Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lược Ý Tăng Già Họ Thích Nét Đặc Trưng Của Tăng Đòan Phật Giáo Bắc Truyền

13/01/201104:57(Xem: 8118)
Lược Ý Tăng Già Họ Thích Nét Đặc Trưng Của Tăng Đòan Phật Giáo Bắc Truyền


LƯỢC Ý TĂNG GIÀ HỌ THÍCH
NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA TĂNG ĐÒAN PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN

Thích Tâm Mãn

Ýthức về dòng họ là nét văn hóa tiêu biểu của người phương Đông, ở phương Đông khi nhắc đến một nhân vật, một vĩ nhân hay một người bình thường điều đầu tiên mọi người hỏi đến là tên gì họ gì. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng vậy, khi ứng thân trên cuộc đời này ngài cũng là con cháuthuộc dòng họ Thích Ca ở Ấn Độ.

Đức Thích Tôn xuất gia thành đạo dưới gốc cây Bồ Đề, nơi vườn Nai độ năm anh em Kiều Trần Như, Tăng đoàn Phật Giáo ra đời, dòng dõi nhà Phật đã có người thừa kế, nhưng tất cả đệ tử của Đức Phật không có người nào mang họ Thích.

Lịch đại truyền giáo Tổ sư khi đem Phật Giáo truyền vào Đông Độ tất cả đều không mang họ Thích, vì trong văn hóaPhật Giáo ở Ấn Độ không đặt nặng về vấn đề họ tộc như ở Đông Phương, ngay cả trong sự truyền thừa tông phái Phật Giáo cũng không có hệ thống và rõ ràng như các tông phái Phật Giáo Bắc Truyền.

Trong sách Tây Vực Ký cóđoạn chép: “Dòng Tộc là sự phân biệt các con cháu của tộc họ trãi qua nhiều đời. Họ là sự phân biệt của con cháu của dòng tộc được sinh ra.” Trong sách Thích Ca Thị Yếu Phổchép: “Phàm là dòng họ là bởi muốn chỉ rõ tính chất cho nên mới có vậy. Cho nên tùy theo vật mà đặt họ cho vậy.”

Buổi đầu khi các vị Phạm Tăng đến Trung Quốc truyền giáo, theo tập tục của người Trung Quốc đều phải có họ tên rõ ràng, nên người Trung Quốc thường lấy tên của địa vực hay quê hương của vị Phạm Tăng đặt làm họ. Như hai Ngài dịch kinh “Tứ Thập Nhị Chương”là người Tây Trúc, nên lấy họ là Trúc Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, người dịch “Hành Đạo Bát Nhã Kinh” và “Bát Chu Tam Muội Kinh” là Ngài Trúc Phật Sóc.

Đời Đông Tấn có những vị Tăng đến từ Thiên Trúc tham thiền luận đạo với ngài Đạo An đều có họ Trúc như ngài Trúc Pháp Tề, Trúc Tăng Phụ và Trúc Đạo Hộ..v.v... còn như họ An của ngài An Thế Cao là thái tử của nước An Tức. Cuối đời nhà Hán có ba thầy trò cao Tăng Tây Vực họ Chi rất nổi tiếng đều là người của nước Đại Nguyệt Chi là ngài Chi Sám, Chi Lượng, ngài Chi Khiêm và ngài Chi Mẫn Độ.

Phật Giáo từ khi du nhập vào Đông Phươngcho đến thời Đông Tấn Trung Quốc khoảng trên dưới 200 năm. Trong suốt quá trình truyền giáo cũng như hòa nhập và phát triển, dần đi đến thịnh hành, văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc Trung Quốc bắt đầu có sự ảnh hưởng sâu rộng vào Phật Giáo, lúc bấy giờ các vị Phạm Tăng dần dần có ý thức hơn trong vấn đề tên họ của mình.

Phật Pháp Tăng Tam Bảo giáo lý căn bản nhất của Phật Giáo bắt đầu được phổ biến, người dân bản địa tìm hiểu và có cái nhìn sâu sắc hơn về chân lý của Phật Đà, vì vậy lúc bây giờ hiện tượng lấy danh từ, Phật Pháp Tăng trong Tam Bảo làm họ của các vị Phạm Tăng bắt đầu thịnh hành thay vì lấy tên địa vực để làm họ như trước.

Thời Nam Bắc Triều (T.L 420-588) có vị Thiền Sư lấy chử “Phật” để làm họ của mình, như có Ngài nổi tiếng truyềnthọ lối thiền của Thượng Tọa Bộ xưng là Phật Đà Bạc Đà, Ngài phiên dịchbộ Kinh Hoa Nghiêm xưng là Phật Độ Bạc Đà La, Ngài dịch bộ Luật Tứ Phầnxưng là Phật Đà Da Xá, hay còn có Ngài hiện rất nhiều những hiện tượng thần thông quảng đại để hoằng Pháp như Ngài Phật Đồ Trừng. Tất cả những Ngài trên đây đều có họ là từ “Phật”

Pháp tiếng Phạn gọi “Dharma” âm thích là“Đàm ma” hoặc “Đàm vô” các vị Phạm Tăng dùng chử “Pháp” để làm họ của mình rất thịnh hành ở thời kỳ Tam Quốc, như ngài Đàm Ma Lưu Chi đến Lạc Dương Hoằng truyền Luật Tông, Ngài dịch Kinh Tăng Nhất A Hàm và Kinh Trung A Hàm là Ngài Đàm Ma Nan Đề, thời Tấn Vũ Đế có Ngài Đàm Vô Yết đi tây vực cầu Pháp, thời nhà Bắc Lương có Ngài Đàm Vô Sám dịch kinh rất lànổi tiếng, những bộ kinh ngài dịch còn lại như bộ Ưu Bà Tắc Giới Kinh. v.v…tất cả những Ngài trên đây đều lấy từ “Đàm Ma” hoặc “Đàm Vô” (Pháp) làm họ.

Lấy từ “Tăng” làm họ thịnh hành thời NamBắc Triều. Như ngài giới sư Tăng Già Bạc Ma đời Tống thuộc Nam Triều, Ngài Tăng Già Bà La dịch Kinh ở Dương Đô nhà Lương thuộc Nam Triều, NgàiTăng Già Bạc Trừng cùng với Ngài Đạo An dịch bộ A Tỳ Đàm Tỳ Bà Sa luận,thuộc Bắc Triều đời Nhà Tần, ngài Tăng Già Bà Đề dịch bộ A Tỳ Đàm Luận và bộ Kinh A Hàm. Các ngài trên đây đều lấy từ “Tăng” làm họ của mình.

Trong sách “Tỵ Thử Lục Thoại” cóchép: “Phật Pháp từ ngày truyền đến đất Hán, Tăng thường dùng tục Tánh của mình để xưng hô hoặc xưng là Trúc, hoặc đệ tử lấy họ của thầy, ví như Chi Tuần vốn là họ Quan, nhưng theo học ngài Chi Khiêm nên lấy họ Chi …”.

Phật Giáo khi truyền đến Việt Nam, Phạm Tăng cũng như Việt Tăng cũng như vậy, một là lấy họ của mình hai là lấy họ dùng tên chử của địa phương và ba là lấy họ của thầy mà mình theo học. Như họ Khương của ngài Khương Tăng Hội, vì Ngài thuộc người của xứ Khương Cư, như ngài Mâu Bát truyền Đạo Phật ở Việt Nam thì dùng nguyên họ của mình. Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi sơ Tổ Thiền Tông Việt Nam, ngài Khuông Việt Thái Sư Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận Thiền Sư chèo thuyền tiếp Lý Giác.v.v...

Cũng như vậy lấy họ của mình để xưng hô.Điều này một lần nữa cho thấy đến cuối thế kỷ thứ 9 Phật Giáo Việt nam vẫn còn nét nguyên thủy từ ấn độ truyền vào và Phật Giáo Hán hóa vẫn chưa có ảnh hưởng sâu rộng trong Phật Giáo Việt Nam.

Phật Giáo Đông truyền trãi qua hơn 400 năm du nhập và phát triển trong dân gian cũng như triều đình. Đến thời Nam Bắc Triều phía Bắc có ngài Phật Đồ Trừng cực lực hoằng giáo, nên Tăng đoàn Phật Giáo được Trều Đình chính thức công nhận, người bản địa xuất gia làm Tăng ngày một đông, đến đời đệ tử của Ngài Phật Đồ Trừng làNgài Đạo An Đại Sư mới bắt đầu chú ý đến tổ chức lại Tăng Đoàn cũng nhưbắt đầu công cuộc hệ thống điều chỉnh sinh hoạt, lễ nghi, chế độ, luật lệ, phạm bối, nghi thức hành trì trong thường nhật của Tăng đoàn Phật Giáo Bắc Truyền và đề xướng Tăng đoàn Phật Giáo nên thống nhất.

Ngài Đạo An (312-385)là vị cao Tăng nổi tiếng của thời Đông Tấn, từng đã được ngài Cưu Ma La Thập gọi là “Đông Phương Thánh Nhân” Trong Cao Tăng Truyện quyển 5 chép:“An lấy đức tu làm tông chỉ, học thông Tam Tạng, chế ra Tăng Ni quỹ phạm…Sa Môn đời Ngụy Tấn theo họ của thầy, cho nên mỗi vị họ đều không giống nhau, Ngài Đạo An phát hiện họ của sa môn quá ư hỗn loạn, không thích hợp cho sự thống nhất cũng như phát triễn của Phật Giáo, nên đề xướng Phật là dòng họ Thích, nay đệ tử Phật, nên lấy họ của Phật làm họ của mình”. Từ đó Tăng già Bắc truyền lấy họ Thích làm Họ của Tăng già.

Trong Khai Nguyên Lục chép:“Trước đời Tần, Tấn, người xuất gia lấy họ của thầy làm họ của mình, sau có ngài Di Thiên sa môn Đạo An cho rằng: Phàm là người cắt tóc nhuộmáo, đều là dòng giống của dòng họ Thích Ca, nên không thể có họ khác, cho nên đều phải xưng là họ Thích.”

Ngài Đạo An đề xướng Tăng Già Bắc Truyền nên lấy họ của Phật làm họ của mình, trong ý niệm thống nhất Tăng đoàn Phật Giáo Bắc Truyền, nhằm tạo một khối tăng đoàn thống nhất nhằm làm động lực phát triển Phật Giáo ở Phương Đông, cho đếnkhi Kinh Tăng Nhất A Hàm được truyền vào Đông Độ thì tính chất dùng họ Thích làm họ cho Tăng Đoàn mới mang đầy đủ ý nghĩa và thuyết phục được Tăng Già Bắc Truyền.

Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm phẩm 21 cóchép: “Khi nước của Bốn con sông đổ vào Biển cả đều không có tên riêng được gọi chung là nước biển, đây cũng vậy. Có bốn họ, những gì là bốn? gồm có Sát Lợi, Bà La Môn, Trưởng Giả, Cư sĩ.

Tất cả đều được Như Lai thế độ, ba Pháp Y, xuất gia học đạo, không cần phải giữ họ củ của mình nữa, đều gọi là sa môn đệ tử của Thích Ca…Cho nên các Tỳ Kheo, các vị thuộc họ nào trongbốn họ nay đã cắt tóc xuất gia rồi, cho nên gọi là là hành giả kiên cố xuất gia học đạo, cho nên không cần họ cũ nữa, nên tự gọi mình là con cái của dòng họ Thích Ca”.

Sau đó trong Kinh A Hàm cũngthấy có ghi chép về điều này: “Nước của bốn con sông chảy vào biển, không còn lấy tên sông, bốn họ của sa môn đều xưng là Thích tử”.Tăng giàPhật Giáo Bắc Truyền thống nhất dùng họ Thích của Phật làm họ của mình đến đây mới được hoàn toàn thuyết phục.

Trong sách Thích Thị Yếu Lãm chép:“Nay xưng là sa môn họ Thích. Bởi vì bên Thiên trúc người ngoại đạo xuất gia cũng gọi là Sa Môn. Chử Thích làm họ để xưng do đã giản lược…ý là cùng con nhà họ Thích vậy.”

Tăng Già Phật Giáo Bắc Truyền lấy họ Phật để làm họ của mình, nói lên tinh thần “Tùy duyên hóa độ” của Đại Thừa Phật Giáo, đồng thời thể hiện rõ nét chất “Tùy duyên Bất Biến” của Đạo Phật. Văn hóa người Đông Phương mang đậm dấu ấn Nho gia và truyền thống “Mộc hữu bổn, thủy hữu nguyên” cây có cội nước có nguồn, cho nên ýthức tộc họ có địa vị rất quan trọng trong dòng chảy văn hóa truyền thống phương Đông.

Đạo Phật đến với phương Đông cũng như nước của bốn sông chảy vào biển cả, không còn dòng nước nào lưu lại tên của một dòng sông, đều chung một tên gọi là nước biển. Cũng như vậy Đạo Phật đến với dân tộc nào, hay đất nước nào, cũng như nước sông đổ vào biển cả, như đem cam lộ tưới mát cho dân tộc đó, như chất đề hồ đượm thắm ngọt ngào vun đắp cho đất nước có hiện hữu bóng hình của từ bi.

Tính chất “Tùy Duyên Bất Biến” của Đạo Phật chẳng khác nào như Kim Cương bất hoại. Nếu Đạo Phật được coi là triết học, thì sự siêu việt của triết lý Phật Đà làm cho nền hiền triết “Bách Gia Chư Tử” phải khâm phục và Quy Y. Nếu Đạo Phật được coi là nền tảng của đạo đức, thì đạo hiếu hay hiếu Kinh của nền đạo đức phương Đôngphải cảm động và sâu lắng về những lời vàng ngọc trong Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân.

Gương hiếu của “Nhị Thập Tứ Hiếu” chỉ dừng lại ở việc chăm sóc hiếu dưỡng cha mẹ khi còn sanh tiền, thì Đức Đại Hiếu Mục Kiền Liên trong Kinh Vu Lan Bồn còn ý nghĩa hơn cả như vậy.

Đạo Phật tùy duyên làm cho các dân tộc ởphương Đông chấp nhập mình không còn một nghi vấn, Đạo Phật bất biến khi tất cả các dân tộc khác có thể dùng văn hóa truyền thống, hay ý thứchệ của riêng dân tộc mình để giải thích Đạo Phật, và như thế nào đi nữatính chất Phật vẫn tồn tại không không bao giờ mất. Họ Thích của Tăng đoàn Phật Giáo Bắc Truyền cũng theo tinh thần này, vì “Tùy Duyên” nên theo truyền thống Đông Phương nên cần phải có tộc họ. Lấy họ của Phật Làm họ của mình thể hiện tính “Bất Biến” trong Phật môn.

Tăng Già họ Thích khơi nguồn chotình “Linh Sơn Cốt Nhục”. Tăng Già họ Thích thể hiện tính cốt lõi “Hòa Hợp” của Tăng Đoàn. Tăng Già họ Thích nói lên sự thống nhất của Phật Giáo Bắc Truyền.

Tăng Già họ Thích thể hiện tính cách “Bình Đẳng” không giai cấp trong tâm đại từ bi của Đạo Phật. Tăng Già họ Thích thể hiện chí hướng đạt đáo “Vô Thượng Bồ Đề” thành Phật củatương lai. Tăng Già họ Thích dòng họ “Giải Thoát” của nhân gian cho nênngười xuất gia học Phật vinh dự vì mình mang họ Thích.

(Nguồn: Chùa Minh Thành)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/08/2012(Xem: 9990)
Trước cuộc ra đi vĩ đại nhất trong lịch sử loài người của Bồ-tát Siddharttha, Yasodhara đã gạt lệ nhớ thương và đơn thân nuôi dưỡng Rahula ròng rã bảy năm trường trong cô đơn, khắc khoải.
20/08/2012(Xem: 10400)
Hãy sống một cách thiết thực, sống tự tin trên nền tảng của nhân quả, tachắc chắn sẽ nắm được vận mệnh tương lai của mình, đó là vận mệnh của hạnh phúc. Hãy biến mấu chốt hiện tại như một phần quà của hạnh phúc từ đó bỏ đi tất cả nỗi buồn và niềm đau. Muốn vậy, con người phải có bản lĩnh của sựhỷ xả, buông bỏ nỗi đau mà người khác tạo cho mình, buông bỏ những hận thù, những gì tiêu cực từng diễn ra trong cuộc sống. Sự buông xả cũng giống như một cơn gió lốc thổi qua, tất cả mây tụ tán trên bầu trời không còn nữa, lúc đó bầu trời trở nên quang đãng mang lại nhiều giá trịan vui trong cuộc đời.
13/08/2012(Xem: 12085)
Vừa qua, một số chú tiểu (chưa rõ ở chùa nào) đã tung lên mạng internet qua trang xã hội (facebook) những hình ảnh hết sức phản cảm, trái ngược với điều người bình thường hình dung ở trong nhà chùa.
10/08/2012(Xem: 7934)
Ta cùng chúng sanh nhiều kiếp đến nay hằng ở trong vòng sanh tử, chưa từng được thoát ly. Khi ở cõi này, lúc thế giới khác. Khi sanh thiên cảnh lúc sống dưới nhân gian. Siêu đọa trong phút giây, xuống lên ngàn muôn nẻo! Cửa quỷ sớm đi rồi chiều lại, âm ty nay thoát bỗng mai vào. Lên non đao rừng kiếm, thân thể đứt lìa. Nuốt sắt nóng dầu sôi, ruột gan rã cháy. Khóc than trong lửa, rên xiết trong băng. Muôn lần sống chết nội ngày đêm, giây phút khổ đau trong thế kỷ. Lúc ấy dù biết tội khổ, nhưng ăn năn sao kịp!
08/08/2012(Xem: 8420)
Các nhà khoa học đã tiên đoán thực vật chứa trong lòng các đại dương là nguồn thực phẩm gần như vô tận cho con người trong tương lai một khi nguồn thực phẩm trên quả đất đã cạn kiệt. Ngay bây giờ, người đã sử dụng rong biển làm thức ăn ngày càng phổ biến. Nhưng trên thực tế, người ta vẫn còn sử dụng rất nhiều các loại thịt, đặc biệt là thịt gia súc gia cầm.
06/08/2012(Xem: 6834)
QUÁN CHIẾU VỀ SỐNG CHẾT Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
03/08/2012(Xem: 6794)
Theo Thiền sư Munindra (1915- 2003), tỉnh thức không phải là điều gì huyền bí nhưng đó là một một trạng thái bình thường mà chúng ta ai cững có thể thực hiện được bất cứ lúc nào hết. Nên hành thiền trong mọi hoàn cảnh và cho mọi sự việc: lúc ăn, lúc uống, lúc thay quần áo, lúc thấy, lúc nghe, lúc ngửi, lúc nếm, lúc sờ mó, lúc suy nghĩ…
01/08/2012(Xem: 5718)
Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) như ba viên ngọc quý không gì có thể so sánh được và Tam Bảo có 6 ý nghĩa không thể nghĩ bàn: _ Một là nghĩa hy hữu, tức là hiếm có, khó được như vàng, bạc, kim cương, ngọc quý… người nghèo khó có được. Phật-Pháp-Tăng cũng vậy! Dù người ở sát bên chùa nhưng thiếu phước cũng khó gặp, không thể thân cận với Tam Bảo nên gọi là hy hữu. _ Hai là nghĩa ly cấu, tức lìa xa những việc xấu ác, hay
30/07/2012(Xem: 14309)
Nói về Giáo, trong Kinh Trung A Hàm (Bahuvedaniya-Majjhima Nikaya) số 57, đức Phật đã chỉ dẫn Mười loại Hạnh phúc Tối thượng, sắp xếp thứ tự do kết quả tu chứng, trong đó có: Đoạn thứ 6. “ Này Anandà. Nơi đây vượt hẳn lên khỏi mọi tri giác và hình thể (Sắc), không còn phản ứng của giác quan, hoàn toàn không chú tâm đến mọi sự khác nhau của tri giác ….” Đoạn thứ 10. “Nơi đây vượt hẳn lên khỏi cảnh giới Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng (Chẳng Phải Tưởng, Chẳng Phải Chẳng Có Tưởng), đạt đến sự chấm dứt mọi Tri giác và Cảm giác (Sãnnavedayita Niroda).”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]