Một câu hỏi mà mỗi người hay tự đặt ra với chính mình: Ta là ai? Ta là gì? Kiếp sống này mai kia chết rồi sẽ đi về đâu? Có cái gì không sinh không diệt trong hình hài này? Trong quá trình tu tâm, nhiều Phật tử thắc mắc: Tâm Phật là gì? Niết Bàn ở đâu? Chân Tâm là vui, buồn, oán, thương, hay là những dòng suy nghĩ luôn tuôn chảy trong ý thức của ta? Khi ta không vui không buồn, vắng bặt suy nghĩ, khi ta ngủ hay hôn mê, cái tâm ấy còn hay mất? Làm sao để giữ cho tâm bình an trong cuộc đời đầy xao động?
Những câu hỏi đó đi theo chúng ta cả đời. Đến khi tuổi già dần đến, thấy cái chết đã gần kề, ta càng hoang mang, hối hả đi tìm câu trả lời, để mong có được sự thanh thản cho tâm hồn. Cũng giống như chú mục đồng đi tìm con trâu, không biết tìm ở đâu trong rừng chiều mù mịt …Chú mục đồng bắt gặp được những dấu chân trâu để lại ven rừng. Chú đã bắt đầu tin là con trâu đang ở quanh đây, nên bớt hoang mang.
Chiêm nghiệm từ cuộc đời, do quan sát tâm, con người bắt đầu nhận ra vui-buồn, khổ đau-hạnh phúc đều bắt nguồn từ trong tâm người mà ra. Đối với người Phật tử, ta bắt đầu thoáng hiểu Niết Bàn, hay Tâm Phật, hay Chân Tâm có thể tìm được ngay trong tâm mình. Phật tâm hình như nằm đâu đó ngay trong thân tâm này. Quá trình đi tìm hạnh phúc, hay đi tìm cái không sinh không diệt, đều là quá trình quay cái nhìn vào bên trong tự thân, chứ không phải đi tìm bên ngoài.
Một phương pháp đơn giản, nhưng hữu hiệu để bắt đầu điều phục tâm là theo dõi hơi thở. Chú tâm vào hơi thở vào, hơi thở ra để lắng tâm, đem tâm trở về với giây phút hiện tại. Người Phật tử bắt đầu lần theo dấu vết của Chân Tâm.
Sau một thời gian dài mỏi công tìm kiếm, chú mục đồng reo vui, vì đã thấy được con trâu rồi! Lúc đó chú thấy cuộc đời tươi vui trở lại, cảnh sắc thiên nhiên xung quanh cũng vui theo.
Đối với người Phật Tử, nhờ vào thiền tập, tụng kinh, niệm Phật, lễ bái Hồng Danh, ta nhận ra bóng dáng Phật Tâm ngay trong thân này, vào ngay giây phút hiện tại này. Đó là lúc tâm ta bình an, hạnh phúc. Đó là những lúc nhờ tu tập, ta thấy tâm thoát được não phiền, có được những giây phút tĩnh lặng, tự tại.
Một cách đơn giản để bắt đầu sống với Phật Tâm là hãy sống với giây phút hiện tại. Ta tạm thời bỏ qua những lo toan của cuộc sống, tạm thời không vướng mắc vào những buồn vui đến và đi liên tục. Ta tập thắp sáng sự Nhận Biết trong từng động tác mà mình đang làm, bây giờ và ở đây.
Một cách đơn giản để bắt đầu sống với Phật Tâm là hãy sống với giây phút hiện tại. Ta tạm thời bỏ qua những lo toan của cuộc sống, tạm thời không vướng mắc vào những buồn vui đến và đi liên tục. Ta tập thắp sáng sự Nhận Biết trong từng động tác mà mình đang làm, bây giờ và ở đây.
Tuy nhiên, vì sự thực hành chưa thuần thục, vì chúng ta vẫn chưa đủ niềm tin vững chắc, nên những phút giây mà Phật tâm hiển lộ kéo dài chưa được lâu. Chúng ta cần thêm thời gian, kinh nghiệm tu tập.
Lúc chú mục đồng bắt được con trâu, cũng là lúc chú nhận ra sức mạnh của nó. Nó hung hăng, không lúc nào chịu đứng yên! Lúc nào nó cũng muốn vùng ra sự kềm tỏa, để chạy đi đây đi đó, sang ăn lúa mạ của cánh đồng người.
Trong tiến trình tu tâm, người Phật tử nhận ra tâm mình cũng vậy. Quả là Tâm người như con vượn chuyền cành. Tâm như Tề Thiên Đại Thánh, chu du khắp nơi chỉ trong nháy mắt. Đang tính chuyện của hiện tại, mà tâm đã nhớ về chuyện quá khứ, nghĩ tới tương lai hồi nào mà mình không hay! Đang quan sát một đóa hoa hồng trong vườn nhà, vậy mà tâm đã nghĩ đến một rừng hoa ở xứ sở nào xa xôi, mà ta không cưỡng lại được.
Người Phật tử phải kiên trì sống trong sự tỉnh thức, phải biết đem tâm quay trở về với thân. Khi sống được với chánh niệm, ta sẽ thấy những xao động trong tâm thức như vui buồn tự nhiên rơi rụng. Lúc đó, Tâm bình an sẽ từ từ thay thế, hiện hữu lâu hơn trong ta.
Để làm thuần tính hung hăng của con trâu, chú mục đồng phải biết chăn dắt nó. Chú phải dùng dây để giữ nó lại. Chú phải có cây roi, để mỗi khi trâu định chạy sang ăn lúa của cánh đồng người, chú quất roi để nó trở về, từ bỏ thói quen xấu.
Để điều tâm, một trong những phương pháp hữu hiệu nhất là Thiền Tứ Niệm Xứ, bao gồm quán thân, quán cảm thọ, quán tâm, quán pháp. Bước đầu căn bản nhất, dễ thực hành nhất chính là quán thân. Trước tiên là tập theo dõi hơi thở. Sau đó là niệm thân hành. Chỉ cần trong mọi động tác thông thường như đi, đứng, năm ngồi, ta đặt trọn vẹn tâm mình vào chúng, ngay trong phút giây hiện tại.
Nói một cách khác, ta dùng sự Nhận Biết để quan sát mọi động thái của thân. Từ đó, ta thấy ngoài cái thân này, trong ta còn có một cái Tâm đứng ngoài quan sát. Ta không là thân này, mà ta là Sự Nhận Biết sáng tỏ, hiện tiền.
Rồi khi quán cảm thọ cũng thế. Mỗi khi có một cảm thọ vui buồn, yêu thương, hờn giận khởi lên trong ý thức, ta hãy lập tức nhận diện nó. Ta hãy đặt ngay câu hỏi: “Ai đang giận? Ai đang buồn?”. Khi hỏi như vậy, ta sẽ nhận ra là ta không hề là buồn, vui, oán hận. Chúng đến rồi đi, nhưng cái Tâm Nhận Biết chúng thì vẫn còn ở lại trong ta.
Tu tâm chỉ đơn giản vậy thôi! Hãy sống trong chánh niệm, ta sẽ nhận ra Phật Tâm chính là Sự Nhận Biết, có sẵn ở trong ta. Ta sẽ làm chủ được thân, tâm của mình. Ta sẽ có được an lạc cho chính ta trong mọi hoàn cảnh.Ta nhận ra rằng Niết Bàn có ngay bây giờ, ở đây trong tâm mình.
Con trâu qua một thời gian được chăn dắt nay đã thuần tính. Chú mục đồng không còn phải nhọc công chăn trâu nữa. Chú ngồi trên lưng trâu, thổi sáo an nhàn, trâu vẫn thong thả tự tìm đường về nhà. Hình ảnh thanh bình làm sao!
Khi người Phật tử đã thuần thục các pháp thực hành để điều tâm, đến một lúc nào đó, tâm sẽ tự an trú trong chánh niệm. Ta không cần phải gắng công theo dõi tâm, kéo tâm trở về giây phút hiện tại như ban đầu nữa.
Rồi khi quán cảm thọ cũng thế. Mỗi khi có một cảm thọ vui buồn, yêu thương, hờn giận khởi lên trong ý thức, ta hãy lập tức nhận diện nó. Ta hãy đặt ngay câu hỏi: “Ai đang giận? Ai đang buồn?”. Khi hỏi như vậy, ta sẽ nhận ra là ta không hề là buồn, vui, oán hận. Chúng đến rồi đi, nhưng cái Tâm Nhận Biết chúng thì vẫn còn ở lại trong ta.
Tu tâm chỉ đơn giản vậy thôi! Hãy sống trong chánh niệm, ta sẽ nhận ra Phật Tâm chính là Sự Nhận Biết, có sẵn ở trong ta. Ta sẽ làm chủ được thân, tâm của mình. Ta sẽ có được an lạc cho chính ta trong mọi hoàn cảnh.Ta nhận ra rằng Niết Bàn có ngay bây giờ, ở đây trong tâm mình.
Con trâu qua một thời gian được chăn dắt nay đã thuần tính. Chú mục đồng không còn phải nhọc công chăn trâu nữa. Chú ngồi trên lưng trâu, thổi sáo an nhàn, trâu vẫn thong thả tự tìm đường về nhà. Hình ảnh thanh bình làm sao!
Khi người Phật tử đã thuần thục các pháp thực hành để điều tâm, đến một lúc nào đó, tâm sẽ tự an trú trong chánh niệm. Ta không cần phải gắng công theo dõi tâm, kéo tâm trở về giây phút hiện tại như ban đầu nữa.
Không cần cầu xin, không cần cố gắng. Chính cái tâm còn mong cầu “thấy Phật” sẽ làm cản trở cho tâm ta thể nhập vào chiều sâu tĩnh lặng của Chân Tâm.
Tu tâm đòi hỏi thời gian, đòi hỏi phải có sự thực hành đều đặn, kiên trì. Khi đã kéo dài được thời gian tâm an trú trong Sự Nhận Biết đơn thuần, không vướng bận vào buồn vui, lo nghĩ, toan tính, lúc đó Tâm Phật Bất Động sẽ tự tỏa sáng. Ta làm bất cứ việc gì trong ngày như đi đứng, ăn uống, tập thể dục, lái xe… cũng đều trong tỉnh thức, không xa rời chánh niệm.
Chú mục đồng đã cưỡi trâu quay về nhà rồi. Vậy thì chú còn giữ trâu làm gì nữa? Chú thả trâu, bỏ luôn cả roi chăn, dây dắt. Chú thảnh thơi, thong dong với chính mình, không còn bận tâm đến việc chăn trâu nữa.
Người Phật tử lúc bắt đầu tập điều phục tâm, phải dùng cái “Tâm Nhận Biết” để quan sát thân, cảm thọ, dòng ý nghĩ tuôn chảy. Khi đã thuần thục rồi, thì ta chỉ còn sống với cái Tâm Phật bất động duy nhất, không còn chủ thể và đối tượng. Ta chính là Sự Nhận Biết. Ta không cần phải “quan sát” một đối tượng nào bên ngoài để duy trì cho Sự Nhận Biết có mặt. Ta thể nhập vào Lý Bất Nhị, vắng bặt mọi ngôn ngữ.
Đã không còn trâu để chăn dắt, thì người cũng không
Tu tâm đòi hỏi thời gian, đòi hỏi phải có sự thực hành đều đặn, kiên trì. Khi đã kéo dài được thời gian tâm an trú trong Sự Nhận Biết đơn thuần, không vướng bận vào buồn vui, lo nghĩ, toan tính, lúc đó Tâm Phật Bất Động sẽ tự tỏa sáng. Ta làm bất cứ việc gì trong ngày như đi đứng, ăn uống, tập thể dục, lái xe… cũng đều trong tỉnh thức, không xa rời chánh niệm.
Chú mục đồng đã cưỡi trâu quay về nhà rồi. Vậy thì chú còn giữ trâu làm gì nữa? Chú thả trâu, bỏ luôn cả roi chăn, dây dắt. Chú thảnh thơi, thong dong với chính mình, không còn bận tâm đến việc chăn trâu nữa.
Người Phật tử lúc bắt đầu tập điều phục tâm, phải dùng cái “Tâm Nhận Biết” để quan sát thân, cảm thọ, dòng ý nghĩ tuôn chảy. Khi đã thuần thục rồi, thì ta chỉ còn sống với cái Tâm Phật bất động duy nhất, không còn chủ thể và đối tượng. Ta chính là Sự Nhận Biết. Ta không cần phải “quan sát” một đối tượng nào bên ngoài để duy trì cho Sự Nhận Biết có mặt. Ta thể nhập vào Lý Bất Nhị, vắng bặt mọi ngôn ngữ.
Đã không còn trâu để chăn dắt, thì người cũng không
còn. Chỉ còn một không gian bát ngát, vô tận, tĩnh lặng, nhưng vẫn sống động. Người Phật tử đến giai đoạn này thể nhập vào tánh không của vạn pháp. Cả cuộc đời tu tập để có được trạng thái nhiệm mầu, vô sinh vô diệt này. Tâm Phật Bất Động, hay Niết Bàn, hay Chân Như là đây! Người Phật tử đoạn được tử sinh, thênh thang đi vào cõi Niết Bàn ngay trong giây phút hiện tại.
Thật là bất ngờ,chú mục đồng khi trở về nhà thì mới nhận ra rằng cái mà mình mãi đi tìm lâu nay đã có sẵn trong nhà từ lâu, mà trước đó chú không hề nhận ra!
Người tu tâm thể nhập vào Tâm Niết Bàn, mới nhận ra nó đã có sẵn trong tâm mình tự bao đời nay rồi. Chúng ta giống như một người ngồi trên đống vàng mà không biết, luôn than mình nghèo khổ! Phật Tâm chưa từng sinh, chưa từng diệt, chưa từng rời khỏi cái tâm bình thường! Bây giờ vui buồn dù có khởi lên trong tâm cũng không thể nào che khuất được Chân Tâm rạng ngời.
Thật là bất ngờ,chú mục đồng khi trở về nhà thì mới nhận ra rằng cái mà mình mãi đi tìm lâu nay đã có sẵn trong nhà từ lâu, mà trước đó chú không hề nhận ra!
Người tu tâm thể nhập vào Tâm Niết Bàn, mới nhận ra nó đã có sẵn trong tâm mình tự bao đời nay rồi. Chúng ta giống như một người ngồi trên đống vàng mà không biết, luôn than mình nghèo khổ! Phật Tâm chưa từng sinh, chưa từng diệt, chưa từng rời khỏi cái tâm bình thường! Bây giờ vui buồn dù có khởi lên trong tâm cũng không thể nào che khuất được Chân Tâm rạng ngời.
Người xưa vẫn thường nói: Phật Tâm như mặt hồ tĩnh lặng. Chim trời bay qua, mặt hồ in bóng. Khi chim đã bay đi rồi, mặt hồ lại sạch không trở lại, chẳng hề in lại dấu vết.
Chú mục đồng giờ đây thong dong đi giữa chợ đời như bao người. Chú bình thản tiếp xúc, giúp đỡ mọi người với một cái tâm vô cầu, thảnh thơi, không vướng mắc.
Khi đã thấu đạt đạo lý, người Phật tử có thể tùy duyên thực hành bồ tát đạo trong cuộc sống thường nhật. Bồ tát như hoa sen nở giữa chốn bùn nhơ, không những không hôi tanh mùi bùn, mà còn làm đẹp thêm cho cả hồ sen. Người mạng hạnh bồ tát hiến tặng tình thương, bình an đến cho mọi người. Bởi vì người ta chỉ có thể cho những gì mà mình có. Bồ tát cứu nhân độ thế giữa nhân gian, nhưng không hề để mất Phật Tâm, và cũng không tạo thêm duyên nghiệp nào để vướng vào vòng tử sinh nữa.
Tâm Nhuận Phúc (2014)
Chú mục đồng giờ đây thong dong đi giữa chợ đời như bao người. Chú bình thản tiếp xúc, giúp đỡ mọi người với một cái tâm vô cầu, thảnh thơi, không vướng mắc.
Khi đã thấu đạt đạo lý, người Phật tử có thể tùy duyên thực hành bồ tát đạo trong cuộc sống thường nhật. Bồ tát như hoa sen nở giữa chốn bùn nhơ, không những không hôi tanh mùi bùn, mà còn làm đẹp thêm cho cả hồ sen. Người mạng hạnh bồ tát hiến tặng tình thương, bình an đến cho mọi người. Bởi vì người ta chỉ có thể cho những gì mà mình có. Bồ tát cứu nhân độ thế giữa nhân gian, nhưng không hề để mất Phật Tâm, và cũng không tạo thêm duyên nghiệp nào để vướng vào vòng tử sinh nữa.
Tâm Nhuận Phúc (2014)
Gửi ý kiến của bạn