Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thực tập tu tâm

23/04/201103:37(Xem: 6855)
Thực tập tu tâm
Hoa Cuc Chau Phi (4)

Một câu hỏi mà mỗi người hay tự đặt ra với chính mình: Ta là ai? Ta là gì? Kiếp sống này mai kia chết rồi sẽ đi về đâu? Có cái gì không sinh không diệt trong hình hài này? Trong quá trình tu tâm, nhiều Phật tử thắc mắc: Tâm Phật là gì? Niết Bàn ở đâu? Chân Tâm là vui, buồn, oán, thương, hay là những dòng suy nghĩ luôn tuôn chảy trong ý thức của ta? Khi ta không vui không buồn, vắng bặt suy nghĩ, khi ta ngủ hay hôn mê, cái tâm ấy còn hay mất? Làm sao để giữ cho tâm bình an trong cuộc đời đầy xao động?

Những câu hỏi đó đi theo chúng ta cả đời. Đến khi tuổi già dần đến, thấy cái chết đã gần kề, ta càng hoang mang, hối hả đi tìm câu trả lời, để mong có được sự thanh thản cho tâm hồn. Cũng giống như chú mục đồng đi tìm con trâu, không biết tìm ở đâu trong rừng chiều mù mịt …Chú mục đồng bắt gặp được những dấu chân trâu để lại ven rừng. Chú đã bắt đầu tin là con trâu đang ở quanh đây, nên bớt hoang mang.

Chiêm nghiệm từ cuộc đời, do quan sát tâm, con người bắt đầu nhận ra vui-buồn, khổ đau-hạnh phúc đều bắt nguồn từ trong tâm người mà ra. Đối với người Phật tử, ta bắt đầu thoáng hiểu Niết Bàn, hay Tâm Phật, hay Chân Tâm có thể tìm được ngay trong tâm mình. Phật tâm hình như nằm đâu đó ngay trong thân tâm này. Quá trình đi tìm hạnh phúc, hay đi tìm cái không sinh không diệt, đều là quá trình quay cái nhìn vào bên trong tự thân, chứ không phải đi tìm bên ngoài.

Một phương pháp đơn giản, nhưng hữu hiệu để bắt đầu điều phục tâm là theo dõi hơi thở. Chú tâm vào hơi thở vào, hơi thở ra để lắng tâm, đem tâm trở về với giây phút hiện tại. Người Phật tử bắt đầu lần theo dấu vết của Chân Tâm.

Sau một thời gian dài mỏi công tìm kiếm, chú mục đồng reo vui, vì đã thấy được con trâu rồi! Lúc đó chú thấy cuộc đời tươi vui trở lại, cảnh sắc thiên nhiên xung quanh cũng vui theo.
 
Đối với người Phật Tử, nhờ vào thiền tập, tụng kinh, niệm Phật, lễ bái Hồng Danh, ta nhận ra bóng dáng Phật Tâm ngay trong thân này, vào ngay giây phút hiện tại này. Đó là lúc tâm ta bình an, hạnh phúc. Đó là những lúc nhờ tu tập, ta thấy tâm thoát được não phiền, có được những giây phút tĩnh lặng, tự tại.

Một cách đơn giản để bắt đầu sống với Phật Tâm là hãy sống với giây phút hiện tại. Ta tạm thời bỏ qua những lo toan của cuộc sống, tạm thời không vướng mắc vào những buồn vui đến và đi liên tục. Ta tập thắp sáng sự Nhận Biết trong từng động tác mà mình đang làm, bây giờ và ở đây. 
 
Tuy nhiên, vì sự thực hành chưa thuần thục, vì chúng ta vẫn chưa đủ niềm tin vững chắc, nên những phút giây mà Phật tâm hiển lộ kéo dài chưa được lâu. Chúng ta cần thêm thời gian, kinh nghiệm tu tập.

Lúc chú mục đồng bắt được con trâu, cũng là lúc chú nhận ra sức mạnh của nó. Nó hung hăng, không lúc nào chịu đứng yên! Lúc nào nó cũng muốn vùng ra sự kềm tỏa, để chạy đi đây đi đó, sang ăn lúa mạ của cánh đồng người.

Trong tiến trình tu tâm, người Phật tử nhận ra tâm mình cũng vậy. Quả là Tâm người như con vượn chuyền cành. Tâm như Tề Thiên Đại Thánh, chu du khắp nơi chỉ trong nháy mắt. Đang tính chuyện của hiện tại, mà tâm đã nhớ về chuyện quá khứ, nghĩ tới tương lai hồi nào mà mình không hay! Đang quan sát một đóa hoa hồng trong vườn nhà, vậy mà tâm đã nghĩ đến một rừng hoa ở xứ sở nào xa xôi, mà ta không cưỡng lại được.

Người Phật tử phải kiên trì sống trong sự tỉnh thức, phải biết đem tâm quay trở về với thân. Khi sống được với chánh niệm, ta sẽ thấy những xao động trong tâm thức như vui buồn tự nhiên rơi rụng. Lúc đó, Tâm bình an sẽ từ từ thay thế, hiện hữu lâu hơn trong ta.

Để làm thuần tính hung hăng của con trâu, chú mục đồng phải biết chăn dắt nó. Chú phải dùng dây để giữ nó lại. Chú phải có cây roi, để mỗi khi trâu định chạy sang ăn lúa của cánh đồng người, chú quất roi để nó trở về, từ bỏ thói quen xấu.

Để điều tâm, một trong những phương pháp hữu hiệu nhất là Thiền Tứ Niệm Xứ, bao gồm quán thân, quán cảm thọ, quán tâm, quán pháp. Bước đầu căn bản nhất, dễ thực hành nhất chính là quán thân. Trước tiên là tập theo dõi hơi thở. Sau đó là niệm thân hành. Chỉ cần trong mọi động tác thông thường như đi, đứng, năm ngồi, ta đặt trọn vẹn tâm mình vào chúng, ngay trong phút giây hiện tại. 
 
Nói một cách khác, ta dùng sự Nhận Biết để quan sát mọi động thái của thân. Từ đó, ta thấy ngoài cái thân này, trong ta còn có một cái Tâm đứng ngoài quan sát. Ta không là thân này, mà ta là Sự Nhận Biết sáng tỏ, hiện tiền.

Rồi khi quán cảm thọ cũng thế. Mỗi khi có một cảm thọ vui buồn, yêu thương, hờn giận khởi lên trong ý thức, ta hãy lập tức nhận diện nó. Ta hãy đặt ngay câu hỏi: “Ai đang giận? Ai đang buồn?”. Khi hỏi như vậy, ta sẽ nhận ra là ta không hề là buồn, vui, oán hận. Chúng đến rồi đi, nhưng cái Tâm Nhận Biết chúng thì vẫn còn ở lại trong ta.

Tu tâm chỉ đơn giản vậy thôi! Hãy sống trong chánh niệm, ta sẽ nhận ra Phật Tâm chính là Sự Nhận Biết, có sẵn ở trong ta. Ta sẽ làm chủ được thân, tâm của mình. Ta sẽ có được an lạc cho chính ta trong mọi hoàn cảnh.Ta nhận ra rằng Niết Bàn có ngay bây giờ, ở đây trong tâm mình.

Con trâu qua một thời gian được chăn dắt nay đã thuần tính. Chú mục đồng không còn phải nhọc công chăn trâu nữa. Chú ngồi trên lưng trâu, thổi sáo an nhàn, trâu vẫn thong thả tự tìm đường về nhà. Hình ảnh thanh bình làm sao!

Khi người Phật tử đã thuần thục các pháp thực hành để điều tâm, đến một lúc nào đó, tâm sẽ tự an trú trong chánh niệm. Ta không cần phải gắng công theo dõi tâm, kéo tâm trở về giây phút hiện tại như ban đầu nữa.
Không cần cầu xin, không cần cố gắng. Chính cái tâm còn mong cầu “thấy Phật” sẽ làm cản trở cho tâm ta thể nhập vào chiều sâu tĩnh lặng của Chân Tâm.

Tu tâm đòi hỏi thời gian, đòi hỏi phải có sự thực hành đều đặn, kiên trì. Khi đã kéo dài được thời gian tâm an trú trong Sự Nhận Biết đơn thuần, không vướng bận vào buồn vui, lo nghĩ, toan tính, lúc đó Tâm Phật Bất Động sẽ tự tỏa sáng. Ta làm bất cứ việc gì trong ngày như đi đứng, ăn uống, tập thể dục, lái xe… cũng đều trong tỉnh thức, không xa rời chánh niệm.

Chú mục đồng đã cưỡi trâu quay về nhà rồi. Vậy thì chú còn giữ trâu làm gì nữa? Chú thả trâu, bỏ luôn cả roi chăn, dây dắt. Chú thảnh thơi, thong dong với chính mình, không còn bận tâm đến việc chăn trâu nữa.

Người Phật tử lúc bắt đầu tập điều phục tâm, phải dùng cái “Tâm Nhận Biết” để quan sát thân, cảm thọ, dòng ý nghĩ tuôn chảy. Khi đã thuần thục rồi, thì ta chỉ còn sống với cái Tâm Phật bất động duy nhất, không còn chủ thể và đối tượng. Ta chính là Sự Nhận Biết. Ta không cần phải “quan sát” một đối tượng nào bên ngoài để duy trì cho Sự Nhận Biết có mặt. Ta thể nhập vào Lý Bất Nhị, vắng bặt mọi ngôn ngữ.

Đã không còn trâu để chăn dắt, thì người cũng không
còn. Chỉ còn một không gian bát ngát, vô tận, tĩnh lặng, nhưng vẫn sống động. Người Phật tử đến giai đoạn này thể nhập vào tánh không của vạn pháp. Cả cuộc đời tu tập để có được trạng thái nhiệm mầu, vô sinh vô diệt này. Tâm Phật Bất Động, hay Niết Bàn, hay Chân Như là đây! Người Phật tử đoạn được tử sinh, thênh thang đi vào cõi Niết Bàn ngay trong giây phút hiện tại. 

Thật là bất ngờ,chú mục đồng khi trở về nhà thì mới nhận ra rằng cái mà mình mãi đi tìm lâu nay đã có sẵn trong nhà từ lâu, mà trước đó chú không hề nhận ra!

Người tu tâm thể nhập vào Tâm Niết Bàn, mới nhận ra nó đã có sẵn trong tâm mình tự bao đời nay rồi. Chúng ta giống như một người ngồi trên đống vàng mà không biết, luôn than mình nghèo khổ! Phật Tâm chưa từng sinh, chưa từng diệt, chưa từng rời khỏi cái tâm bình thường! Bây giờ vui buồn dù có khởi lên trong tâm cũng không thể nào che khuất được Chân Tâm rạng ngời. 
 
Người xưa vẫn thường nói: Phật Tâm như mặt hồ tĩnh lặng. Chim trời bay qua, mặt hồ in bóng. Khi chim đã bay đi rồi, mặt hồ lại sạch không trở lại, chẳng hề in lại dấu vết.

Chú mục đồng giờ đây thong dong đi giữa chợ đời như bao người. Chú bình thản tiếp xúc, giúp đỡ mọi người với một cái tâm vô cầu, thảnh thơi, không vướng mắc.

Khi đã thấu đạt đạo lý, người Phật tử có thể tùy duyên thực hành bồ tát đạo trong cuộc sống thường nhật. Bồ tát như hoa sen nở giữa chốn bùn nhơ, không những không hôi tanh mùi bùn, mà còn làm đẹp thêm cho cả hồ sen. Người mạng hạnh bồ tát hiến tặng tình thương, bình an đến cho mọi người. Bởi vì người ta chỉ có thể cho những gì mà mình có. Bồ tát cứu nhân độ thế giữa nhân gian, nhưng không hề để mất Phật Tâm, và cũng không tạo thêm duyên nghiệp nào để vướng vào vòng tử sinh nữa.

Tâm Nhuận Phúc (2014)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2015(Xem: 8202)
Mấy hôm nay tôi không vào ineternet nên không biết tình hình bên ngoài. Chỉ có 1 tin bằng tiếng Anh được dán lên bảng thông báo của tu viện nơi chúng tôi đang hành thiền, rằng khủng bố tấn công Paris và gần 200 người thiệt mạng, hơn 200 người bị thương. Con số đang thống kê. Nếu không là con Phật, nếu không tu tập tốt chúng ta có thể hoảng sợ và tâm ta có thể bất an. Nhất là khi chúng tôi đang ở Pháp.
14/11/2015(Xem: 10006)
Mới gặp lại chị, ai cũng thấy ngạc nhiên, hình như chị có gì khác khác trên khuôn mặt. Hỏi ra mới biết, chị vừa bị tai nạn giao thông, gãy lá mía sống mũi, phải làm lại. Với đàn bà, bị cái gì ảnh hưởng đến khuôn mặt là kinh khủng lắm, vì chị vốn là người xinh đẹp ở cơ quan tôi. Thế nhưng chị bảo gặp tai nạn mà sao không thấy kinh khủng lắm, vì vẫn gặp người tốt.
13/11/2015(Xem: 8947)
Nicolas sinh năm 1989. Em còn trẻ, còn rất trẻ. Tương lai của em là phía trước. Những ngày này em thực hành thiền cùng chúng tôi tinh tấn lắm. Em rất hay chạy bộ vào rừng. Ngày nào em cũng chạy. Hôm qua em bảo tôi lập 1 nhóm các thiền sinh chạy gần quanh đây, chạy quãng một vài trăm km thôi để gắn kết hơn, để hiểu và thương nhau hơn, để cùng bên nhau. Tôi giật mình – thế là được thiền chạy đấy em nhỉ. Khi tôi hỏi trong những cuốn sách về thiền đã đọc, em thích cuốn nào nhất, em nói ngay đó là “Buddha teaching” của thầy Thích Nhất Hạnh. Em đọc lần đầu tiên năm 2006.
12/11/2015(Xem: 9178)
Dưới đây là một bài thuyết giảng của nhà sư Ajahn Chah trước một cử tọa gồm các tỳ kheo Tây Phương, các sa di và cả người thế tục, và đặc biệt là dành cho cha mẹ của một tỳ kheo người Pháp sang thăm con xuất gia ở Thái Lan vừa được thụ phong tỳ kheo. Buổi giảng được tổ chức tại ngôi chùa Wat Pah Pong của nhà sư Ajahn Chah trên miền bắc Thái, vào ngày 10 tháng 10 năm 1977.
12/11/2015(Xem: 11209)
Đây là bài Pháp luận có Chủ đề: Tại Sao Giới Trẻ Ít Đến Với Đạo Phật? do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Canada tổ chức trong KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN V tại San Diego, CA từ ngày 6 đến ngày 10, tháng 8 năm 2015. Thuyết trình đoàn gồm có Thượng Tọa Thích Hạnh Bình, Thượng Tọa Thích Nhật Trí, Ni Sư Thích Thiền Tuệ, Cư Sĩ Quảng Thành Bùi Ngọc Đường, và cá nhân tác giả. Đây là phần thuyết trình của chúng con / chúng tôi. Nếu có chút vụng về gì trong khi truyết trình hay viết thành văn, kính mong quý Ngài và quý vị niệm tình mà tha thứ cho.
12/11/2015(Xem: 10478)
Chiều ngày 30 tháng 10 năm 2015 (18/09 năm Ất Mùi) tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi lễ hành chính dâng Y Kathina do Phái đoàn Đại diện Quốc Vương Thái Lan cúng dường. Phái đoàn Đại diện Vương Quốc Thái Lan có ông Prả-chuộp Chằy-yả-xán - Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Hội hữu nghị Thái - Việt, Đại diện Quốc Vương Phu-mí-phôn Á-đul-yá-đệt và Hoàng gia Thái Lan; cùng các thành viên, các Phật tử Thái Lan tháp tùng trong phái đoàn.
12/11/2015(Xem: 8028)
"...Các con hy sinh một chút xíu, dễ thương một chút, nhẫn nhịn một chút xíu thì ngay trong đời sống này các con đang tập luyện một đức tính của ngọc." Hôm nay Thầy sẽ nói chuyện với các con về đề tài "Đá biến thành ngọc". Sao gọi là đá biến thành ngọc? Thầy mới đọc một cuốn sách và chính cuốn sách đó gợi ý cho Thầy buổi nói chuyện với các con hôm nay. Trong đó, tác giả đưa ra một hình ảnh rất bình thường, cụ thể về một hòn đá sỏi, lăn lóc vô tri giống như là một hòn đá màu xanh mà mình đi đạp thường ngày và không ai để ý tới nó.
11/11/2015(Xem: 9462)
Đừng mất thì giờ phân định việc thị phi cho rành mạch đen trắng trong khi tất cả đều chỉ là tương đối trong tục đế mà thôi. Cái đúng với người này có thể sai với người khác, cái phải ở chỗ kia có thể trái ở nơi nọ, cái đang đúng lúc này không hẳn sẽ đúng về sau v.v...*
08/11/2015(Xem: 6894)
Một hôm, sau bữa ăn sáng, thầy Pháp Sứ hỏi tôi có bận gì chiều nay không. Tôi nói rằng không. Thế rồi thầy bảo “Quý thầy đợi chú lúc 15h ở bãi đỗ xe gần tăng xá”. Tôi gật đầu nhận lời.
07/11/2015(Xem: 9239)
Dưới đây là một bài thuyết giảng của nhà sư Ajahn Sumedho vào mùa kiết hạ năm 1994 tại ngôi chùa Amaravati do chính ông thành lập ở Anh Quốc. Ajahn Sumedho là một người Mỹ (tên thật là Robert Jackman), sinh năm 1934, và là đệ tử của vị đại sư Thái Lan Ajahn Chah (1918-1992). Ông hoằng pháp ở Anh từ năm 1977 và đã thành lập nhiều ngôi chùa tại Anh quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]