Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Buổi sáng Thị Ngạn Am

16/04/201120:33(Xem: 8746)
Buổi sáng Thị Ngạn Am

HT_Thich_Tue_SyCăn phòng đầu tiên, phía tay trái, khi vừa hết những bậc cấp dẫn lên tầng trên của một dãy phòng ốc trong chùa Già Lam, đấy là am của thượng tọa Tuệ Sỹ, được đặt tên là Thị Ngạn Am. Là Bờ. Hồi đầu thị ngạn, quay đầu nhìn vào là bờ. Nhìn thẳng vào tâm mình. Trực chỉ nhân tâm / Kiến tánh thành Phật.

Đã nhiều ngày tháng, cứ chiều chiều, tôi tới thăm, uống trà cùng thầy Tuệ Sỹ, ở ngoài hiên sau của Thị Ngạn Am, nhìn xuống khoảnh vườn trước đây là khoảng đất trống có vài ngôi mộ cổ. Hiển nhiên thầy là vị tu sĩ khả kính như mọi người đã biết, nhà Phật học uyên bác có một không hai, như Bùi Giáng từng bảo vậy. Và người thi sĩ độc đáo nhất Việt Nam còn viết trong “Đi Vào Cõi Thơ”, thầy Tuệ Sỹ là một nhà thơ vô cùng uyên áo. (Tôi không nhớ rõ nguyên văn, nên tạm nói ý Bùi Giáng như vậy.) Và tôi cùng thấy như Bùi Giáng, rằng điểm căn cốt ở vị tu sĩ khả kính, chính là: Tuệ Sỹ, một nhà thơ. Đến thăm thầy Tuệ Sỹ buổi sáng này, tôi nghe thầy nhắc tới một bài viết của Nguyễn Đình Toàn trên báo hải ngoại. Bài viết có ý nói rằng, hình như Tuệ Sỹ là một nhà thơ ẩn trong một nhà tu. Thầy Tuệ Sỹ nhắc tới ý đó của Nguyễn Đình Toàn, với niềm vui hiện rõ trên gương mặt. Nên, từ bấy lâu nay tới thăm thầy Tuệ Sỹ, thực chất là tôi tới thăm một người bạn văn nghệ, đặc biệt ở chỗ tôi gọi là nhà thơ là “thầy” một cách đầy kính yêu, thân thiết. Một nhà thơ sống ở nơi gọi là “Thị Ngạn Am”.

Lần này là sau một thời gian khá lâu, vì bận rộn, tôi không tới uống trà và nói đủ thứ chuyện văn nghệ trên đời cùng thầy Tuệ Sỹ. Lâu nay đã có một chuyện làm tôi mất nhiều thì giờ, là vụ việc in tập truyện ngắn của tôi, cuốn sách này đã từng bị các nhà xuất bản ở Hà Nội thay nhau “ngâm” tới hai năm. Tôi không cạy cục để cuốn sách được in ra, chẳng qua vì nhã ý của một người làm công việc in ấn phát hành sách ngoài Hà Nội, nên mặc nhiên đã “ném lao phải theo lao”. Bây giờ có cuốn sách trong tay, dù sao tôi cũng vui mừng, và tôi mang theo một cuốn tới Thị Ngạn Am tặng thầy Tuệ Sỹ. Chưa in tập truyện nào, nhưng nhà thơ Tuệ Sỹ cũng ưa thích, và từng viết, đã đăng ở đâu đó vài truyện ngắn. Nhiều người nhắc tới một truyện ngắn của Tuệ Sỹ, hình như cảm ứng từ một “sonata” của Beethoven, “Bản xô-nát dưới ánh trăng”.

Thầy Tuệ Sỹ nhận cuốn sách, mở đọc truyện ngắn mà tôi có nhắc tới nhà thơ trong đó. Nhìn gương mặt thầy Tuệ Sỹ hơi nghiêng xuống đọc sách (hình trên), tôi thấy là quá đẹp, lấy máy ảnh chụp ngay. Từ lúc được báo Người Việt gửi cho cái máy ảnh kỹ thuật số, tôi thành ra thích chụp hình, đi đâu cũng mang theo. Thấy tôi chụp hình, thầy Tuệ Sỹ hỏi: “Anh định viết gì đó về tôi hả? Bây giờ mà anh viết về tôi như thế nào, cũng vẫn bị coi là Việt cộng viết về Việt cộng!” Ôi, chuyện này là chuyện đáng tiếc, buồn rầu. Tôi cũng đã nghĩ, tập truyện ngắn của tôi được in ra ở Hà Nội, thế nào cũng có người bảo là tôi vì có chạy chọt, nhờ vả hoặc “đi đêm” gì đó với nhà nước cộng sản, nên tập truyện ngắn của một người viết ở “miền Nam bị tạm chiếm”, tức “nhà văn ngụy”, từng là “ngụy quân” nữa, mới được in ra như vậy. Thật sự, người có nhã ý in sách cho tôi, anh Dương Tất Thắng - Nhà sách Kiến Thức, đã trầy trật lắm mới xin được giấy phép in sách của một nhà xuất bản. Phần tôi, đã phải gửi bổ sung nhiều truyện ngắn khác, vì nhiều truyện ngắn đã gửi bị nhà xuất bản bỏ đi, không duyệt. Có truyện tôi viết, nguyên mẫu nhân vật là nhà biên khảo văn học Đỗ Long Vân (“Một nhà thơ ngậm ngùi đi vào biên khảo” -Bùi Giáng, Đi Vào Cõi Thơ), bị bỏ chỉ vì một từ (Trong truyện có câu: “Đỗ Long Vân, Vô Kỵ giữa chúng ta trở thành vô sản như tôi.”) Rõ ràng tôi chỉ muốn nói bọn văn nghệ chúng tôi quá nghèo, nhưng (có lẽ) cán bộ cộng sản quản lý ngành xuất bản ở Hà Nội cho rằng tác giả dám “phạm húy”, nhắc tới “giai cấp vô sản” một cách vô lối, vô phép. Và truyện ngắn này bị bỏ luôn.

Thầy Tuệ Sỹ đã nói trước, nên tôi phải đề cập tới chuyện buồn rầu. Quả là tôi đã nghe dư luận, qua nhiều báo mạng, nghi vấn hoặc đinh ninh rằng thầy “Tuệ Sỹ đầu hàng Việt cộng”! Tôi bất đắc dĩ phải nói tới chuyện buồn rầu đó với thầy Tuệ Sỹ. Không nói ra lời xin lỗi, nhưng trong thâm tâm tôi rất muốn xin lỗi nhà thơ, thượng tọa Tuệ Sỹ, về câu chuyện này. Thầy Tuệ Sỹ bình thản cho biết, thầy từng nhận nhiều cuộc điện thoại từ hải ngoại, cùng một ý như của một Phật tử đã hỏi: “Con nghe nhiều người nói rằng thầy đã thỏa hiệp với cộng sản, con buồn quá, chẳng biết sự thật thế nào… Con từng rất quý trọng thầy, nên con mong thầy nói cho con biết sự thật!” Và vị thượng tọa chỉ trả lời Phật tử đó, một câu ngắn gọn: “Chị quý trọng tôi hay không còn quý trọng tôi thì tùy chị!” Tôi nghe câu trả lời của thầy Tuệ Sỹ trước câu hỏi này, nhớ lại chuyện về một thiền sư (trong “Góp Nhặt Cát Đá” của thiền sư Muju - bản dịch của Đỗ Đình Đồng.) Vị thiền sư này có đời sống rất trong sạch, được mọi người quý trọng, vậy mà một hôm vị thiền sư bị tố giác là đã làm cho một cô gái mang thai. Nghe vậy, vị thiền sư chỉ nói ngắn gọn hai tiếng “Thế à?” Đứa bé ra đời, họ trao đứa bé cho vị thiền sư. Vị thiền sư lẳng lặng nhận đứa bé, xin sữa và những vật dụng cần thiết để nuôi nó. Một năm sau, mọi người biết được sự thật không phải như vậy, vị thiền sư đã bị mang tiếng oan bấy lâu nay. Cha mẹ cô gái xin đem đứa bé về, và nói những lời xin lỗi dài dòng để mong vị thiền sư bỏ qua chuyện bậy bạ họ đã gây ra. Vị thiền sư cũng chỉ nói ngắn gọn hai tiếng: “Thế à!”

Tôi lại hỏi thêm thầy Tuệ Sỹ về tin đồn rằng thầy Tuệ Sỹ đã rút tên ra khỏi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Nụ cười rất thanh thản của thầy Tuệ Sỹ: “Tự động tôi có tên trong giáo hội, rồi bây giờ tôi lại nghe nói rằng ‘tôi đã rút tên ra khỏi giáo hội’… Anh biết đấy, những người làm thơ, những người mang dòng máu văn nghệ, có thể họ sẵn sàng tham gia làm cách mạng, chứ làm sao họ làm được chuyện chính trị… Tôi còn nghe nói rằng, mai mốt có thể đệ tử của tôi sẽ nhận chức vụ thủ tướng nhà nước! Lạ quá, tôi mà làm gì có đệ tử chính trị nào để mai mốt ra nhận chức vụ, nắm quyền lực?!...”

Quá nhiều những buổi chiều “trà đạo” cùng thầy Tuệ Sỹ, một người từng bị cộng sản lên án tử hình, rồi bị giam giữ suốt quãng đời tuổi trẻ trong lao tù, nên buổi sáng này, câu chuyện buồn rầu kia là câu chuyện chúng tôi cũng đành phải chịu, phải nghe. Những chuyện đáng tiếc, buồn rầu như vậy vẫn thường xảy ra trong một thế giới ngày càng bất ổn, đầy nghi kỵ, đầy (vô tình hoặc cố tình) ngộ nhận.

Nhìn lên vách tường Thị Ngạn Am treo trang giấy viết hai dòng thơ bằng chữ Nôm rất đẹp, thơ của Thị Ngạn (tức thầy Tuệ Sỹ), tôi xin thầy Tuệ Sỹ một bản chép lại để mang về. Thầy Tuệ Sỹ vui vẻ thực hiện ngay. Trải trên sàn gạch tờ giấy có in ba chữ “Thị Ngạn Am” ở đầu, thầy Tuệ Sỹ gò lưng như một ông đồ thưở xưa, nắn nót viết câu thơ Thị Ngạn bằng chữ Nôm: Năm chầy đá ngủ lòng khe/ Lưng trời cánh hạc đi về hoàng hôn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/04/2017(Xem: 6563)
Theo Phật Giáo, tâm tư duy (Tâm phan, như vệ tinh quả đất, định tinh mặt trời, và vô lượng thiên hà) có thể sinh ra trong không gian thời gian, nhưng linh ảnh tâm (Lòng Bồ Đề, vũ trụ) vượt thời gian không gian.
24/04/2017(Xem: 10212)
Lời giới thiệu: Chúng tôi viết quyển sách này với mong muốn được trình bày theo cái hiểu và suy nghĩ của riêng mình. Kính mong rằng các bậc cao Tăng thạc đức niềm tình tha thứ nếu có chỗ nào sai xót. Chúng con hàng hậu học, vừa học, vừa tu vừa hướng dẫn lấy Kinh luật luận làm nền tảng. Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu biết rõ ràng về Phật giáo và ứng dụng lời Phật dạy trong đời sống hằng ngày. Chuyển nghiệp là quá trình nỗ lực làm cho phàm tính trong con người trở thành Thánh tính của bậc hiền.
24/04/2017(Xem: 11082)
Kiến thức khoa học gia tăng mỗi ngày theo cấp số nhân, nhưng những khám phá mới đặc biệt mang tính đột phá, thách thức nền tảng thực tánh của mọi hiện tượng là điều thật sự xa vời. Một lãnh vực đang là tâm điểm nghiên cứu cho nhiều bác sĩ và các nhà thần kinh học là sự liên hệ giữa tâm thức, não, và thần thức của con người.
24/04/2017(Xem: 9743)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã, là kho tàng quý báu cho người biết chịu khó, kiên trì, bền chí, và cố gắng đứng lên sau khi thất bại; ngược lại, nó là hố sâu vực thẳm cho những kẻ hay ỷ lại, cầu cạnh van xin vào người khác, mà không chịu cố gắng nỗ lực vươn lên làm mới lại chính mình.
17/04/2017(Xem: 7133)
Một công dân Australia gốc Việt, anh Jimmy Phạm, giám đốc điều hành dự án KOTO ( Know One Teach One) tại Việt Nam từ 1999 đến nay, vừa thắng giải TJ Park POSCO của Hàn Quốc. TJ Park POSCO là giải được phát hàng năm, bao gồm bốn hạng mục khoa học, kỹ thuật, phát triển cộng đồng và học bổng. Năm nay anh Jimmy Phạm là ứng viên Việt Nam với tổ chức KOTO được đánh giá là một cơ sở từ thiện xã hội đạt tiêu chí sáng tạo, có hệ thống hoạt động hữu hiệu, có kết quả tốt đẹp, thực tiễn và bền vững.
17/04/2017(Xem: 6768)
Trong nội dung điều thứ ba (trong 108 điều dạy), Ngài Dalai Lama dạy rằng, “khi có kẻ gây ra tổn thương cho mình thì không nên do dự một chút nào cả, hãy tha thứ cho họ”. Dễ nói khó làm Đây là một việc làm tốt, thế nhưng không dễ làm chút nào. Ta có thể khuyên người khác thực hành điều này vì biết rõ nó đưa đến lợi ích cho nhiều người. Ta nghĩ rằng mình có thể tha thứ dễ dàng khi chưa “đụng chuyện”, khi chưa bị người làm tổn thương. Thế nhưng khi xúc cảnh, bản ngã bị chạm đến, ta nhói đau và sự tha thứ lúc này là cả một thử thách lớn.
13/04/2017(Xem: 8791)
Ngày 9/4/2017, tại tổ đình Phụng Nguyên – Seoul – Hàn Quốc, hội phật tử Việt Nam chùa Pháp Môn tại Hàn Quốc đã tổ chức đại lễ cầu siêu – tưởng niệm anh linh các anh hùng liệt sỹ tử trận và đồng bào tử nạn để bảo toàn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, đặc biệt là 64 liệt sỹ đã hy sinh tại đảo Gạc Ma. Buổi lễ do sư cô Thích Nữ Giới Tánh – Giáo thọ hội Phật tử chùa Pháp Môn Việt Nam tại Hàn Quốc làm trưởng BTC.
11/04/2017(Xem: 8338)
Ngay tại Việt Nam trong thời gian gần đây, đã xuất hiện sự kiện người xuất gia lễ lạy cha mẹ đã khuất. Vấn đề vừa nảy sinh từ hiện thực, đã tạo cho người viết thao thức về việc cần phải khảo cứu lại những tư liệu liên quan đến việc lễ lạy cha mẹ của người xuất gia, thông qua kinh, luật và điển tịch Phật giáo. Trong giới hạn đề tài, người xuất gia được hiểu là toàn bộ người xuất gia nói chung và lễ lạy theo cách hiểu là năm vóc sát đất (五 體 投 地).http://quangduc.com/a60471/nguoi-xuat-gia-van-de-le-lay-cha-me
05/04/2017(Xem: 6971)
Hôm nay là ngày Húy Kỵ thường niên cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tâm Hoàn, một bậc Long Tượng Phật Pháp mà các thế hệ tu sỹ Phật Giáo tại Bình Định thường tán dương nhắc nhở. Ngày 06 tháng 03 năm nay ( Đinh Dậu) còn đặc biệt hơn các năm khác là Đại Giới Đàn Phật Giáo Tỉnh Bình Định được khai mở với Hồng Danh của Ngài – Tâm Hoàn. Sư Anh biết là các Sư Em (xin được mượn cách gọi của Làng Mai như thế để chỉ cho tình Huynh Đệ, thứ lớp trước sau trong Tăng Đoàn) đang ưu tư nhất, hy vọng nhất, trang nghiêm thành kính nhất để chuẩn bị đăng đàn thọ giới, tâm trạng mà Sư Anh đã trải qua cách đây hơn 22 năm về trước. Với kinh nghiệm là người đi trước, giờ này Sư Anh tâm tình với các Sư Em về những gì các Sư Em cần tâm niệm, cần hướng đến, cần làm để xứng đáng đánh dấu một bước ngoặc mới trong hành trình tu học của mình.
05/04/2017(Xem: 11243)
Ngày 3.4.2017 tại chùa 정토사 - Jungtosa -Tịnh Độ, Hàn Quốc, đạo tràng Viên Ngộ Ulsan đã tổ chức buổi Talkshow giao lưu với MC Lâm Ánh Ngọc trong khóa tu An Lạc Hành của đạo tràng nhân chuyến làm việc của MC L.A.N tại xứ sở kim chi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]