Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tranh Đấu Bất Bạo Động

12/06/201103:33(Xem: 7629)
Tranh Đấu Bất Bạo Động
qd-title-2

TRANH ĐẤU BẤT BẠO ĐỘNG
Lý Nguyên Diệu
Để tưởng niệm ngày vị pháp vong thân của
Hoà Thượng Thích Quảng Đức 48 năm đã qua.

Trong bối cành một thế giới đang hừng hực nóng từ lò lửa Trung Đông đến biên giới Thái-Miên, câu hỏi về sự hiệu nghiệm của tranh đấu theo phương pháp “Bất Bạo Động” bỗng trở nên quan trọng . Từ “Vô Vi” của Lão Tử đến “Bất Bạo Động” của Gandhi là một con đường dài dẫn chúng ta từ an sinh cá nhân đến tranh đấu cho xã hội. Và nói theo Marx thì có xã hội là có bất công. Nhất là khi nhìn vào cả hai xã hội Cộng sản và Tư bản ngày nay, con cháu của Marx lại càng phải vất vả tranh đấu chống bất công trường kỳ hơn cả Mao, thường trực hơn cả Trotsky, sáng tạo hơn cả Obama.

Từ gốc rể, triết lý tranh đấu bất bạo động có thể coi như được gói gọn trong câu nói nổi tiếng của Gandhi: “Phương tiện là nhân mà mục đích là quả.” Nếu chúng ta sử dụng phương tiện vừa bạo, vừa động thì sẽ gặt hái một kết qủa không bình, không yên. Đây chính là thuyết nhân qủa ở một tiến trình praxis trong sáng và đơn giản nhất. Nhìn lại ba trường hợp tranh đấu bất bạo động thành công dưới đây, hy vọng chúng ta sẽ tìm ra được chìa khoá cho những vấn nạn quốc tế của những thập niên đầu của thế kỷ 21.

MAHATMA (Great Soul) GANHDI (1869-1948)

Phương pháp “Satyagraha” của Gandhi là một tổng hợp của Can đảm, Bất bạo động Sự thật.Phương pháp nầy đã được ông áp dụng một cách hữu hiệu để chống lại đế quốc thực dân Anh đem lại độc lập cho Ấn Độ.

Mahatma (Tâm Hồn Cao Thượng) Gandhi sinh trưởng trong một gia đình trung lưu. Được cha mẹ dàn xếp để lấy vợ năm 13 tuổi. Từ trẻ, ông đã chủ trương rằng giết thú vật để làm thực phẩm và áo quần là sai lầm. Năm 18 tuổi qua Luân Đôn học Luật, sau khi ra trường, về Ấn Độ làm việc nhưng không thành công, ông qua làm việc ở Nam Phi (lúc đó cũng là thuộc địa của thực dân Anh). Thời gian đầu tiên, tuy là một luật sư, ông vẫn bị kỳ thị vì là người Anh gốc Ấn. Tự đó, ông khởi đầu phong trào công nhân gốc Ấn chống kỳ thị qua tờ báo Indian Opinion.cùng với những chiến dịch tranh đấu bất bạo động và “dân bất tuân lện” (civil disobedience). Dù bị giam tù nhiều lần, Gandhi cũng đạt được kết qủa là chính quyền Anh đã nhượng bộ một số quyền lợi cho người lao động gốc Ấn ở Nam Phi.

Đệ Nhất Thế chiến bùng nổ, ở tuổi 49, Gandhi trở về Ấn để tranh đấu cho độc lập của quê hương thoát vòng cai trị của đế quốc Anh, một đế quốc “luôn có mặt trời không bao giờ lặn” (the sun never sets). Trong vòng 5 năm, ông trở thành lãnh tụ của phong trào tranh đấu toàn nước Ấn. Chính quyền thực dân đưa ra luật Rowlatt để cấm tổ chức chống chính quyền. Ông dẫn đầu các cuộc nỗi dậy dùng phương pháp “Satyagraha” nhưng không hoàn toàn thành công. Tuy nhiên, niềm tin nầy vẫn càng trở nên sắt đá hơn nhờ vụ người Anh dùng bạo lực thảm sát gần 400 dân Ấn tại Amritsar năm 1919 càng làm cho chính quyền thực dân Anh thêm yếu kém và mất uy tín. Năm sau đó, ông khởi xướng chương trình tự dệt vải với 3 mục tiêu rõ rệt: (1) Tạo dựng tinh thần tự lập cho người dân Ấn (2) Nâng cao giá trị của lao động để người Ấn ý thức được khái niệm tự do và (3) tẩy chay kỷ nghệ dệt vải của “mẫu quốc” Anh để chuẩn bị cho một nền độc lập tự chủ.

Năm 1930, cũng trong tinh thần tranh đấu cho tự túc tự cường bằng phương pháp bất bạo động, Gandhi dẫn đầu một cuộc di hành vĩ đại dài gần 400 cây số xuống biển để làm muối chống lại đạo luật chỉ được mua muối của chính quyền thực dân. Trong suốt Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945) ông liên tục hướng dẫn nhân dân Ấn biểu tình bất bạo động cho đến năm 1947, sau tổng cọng 7 năm Gandhi vào tù ra khám, nước Anh đã phải bằng lòng trả lại độc lập cho dân Ấn.

Chủ trương bất bạo động mà ông cổ xúy không bắt nguồn từ niềm tin Ấn Độ giáo của ông mà từ những suy nghiệm tự thân về bản chất con người. Ông chống lại những tôn giáo có tổ chức (organized religion) mà một câu nói nổi tiếng của ông là “Tôi thích Chúa Kitô nhưng tôi không thích các tín hữu Kitô giáo. Họ chẳng giống Chúa Kitô chút nào cả” (I like your Christ, I do not like your Christians. Your Christians are so unlike your Christ- Nguồn: Wikipedia)

Theo Gandhi, thật sự bất bạo động đòi hỏi tính can đảm. Muốn đạt được can đảm phải vượt qua lòng sợ hãi. Và ông đã dạy dân Ấn vượt qua lòng sợ hãi bằng lòng yêu quê hương. Khi người ta yêu quê hương thì chết cũng không sợ.Yếu tố thứ hai trong phương pháp Satyagraha của ông là sự thật. Loại “Sự Thật” có thể được tìm thấy bằng tính khoan dung và lòng thương tha nhân. Để nhấn mạnh yếu tố nầy, Gandhi đã đặt tựa của Hồi ký là “My Experience with Truth” (Kinh Qua Đời Tôi với Sự Thật”).

Sau khi ông bị một tín đồ Ấn Độ giáo cực đoan ám sát chết, nhà bác học Albert Einstein đã tuyên bố: “Những thế hệ tương lai khó mà tin được trái đất nầy đã có một người như vậy hiện hữu bằng xương bằng thịt” (“Generations to come will scarcely believe that such a one as this walked the earth in flesh and blood.”)

luther-king

MARTIN LUTHER KING JR. (1929 – 1968)

Ông là một trong hai anh hùng của nước Mỹ mà ngày sinh nhật được chọn làm ngày quốc lễ (người kia là George Washington). Cuộc tranh đấu cho dân quyền bất bạo động từ 1955 đã mang lại cho ông vinh dự là người trẻ tuổi nhất được nhận giải thưởng Nobel Hoà Bình.

Martin Luther King Jr. (MLK) sinh trưởng trong một gia đình có 3 đời làm Mục sư phái Tin lành Báp-tít. Ông cũng là tác giả của 5 cuốn sách viết từ khởi đầu của cuộc tranh đấu năm 1958. Sau khi được thụ phong Mục sư năm 1948, ông tiếp tục học và lấy bằng Tiến sĩ Thần học tại Đại học Boston University năm 1955.

Năm 1955 là thời điểm xuất phát cuộc tranh đấu của ông với mục tiêu đầu tiên là đạt được bình quyền cho người da đen tại thành phố Montgomerry qua đạo luật kỳ thị bắt người da đen trên xe buýt phải nhường ghế ngồi cho người da trắng. Các lãnh tụ da đen trong thành phố nầy đã mời ông cầm đầu phong trào tranh đấu. Trong bài diễn văn nhậm chức, ông tuyên bố: “Điều tiên quyết phải xác định chúng ta là công dân nước Mỹ. Chúng ta không kêu gọi bạo động. … Sự huy hoàng vĩ đại của nền dân chủ Mỹ là quyền được phản đối để được quyền.” Vũ khí của MLK trong cuộc tranh đấu nầy là kêu gọi quần chúng tẩy chay xe búyt. Chỉ một năm sau, Tối cao Pháp viện Liên bang ra lệnh thành phố Montgomerry phải đối xử bình quyền trong hệ thống chuyên chở công cộng. Chiến thắng nầy đã giúp MLK đương nhiên trở thành lãnh tụ phong trào tranh đấu cho dân quyền trong nước Mỹ.

Từ vấn đề chuyên chở, cuộc tranh đấu lan qua bình quyền trong các lãnh vực giáo dục, lao động, nhà ở, chính trị (quyền bầu phiếu).và kinh tế. Những lãnh vực căn bản mà sự kỳ thị bất công trong xã hội Mỹ đã hiển hiện đến mức người da trắng (kể cả tài tử Paul Newman, Warren Beatty) cũng xuống đường biểu tình ủng hộ ông. Các cơ quan truyền thông đăng tải hình ảnh những người da đen biểu tình cam chịu trước những vòi xịt nước và những con chó hung dữ đã làm quần chúng Mỹ bắt đầu quan tâm. Cao điểm của phong trào tranh đấu là cuộc tuần hành vào mùa Hè năm 1963 với hơn 250,000 người Mỹ đủ sắc dân biểu tình không gậy gộc, gươm dao tại Hoa Thịnh Đốn. Vũ khí của họ chỉ là giọng ca cao vút của Joan Baez qua bài hát nổi tiếng “We Shall Overcome” (Chúng ta sẽ vượt qua, Một ngày nào đó chúng ta sẽ vượt qua, vì tự đáy lòng chúng ta tin là sẽ vượt qua– Nghe như câu chú “Gate Gate ParaGate …” của Bát Nhã Tâm Kinh vậy)

Năm 1964, Quốc hội Mỹ ban hành Sắc luật Bảo vệ Dân quyền (Cìvil Rights Act). Qua năm sau, với hậu thuẫn của Tổng Thống Lyndon Johnson, Quốc hội Mỹ ban hành sắc luật cho phép người da đen đi bầu (Voting Rights Act). Những thành công đó của ông cũng chưa làm vừa lòng nhóm SNCC (Ủy ban Sinh viên Bất Bạo động) đến mức họ bắt đầu dùng khẩu hiệu “Black Power” (“Quyền lực Người Da Đen”) và có khuynh hướng muốn sử dụng những phương tiện bạo động làm cho MLK lo ngại cho nguyên tắc tranh đấu theo lối Gandhi của ông. Theo ông, “phương tiện tranh đấu cũng phải trong sáng như mục tiêu mà chúng ta ước mong”. Năm 1967, MLK tập trung tất cả ưu tiên vào mục tiêu chống nghèo đói mà ông cho là đầu mối của tất cả thảm trạng mà người da đen ở Mỹ phải nhận chịu.

Tháng 4 năm 1968, ông đến Memphis để ủng hộ cuộc đình công của công nhân đổ rác và bị một người tội phạm da trắng bắn chết.

Ngày nay, học sinh trung học Mỹ đều phải học về bài diễn văn nổi tiếng của ông đọc tại Hoa Thịnh Đốn trong cuộc biểu tình năm 1963: “I Have A Dream” (“Tôi Mơ Một Giấc Mơ”) để nói về khát vọng tự do, bình quyền của người dân trong một cường quốc mạnh nhất thế giới. Nhiều người đã tự hỏi có phải bài diễn văn nầy đã biến “một giấc mơ “ thành một hiện thực của một nước Mỹ năm 2008 với Tổng thống da đen Barrack Hussein Obama?

thichquangductuthieuTHÍCH QUẢNG ĐỨC (1897 – 1963)

Trong cuộc tranh đấu dài 6 tháng năm 1963 giữa Phật Giáo Việt Nam và chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm, cuộc tự thiêu của Hoà Thượng Thích Quảng Đức (HT) được coi như cao điểm của tinh thần vô úy, bất bạo động của đạo Phật. HT tên thật là Lâm Văn Tuất sinh tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Năm 7 tuổi đã vào chùa tu hành. Năm 20 tuổi, đạt phẩm Tỳ Kheo, pháp hiệu Quảng Đức. Sau đó, HT tịnh tu ba năm trên một ngọn núi ở Ninh Hòa gần bờ biển Đại Lảnh. Trong thời gian hành đạo tại miền Trung, HT đã kiến tạo và trùng tu tất cả 14 ngôi chùa. Năm 1943, rời Khánh Hòa vào Nam, HT hành đạo khắp Sài Gòn, 6 tỉnh Nam kỳ. Trong ba năm ở Nam Vang, HT vừa giáo hóa các Phật tử kiều bào, vừa nghiên cứu kinh điển PàLi và Phật giáo Nam Tông. Năm 1958, trủ sở Hội Phật học Nam Việt, mà HT là Phó Trị sự, dời về chùa Xá Lợi ở Sài Gòn.

Đầu tháng 5 năm 1963, khi chính quyền cấm treo cờ trong ngày lễ Phật đản và thảm sát 9 người biểu tình ở Huế, hình thức tranh đấu của Phật giáo chỉ là biểu tình và tuần hành bất bạo động. Trước phản ứng hung bạo của chính quyền qua các cuộc bắt bớ Phật tử, phong toả chùa chiền, Phật giáo tăng mức độ chống đối lên đồng loạt tuyệt thực của các sư và Phật tử. Nghĩa là vẫn bất bạo động. Nhưng cũng vẫn chưa “khai thị” được chính quyền.

Cuối tháng 5/1963, HT viết thư xin tự thiêu nhưng bị các cấp lãnh đạo Phật giáo từ chối. Đến đầu tháng 6, khi cuộc khủng hoảng như đang đi vào bế tắc, Phật giáo nâng hình thức tranh đấu bất bạo động ở mức cực độ: Không thiêu đốt kẻ thù mà thiêu đốt tấm thân “ngũ uẩn giai không” của chính mình để đưa cao ngọn đuốc soi sáng đầu óc vô minh. Trong di chúc để lại, HT có viết thẳng cho người lãnh đạo chính quyền đang đàn áp Phật giáo, đối tượng của cuộc tự thiêu, một cách hiền hoà, từ bi và đầy tình dân tộc:

“Mong ơn Phật Tổ gia hộ cho Tổng thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt nam . . . Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc... “

Ngày 11 tháng 6 năm 1963, trong một cuộc tuần hành của 800 nhà sư Phật giáo, HT Thích Quảng Đức đã ngồi tự thiêu trên một ngả tư lớn giữa trung tâm thủ đô Sài Gòn trước sự chứng kiến của lực lượng Cảnh sát, Phật tử và các phóng viên ngoại quốc. Cái chết bất chợt và bi hùng nầy đã tạo nên ba loại phản ứng:

(1) Từ chính quyền: Thứ nhất là một câu tuyên bố để lộ bản chất độc tài, vô chính trị của TT Diệm: “Sau lưng Phật giáo trong nước còn có Hiến pháp, nghĩa là có tôi.” Và thứ hai là một câu của bà Cố vấn Ngô Đình Nhu bị cả thế giới lên án: "Tôi sẽ vỗ tay khi thấy một vụ nướng sư khác" (I would clap hands at seeing another monk barbecue show)nếu ai thiếu xăng dầu tôi sẽ cho. Tôi còn thách mấy ông sư thêm mười lần nữa. Phương pháp giải quyết vấn đề Phật giáo là phớt lờ, không cần biết tới".

(2) Từ người dân Việt: Im lặng trước chính quyền đang say máu. Nhưng trong lãnh vực văn hoá có ba phản ứng bất bạo động:Thứ nhất là quyết định từ chức của một số giáo sư Đại học (LM Cao văn Luận, giáo sư Phạm Biểu Tâm, giáo sư Vũ Văn Mẩu). Thứ hai là nhà văn Nhất Linh uống thuốc độc “tự hủy mình cũng như Hoà Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu”. Và thứ ba là bài thơ “Lửa Từ Bi” đầy máu lệ của Đại thi sĩ Vũ Hoàng Chương được phát hiện sau khi chính quyền bị lật đổ với 5 câu thơ khởi đầu:

Lửa! Lửa cháy ngất tòa sen!
Tám chín phương nhục thể trần tâm hiện thành thơ, quỳ cả xuống.
Hai vầng sáng rưng rưng, Đông Tây nhòa lệ ngọc,
Chắp tay đón một mặt trời mới mọc.
Ánh Đạo Vàng phơi phới đang bừng lên, dâng lên ...

(3) Từ dư luận quốc tế: Hầu như toàn thể các cơ quan truyền thông trên thế giới đều đăng lại tấm hình tự thiêu hùng tráng và bi thiết nầy. Ngày 14 tháng 6, nhật báo New York Times đăng trên trang nhất “Mỹ cảnh cáo Việt-Nam về những nguyện vọng của Phật giáo: (TT) Diệm được bảo là ông ta có thể bị khiển trách nếu không thỏa mãn được những kêu ca chính đáng về tôn giáo.” ("U.S. Warns South Vietnam on Demands of Buddhists: Diem is told he faces censure if he fails to satisfy religious grievances, many of which are called just."). Sử gia Seth Jacobsnhân xét là HT Thích Quảng Đức “cũng đã đốt ra tro con bài Ngô Đình Diệm của Mỹ” ("reduced America's Diệm experiment to ashes as well").

Về phía Công giáo, là đạo của TT Diệm, Giám mục Nguyễn văn Bình của Tổng giáo phận Sài Gòn kêu gọi chính quyền áp dụng khoan dung tôn giáo. Và bất chấp cả lời kêu gọi (ngày 17/8) của Giáo hoàng Paul VI từ Vatican thúc dục TT Diệm giải quyết vụ khủng hoảng Phật giáo, đêm 20/8, như một ngọn lửa rơm bùng lên trước khi tắt, chính quyền phát động chiến dịch “Nước Lũ”, đem quân tấn cống các chùa Phật tại hầu hết các tỉnh trên toàn miền Nam và bắt nhốt vô số nhà sư, Phật tử, sinh viên, học sinh.

Cuối tháng 10, Liên Hiệp Quốc cử 1 phái đoàn đến Việt-Nam để điều tra tình trạng đàn áp tôn giáo của chính quyền TT Ngô đình Diệm. Nhưng đã quá trễ. Đầu tháng 11 năm 1963, quân đội nghe theo tiếng gọi của toàn dân, đứng lên lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm trong một cuộc đảo chánh ngắn ngủi, nhanh chóng không đến 24 giờ vì gần như không có kháng cự.

Bốn mươi tám năm sau hành động chống đối bất bạo động đó, tháng 9 năm 2010, một tượng đài tưởng niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức được khánh thành tại Sài Gòn ngay ở địa điểm mà HT đã tự thiêu.

KẾT LUẬN

Nhìn lại cả ba cuộc tranh đấu, những yếu tố đáng chú ý là:

- Mức độ bất bạo động luôn luôn được phe tranh đấu giữ ở tình trạng tối đa theo nghĩa không có một chống đối, chạm trán nào đưa đến hậu qủa xương rơi máu chảy cho phiá có quyền, có lực dù phía nầy đã bạo động không nương tay (ở Amritsar, ở Alabama, ở Huế).

- Phe cầm quyền là một chính quyền thực dân, đế quốc (cho Gandhi). một truyền thống chính trị bị lạm dụng (cho Marin Luther King Jr.) và một chế độ đôc tài, gia đình trị và giáo trị (cho HT Thích Quảng Đức). Đây là những quyền lực không xuất sinh từ quần chúng, không phục vụ quần chúng và không được quần chúng ủng hộ.

- Kết qủa là những lực lượng chủ trương sử dụng bạo động đã phải đầu hàng, nhượng bộ hoặc bị lật đổ trước một phương pháp tranh đấu với tinh thần Satyagraha - Can đảm cùng cực, Bất bạo động tuyệt đối và Sự thật không thể chối cải.

Vậy thì ta có nên hy vọng một ngày nào, sau hơn nửa thế kỷ bạo động với hàng trăm ngàn nhân mạng tử vong, sẽ những Gandhi, những Martin Luther King, những Thích Quảng Đức cùng chung nhau quạt tắt những lò lữa âm ỉ hay bùng cháy đang thiêu đốt nền hòa bình mong manh trên thế giới hiện nay không ?

LÝ NGUYÊN DIỆU

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/04/2018(Xem: 6551)
Quan sát, nhìn nhận đúng sự việc, nhà Phật gọi là chánh kiến. Chánh kiến là cách phân biệt bản chất của sự việc tốt hoặc xấu. Trong tiềm thức mỗi người đều có sẵn tính tốt và tính xấu. Ví dụ lòng trung thành và phản bội. Ai cũng có hạt giống trung thành và hạt giống phản bội. Người chồng nếu sống trong môi trường, hạt giống của lòng trung thành được tưới tẩm nuôi dưỡng hàng ngày, thì người chồng sẽ là một người trung thành, nhưng nếu hạt giống của sự phản bội được tưới tẩm nuôi dưỡng hàng ngày, người chồng có thể phản bội
19/04/2018(Xem: 9184)
Audrey Hepburn; nữ tài tử Hollywood nổi danh ở thập niên 1950s, có vẻ đẹp thánh thiện với chiếc cổ thiên nga đã làm cho bao chàng trai mới lớn thời ấy từng ươm mơ dệt mộng. Tình cờ tấm ảnh của nàng đã xuất hiện trên mạng không khỏi làm nhiều người hâm mộ xúc động trước sự tàn phá của thời gian.
31/03/2018(Xem: 6972)
Sống để gặt những gì mình đã gieo và gieo tiếp việc thiện, tích cực tu tập để tiến hóa, có những tái sinh ngày càng tốt hơn, cuối cùng đạt quả vị giải thoát, đi đến chấm dứt sinh tử luân hồi. Đạo Phật tóm gọn trong mấy chữ nhân quả, thiện ác mà thôi. + Chúng ta có tái sinh, có kiếp trước và kiếp sau không? Có rất nhiều câu chuyện trên khắp thế giới về những người chết đi sống lại kể về linh hồn, những người nhớ về kiếp trước của mình như những vị Lạt Ma Tây Tạng, nhà ngoại cảm giao tiếp với linh hồn để tìm được rất nhiều ngôi mộ, v.v Con người được sinh ra từ những nghiệp tốt và xấu mà mình đã gieo từ vô số kiếp. Trong đời này ta buộc phải nhận quả. Để giảm thiệt hại từ những quả xấu và tăng cường quả tốt thì cần phải làm lành lánh dữ việc xấu dù nhỏ cũng không nên làm còn việc thiện dù nhỏ mấy cũng cố gắng làm. Phật nói số người được tái sinh làm người hoặc chư Thiên (thần thánh) nhiều như 2 cái sừng trên đầu con bò, còn số người sinh vào cõi khổ (rơi vào địa ngục, hóa thành
16/03/2018(Xem: 12585)
Video pháp thoai: Kinh Pháp Cú Phẩm Già 01 HT Thích Minh Hiếu giảng 11-03-2018
08/03/2018(Xem: 7838)
Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn. Tôi nghĩ , như một dấu hiệu của tôn trọng, tôi sẽ đứng để nói chuyện. Cách ấy, tôi cũng có thể thấy thêm những khuôn mặt. Tôi thường diễn tả tất cả chúng ta như những anh chị em. Chúng tađều là những con người giống nhau ở trình độ nền tảng. Chúng ta giống nhau từ tinh thần, cảm xúc, đến thân thể. Ở trình độ vật lý, có những khác biệt nhỏ, như độ lớn của lổ mũi. Lổ mũi của tôi được xem như là một cái mũi lớn. Tôi không nghĩ nó là một cái mũi lớn. Cho nên đó là điều quan trọng. Chúng ta phải nhận ra mỗi người khác như một con người – không có gì khác nhau. Rồi thì, ở trình độ thứ hai – vâng, có những khác biệt về tín ngưỡng, khác biệt về màu da, khác biệt về quốc gia. Tôi nghĩ, ngày nay vấn nạn mà chúng ta đang đối diện là chúng ta nhấn mạnh quá nhiều về tầm quan trọng ở trình độ thứ hai, quên lãng rằng ở trình độ thứ nhất thì chúng ta là những con người giống nhau.
07/03/2018(Xem: 8131)
Lại ngày 8 tháng ba. Mấy ngày nay đã thấy những email, những lời chúc đầy hoa trên mạng để chúc mừng ngày này. Trước 75, hình như ngày này chẳng ai biết tới. Những ngày tháng ba những năm ấy hoặc Lễ Hội tưởng niệm Hai Bà Trưng (6 tháng hai âm lịch), Giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 âm lịch), có ai để ý ngày 8 tháng 3. Thời ấy, đa số phụ nữ trong nam ở nhà lo cho con cái, nếu có đi làm hay ra buôn bán thì trong gia đình vẫn người chồng là trụ cột.
03/03/2018(Xem: 18412)
Vừa qua, bản thảo cuốn sách này, « Con Người và Phật Pháp » được tác giả Lê Khắc Thanh Hoài gởi đến cho tôi với lời đề nghị tôi có vài dòng đầu sách. Tôi có phần e ngại, vì có thể tôi không nắm rõ hết ý tưởng của tác giả và cũng có thể không nêu hết ý nghĩ của mình. Thế nhưng đối với một tác giả, một nữ cư sĩ Phật tử trí thức thuần thành, một nhà văn, một nhà thơ và là một nhạc sĩ mà tôi vẫn lưu tâm, cảm phục, cho nên tôi quên đi phần đắn đo mà mạnh dạn có mấy dòng, gọi là chút đạo tình và lòng trân trọng đối với chị Thanh Hoài.
28/02/2018(Xem: 8450)
Ở đời có những người không đức lại tự cho rằng quá nhiều đức; không tài lại nghĩ mình kỳ tài không ai bằng; làm lợi ích cho người không được bao nhiêu mà nghĩ mình làm quá nhiều; thành tựu không lớn mà nghĩ là thành tựu chưa từng thấy… là bởi “cái tôi” quá lớn. Cái tôi (the Self, the Ego) ấy vượt khỏi giới hạn của thân xác, đóng cọc cắm rào khắp nơi nào nó hướng đến. Nó vô hình nhưng lại mượn cái hữu hình để tự thể hiện sự hiện hữu của nó. Và sự hiện hữu theo cách thế bành trướng, lấn lướt của một cái tôi lớn, làm cho không gian chung quanh chật chội, tù túng. Ngay cả môi trường sống của gia đình, trường học, làng xóm, tổ chức tôn giáo, quốc gia, cho đến thế giới, trước sự hung hăng hãnh tiến, tự tin, tự mãn của một “cái tôi đáng ghét,” (1) sẽ bị ô nhiễm, khó thở. Cái tôi ấy nếu là người bình thường thì chỉ gây khó chịu, hoặc làm trò cười cho hàng thức giả trong vài phút giây; còn như cố gắng giành lấy trách nhiệm lãnh đạo tập thể nữa thì mới là hiểm họa cho nhiều người, trong một
28/02/2018(Xem: 12009)
Why is Buddhism so diverse ? Andrew Williams, I think we can all agree that the reason for the many diverse traditions and paths within Buddhism is that all sentient beings, in one way or another, are different, both mentally and physically, and therefore each individuals needs are also different. The Buddha explained that we sentient beings all have different and limited levels of understanding of this or that, and even if we focus on the very same thing, we will perceive it according to our own perspective. From our own limited viewpoint. We tend to perceive things and others based on our own preconceived ideas and past experiences. It's as if we judge the whole ocean based on the small part of the ocean that we may think we know. The whole sky based on a few clouds.
28/02/2018(Xem: 10408)
Bản Chất của Giáo Dục Đạo Đức Xã Hội_Bạch Mã
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]