lạc cho nhân sinh. Con kính chúc các bậc làm cha mẹ thêm một tuổi đời, làm nền tảng đạo đức và hạnh phúc cho con cháu trong gia đình và họ tộc. Con kính chúc tất cả các anh chị, các cháu thanh thiếu niên, đề cao đạo lý hiếu kính cha mẹ ông bà, thể hiện tinh thần tự lập, xa lánh các thói hư tật xấu, các thói quen nghiện ngập, hưởng thụ ăn chơi, để sống một cuộc đời hữu ích, và làm cho cha mẹ được hạnh phúc hiện tiền. Nhờ đó, có một tương lai tươi sáng.
04/09/2020(Xem: 8350)
Mật hạnh là pháp môn bất nhị tăng thêm phẩm hạnh, viên mãn đạo đức. Ví như ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh của Đức Phật; mỗi ngày cầm bình bát khất thực, rửa chân ngồi thiền, hành hóa thuyết pháp, khiến chúng sinh nhập Phật tri kiến, chính là mật hạnh; lại ví như La-hầu-la (Rāhula) sám hối sửa lỗi, giữ vững thanh tịnh giới hạnh, trở thành đệ nhất mật hạnh trong đệ tử Phật; Đại Ca-diếp trú ở xứ Lan-nhã, tịch tịnh thiểu dục, trên hội Linh Sơn1 diệu khế chân như pháp tính, cũng là mật hạnh; Tu-bồ-đề (Subhūti) quán không nghênh Phật, cũng là mật hạnh. Những việc làm nghĩa tình của người xưa như chia cháo cứu đói, xây cầu làm đường, đào giếng lấy nước, thắp đèn dâng trà, bố thí quan tài cho người chết, cứu trợ giúp đỡ, đều là mật hạnh gieo trồng phước đức. Gọi là “lân nga bất điểm đăng, vi thử thường lưu phạn” (vì thương những con thiêu thân không đốt đèn vào ban đêm, vì sợ chuột không có thức ăn thường để lại một ít thức ăn), tức là khắc họa (miêu tả) tốt nhất về lòng từ bi rộng khắ
02/09/2020(Xem: 6372)
Á hậu Trương Thị May lễ chùa, phóng sinh mùa Vu lan Chị em Á hậu Trương Thị May cùng mẹ và bà ngoại mặc đồ lam, áo dài đi lễ chùa, phóng sinh dịp Vu Lan.
02/09/2020(Xem: 6946)
Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã phát ngôn kiên quyết kêu gọi về việc “Hán hóa” (Sinicization,漢化) Phật giáo Tây Tạng. Ảnh: hindustantimes.com Theo truyền thông quốc gia Trung Hoa đưa tin hôm thứ Bảy, ngày 29 tháng 8 vừa qua, Ngài Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát ngôn kiên quyết kêu gọi về việc “Hán hóa” (Sinicization,漢化) Phật giáo Tây Tạng tại Tây Tạng.
30/08/2020(Xem: 7221)
Tựa bài không có gì mời gọi người đọc, nên có lẽ, chỉ vị nào đang rảnh rang lắm mới thử lướt xuống xem, viết cái gì vậy? Hay chỉ là thực đơn của tiệm bánh nào bay lạc vào? Xin nghiêm túc thưa, đây là lời mở đầu một lần giảng pháp của giảng sư, trong một mùa An Cư Kiết Hạ tại Nam Cali.
30/08/2020(Xem: 7585)
Ngày xưa, sau khi Đức Phật chứng Đạo, tại sao Ngài không mở trường Thiền để có thể dạy hàng ngàn, hàng vạn người cùng một lúc? Ngược lại, Ngài chỉ vân du từ nơi này sang nơi khác, tùy căn cơ khai thị cho những người hữu duyên Ngài gặp trên đường? Đơn giản vì trình độ, hoàn cảnh và cơ địa mỗi người một khác, nên đức Phật ngay nơi mỗi người khai thị pháp mà người đó đang trải nghiệm, và vì vậy chỉ người đó mới thật sự biết đức Phật đang chỉ dạy điều gì, người khác có nghe hay đọc lại kinh điển tường thuật thì cũng chỉ để tham khảo hay suy luận mà thôi.
30/08/2020(Xem: 6695)
Khúc đàn Khổng-Vọng-Vi là tiếng khóc của Đức Khổng Tử, tiếc thương người đệ tử thân yêu Nhan Hồi, mệnh yểu mà chết sớm khi tuổi còn thanh xuân. Tiếng khóc bộc lộ tình thầy trò cực kỳ thắm thiết, cực kỳ cảm động đó đã chạm vào những giây tơ mà bật lên âm thanh, truyền cảm tới thẳm sâu tâm linh hậu thế.
29/08/2020(Xem: 7225)
Có một truyền thuyết kỳ lạ, nhưng có lẽ ít được biết đến bởi người Mông Cổ về một con voi xanh, đã góp phần xây dựng một Bảo tháp Phật giáo khổng lồ tại Ấn Độ cổ đại. Con voi lao động cả đời để xây dựng công trình Phật giáo, nó làm việc đến kiệt sức. Tuy nhiên, những nỗ lực của nó vẫn bị bỏ qua, và ngay cả vị Lạt Ma cấp cao đến cúng dường Bảo tháp cũng quên cảm ơn nó. Con voi vô cùng tức giận và phát lời thề rằng, sẽ phá hủy Phật giáo ba lần trong những lần tái sinh sau đó của nó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]