Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Viếng Thị Ngạn Am

11/04/201120:48(Xem: 8097)
Viếng Thị Ngạn Am
Viếng Thị Ngạn Am
image

Được LHQ đồng ý cho tổ chức ở VN là điều vinh dự cho Phật giáo VN, vì chuyện này không phải dễ. Phật giáo VN đã có từ ngàn năm trước, đã qua bao nhiêu chế độ, từ quân chủ đến thực dân, từ công hòa đến cộng sản, sao lại đem cái vô hạn mà lồng vào với giới hạn?

Nhân đọc bài “Buổi sáng Thị Ngạn Am” của tác giả Nguyễn Đạt, tôi có ý định viết về một buổi chiều đã đến đấy viếng thăm Thầy.

Các bạn tôi cũng đã nhắc nhở tôi viết đôi dòng để kỷ niệm chuyến ghé thăm “Thị Ngạn Am,” một nơi mà không phải muốn đến là được này, nhưng tôi cứ dè dặt mãi: không biết với buổi thăm viếng ngắn ngủi, tôi nhớ được “bao nhiêu” những câu chuyện cùng Thầy mà dám mạo muội mài nghiên ? Nhưng mà … nếu không viết thì thật là tiếc, thôi thì cứ ghi lại vài câu chuyện nho nhỏ còn đâu đó trong ký ức mòn mỏi còn hơn là không ?

Tôi được anh Hùng và anh Kiệt, những đàn anh của tôi thời còn “lăn lóc” trên hành lang Viện ĐH Vạn Hạnh những năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 đưa đến chùa Già Lam thăm Thầy trong một buổi trưa giữa tháng 12/2007.

Buổi trưa ở Sàigòn, dù là tháng 12 cũng nóng, bụi bậm, ồn ào đến ngột ngạt đối với những người sống ở vùng tây bắc hiền hòa, yên ắng như tôi. Nhưng khi vừa đến chùa Già Lam tôi bỗng cảm thấy như mình đã lạc vào một thế giới khác, thế giới của tĩnh lặng thâm trầm mát mẻ với những bóng râm của cây xanh. Anh Kiệt đưa tôi và anh Hùng lên những bậc thang bên góc trái của dãy nhà nơi Thầy Tuệ Sỹ cư ngụ, được gọi là “Thị Ngạn Am.”

Vừa bước vào tôi đã gặp ngay Thầy đang ngồi trên chiếc ghế thấp với một đệ tử còn rất trẻ. Sau thủ tục “tự giới thiệu,” vì Thầy đâu có nhớ tôi, một trong số hằng ngàn sinh viên của Viện ĐH VH trước năm 75. Tôi không để mất thì giờ nên sau một vài câu chuyện mở đầu đã vào đề để trình bầy Thầy rõ những ưu tư của chúng tôi về những gì đã xẩy ra cho Phật giáo VN cũng như cho chính bản thân Thầy trong khoảng hơn nửa năm qua tại hải ngọai.

Với cặp mắt thật sáng, cái sáng của vầng trăng vằng vặc nhưng nhẹ nhàng, vừa đủ để soi rọi cho lời phát biểu nhanh mà hùng hồn chi lạ. Thầy như cho tôi thấy Thầy hoàn toàn đứng ngoài những hệ lụy tất yếu ấy. Thầy biết những điều xẩy ra, nhưng dường như chẳng mảy may bận tâm! Thầy bảo tôi có điều may là đến thăm Thầy hôm nay, nếu tuần sau thì Thầy nhập thất nên sẽ không tiếp được. Tôi vội hỏi Thầy thường nhập thất bao lâu, Thầy trả lời: ”Thường thì một hai tuần, đôi khi cả tháng.”

Khi nghe tôi đặt vấn đề VN tổ chức lễ Phật Đản năm 2008, Thầy bảo: được LHQ đồng ý cho tổ chức ở VN là điều vinh dự cho Phật giáo VN, vì chuyện này không phải dễ. Phật giáo VN đã có từ ngàn năm trước, đã qua bao nhiêu chế độ, từ quân chủ đến thực dân, từ công hòa đến cộng sản, sao lại đem cái vô hạn mà lồng vào với giới hạn?

Đến việc Thầy Thát mở trường ĐH, Thầy bảo: giữa Thầy và Thầy Thát luôn là bạn trân qúy nhau, nhưng Thầy không có liên hệ đến việc làm của Thầy Thát, và việc Thầy Thát mở trường ĐH là điều cần thiết cho tu sinh ở VN và ngay cả cho tuổi trẻ VN trong việc mở mang kiến thức để tranh đua với thế giới đang tiến bộ từng giờ. Những phát biểu của Thầy về Thầy Thát làm tôi nhớ lại khoảng ngày này năm trước,cũng trong chuyến về thăm VN tôi đã được nghe chính Thầy Thát kể lại bao chặng đường gian truân để cố hình thành cho được một ĐH như hằng tâm nguyện.

Khi hỏi đến “Nhóm thân hữu Già Lam” thì Thầy nở nụ cười thật hiền hòa, trong ánh mắt dịu dàng của Thầy dường như bùng lên rực sáng, Thầy bảo tôi: “Đấy, anh đang ở chùa Già Lam, anh có thấy ai ngoài cậu tu sinh trẻ đang thăm tôi ? Chuyện nhóm thân hữu Già Lam là chuyện các đệ tử bên Hoa Kỳ, chứ ở đây thì nào có ai?”

Tôi nhấp chén trà mà anh tu sinh trẻ mời, chợt nghe thơm ngát; rảo mắt nhìn xuống khu vườn nho nhỏ trước Thị Ngạn Am tôi bỗng thấy sinh động lạ thường, bao nhiêu sức sống đang vươn lên dưới kia qua những tàn lá xanh mướt bên cạnh một vài đóa hoa nở muộn như mời mọc vạn vật vào cuộc tái sinh ?

Tôi quay sang nhìn Thầy, Thầy vẫn như ngày nào tôi đã một đôi lần diện kiến từ thời tuổi trẻ đến trường, vẫn vóc dáng gầy guộc nhẹ nhàng, vẫn nụ cười trong sáng song hành cùng đôi mắt…

Thầy vẫn thế, thong dong một cõi, an nhiên tự tại trước những bon chen danh vọng, thị phi đời thường. Tôi bỗng nhớ đến tập thơ “Giấc mơ Trường Sơn” của Thầy, tập thơ tuy bé nhỏ nhưng đã gửi gấm biết bao xúc động của nhà thơ Tuệ Sỹ trong cả một quãng đời dài, nhớ đến các bài thơ đã diễn đạt những tâm tình của Thầy về cuộc trường sinh? Những khi lên rừng, giã từ nghiên mực để cầm cuốc làm rẫy, lo cuộc mưu sinh ? Rồi trở về thành thị giam mình trên gác vắng, rồi lại lên rừng đi tù … Nhưng Thầy đã nói gì đâu, như vạn vật có nói gì đâu mà cuộc sống thì có bao giờ ngưng nghỉ?

Chiều đang xuống, tôi nhìn ra ngoài sân chùa, bóng cây bồ đề mát rượi đang đổ xuống lối đi... Cảnh chùa thật thanh vắng, đơn sơ, khác xa với cái huyên náo, bon chen, tranh giành, lừa lọc ngoài kia... Bất giác tôi nhớ đến hai câu thơ của Thầy mà anh bạn thân VH của tôi rất thích:

"Bờ bến lạ chút tự tình với bóng

Mây lạc loài ôi tóc rũ ngàn năm.."

Nếu trong CD thơ “Giấc mơ Trường Sơn” nhà bình thơ Nhất Thanh đã nói: người ta có thể nghe thơ bằng đôi tai, nhìn thơ bằng đôi mắt hoặc ngược lại nhìn thơ bằng đôi tai, nghe thơ bằng đôi mắt, tùy mỗi người … Với thơ của Thầy Tuệ Sỹ, mọi ước lệ đều trở nên vô nghĩa … Thì tôi cũng nhận ra một điều: mọi lời phê phán của người đời đối với Thầy Tuệ Sỹ chẳng qua là những ngọn gió thổi qua dãy Trường Sơn sừng sững vậy!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/06/2011(Xem: 6464)
Đường Đến Bình An Thật Sự (11)
11/06/2011(Xem: 7088)
Chuyến bay Cathay Pacific Đài Bắc – Hong Kong từ từ hạ cánh. Từ trên cao nhìn xuống, Hong Kong là một thành phố có vô số tòa nhà cao tầng chen chúc mọc. Đồng hồ phi cảng chỉ đúng 11:30 sáng ngày 25 tháng 4. Đoàn xuất sĩ Làng Mai gồm 30 người được Tăng thân Hong Kong đón đưa về tu viện mới ở đảo Lantau. Tổng cộng có một chiếc xe hơi nhỏ và ba chiếc xe buýt 20 chỗ ngồi: một chiếc cho quý thầy, một chiếc cho quý sư cô và một chiếc chở hành lý, còn chiếc xe hơi thì chở Sư Ông (Sư Ông Làng Mai) và thị giả. Ba chiếc xe buýt nối đuôi nhau chạy theo xe Sư Ông hướng về chùa Liên Trì, làng Ngong Ping, đảo Lantau, Hong Kong.
08/06/2011(Xem: 11063)
Ngày nay, y theo lời dạy của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, khắp nơi nơi, Chùa chiền, Tu viện, Thiền viện hằng năm đều trang trọng tổ chức chu toàn cho tứ chúng được hội tụ về tham dự mùa an cư, sau đại lễ Phật đản.
03/06/2011(Xem: 6795)
Nghiệp là một khái niệm chủ yếu trong giáo lý Phật giáo mang nhiều khíacạnh tâm lý và triết học siêu hình thật sâu sắc và phức tạp, thế nhưng lại thườngđược hiểu một cách quá máy móc và đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ cố gắng trìnhbày khái niệm căn bản này dưới các góc nhìn bao quát, khoa học và triết học hơn.
02/06/2011(Xem: 14512)
AYYA KHEMA sinh năm 1923 trong một gia đình người Do Thái tại Berlin. Bà trốn khỏi Đức sang Tô Cách Lan (Scotland) năm 1938, cùng với 200 trẻ em khác. Sau đó được đoàn tụ với cha mẹ bà tại Trung Hoa. Khi chiến tranh thứ hai bùng nổ, bà và gia đình bị đưa vào các trại giam tù binh của Nhật, và cha bà đã mất tại đó. Sau bà lập gia đình, có được một con trai và một con gái.
30/05/2011(Xem: 9615)
Tôi tin rằng tất cả mọi người có cùng bản chất tự nhiên. Ở những mức độ tinh thần cảm xúc, chúng ta giống nhau. Tất cả chúng ta đều có khả năng để trở thành những con người hạnh phúc cùng dễ thương và chúng ta cũng có khả năng để trở nên những con người rất tệ hại và tai hại. .. Một khi chúng ta chấp nhận một truyền thống tôn giáo, thì điều ấy phải trở thành một bộ phận trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
30/05/2011(Xem: 7136)
Không biết trong đầu óc chúng ta có một trung tâm thần kinh của sự công bằng hay không, nhưng mọi người bình thường đều yêu thích, đam mê sự công bằng. Ai trong chúng ta cũng thấy lịch sử nhân loại là một vận động đi tìm và tiến đến sự công bằng. Những cuộc cải cách, những cuộc cách mạng, thậm chí những cuộc chiến tranh cho đến những thiết chế chính trị, kinh tế, xã hội đều để tiến bộ về phía công bằng. Pháp luật, kinh tế, xã hội, chính trị được xem là tiến bộ hơn khi chúng tạo được nhiều công bằng hơn.
29/05/2011(Xem: 8466)
Bất cứ trong một đoàn thể nào cũng không tránh khỏi chuyện thị phi; nếu trong môi trường thị phi mà vẫn giữ được bình tĩnh, hài hòa, đây mới thật sự là người trưởng thành.
28/05/2011(Xem: 6140)
Từ khi ra thăm bốn cửa thành, Thái tử Tất Đạt Đa đã cảm nhận những nỗi thiết tha thống khổ của nhân loại khiến Ngài quyết tâm đi tìm một chân lý để cứu giúp chúng sinh còn đang lặng hụp trong biển đời sinh tử trầm luân.
28/05/2011(Xem: 7932)
Chữ niệm nghĩa là nhớ. Chữ Hán viết phần trên là chữ kim, nghĩa là nay, phần dưới chữ tâm, nghĩa là lòng mình. Niệm là điều ta đang nhớ tới, đang nghĩ tới. Mà điều ta nhớ và nghĩ có thể là tà, có thể là chính, vì vậy nên có tà niệm và chánh niệm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]