Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản Mạn về ngày mùng 8 tháng ba

07/03/201804:29(Xem: 6138)
Tản Mạn về ngày mùng 8 tháng ba

hoa sen


Lại ngày 8 tháng ba.  Mấy ngày nay đã thấy những email, những lời chúc đầy hoa trên mạng để chúc mừng ngày này.
Trước 75, hình như ngày này chẳng ai biết tới.  Những ngày tháng ba những năm ấy hoặc Lễ Hội tưởng niệm Hai Bà Trưng (6 tháng hai âm lịch), Giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 âm lịch), có ai để ý ngày 8 tháng 3.  Thời ấy, đa số phụ nữ trong nam ở nhà lo cho con cái, nếu có đi làm hay ra buôn bán thì trong gia đình vẫn người chồng là trụ cột.  
Sau tháng tư 75, những người đàn ông ấy đa số lên đường cải tạo,  những người mẹ, người vợ oằn vai nuôi dạy con cái, xoay sở thăm nuôi chồng, có khi phải cáng đáng luôn gia đình chồng.  Tới lúc chồng được tự do, nếu có điều kiện cả gia đình vượt biên.  Nếu không đủ lo tom góp cho chồng hoặc con đi vượt biên.  Ở lại, vừa lo tiếp phần gia đình còn lại, phần lo đối phó với công an, chính quyền làng xã về sự vắng mặt của chồng và con.  Trăm ngàn bi kịch, trăm ngàn câu chuyện, có chuyện có hậu, có chuyện không.  Chả câu chuyện, bi kịch nào giống nhau nhưng những hình ảnh người mẹ người chị ấy, với những đôi vai gầy oằn lưng với trách nhiệm, gánh nặng gia đình đều lung linh như nhau.
Đến lúc sum họp nơi đất mới, người không may mắn lại gặp cảnh chồng đã có người phụ nữ khác. Người may mắn hơn, lại tiếp tục còng lưng cùng chồng xây dựng nên gia đình, nuôi dạy con cái.  Một số người tưởng như yên ả, tới tuổi già, chồng sau vài lần về quê nhà du lịch, lại nổi máu trai trẻ tìm niềm vui nơi quê nhà, bỏ lại người vợ già ở nơi chốn tư bản đang giẫy chết.  
Còn một số phụ nữ miền nam khác, dù ở quê nhà hay nơi hải ngoại, người chồng sau khi học tập trở về, hay khi về già, chợt đổi tính như người khác.  Người vợ lại là chiếc thau hứng đủ những cộc cằn, thô lỗ và ích kỷ.
Ở ngoài Bắc, cũng có nhiều gia đình, chồng đi tập kết. Người vợ ở lại miền Bắc chăm lo gia đình chồng và con cái. Sau 75, các người hùng của mình trở về, đa số cũng đã lại trở thành người hùng của các người đẹp khác.  Những người vợ xưa cục mịch, quê mùa thôi đành nhường chỗ cho lớp gái trẻ thời thượng, hoạt bát hơn.  Định lý luôn thành định đề dù nghịch nhĩ.
Đám thiếu nữ ở lứa tuổi 19, 20 lúc 75 chịu nhiều ảnh hưởng nhất.  Ở lứa tuổi tươi đẹp ấy, nhiều  người chưa thành gia thất bỗng trở nên lỡ dở.  Thanh niên đến tuổi lập gia đình lúc đó người đi cải tạo, người xuất ngoại, người kinh tế chưa ổn định. Lúc họ ổn định một tí, các cô hai mươi thời đó đã chập chờn quá lứa.  Ánh mắt tìm vợ lại nhắm vào các cô trẻ hơn, các cô lứa đàn chị lại phòng không chiếc bóng.  Chỉ còn biết đổ tội cho thời vận và duyên số.
Mấy mươi năm đã qua đi.  Các phụ nữ thời ấy qua bao năm tháng vẫn chăm chút cho chồng con, cháu chắt.  Vẫn cam chịu làm chiếc bóng nhưng rất vững chắc bền bỉ trụ giữ gia đình.  
Một số cô gái trẻ mức sống quá khó khăn, lỡ bước vào những con đường sa ngã.  Một số đi làm dâu, lao động tỉnh khảc hay xứ người.  Xa cha, xa mẹ, xa chồng, xa con, lao đầu vào công việc, chắt chiu đồng tiền gửi về gia đình.  Một số người phần số hẩm hiu quay về thấy chồng đắm chìm trong men rượu hay trong tay người phụ nữ khác.
Ở nước mình, sao phụ nữ đa số vẫn chưa được tôn trọng và bảo vệ đúng mức vậy!   Kỳ thị nam nữ vẫn diễn ra, rồi từ một lúc nào cái ý nghĩ phụ nữ chỉ là một loại tươi mát để điểm tô đời sống phè phỡn của các đại gia đã nhen nhóm và thành hình rõ nét.  Nước Việt mình, sao đa số phụ nữ long đong quá vậy.
Dù vậy cũng có rất nhiều những người phụ nữ Việt khác, đã gắng hết sức mình để vươn lên và rất thành công trong việc xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái, trong các công tác xã hội, trong nhiều hoạt động thuộc nhiều lãnh vực khác nhau, trong nước và ngoài nước. 
Chỉ một ngày 8  tháng 3, màu mè trao mấy bông hoa tặng có đủ cho 364 ngày vất vả.  Thiệt tình những bông hoa đó sẽ rất mờ nhạt bên cạnh dáng vẻ ngọt ngào và toả sáng của sự chịu đựng bền bỉ của những 
người phụ nữ.  Những người phụ nữ luôn rất đáng trân trọng, và họ luôn là những bông hoa đẹp của đất trời, dù họ thành công hay họ thất bại. 
Tôi nói vậy không phải tại vì tôi cũng là phụ nữ.  Nhưng tôi rất tự hào là một phụ nữ Việt, để trong ngày hôm nay cùng góp tiếng hát chung với mọi người bài Trưng Nữ Vương  và bài Cô Gái Việt. Hãy cố hết sức mình, dù không thành công cũng sẽ thành nhân vậy...
Quảng Chơn Thiên hương






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2013(Xem: 8182)
Bảy kỳ quan thế giới Phật giáo - Phim tài liệu của BBC. Phim do Sử gia Bettany Hughes trực tiếp thăm viếng và tường thuật và diễn giải sâu sắc về Cuộc đời Đức Phật, sự hành trì kế thừa suốt 26 thế kỷ, và đưa ra kết luận rất hay... Phụ tá với Sử gia Bettany Hughes, có Giáo sư Robert Thurman dạy Triết lý Phật Giáo đại học Columbia, Tiến sĩ Ulrich Pagal về Ngôn ngữ & Tôn giáo, và Ông Richard Coombrich Đại học Oxford.
12/12/2013(Xem: 14711)
Bé trai Ryan 5 tuổi sống tại bang Oklahoma (Mỹ) kể về lần nhìn thấy Marilyn Monroe tại một bữa tiệc nhưng chưa kịp tiến lại gần cô đã bị một cú đấm vào mặt bởi một vệ sĩ.
12/12/2013(Xem: 7970)
Đức Phật trả lời: “Tất cả chúng sinh đều mang theo nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa các chúng sinh” (Kinh Trung A Hàm)
12/12/2013(Xem: 6345)
Ở đời ai cũng đi tìm kiếm hạnh phúc. Đời người là cơ hội lớn nhất để có hạnh phúc. Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc; từ hạnh phúc nhỏ, có được có mất, đến hạnh phúc tối thượng, không được không mất. Khổ đau sở dĩ có vì con người không biết sống, tìm kiếm sai, mục đích sai, định hướng sai.
12/12/2013(Xem: 6375)
Xuất gia, tiếng Phạn là Pravrajya, là để chỉ người theo Phật giáo, từ bỏ gia đình, sống đời phạm hạnh, không màng danh lợi hay dục lạc, chỉ mong cầu giải thoát; họ ở trong rừng hay những nơi thanh tịnh, xa rời đời sống thế tục.
11/12/2013(Xem: 19374)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
11/12/2013(Xem: 5945)
Người tu gánh vác được giáo pháp của Phật, làm lợi ích cho đời đều là những người trước hiếu thảo với cha mẹ. Kế đến biết quí kính Thầy Tổ là bậc tiền bối đã duy trì Phật pháp tồn tại, ngày nay chúng ta mới biết để tu hành. Nếu đi tu chỉ muốn cho thân mình được nhàn hạ sung sướng, mà không nghĩ đến công ơn của những bậc tiền bối,
11/12/2013(Xem: 17786)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
10/12/2013(Xem: 15629)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567