Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài Học Thành Đạo - Tâm Minh

04/01/201105:43(Xem: 9349)
Bài Học Thành Đạo - Tâm Minh
ducphatthichca

phatthanhdao-01
BÀI HỌC THÀNH ĐẠO
(Thân kính tặng Anh Chị Em Áo Lam)
Tâm Minh
Có bốn ý nghĩa của thành đạo là: (i) con đường đi đến Giải Thoát là Trung Đạo; (ii) bằng nỗ lực của tự thân, với sự tu tập đúng Pháp, con người có thể giác ngộ ngay tại đời này; (iii) nội dung của Thành Đạo là giải thoát, giải thoát đây là giải thoát khỏi tham ái, chấp thủ mà không cần thiết phải chạy trốn khỏi cuộc đời, và (iv) mười đạo quân của ma vương không phải là một thế lực vô minh từ bên ngoài mà chính là ngay tại tâm ta.
***

Một mùa Thành Đạo nữa lại về. Thành Đạo là tên gọi của sự kiện chứng ngộ Niết-bàn. Một lần nữa, lòng chúng ta lại rộn lên niềm hân hoan chào đón ngày Đức Thế Tôn hoàn thành công phu tu tập của Ngài, công phu chuyển đổi vọng tâm để Niết-bàn hiển lộ. Thời điểm Thành Đạo là lúc sao Mai mới mọc, đêm tối vô minh đã tan và ánh sáng trí tuệ đã đến: ánh sáng giải thoát và giác ngộ. Tất cả những sự kiện quan trọng trong cuộc đời Ngài từ Đản Sanh, Xuất Gia, cho đến Tu Khổ Hạnh, chiến đãu với Ma Vương rồi Thành Đạo, Nhập Diệt v..v.. Thế Tôn đều để lại cho chúng ta những bài học vô cùng quí giá. Hôm nay mùa Thành Đạo đã về, chúng ta hãy cùng nhau đi vào ý nghĩa Thành Đạo và rút ra những bài học tu tập Đạo giải thoát qua thông điệp Thành Đạo của đức Thế Tôn.

Ý nghĩa thứ nhất của Thành Đạo là: con đường đi đến Giải Thoát là Trung Đạo.Sau khi từ bỏ con đường Khổ Hạnh và Thiền Định Ngoại Đạo, đức Thế Tôn nhập định theo hướng mới (thiền định Phật Giáo) và đi đến chứng đắc Đạo Vô Thượng. Áp dụng bài học này vào cuộc sống, người Phật tử chúng ta cũng tránh xa hai thái cực: một bên là quá hăng hái năng nỗ, nhiệt tình, một bên là quá giải đãi, buông lung, phóng dật. Sau mỗi lần tu hoc hay mỗi kỳ Đại Hội, y như rằng chúng ta rất hăm hở về Đơn vị, gia đình riêng... áp dụng, truyền đạt, tích cực đóng góp, xây dựng... nhưng cuối cùng thì thường thường là ngọn lửa nhiệt tình ấy đã bị thả nổi, buông lung, cho qua, rời rạc, và đâu lại vào đó. Chúng ta không có kế hoạch để nuôi dưỡng sự tu tập, vun bồi những chủng tử tốt, loại bỏ những cái xấu v..v.. Chúng ta chưa tự tạo ra thói quen tốt thường soi rọi lại mình và tập cho đàn em chúng ta làm như vậy. Như thói quen ‘Viết Sổ Việc Thiện’ chẳng hạn, đã có từ những ngày xưa (bây giờ là Sổ Hiếu, Sổ Hạnh, Sổ Dũng) không được duy trì và nhắc nhở nên chúng ta không tiến bộ về mặt tu tập. Anh Chị em chúng ta cần lưu tâm về việc này để khỏi mang tiếng người con Phật, người Huynh Trưởng trong Gia Đình Áo Lam mà có khi bị Tam Độc chi phối còn mạnh hơn là một người chỉ mới đến với đạo Phật nữa.

Ý nghĩa thứ hai của Thành Đạo là: bằng nỗ lực của tự thân, với sự tu tập đúng Pháp, con người có thể giác ngộ ngay tại đời này. Thật vậy, sinh ra là một con người, sống như một con người, Đức Phật đã thành đạt trạng thái giác ngộ bằng chính sự kiên trì và nỗ lực cá nhân. Ngài không nói rằng chỉ một mình Ngài có thể thành Phật mà ngài dạy rằng: "Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành." Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nghĩa là tất cả chúng sanh đều có thể tu tập để đi đến giác ngộ giải thoát khỏi phiền não khổ đau. Thế Tôn đã mở ra cho chúng ta một niềm tin thoát khổ. Sự kiện Thành Đạo vì vậy, như là một lời thọ ký cho tất cả chúng sanh sẽ thành Phật trong tương lai. Là con của Ngài, hơn nữa là Huynh Trưởng GĐPT, sau lưng còn có đàn em, chúng ta nguyện nỗ lực tinh tấn trong sự tu sửa mình, xứng đáng là con của Như Lai. Như lai có nghĩa là nói gì làm vậy, làm gì nói vậy. Ở đây chúng ta còn học được thêm một bài học sâu sắc về Thân Giáo của người Huynh Trưởng: người Anh, người Chị phải luôn là tấm gương sáng cho đàn em noi theo. Chúng ta không những dạy Phật Pháp cho các em, mà còn phải hành Phật Pháp qua Thân, Miệng, Ý cho các em noi theo; không chỉ ở Chùa, ở Đoàn, trong giờ dạy.. mà cả ở nhà, ở mọi nơi và trong mọi lúc nữa. Nhiều người nghe nói ‘Thành Đạo trong hiện kiếp’ thì liền ‘la’ lên rằng ‘làm sao tu trong 1 kiếp mà thành Phật được?’ Nhưng họ đã quên rằng Thành Phật trong hiện kiếp không có nghĩa là mới tu trong kiếp này mà đã tu trong vô lượng kiếp và kiếp này là kiếp sau cùng, cũng như Thái Tử Tất-đạt-đa vốn là Bồ-tát Hộ Minh từ cung Trời Đâu-suất giáng trần vậy.

Một ý nghĩa nữa của ngày Thành Đạo là: nội dung của Thành Đạo là giải thoát, giải thoát đây là giải thoát khỏi Tham ái, Chấp thủ mà không cần thiết phải chạy trốn khỏi cuộc đời. Thật vậy, tự ngã và lòng ham muốn mãnh liệt nơi ta là ngục tù to lớn nhất giam giữ ta trong sinh tử luân hồi, trong phiền não khổ đau. Trong cuộc sống trước mặt, dù đã có sẵn lý tưởng, phương châm.... đôi khi chúng ta cũng chán nản đến nỗi thốt lên rằng: làm việc GĐPT là vướng vào phiền não, vừa tốn kém năng lượng, thời gian và tiền bạc... Đó là vì chúng ta chưa biết áp dụng bài học này: cái làm cho chúng ta phiền não, tiêu hao năng lượng vô ích không phải là vì sinh hoạt GĐPT mà là vì trong khi sinh hoạt GĐPT, chúng ta còn quá nhiều tham vọng, cố chấp, thị phi...... Nếu chúng ta biết buông bỏ những thứ đó, ‘đặt những gánh nặng đó xuống’ nghĩa là làm việc với tâm vô tư, không thành kiến, không phê phán, không kể công... thì ta sẽ được thanh thản nhẹ nhàng như lời đức Thế Tôn: ‘Khi tâm ta thanh tịnh, ta thấy thế giới thanh tịnh.’ Cũng thế, với tâm thanh tịnh và an lạc, bất cứ môi trường nào, hoàn cảnh nào, thời điểm nào và con người nào, đối với người biết tu tập giải thoát đều thấy đó là môi trường lý tưởng, không cần phải thay đổi hoàn cảnh, cuộc sống...gì cả mà chỉ cần thay đổi cách nhìn, cách suy nghĩ đầy ngã tính đã thành tập khí lâu đời của chúng ta.

Ý nghĩa thứ tư của Thành Đạo là:Mười đạo quân của ma vương không phải là một thế lực vô minh từ bên ngoài mà chính là ngay tại tâm ta. Thật vậy, đức Phật đã chỉ tên rõ ràng 10 đạo binh của ma vương; đó là: ham muốn, nản chí, đói và khát, ái dục, dã dượi, hôn trầm, sợ hãi, hoài nghi, gièm pha & ngoan cố, chiếm đoạt, tự phụ & khinh thường người khác. Chúng ta thấy rõ ràng đây chính là 10 ‘kẻ thù’ có thể làm cho chúng ta thân bại danh liệt, càng ngày càng lún sâu vào mê lầm của ngã chấp. Do vậy, thành công hay thất bại là do ta có thắng lướt được ‘10 tên giặc trong nhà’ này không; chứ không có ai khác quấy phá chúng ta một cách mạnh mẽ và ác liệt hơn 10 tên giặc này. Chúng không những quấy phá bản thân chúng ta mà còn làm ảnh hưởng xấu đến Đoàn thể, tổ chức của chúng ta. Ví dụ như ‘con ma dèm pha & ngoan cố’ làm mất tình đoàn kết thương yêu giữa anh chị em mình; con ma ‘tự phụ & khinh thường người khác’ làm ngã chấp tăng trưởng, xét đoán sai lầm, làm cho ta trở nên dễ ghét & khó thân cận dưới mắt mọi người, bạn bè và anh chị em. Con ma ‘đói khát’ cũng không kém nguy hiểm -đói khát đây không phải là đói cơm khát nước mà là lòng tham không đáy về mọi thứ; đói khát đây sẽ đưa đến chiếm đọat ( = chiếm hữu không chân chánh). Chiếm đoạt đây cũng không phải là trộm cắp tiền bạc của cải mà là chiếm đoạt tiếng tốt danh thơm và công lao hay tiếng vỗ tay của người khác chẳng hạn. ‘Con ma’ này luôn thúc giục ta thấy mình đúng - người sai, mình hay- người dở, mình phải-người trái v..v.. nó lôi kéo chúng ta quay cuồng trong dục vọng đen tối, điên đảo thị phi, làm cho ta mất đi cái tâm trong sáng bất sinh của thuở ban đầu. Quả thật đạo quân Ma vương có khả năng lôi ta xuống vực thẳm của khổ đau phiền não. Nhận diện được chúng, tất nhiên ta có cách đối phó rồi. Vì vậy, tu tập là luôn tỉnh thức để nhận biết khi chúng vừa xuất hiện dưới hình thức một vọng niệm nhỏ, nhú lên trong tâm ta, đừng chạy theo chúng, nhìn thẳng vào chúng và duy trì chánh niệm, để cho chúng tự sinh tự diệt - tự đến tự đi- thì chúng không thể sai sử hay lôi kéo ta được. Đó là lúc chúng ta phải dùng tới sức mạnh của định tâm; nhờ thường xuyên thiền tập, ta có thể quán chiếu tâm mình, nhận diện chân tướng của 10 đạo quân này dưới bất cứ hình tướng nào, nỗ lực tinh tấn loại bỏ chúng, từng tên giặc một, cho đến khi tâm ta đạt được sự an lạc thảnh thơi. Để đối trị và nhiếp phục chúng, ngay trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải chuyên tâm tu tập thực hành hạnh Ít Muốn, Biết Đủ, khiêm tốn, bao dung và luôn tinh cần soi rọi tâm mình, ghi nhớ lời Lục Tổ Huệ Năng: tự thấy lỗi mình, không nhìn lỗi người.

Từ bốn bài học chung của sự kiện Thành Đạo, chúng ta có thể rút ra những bài hoc nhỏ cụ thể riêng cho bản thân mình, tập thể mình, đơn vị mình, gia đình nhỏ của mình v..v.. Thân kính chúc Anh Chị Em một mùa Thành Đạo an lạc, thảnh thơi và giải thoát.

***

Một mùa Thành Đạo nữa lại về. Thành Đạo là tên gọi của sự kiện chứng ngộ Niết-bàn. Một lần nữa, lòng chúng ta lại rộn lên niềm hân hoan chào đón ngày Đức Thế Tôn hoàn thành công phu tu tập của Ngài, công phu chuyển đổi vọng tâm để Niết-bàn hiển lộ. Thời điểm Thành Đạo là lúc sao Mai mới mọc, đêm tối vô minh đã tan và ánh sáng trí tuệ đã đến: ánh sáng giải thoát và giác ngộ. Tất cả những sự kiện quan trọng trong cuộc đời Ngài từ Đản Sanh, Xuất Gia, cho đến Tu Khổ Hạnh, chiến đãu với Ma Vương rồi Thành Đạo, Nhập Diệt v..v.. Thế Tôn đều để lại cho chúng ta những bài học vô cùng quí giá. Hôm nay mùa Thành Đạo đã về, chúng ta hãy cùng nhau đi vào ý nghĩa Thành Đạo và rút ra những bài học tu tập Đạo giải thoát qua thông điệp Thành Đạo của đức Thế Tôn.

Ý nghĩa thứ nhất của Thành Đạo là: con đường đi đến Giải Thoát là Trung Đạo.Sau khi từ bỏ con đường Khổ Hạnh và Thiền Định Ngoại Đạo, đức Thế Tôn nhập định theo hướng mới (thiền định Phật Giáo) và đi đến chứng đắc Đạo Vô Thượng. Áp dụng bài học này vào cuộc sống, người Phật tử chúng ta cũng tránh xa hai thái cực: một bên là quá hăng hái năng nỗ, nhiệt tình, một bên là quá giải đãi, buông lung, phóng dật. Sau mỗi lần tu hoc hay mỗi kỳ Đại Hội, y như rằng chúng ta rất hăm hở về Đơn vị, gia đình riêng... áp dụng, truyền đạt, tích cực đóng góp, xây dựng... nhưng cuối cùng thì thường thường là ngọn lửa nhiệt tình ấy đã bị thả nổi, buông lung, cho qua, rời rạc, và đâu lại vào đó. Chúng ta không có kế hoạch để nuôi dưỡng sự tu tập, vun bồi những chủng tử tốt, loại bỏ những cái xấu v..v.. Chúng ta chưa tự tạo ra thói quen tốt thường soi rọi lại mình và tập cho đàn em chúng ta làm như vậy. Như thói quen ‘Viết Sổ Việc Thiện’ chẳng hạn, đã có từ những ngày xưa (bây giờ là Sổ Hiếu, Sổ Hạnh, Sổ Dũng) không được duy trì và nhắc nhở nên chúng ta không tiến bộ về mặt tu tập. Anh Chị em chúng ta cần lưu tâm về việc này để khỏi mang tiếng người con Phật, người Huynh Trưởng trong Gia Đình Áo Lam mà có khi bị Tam Độc chi phối còn mạnh hơn là một người chỉ mới đến với đạo Phật nữa.

Ý nghĩa thứ hai của Thành Đạo là: bằng nỗ lực của tự thân, với sự tu tập đúng Pháp, con người có thể giác ngộ ngay tại đời này. Thật vậy, sinh ra là một con người, sống như một con người, Đức Phật đã thành đạt trạng thái giác ngộ bằng chính sự kiên trì và nỗ lực cá nhân. Ngài không nói rằng chỉ một mình Ngài có thể thành Phật mà ngài dạy rằng: "Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành." Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nghĩa là tất cả chúng sanh đều có thể tu tập để đi đến giác ngộ giải thoát khỏi phiền não khổ đau. Thế Tôn đã mở ra cho chúng ta một niềm tin thoát khổ. Sự kiện Thành Đạo vì vậy, như là một lời thọ ký cho tất cả chúng sanh sẽ thành Phật trong tương lai. Là con của Ngài, hơn nữa là Huynh Trưởng GĐPT, sau lưng còn có đàn em, chúng ta nguyện nỗ lực tinh tấn trong sự tu sửa mình, xứng đáng là con của Như Lai. Như lai có nghĩa là nói gì làm vậy, làm gì nói vậy. Ở đây chúng ta còn học được thêm một bài học sâu sắc về Thân Giáo của người Huynh Trưởng: người Anh, người Chị phải luôn là tấm gương sáng cho đàn em noi theo. Chúng ta không những dạy Phật Pháp cho các em, mà còn phải hành Phật Pháp qua Thân, Miệng, Ý cho các em noi theo; không chỉ ở Chùa, ở Đoàn, trong giờ dạy.. mà cả ở nhà, ở mọi nơi và trong mọi lúc nữa. Nhiều người nghe nói ‘Thành Đạo trong hiện kiếp’ thì liền ‘la’ lên rằng ‘làm sao tu trong 1 kiếp mà thành Phật được?’ Nhưng họ đã quên rằng Thành Phật trong hiện kiếp không có nghĩa là mới tu trong kiếp này mà đã tu trong vô lượng kiếp và kiếp này là kiếp sau cùng, cũng như Thái Tử Tất-đạt-đa vốn là Bồ-tát Hộ Minh từ cung Trời Đâu-suất giáng trần vậy.

Một ý nghĩa nữa của ngày Thành Đạo là: nội dung của Thành Đạo là giải thoát, giải thoát đây là giải thoát khỏi Tham ái, Chấp thủ mà không cần thiết phải chạy trốn khỏi cuộc đời. Thật vậy, tự ngã và lòng ham muốn mãnh liệt nơi ta là ngục tù to lớn nhất giam giữ ta trong sinh tử luân hồi, trong phiền não khổ đau. Trong cuộc sống trước mặt, dù đã có sẵn lý tưởng, phương châm.... đôi khi chúng ta cũng chán nản đến nỗi thốt lên rằng: làm việc GĐPT là vướng vào phiền não, vừa tốn kém năng lượng, thời gian và tiền bạc... Đó là vì chúng ta chưa biết áp dụng bài học này: cái làm cho chúng ta phiền não, tiêu hao năng lượng vô ích không phải là vì sinh hoạt GĐPT mà là vì trong khi sinh hoạt GĐPT, chúng ta còn quá nhiều tham vọng, cố chấp, thị phi...... Nếu chúng ta biết buông bỏ những thứ đó, ‘đặt những gánh nặng đó xuống’ nghĩa là làm việc với tâm vô tư, không thành kiến, không phê phán, không kể công... thì ta sẽ được thanh thản nhẹ nhàng như lời đức Thế Tôn: ‘Khi tâm ta thanh tịnh, ta thấy thế giới thanh tịnh.’ Cũng thế, với tâm thanh tịnh và an lạc, bất cứ môi trường nào, hoàn cảnh nào, thời điểm nào và con người nào, đối với người biết tu tập giải thoát đều thấy đó là môi trường lý tưởng, không cần phải thay đổi hoàn cảnh, cuộc sống...gì cả mà chỉ cần thay đổi cách nhìn, cách suy nghĩ đầy ngã tính đã thành tập khí lâu đời của chúng ta.

Ý nghĩa thứ tư của Thành Đạo là:Mười đạo quân của ma vương không phải là một thế lực vô minh từ bên ngoài mà chính là ngay tại tâm ta. Thật vậy, đức Phật đã chỉ tên rõ ràng 10 đạo binh của ma vương; đó là: ham muốn, nản chí, đói và khát, ái dục, dã dượi, hôn trầm, sợ hãi, hoài nghi, gièm pha & ngoan cố, chiếm đoạt, tự phụ & khinh thường người khác. Chúng ta thấy rõ ràng đây chính là 10 ‘kẻ thù’ có thể làm cho chúng ta thân bại danh liệt, càng ngày càng lún sâu vào mê lầm của ngã chấp. Do vậy, thành công hay thất bại là do ta có thắng lướt được ‘10 tên giặc trong nhà’ này không; chứ không có ai khác quấy phá chúng ta một cách mạnh mẽ và ác liệt hơn 10 tên giặc này. Chúng không những quấy phá bản thân chúng ta mà còn làm ảnh hưởng xấu đến Đoàn thể, tổ chức của chúng ta. Ví dụ như ‘con ma dèm pha & ngoan cố’ làm mất tình đoàn kết thương yêu giữa anh chị em mình; con ma ‘tự phụ & khinh thường người khác’ làm ngã chấp tăng trưởng, xét đoán sai lầm, làm cho ta trở nên dễ ghét & khó thân cận dưới mắt mọi người, bạn bè và anh chị em. Con ma ‘đói khát’ cũng không kém nguy hiểm -đói khát đây không phải là đói cơm khát nước mà là lòng tham không đáy về mọi thứ; đói khát đây sẽ đưa đến chiếm đọat ( = chiếm hữu không chân chánh). Chiếm đoạt đây cũng không phải là trộm cắp tiền bạc của cải mà là chiếm đoạt tiếng tốt danh thơm và công lao hay tiếng vỗ tay của người khác chẳng hạn. ‘Con ma’ này luôn thúc giục ta thấy mình đúng - người sai, mình hay- người dở, mình phải-người trái v..v.. nó lôi kéo chúng ta quay cuồng trong dục vọng đen tối, điên đảo thị phi, làm cho ta mất đi cái tâm trong sáng bất sinh của thuở ban đầu. Quả thật đạo quân Ma vương có khả năng lôi ta xuống vực thẳm của khổ đau phiền não. Nhận diện được chúng, tất nhiên ta có cách đối phó rồi. Vì vậy, tu tập là luôn tỉnh thức để nhận biết khi chúng vừa xuất hiện dưới hình thức một vọng niệm nhỏ, nhú lên trong tâm ta, đừng chạy theo chúng, nhìn thẳng vào chúng và duy trì chánh niệm, để cho chúng tự sinh tự diệt - tự đến tự đi- thì chúng không thể sai sử hay lôi kéo ta được. Đó là lúc chúng ta phải dùng tới sức mạnh của định tâm; nhờ thường xuyên thiền tập, ta có thể quán chiếu tâm mình, nhận diện chân tướng của 10 đạo quân này dưới bất cứ hình tướng nào, nỗ lực tinh tấn loại bỏ chúng, từng tên giặc một, cho đến khi tâm ta đạt được sự an lạc thảnh thơi. Để đối trị và nhiếp phục chúng, ngay trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải chuyên tâm tu tập thực hành hạnh Ít Muốn, Biết Đủ, khiêm tốn, bao dung và luôn tinh cần soi rọi tâm mình, ghi nhớ lời Lục Tổ Huệ Năng: tự thấy lỗi mình, không nhìn lỗi người.

Từ bốn bài học chung của sự kiện Thành Đạo, chúng ta có thể rút ra những bài hoc nhỏ cụ thể riêng cho bản thân mình, tập thể mình, đơn vị mình, gia đình nhỏ của mình v..v.. Thân kính chúc Anh Chị Em một mùa Thành Đạo an lạc, thảnh thơi và giải thoát.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2011(Xem: 6762)
BernardBaudouin, một nhà nghiên cứu Phật giáo người Pháp, đã chọn ra 365 lời phát biểuthuộc nhiều đề tài khác nhau của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma từ một số sách và các bàithuyết giảng của Ngài để xuất bản một tập sách với tựa đề Trí tuệ của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma trongmột quyển sách nhỏ, 365 tư tưởng và suy tư hàng ngày(Le petit livre de Sagesse du Dalai-Lama, 365pensées et méditations quotidiennes,Marabout, 2002).
02/04/2011(Xem: 8261)
..."Phật sự" - hai chữ này là dạy học, hiện nay đã biến chất rồi, hai chữ này đã biến chất rồi. Biến thành cái gì vậy? Siêuđộ cho người chết gọi là Phật sự, điều này ở trong Phật giáo không có, trong kinh điển không có. Phật sự là dạy học, chính là giáo dục. Chỉ mộtviệc này.
29/03/2011(Xem: 13012)
Các đóng góp tri thức mang tính toàn cầu của các học giả Anh quốc đã góp phần to lớn trong việc giúp cho cộng đồng thế giới biết rõ được con đường minh triết cũng như các giá trị văn hóa...
24/03/2011(Xem: 17063)
Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta.
22/03/2011(Xem: 8455)
Bản tin ngắn trên báo điện tử, về một con chó hai tuổi, ở thành phố Des Moines, Washington, Hoa Kỳ, chắc đã rơi vào quên lãng. Thế giới này, bao sự việc tưởng trời long đất lở, mà rồi cũng lặng trôi theo thời gian, xá chi chuyện con chó nhỏ! Một buổi trưa chủ nhật, con Rosie, giống Newfoundland, ra khỏi vườn nhà, rong chơi ngoài đường phố. Có người trông thấy, từ bi gọi cảnh sát (có lẽ vì không muốn con chó bị xe cán). Cảnh sát tìm thấy Rosie, lớn tiếng bảo nó “Về nhà!” nhưng Rosie phản ứng, gầm gừ khi cảnh sát tiến đến gần. Sau đó, con chó phóng qua đường, chạy vào vườn trước một căn nhà đang mở cổng. Cảnh sát vào theo nhưng Rosie tỏ sự bất mãn quyết liệt hơn, là sủa ầm ĩ! Theo lời cảnh sát, họ cảm thấy vì sự an toàn của công cộng nên phải bắn chết con Rosie!
21/03/2011(Xem: 7444)
Công bình một đề tài tranh cải quen thuộc trong đời sống gia đình hằng ngày, thí dụ như chuyện ba đứa trẻ, Anne, Bob và Clara, cùng đòi làm chủ một cây sáo. Anne nhất quyết dành cây sáo cho riêng mình với lý do khá thuyết phục vì là người duy nhất trong gia đình biết chơi sáo, Bob lại dành phần là vì mình không có trò chơi nào và Clara phản đối vì là ngưòi đã bỏ công làm ra cây sáo mà lại không có quyền hưởng.
21/03/2011(Xem: 10466)
HỎI: Một tín đồ Phật giáo trước hết phải hiểu vàphải làm những gì? ĐÁP: - Trước hết là phải hiểurõ những điểm căn bản của Phật dạy, thứ đến là phát lòng chánh tín Tam Bảo, cuốicùng là thực hành năm điều răn dạy trong đời sống hằng ngày của mình.
20/03/2011(Xem: 7620)
BernardBaudouin, một nhà nghiên cứu Phật giáo người Pháp, đã chọn ra 365 lời phát biểuthuộc nhiều đề tài khác nhau của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma từ một số sách và các bàithuyết giảng của Ngài để xuất bản một tập sách với tựa đề Trí tuệ của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma trongmột quyển sách nhỏ, 365 tư tưởng và suy tư hàng ngày(Le petit livre de Sagesse du Dalai-Lama, 365pensées et méditations quotidiennes,Marabout, 2002).
20/03/2011(Xem: 10855)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
18/03/2011(Xem: 7864)
Đã sanh ra đời thì ai chẳng có một lần chết, thế nhưng mấy ai chịu khó chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho mình hoặc cho thân nhân mình, hầu khi lâm sự có đủ bình tĩnh lo hậu sự viên mãn cho thân nhân hay có thể tự mình đón nhận cái chết nhẹ nhàng an lạc. Tác giả, thời trung niên tuy thường gia tâm học hỏi Phật Pháp, nhưng đối với vấn đề sống chết có phần lơ là, mãi đến khi tuổi đã gần bảy mươi mới tìm hiểu cẩn thận và khám phá những sơ sót thời trẻ, nên tạm ghi sơ lược vài nét chánh cho thân hữu bận rộn tạm có chút khái niệm để sẵn sàng ứng phó khi cần thiết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]