Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lợi ích của thiền định và sự hy sinh

12/02/201114:15(Xem: 7400)
Lợi ích của thiền định và sự hy sinh


LỢI ÍCH CỦA THIỀN ĐỊNH VÀ SỰ HY SINH
Aung San Suu Kyi
(Hoang Phong chuyển ngữ)

aung-san-suu-kyi-04

Lời giới thiệu củangười dịch :

Dưới đây là một bài viết của bà Aung San Suu Kyi trên báoBangkok Post tháng 9, năm 1996. Bài báo sau đó được một ký giả Pháp là AlainDelaporte-Digard viết lời giới thiệu và đưa lên mạng Buddhachanel.tv vào ngày13 tháng 10, năm 2010. Bài báo tuy đến với chúng ta hơi muộn, thế nhưng chính sựmuộn màng đó biết đâu cũng là một lợi điểm giúp chúng ta đánh giá cao hơn nữaLợi ích của Thiền định và sự Hy sinh"của bà Aung San Suu Kyi, vì gần đây bà đã phục hồi được sự tự do của mình. Dướiđây là lời giới thiệu của ký giả Alain Delaporte-Digard và tiếp theo đó là phần chuyển ngữ bài viết của bà Aung San SuuKyi.

Lời giới thiệu củaAlain Delaporte-Digard :

19 tháng 6 : Lại thêm mộtnăm quản thúc cho người Phụ nữ Miến điện

aung-san-suu-kyi-03-content

Hôm nay là ngàysinh nhật của bà Aung San Suu Kyi, người đoạt giải Nobel Hòa bình, đang bị quản thúc tại gia, hoàn toàn biệt lậpvới đời sống bên ngoài và không hề được chăm sóc sức khoẻ đã từ nhiều năm nay.

Với sự tưởng nhớtrong lòng và bằng những lời nguyện cầu chúng ta chỉ biết mong sao bà hiểu đượclà chúng ta vẫn còn đây, tuy bất lực nhưng vẫn luôn đặt hết niềm tin và ngưỡngmộ bà.

Thật thế, chúng tabất lực không giúp được gì cho bà trước đám Quân phiệt

chẳng qua vì áp lựcquốc tế không tạo được một sức ép nào. Khi nào tất cả các quốc gia trên thế giớikhông đồng lòng hợp tác để phong tỏa kinh tế một cách toàn diện, thì khi đó Tậpđoàn Quân phiệt vẫn còn tiếp tục nuôi dưỡng 450 000 quân lính để duy trìchế độ độc tài.

Thật vậy, chúng taphải vững tin

vào sức mạnh chuyểnhóa của tâm linh gồm hàng nghìn tư duy tích cực có thể biến cải được thế giới này,kể cả những góc cạnh tối tăm nhất của nó. Trong từng giây phút một chúng ta hoánchuyển tư duy của mình để biến chúng thành con đường đưa đến Hòa bình và Công lý.Nước Miến điện phải trở thành dân chủ. Chúng ta cũng nên nhớ lại trong lần bầucử năm 1990, Aung San Suu Kyi và đảng Dân chủ của bà đã đạt được 82% số phiếu !Thế nhưng Tập đoàn Quân phiệt phủ nhận kết quả đó và còn hơn thế nữa đã tăng cườngthêm sự độc tài.

Thật vậy, chúng takhông khỏi khâm phục

trước quyết tâm giữvững chủ trương Bấtbạo động, Hòa bình và Từ bi của bà mặc dù bà phải nhịn nhục trước các hành độngkhiêu khích xảy ra hàng ngày từ nhiều năm nay. Thân xác bà mòn mỏi, thế nhưng tâmhồn bà rực sáng. Bà là hiện thân của một tấm gương hòa bình và nghiêm túc cho chúngta soi.

Hơn thế nữa, thưabà Ung San Suu Kyi, chúng tôi quả thật đã mang ơn bà rất nhiều,

mặc dù chúng tôi khônglàm được gì để giúp bà,

Thế nhưng bà vẫn nêucao một tấm gương tuyệt vời cho chúng tôi nhìn vào.

Dưới đây là bài viếtcủa bà.

Bài viết này quả thậtxứng đáng là những lời giáo huấn vẹn toàn.

Xin được cám ơn bà.

Alain Delaporte-Digard

viết cho trang internet www.buddachannel.tv

LỢI ÍCH CỦA THIỀN ĐỊNH VÀ SỰ HY SINH
do bà Aung San Suu Kyi viết
(Hoang Phong chuyển ngữ)

aung-san-suu-kyi-01Mùa kiết hạ đã đến.

Đây là dịp dâng y cho những người tu hành và cũnglà dịp giúp mỗi người trong chúng ta cố gắng ý thức sâu xa hơn nữa giá trị củamột người Phật tử.

Tại Miến điện, chúng tôi xem các thành viên củatăng đoàn là những vị thầy vừa giảng dạy lại vừa hướng dẫn chúng tôi trên con đườngthật dài của bát chánh đạo. Những vị thầy tốt không nhất thiết chỉ ban cho chúngta những bài thuyết giáo uyên bác, mà còn khuyên bảo chúng ta phải cư xử như thếnào trong cuộc sống thường nhật để giữ được sự hiểu biết đúng, suy nghĩ đúng,ngôn từ đúng, hành động đúng, phương tiện sinh sống đúng, cố gắng đúng, chú tâmđúng và tập trung tâm thức đúng.

© Steve McCurry/Magnum Photos

Cách nay khá lâu, trước khi bị quản thúc tạigia vào năm 1989, tôi được vị đại sư U Pandita dành cho một buổi hội kiến. Ngàilà một vị thầy ngoại hạng, một bậc sư phụ đúng với truyền thống ngàn xưa. Vị thầy thánh thiện U Pandita đã giảithích cho tôi thế nào là chánh ngữ. Ngôn từ không những chỉ dùng để nói lên sựthật mà còn phải mang lại sự hài hòa giữa con người, sự thân thiện, niềm an vuivà cả sự lợi ích nữa. Chúng ta phải noi gương Đức Phật để nói lên những lời chânthật và thiết thực, dù cho những lời nói ấy đôi khi không được êm tai đối vớingười nghe.

Vị thầy thánh thiện U Pandita còn khuyên tôi nêntrau dồi sự tỉnh thức.

aung-san-suu-kyi-05Trong số năm khả năng tinh thần (lòng tin, sự hăngsay, sức tập trung, trí tuệ và sự tỉnh thức) chỉ có sự tỉnh thức là không baogiờ trở thành quá dư thừa . Một lòng tin quá đáng thiếu sự hỗ trợ của trí tuệ sẽbiến thành một thứ đức tin mù quáng, một trí tuệ đơn thuần thiếu sự hỗ trợ của lònghăng say sẽ tạo ra đủ mọi thứ mưu mẹo khiến mọi người lánh xa. Sự nhiệt tình quáđáng kèm theo sự tập trung tâm thức non kém sẽ mang lại sự đờ đẫn. Thế nhưngđối với sự tỉnh thức thì chẳng bao giờ xảy ra tình trạng quá đáng, mà lúc nào cũngvẫn còn thiếu. Khái niệm Phật giáo về sự tỉnh thức mà vị thầy thánh thiện UPandita ra sức chỉ dạy cho tôi đã chứng minh một cách hùng hồn tính cách đíchthực và giá trị của nó xuyên qua những năm tháng dài bị quản thúc. Noi gương cácbạn đồng hành Phật tử của tôi trước đây, tôi quyết định dành trọn thời gian bịquản thúc để thiền định. Tuy nhiên đấy không phải là một quyết tâm dễ mang ra thựchiện. Vì không có thầy bên cạnh chỉ dạy nên bước đầu tập tành của tôi mang đầythất vọng. Có những ngày tôi không thể nào thực hiện được một tâm thức kỷ cươngđúng với sự đòi hỏi của phép thiền định. Sự bực dọc phát sinh khiến lắm lúc tôicảm thấy thiền định có vẻ mang lại nhiều tệ hại hơn là lợi ích. Nếu không nhớ lạilời khuyên trước đây của một vị đại sư lừng danh cho biết việc thiền định chínhlà cách tu tập mang lại lợi ích cho chính mình, thì có lẽ tôi cũng đã bỏ dở dang.

Các lời giáo huấn của tăng đoàn đã hỗ trợ tôi rấtnhiều trong các sinh hoạt chính trị. Trong suốt cuộc hành trình vận động tranhcử đầu tiên của tôi trên khắp lãnh thổ Miến điện, tôi đã đón nhận được vô số lờikhuyên vô giá của các vị tu hành khắp nơi. Tại tỉnh Prome một vị thầy thánh thiệnkhuyên tôi lúc nào cũng nên hình dung trong tâm hình ảnh của nhà sư ẩn dậtSumeda, một người đã hy sinh dạng giác ngộ mà mình đã đạt được để đổi lấy vô sốkiếp nhọc nhằn với ước vọng cứu độ chúng sinh khỏi khổ đau. Vị thầy thánh thiệncủa tỉnh Prome trên đây đã khuyên tôi : « Phải vượt lên những khó khăn của chínhmình để mang lại an lành và công lý dù cho phải trải qua một thời gian thật dài».

Vị trụ trì một ngôi chùa ở tỉnh Pakokhu lập lạivới tôi những lời khuyên mà ngài đã từng dặn dò cha tôi cách nay hơn 40 năm :

« Con chớ khiếp sợ khi người ta tìm cách dọa nạtcon,
Thế nhưng con cũng không nên hoàn toàn không sợhãi.
Con không nên say sưa mỗi khi người ta tán tụngcon,
Thế nhưng con cũng không nên hoàn toàn khôngsay sưa ».

Nói một cách khác, nếu muốn giữ được lòng can đảmvà sự khiêm tốn thì cũng không nên loại bỏ sự thận trọng và cả sự kính trọng chínhmình một cách đúng mực.

Khi đến tỉnh Natmauk quê của cha tôi thời thơấu , tôi đến viếng ngôi chùa cha tôi đến học ngày còn bé. Vị trụ trì ngôi chùagiảng cho tôi nghe về bốn nguyên nhân đưa đến sự băng hoại và suy đồi, bốn nguyênnhân ấy như sau :

- bất lực không đủ khả năng tái tạo lại những gìđã mất ;

- phó mặc không hàn gắn những gì bị hư hại ;

- không quan tâm đến tầm quan trọng của sự chừngmực ;

- đưa lên hàng lãnh đạo những người thiếu đạo đứcvà khả năng hiểu biết kém cỏi.

Vị trụ trì còn giải thích thêm cho tôi chính đấylà những lời khuyên đúng theo quan điểm Phật giáo hướng vào mục đích kiến tạo mộtxã hội công bằng và phồn vinh trong thời đại tân tiến ngày nay.

Đấy là những lời tràn đầy trí tuệ mà một vị thầythánh thiện đã 91 tuổi ở tỉnh Sagaing đã khuyên bảo tôi khi tôi đi ngang vùngmiền trung Miếnđiện. Ngài phác họa ra những khó khăn có thể xảy ra cho tôi khi tôi muốn thựchiện thể chế dân chủ cho quê hương Miến điện, ngài nói với tôi như sau :

« Con sẽbị người ta tấn công và phỉ báng chỉ vì hoài bão của con muốn thực hiện một nềnchính trị lương thiện. Thế nhưng con phải bảo vệ hoài bão ấy. Con phải thực hiệnnó trong khổ đau, và sau này con sẽ gặt hái được phúc hạnh ».

Hoang phongchuyển ngữ
09.02.11
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/10/2010(Xem: 9231)
Lẽ thường trong chúng ta, ai ai cũng đều có một cái “cái ngã”, hay “bản ngã”. Không những cái ngã của chính mình mà còn ôm đồm cái bản ngã của gia đình mình, của bằng hữu mình, của tập thể mình, của cộng đồng xã hội mình, của tôn giáo mình, của đất nước mình, và thậm chí cho đến cái bản ngã của chủ nghĩa mình; dù đó là chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, hay chủ nghĩa hiện sinh...
09/10/2010(Xem: 9269)
Sáutu sĩ khổ hạnh quấn trên người những chiếc áo bạc màu bụi đường cùng nhau "tiến sâu vào lãnh thổ của xứ Ma-kiệt-đà"(Magadha) trong thung lũng sông Hằng (PhổDiệu kinh - Lalitavistara). Họ đixuyên ngang các thôn xóm và những cánh đồng xanh mướt. Chung quanh cảnh vật êm ảvà lòng họ thật thanh thản. Họ là những người quyết tâm từ bỏ gia đình để chọnmột lối sống khắc khổ, không màng tiện nghi vật chất mà chỉ biết dồn tất cả nghịlực để đi tìm bản chất của thế gian này và nguyên nhân đưa đến sự hiện hữu củachính họ.
06/10/2010(Xem: 7864)
Sở dĩ tôi nói tới ăn uống ở hàng đầu vì có thể tới 90 phần trăm những bệnh của con người là do ăn uống mà ra. Cơ thể ta luôn luôn giữ một mức độ thăng bằng trước những biến đổi ngoại cảnh. Ngoại cảnh có nóng hay lạnh, cơ thể vẫn giữ ở một mức độ 30 độ bách phân. Ngoại cảnh có làm tim ta đập nhanh hay chậm một chút nhưng sau đó cơ thể vẫn giữ ở mức độ 70 tới 100 nhịp tim mỗi phút. Cũng như vậy đối với huyết áp, số lượng máu, nồng độ của các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong cơ thể. Ăn uống chính là đưa các chất ngoại lai vào cơ thể. Nếu đưa vào cho đúng cách, cơ thể sẽ được bồi dưỡng đầy đủ, hoạt động tốt. Nếu không cho đúng cách, hoặc quá nhi
06/10/2010(Xem: 17145)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
06/10/2010(Xem: 8806)
Ngày Đức Thế Tôn dạy: “ không bao lâu nữa Ta sẽ nhập Vô Dư Niết Bàn” Ngài A Nan lòng buồn vô hạn, với những nỗi lo hết sức chân tình, lo Phậtđi rồi lấy ai nương tựa, lo Phật không còn ai là người lèo lái con thuyền Phật Pháp, lo cho sự truyền thừa đạo mạch Phật Giáo mai sau.
05/10/2010(Xem: 8123)
Người tham muốn danh vọng, thì suốt đời giong ruổi theo quyền cao, chức trọng, danh thơm tiếng tốt. Họ bằng mọi thủ đoạn để lòn cúi hết chỗ này đến chỗ khác, cố mong được địa vị cao sang. Họ lao tâm, khổ trí, tìm đủ mọi cách để nắm giữ cho được cái danh vọng, hư ảo nhằm đạt được quyền lợi tối cao.
03/10/2010(Xem: 8168)
Người tham muốn ăn uống ngon hợp khẩu vị, thì suốt đời lân la bên cạnh những món ngon vật lạ, quanh quẩn bên những tiệc tùng, tìm khoái khẩu trong những rượu ngon, vị lạ nên phải giết hại nhiều các loài vật để bồi bổ cho mình.
03/10/2010(Xem: 17504)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
03/10/2010(Xem: 10365)
Những kẻ bị phiền não khổ đau, Phật giáo đã chỉ cho họ con đường dẫn đến hòa bình, và hạnh phúc vĩnh cữu cùng giúp họ giải quyết mọi vấn đề phiền toái của cuộc sống.
03/10/2010(Xem: 9915)
Hỷ là một trong bốn vô lượng tâm của nhà Phật. Hỷ là hoan hỷ, vui vẻ. Lòng người Phật tử bao giờ cũng hoan hỷ, và sẵn sàng san sẻ niềm hoan hỷ đó cho mọi người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]