Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trở Về Cố Hương - HT Thích Thanh Từ

25/01/201104:06(Xem: 8081)
Trở Về Cố Hương - HT Thích Thanh Từ

tuyentapmungxuan

TRỞ VỀ CỐ HƯƠNG
HT Thích Thanh Từ

thiendinh-0101Chúng ta cứ ngỡ rằng vào Niết bàn là vào một cảnh giới rực rỡ, có đủ thứ sung sướng, tươi đẹp… Tưởng Niết bàn như vậy là Niết bàn tưởng tượng. Niết bàn là vô sanh, vô sanh mà hằng tri hằng giác, chứ không phải vô sanh mà vô tri vô giác. Cái hằng tri hằng giác đó cũng gọi là Phật tánh. Như vậy được cái vô sanh hằng tri giác đó là nhập được Phật tánh của mình. Nếu nhập được Phật tánh của mình thì gọi là Phật chứ gì! Chúng ta cứ mong thành Phật được ngồi trên tòa sen có hào quang rực rỡ, ông Phật đó là ông Phật gì? Ông Phật đó là ông Phật sinh tử, hoặc là báo thân, hoặc là hóa thân. Phật Pháp thân thì không cóhình tướng.

Như vậy người có tu sẽ được kết quả rất cụ thể, còn người không biết tu hết nghĩ chuyện này đến nghĩ chuyện nọ liên miên. Trong khi cái biết thầm lặng luôn ở bên mình thì lại không hay, không nhớ tới. Do không nhận được cái hằng tri hằng giác thầm lặng ấy, nên chỉnghĩ hơn nghĩ thua, nghĩ phải nghĩ quấy, cho đó là tâm. Chấp giữ khư khư thân sinh diệt và tâm sinh diệt là mình thì trách gì không đi trong luân hồi muôn kiếp sao được. Bởi cho cái sinh diệt là mình nên vừa mất cái sinh diệt này liền ôm cái sinh diệt khác, cứ liên miên như vậy, nên đi trong luân hồi vô số kiếp.

Nếu bây giờ biết rõ thân này là vô thường sinh diệt, tâm phân biệt hơn thua phải quấy cũng vô thường sinh diệt; chỉ có cái hằng tri hằng giác, không hình không tướng đó mới thật là mình. Cái đó có bị lửa đốt cháy không? Không. Vì vậy nên nói hoa sen trong lò lửa.

Nói thân vô thường vì thân bị lửa vô thường thiêu đốt, cháy mòn dần. Thí dụ như một cây củi tươi, đút vô lò lửa. Ban đầu củi tươi cháy chậm, lần lần củi khô cháy nhanh hơn, cuối cùng nó bắt cháy hết. Cũng như vậy, hồi ta sinh ra đến lớn lên năm mười tuổi, đầu tóc xanh. Năm tháng chất chồng, lửa vô thường đốt riết bây giờ đầu bạc trắng. Hồi xưa mặt mày no đầy, bây giờ bắt đầu nhăn nheo. Nó hiện tướng khô đó, khô rồi thì tới cháy rụi. Rõ ràng chúng ta mang thân vô thường, bị lửa vô thường đốt cháy. Có khi nó cháy gấp, có khi nó cháy muộn, nhưng nhất định phải cháy.

Song trong cái vô thường đó, ngầm có một cái chân thường, tức là cái không có hình tướng, hằng giác hằng tri. Không hình tướng nên đâu bị vô thường, hằng giác hằng tri nên đâu phải là không. Trong nhà Phật nói chỗ đó "không phải có, không phải không" (phi hữu, phi vô). Bởi vì nó không phải có theo hình tướng vô thường, không phải không vì nó hằng giác hằng tri.

Trên đường tu chúng ta nghiệm, nhận kỹ mới thấy, từngphút từng giây chúng ta đang tiến chứ không phải là vô ích. Nhưng vì lâu nay không ai giảng trạch cho mình biết, cứ cho rằng ngồi thiền phải yên, phải lặng; mà sao mình ngồi vọng tưởng hoài, chưa yên chưa lặng nêncoi như mình tu chưa có kết quả. Năm năm, mười năm nhìn lại thấy cũng còn vọng tưởng, bèn than: Ôi, mười năm rồi mà tu vẫn không có kết quả gì, nên thối Bồ đề tâm.

Nếu quý vị ngồi thiền từ đầu giờ đến cuối giờ, chịu khó để ý ngày nay nghĩ mười lần, ngày mai còn chín lần, ngày khác còn tám lần… Như vậy là đã thấy bước tiến của mình. Niệm khởi là vô thường là điên đảo. Qua những cái đó chúng ta có những phút giây sống với cái chơn thường. Từ niệm điên đảo mà thức tỉnh, chúng ta sống lại với cái bình lặng vô thượng chánh giác. Như vậy là mình có giác, chứ đâu phải hoàn toàn mê.

Giả sử chúng ta còn vọng tưởng mà ông chủ vẫn hiện tiền hoài thì có thiệt thòi gì đâu. Mỗi niệm dấy lên ông chủ thấy quở nó, nó liền mất. Lát sau nó dấy lên niệm khác, ông chủ thấy lại quở nó, nó liền mất. Cứ như vậy, trong nhà có khách bước vô, chủ chào hỏi, xong khách bước ra. Đến người khác bước vô, chủ cũng chào hỏi… Cả ngày khách tới lui tấp nập, nhưng ông chủ vẫn có mặt để chào hỏi khách thì có thiệtthòi gì đâu! Chỉ sợ không có ông chủ, khách vô làm quyền ở trong nhà thì mới nguy. Chứ còn trong nhà có chủ, khách bước vô, chủ chào rồi đưa ra. Như vậy ông chủ có thiếu vắng lúc nào đâu?

Vậy mà nhiều người than thở hoài, "tu lâu mà không cókết quả", vì quên ông chủ của chính mình. Nên biết giờ ngồi thiền khôngphải thiệt thòi, mà chẳng những giờ ngồi thiền thôi, cho tới giờ đi tưới hoa, nhổ cỏ, nấu cơm, lặt rau v.v… quý vị cũng biết rõ từng niệm khởi. Đó là quý vị không thiếu ông chủ. Ông chủ vừa thấy dấy nghĩ liền đuổi đi, như vậy có gì mất mát đâu? Nếu giờ nào cũng có ông chủ, tức là giờ nào mình cũng có ông Phật. Tuy tu chưa thành Phật, mà lúc nào cũng có Phật hộ cho mình. Đó là Phật luôn luôn gia hộ cho mình không bị mấy đứa phàm tục chen vô.

Ngược lại cứ dong ruổi, thả trâu chạy cùng đường cùngsá, chiều lại thắp hương cầu Phật phù hộ cho con, mà không chịu nhận ông Phật thường trực gia hộ bên mình. Đó là lối tu quên gốc chạy theo ngọn ngành. Cái gốc đó không xa, ở gần bên mình. Nên chúng ta thường haynói tu là cốt trở về cố hương. Cố hương ở đâu? Nếu nghĩ cố hương cách đây chừng năm trăm hay một ngàn cây số là sai lầm. Chúng ta phải nhớ cố hương ở ngay dưới gót chân mình chứ không ở đâu xa hết. Chúng ta đang đứng trên cố hương mà quên mình đang đứng trên cố hương, cứ nhìn đằng này đằng kia kiếm tìm cố hương. Đang đứng trên đất cố hương, mà cứ nhìn ra ngoài nên nói quê hương xa mù, không biết ở đâu.

Như vậy mới thấy chúng ta hết sức điên đảo. Cái thật hiện tiền lại quên, chỉ đuổi theo cái tưởng tượng, cái mình ước mơ. Bây giờ muốn trở về cố hương, chúng ta phải làm sao? Chúng ta phải chịu khó nhìn xuống chân mình thì thấy chớ gì. Vì muốn cho quý vị thấy cố hương nên tôi mới khuyên mỗi khuya mỗi tối, quý vị ngồi dòm xuống một chút. Đừng nhìn đi xa, nhìn xa thì quên bẵng quê mình. Nhìn xuống để thấy mìnhđang ngồi, đang đứng tại quê hương cũ của mình. Đó là chúng ta tỉnh, chúng ta giác. Còn nếu quên, chạy đi tìm đầu này góc nọ là chúng ta mê. Quên là mê. Mê cố hương hiện tiền nên chạy tìm nơi nọ nơi kia. Tất cả chúng tu hành là quay lại, nhận thẳng nơi mình, chứ không có ở đâu xa.

Như vậy ngay nơi thân phàm tục này cũng vẫn có Niết bàn. Nhưng Niết bàn đó chưa trọn vẹn, chỉ là Niết bàn từng chặng, từng khoảng thôi. Lát thì sinh tử, lát thì Niết bàn, còn chập chờn chứ chưa hoàn tất Niết bàn. Chừng nào như Tổ Huệ Khả, mọi duyên đều sạch, không còn một niệm nào nữa, lúc đó chúng ta vẫn sống, vẫn đi lại, mọi công tácchúng ta vẫn làm mà tâm hằng giác, hằng thanh tịnh, đó là Hữu dư y Niếtbàn. Như vậy Niết bàn xa không? Kiếm ở đâu? Chúng ta có quyền được Niếtbàn không? Có ai không có quyền đó không?

Lâu nay chúng ta cứ nghĩ Phật, Bồ tát mới có Niết bàn, còn mình là phàm phu ngu si nên vô phần. Bởi vì chúng ta cứ ngỡ Niết bàn chỉ có khi tu đến hoàn toàn viên mãn. Chúng ta biết mình có nhân Niết bàn rồi, thì quả Niết bàn sớm chầy gì cũng sẽ được. Như vậy ai cũng có khả năng, ai cũng có thể tu được quả Niết bàn. Khi niệm khởi là sanh tử, khi lặng lẽ hằng tri là vô sanh. Sanh tử với vô sanh ở cạnh bên, một giờ ngồi thiền ít ra cũng được phân nửa thời gian của vô sanh. Như vậy có buổi nào quý vị không có Niết bàn đâu. Ngày nào cũng có Niết bàn nhưng nhiều ít vậy thôi. Do đó trên đường tu không có chuyện luống công vô ích mà chỉ vì chúng ta không nhận ra.

HT Thích Thanh Từ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/03/2023(Xem: 3622)
NGƯỜI TU HÀNH CÓ NĂM PHÁP CẦN NÊN TRÁNH Trên đường tu tập để đến mục đích giải thoát, đức Phật vì lòng thương xót chúng ta đã khuyên răn, nhắc nhở và còn ngăn cấm, có năm điều cần nên tránh. Nếu chúng ta không nghe lời dạy này thì con đường tu tập của chúng ta sẽ không đi đến đâu cả, uổng công, mất thì giờ, vô ích.
28/02/2023(Xem: 3176)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người được thể hiện bởi cảm giác vui vẻ, thích thú, hài lòng trước những đầy đủ về vật chất và thoải mái về tinh thần. Nó khiến bản thân người ta cảm thấy yêu đời hơn.
16/02/2023(Xem: 4701)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu ... Trong tâm niệm: ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ''. Nhận được sự thương tưởng của chư Tôn đưc và Phật tử cùng các thiện hữu hảo tâm, tuần lễ vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một chuyến đi thăm trại cùi Gaya-(cách Bồ Đề Đạo Tràng 14 cây số) để trợ giúp ít nhiều cho những người cùi bất hạnh nơi này.. - Thành phần quà tặng cho 268 bịnh nhân, một nửa là người đã phát bịnh cùi , một nửa là người chưa phát bịnh. Quà cho mỗi bịnh nhân gồm có: 12 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari (cho nữ giới), đường, dầu ăn, bánh ngọt, và tặng thêm 30.00Rupees tiền mặt cho Hội người cùi Gaya để mua gạo và như yếu phẩm cho những bịnh nhân không có khả năng lao động.
12/02/2023(Xem: 5105)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Mùa Xuân Quý Mão năm nay, những ngày đầu năm cũng là thời điểm Pháp hội Ninh Mã (Nyingmapa) khai hội tu tập & cầu nguyện cho: ''Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này (chúng con) chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm lành cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 10 ngày pháp hội diễn ra.
01/02/2023(Xem: 3378)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm và pháp hữu . Với tâm nguyện san sẻ và kết duyên lành với chúng sanh đầu Xuân mới, vào sáng ngày 28 Jan 23 (mùng 7 tết) chúng con, chúng tôi đã đến thăm & phát quà tại làng Rajsapur Gaya gần núi Khổ Hạnh Lâm (Bihar India), đây là thiện sự đầu tiên trong mùa Xuân Quý Mão, chúng tôi thật hoan hỉ khi thấy dân nghèo nơi đây vô cùng mừng rỡ và hạnh phúc khi được nhận quà. Nhờ vào sự hộ trì của chư Thiên, Hộ Pháp, mặc dù dân chúng đến rất đông nhưng buổi phát quà đã diễn ra trong trật tự và viên mãn .
27/01/2023(Xem: 10216)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
27/01/2023(Xem: 2419)
Phần này bàn về cách dùng đặc biệt "vợ lẻ" từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Cụm danh từ này - cũng như một nhóm từ vựng liên hệ như vợ chính, chính thê, vợ cả, vợ lớn, thiếp, vợ bé, vợ mọn - vợ nhỏ phản ánh truyền thống đa thê của các nước Á Châu từ xa xưa. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Không phải ngẫu nhiên mà các giáo sĩ đều ghi nhận quan sát cá nhân và nhận xét của mình về truyền thống này khi sang Á Đông,
26/01/2023(Xem: 5051)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Chúng ta có thói quen nhìn vào Phật giáo xuyên qua các phương tiện thiện xảo cùng các ảnh hưởng văn hóa, phong tục, và cả các phương pháp tu tập đại chúng của Trung quốc, thế nhưng dường như chúng ta không mấy khi ý thức được đúng mức về điều đó. Chúng ta cứ nghĩ rằng Phật giáo là như vậy. Thế nhưng Giáo huấn của Đức Phật sau khi được đưa vào Trung quốc qua các con đường tơ lụa, đã bị biến đổi rất nhiều qua hàng ngàn năm thích ứng với nền văn minh của đế quốc này, một nền văn minh hoàn toàn khác biệt với nền văn minh trong thung lũng sông Hằng, nhất là trên phương diện tư tưởng, ngôn ngữ và chữ viết.
16/12/2022(Xem: 3529)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư Tôn đức và quí vị thiện hữu hảo tâm, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 9 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm & các làng ven quốc lộ từ Bodhgaya đi Varanasi, tiểu bang Bihar India .
10/12/2022(Xem: 6431)
Kính chia sẻ cùng chư Tôn Đức, chư pháp lữ, và quí thiện hữu một số hình ảnh trong mùa Tipitaka (Đại Tạng Kinh PaLi) khai hội tại Bồ Đề Đạo Tràng. Đây là lần thứ 17 trùng tụng Tipitaka theo thông lệ hàng năm. Lễ hội quan trọng năm 2022 này do Phật Giáo Việt Nam đăng cai tổ chức nên tất cả mọi trần thiết, trang hoàng đều do Ban tổ chức Hội trùng tụng Kinh tạng Pali VN thực hiện, nổi bật nhất là cổng chào với hình ảnh hoa tươi rực rỡ “Lưỡng Long chầu Pháp Luân” rất đẹp mắt, khiến ai ai cũng trầm trồ ngợi khen và tán dương công đức. Lễ hội trùng tụng Tipitaka năm nay có các nước Phật Giáo tham gia trùng tụng Đại Tạng như: Nepal, Sri-Lanka, Lao, Campuchia, ThaiLand, Myanmar, Việt Nam, Bangladesh, India, International...Chương trình được khai mạc trang trọng vào ngày 2 tháng 12 cho đến ngày 12/12/2022 là bế mạc, với gần 5000 người tham dự . Nguyện cầu tiếng kinh này vang vọng đến ba ngàn thế giới khiến chúng sanh vạn loài thảy đều nghe ba nghiệp từ đó được thanh tịnh. Và xin nguyện
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]