Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự hy sinh và hạnh phúc gia đình Hoang Phong

27/02/201119:32(Xem: 7028)
Sự hy sinh và hạnh phúc gia đình Hoang Phong
van tho

Sự hy sinh và hạnh phúc gia đình

Hoang Phong

« Sự thụ thai và hình thành của một đứa bé đòi hỏi một khung cảnh đạo đức và một thái độ tinh thần thật đặc biệt.

Các khoa học gia cho biết ngay từ lúc đứa bé còn nằm trong bụng, trạng thái tâm thần của người mẹ đã bắt đầu ảnh hưởng đến nó. Sự an bình trong tâm thức của người mẹ trong thời gian mang thai tác động rất tích cực đến đứa bé sinh ra sau này.

Trái lại, nếu tâm thần của người mẹ mang tính cách tiêu cực – chẳng hạn như giận dữ hay mang đầy thất vọng trong lòng – thì sẽ làm phương hại đến sự phát triển bình thường và lành mạnh của đứa bé», (Lời giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma).

Khi còn trong bụng mẹ hài nhi đã phải gánh chịu ảnh hưởng từ những buồn vui của người mẹ, huống chi một đứa bé đã lớn khôn, đã biết suy nghĩ để nhận ra những nỗi khổ tâm, những thất vọng trong lòng mẹ và cảm thấy bất lực không giúp gì được cho mẹ.

Sự khổ tâm của người mẹ tất nhiên cũng gieo vào lòng con mình những đau buồn thật kín đáo và sâu đậm, ảnh hưởng đến cuộc đời của nó trong tương lai. Nếu người mẹ không thổ lộ được những nỗi đau buồn của mình và không có người thân nào chung quanh hiểu được những nguyên nhân làm cho mình buồn khổ thì đứa bé nào đủ sức để bày tỏ sự lo âu và thất vọng trong lòng nó. Những đau buồn của cha mẹ sẽ đè nặng trong lòng con cái suốt cuộc đời của chúng sau này.

Thế nhưng sự giận hờn hay vui sướng trong tim ta và tâm hồn ta dù phát sinh từ bất cứ một nguyên nhân nào cũng đều phù du, hôm nay nó đang đày đọa ta hay làm cho ta hân hoan, ngày mai biết đâu lại sẽ không còn nữa.

Sở dĩ những xúc cảm ấy kéo dài lâu hay mau là do ta cố tình duy trì chúng, thế nhưng chắc chắn là ta không đủ sức để nuôi dưỡng chúng suốt cuộc đời mình. Làm sao ta có thể sống với oán hờn đè nặng trong lòng cho đến ngày nhắm mắt, và ngược lại ta cũng không thể liên tục hân hoan cho đến phút lâm chung. Những gì phù du thì cứ mặc cho chúng trôi đi để ta được nhẹ nhõm. Vì thế nếu có chuyện gì đau buồn chớm nở trong lòng thì nên dập tắt nó ngay đi.

Thật vậy trong thế giới vô thường này có gì tồn tại mãi đâu, sắc đẹp kém đi, kiên nhẫn cũng hao mòn. Thế nhưng dù cho cuộc sống đầy lo lắng, xô bồ và khó khăn có che lấp tình yêu lúc ban đầu thì vẫn còn lại cho chúng ta hôm nay một chút tình nghĩa vợ chồng. Vậy đừng ném nó đi mà hãy giữ thật chặt trong tay như một gia tài vô giá để nhìn vào đấy mà hy sinh cho nhau nhiều hơn nữa. Một cách cụ thể nếu cuộc sống đối với chúng ta có trở nên quá mệt mỏi thì hãy cố tìm cách gửi con cái và đưa nhau đi xa vài ngày để nghỉ ngơi và nhất là để tìm lại tình yêu của thuở ban đầu. Cái tình yêu đó có thật, nó chỉ tạm thời bị che lấp mà thôi.

Nếu có những thứ hạnh phúc bồng bột và thoáng qua thì cũng có những thứ hạnh phúc lâu bền hơn. Hạnh phúc thoáng qua thường hay theo sau bởi sự bất thỏa mãn mang lại oán hận và đau buồn, chẳng hạn như thứ hạnh phúc chi phối bởi bản năng dục tính hay thể dạng tâm thần chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và đòi hỏi quá nhiều nơi người khác.

Vậy hạnh phúc lâu bền là gì ? Đấy là hạnh phúc được nhìn con cái lớn lên trong bối cảnh đầm ấm của gia đình, một thứ hạnh phúc đòi hỏi chúng ta biết hy sinh đôi chút, hy sinh cho vợ, hy sinh cho chồng, hy sinh cho con cái. Nếu đủ sức mở rộng thêm lòng mình thì ta có thể hy sinh cho cha, cho mẹ, cho láng giềng, cho tất cả chúng sinh... Nếu trước đây ta đã từng hy sinh thì cũng nên tiếp tục hy sinh, nào có mất mát gì thêm ?

Tìm được một dịp may để hy sinh cho người khác một cách thiết thực quả hiếm hoi. Sự hy sinh đó thật cao cả và sẽ mang lại cho ta hạnh phúc, đấy là một thứ hạnh phúc lâu bền và sâu xa.

Nếu ta đã từng hy sinh rất nhiều khi mang nặng đẻ đau thì ta cũng nên tiếp tục hy sinh thêm một tí nữa để bảo toàn sứ mạng của mình, làm tròn bổn phận của mình đối với con cái trong kiếp sống phù du này. Thật vậy, tất cả chúng ta đều hiểu rằng cuộc đời thật ngắn ngủi.

Không lẽ một người cha lại không nhìn thấy sự hy sinh cao cả đó của một người mẹ để làm hiển lộ sự hãnh diện trong lòng mình hay sao ? Sự hy sinh đó rất kín đáo và thanh cao, vượt lên trên những lỗi lầm nhỏ nhặt phát sinh từ sự khổ nhọc và những mối lo buồn của một người phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.

Nếu người phụ nữ ấy đã từng hy sinh cho những đứa con của mình và đã có lúc cùng với mình chia ngọt sẻ bùi, đã từng mang lại cho mình những phút giây êm ái, thì cũng nên mở rộng vòng tay cho người phụ nữ ấy tìm thấy một kẽ hở để ngả vào lòng mình.

Hoang Phong, 26.02.11

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2014(Xem: 18794)
Đây là tập sách do chúng tôi biên soạn, đặc biệt, là những bài mang tính cách lễ nghi hành trì. Những bài, do chúng tôi biên soạn gồm có: “Oai nghi của một tu sinh, những nghi thức dành cho khóa tu, bài hát sinh hoạt đạo tràng”. Ngoài ra, còn có những bài sám, nghi thức lạy thù ân, mà chúng tôi đã sưu tập kết hợp lại để vào trong tập sách này.
30/05/2014(Xem: 9761)
Báo Tuổi trẻ cách đây ít ngày có đăng câu chuyện về một người Mỹ có một cô con nuôi gốc Việt ở với ông từ hồi còn bé , nhưng cô ấy vẫn nói tiềng Việt nhu một người Việt Nam thuần túy . Điều tôi muốn nói đây không phải về người con nuôi gốc Việt , mà về ông cha nuôi người Mỹ . ông ta là thi sĩ và là giáo sư đại học , tên Bruce Weigl.
30/05/2014(Xem: 11017)
Tôi được gặp và quen thầy Pháp Bảo vào năm 1999 trong dịp đi lễ Vu Lan tại chùa Thuyền Lâm cùng với ba mẹ. Lúc đó thầy còn là chú và tôi hay gọi là chú Tấn. Sau thời gian dài vào tu học ở Sài Gòn, trong chuyến thầy ra Huế kỵ tổ ở chùa Thuyền Lâm, tôi mới gặp lại thầy Pháp Bảo. Trong câu chuyện hỏi thăm, lần đầu tiên tôi nghe thầy tâm sự về gia đình thầy. Trong lòng tôi bỗng dâng lên một nỗi xúc động đến kỳ lạ khi nghe câu chuyện về mẹ và anh chị em của thầy. Tôi thật sự rất khâm phục và tự hào về tình cảm thương yêu, hiếu kính của gia đình thầy.
28/05/2014(Xem: 8618)
Thật ra nếu không yêu thương thì làm sao sống được? Xã hội bây giờ có nhiều người tự tử, trong đó có rất nhiều người trẻ, đó là vì họ không có khả năng thương yêu. Thương yêu trước hết là thương yêu cuộc đời. Phải yêu cuộc đời thì mới sống được. Cuộc đời ở trong cơ thể mình, trong tim mình, ở xung quanh mình. Chán đời thì không sống được. Vì vậy chúng ta phải thực tập “yêu đời”. Sự sống là một cái gì rất quý giá.
27/05/2014(Xem: 7901)
Tôi tiễn tuần cũ với 2 sự kiện quan trọng: thứ 7 là buổi nói chuyện với mấy trăm bạn trẻ mới đi làm tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình về chủ đề “Tư duy để thành công” và chủ nhật là chia sẻ với vài trăm phật tử tỉnh Hòa Bình về chủ đề “Giàu và nghèo”. Niềm vui thật giản đơn khi bằng cách này hay cách khác tôi đã chia sẻ những lời Phật dạy với bất cứ ai có thể. Đối với tôi, việc này cũng như ăn, cũng như cách mình nạp năng lượng, nhưng chỉ có khác là không ăn bằng miệng mà bằng não, bằng tâm. Đầu tuần tôi nghe tin nhạc sỹ Thuận Yến qua đời và đám tang diễn ra sáng thứ 3. Giật mình!
27/05/2014(Xem: 17387)
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một số bài võ cổ truyền Bình Định tại võ đường Chùa Long Phước (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) để các bạn tham khảo, nghiên cứu và học tập...
24/05/2014(Xem: 15420)
Đạo Phật là đạo giác ngộ. Giác ngộ là thấy tánh. Muốn thấy tánh thì tu thiền, như đức Thích Ca Mâu Ni do thiền dưới gốc cây Bồ Đề mà giác ngộ thành Phật. Cho nên, mục đích tối hậu của thiền Phật Giáo là thành Phật, là giác ngộ chân tánh. Vì vậy, Thiền Tông chỉ nói đến “kiến tánh thành Phật,” không nói gì khác.
22/05/2014(Xem: 7695)
Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo: -Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy
21/05/2014(Xem: 8731)
Tôi gặp anh trong lần đến thăm một người bạn ngày cuối tuần. Trông anh phúc hậu, nói chuyện có duyên với dọng nói ấm áp, dễ nghe. Mỗi người chúng tôi kể những câu chuyện của mình, trao đổi về phương pháp và kinh nghiệm tu tập. Anh cũng vậy. Tôi giật mình khi anh nói về gia đình anh. Hóa ra trước mặt tôi là người đàn ông của một gia đình công giáo nòi.
19/05/2014(Xem: 8361)
Rất nhiều người người nói “Tôi muốn được hạnh phúc nhưng lại không biết làm sao”. Họ không hề cảm thấy hạnh phúc hoặc nếu có thì chỉ thoáng thấy hạnh phúc nhưng rồi lại cảm thấy bất toại nguyện và cô đơn hoặc trải qua cảm giác trống vắng trong một thời gian rất lâu. Nguyên nhân ở đâu và cách thức để có hạnh phúc là gì. Liệu chăng có phải là tình yêu thương với tất cả những ai quanh mình, mọi chúng sinh trên thế gian này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]