Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khái Niệm Về "Tám Mối Lo Toan Thế Tục" Trong Phật Giáo

20/11/201008:15(Xem: 6167)
Khái Niệm Về "Tám Mối Lo Toan Thế Tục" Trong Phật Giáo

KHÁI NIỆM VỀ
"TÁM MỐI LO TOAN THẾ TỤC"
TRONG PHẬT GIÁO

Hoang Phong


losoKhái niệm về "Tám mối lo toan thế tục" tiếng Phạnlà "Astalokadharma",tương đối ít thấy đề cập trong Phậtgiáo Trung hoa, Việt Nam, Triều tiên và Nhật bản, nhưng thường được triển khai trongPhật giáo Ấn độ và Tây tạng. Vậy "Támmối lo toan thế tục" là gì ? Đó là những tình huống, những mối bận tâmvà lo lắng làm xao lãng tâm thức và sự sinh hoạt của người tu tập. Những mối bậntâm đó được phân chia thành bốn cặp :

- Mong ước được lợi lộc (labha) - lo sợ bị thua thiệt (alabha)
- Mong ước được lạc thú (sukha) - lo sợ khổ đau (duhkha)
- Mong ước được lừng danh, vinh quang (yasa) - lo sợ bị thất sủng, ghét bỏ(ayasa)
- Mong ước được ngợi khen (prasamsa) - lo sợ bị quở phạt(ninda)

Tóm lại đấy là tám mối bận tâm chi phối mọi sinh hoạt củacon người trong xã hội, thể hiện bằng hai thái độ : mong ướclo sợ.Sự vận hành thật phức tạp của tâm thức tạo ra vô số tư duy và đủ loại xúc cảm,thế nhưng nếu phân tích kỹ lưỡng thì đơn giản chỉ có hai tâm trạng đối nghịchnhau : hoặc hân hoan, ước mơ, chờ đợi hoặc khổ đau, lo âu, sợ sệt... Cả hai tìnhhuống này đều mang lại những xúc cảm ít nhiều bấn loạn. Thể dạng trung hòa củatâm thức thật hết sức hiếm hoi. Có thể xem hai thể dạng trên đây tượng trưngcho hai thái cực của xúc cảm trong tâm thức, chúng vừa liên kết lại vừa đối nghịchvới nhau.

Tâm thức thường xuyên vận hành dưới một trong hai thể dạngtương quan với hai tâm trạng mong ướclo sợphát sinh từ bản năng. Nếu mộtcá thể bị chi phối bởi tâm trạng mong ướcnhững điều tốt đẹp thì tâm thức có vẻ như tích cực, ngược lại nếu cá thể rơi vàosự lo sợ triền miên của thua thiệt, khổ đau, ghét bỏ... tâm thức sẽ mang tính cáchtiêu cực và bấn loạn nhiều hơn. Thật ra sự vận hành và sinh hoạt của tâm thức phứctạp hơn nhiều, rất khó phân định minh bạch và dứt khoát hai tâm trạng trên đây,lý do vì lục giác (gồm năm giác cảm và tri thức) luôn xen vào sự vận hành củatâm thức che lấp hai thể dạng trên đây. Hơn nữa còn có sự tham gia của nghiệp tácđộng vào sự cảm nhận của lục giác làm phát sinh những xung năng khác nhau. Dù chưaquen phân tích sự sinh hoạt của tâm thức chúng ta vẫn có thể hình dung ra hai xuhướng luôn chi phối mình là mong ướclo sợ.

Hãy chọn một thí dụ đơn giản, chẳng hạn các mối lo toannhư "mong ước được lợi lộc và lo sợ bịmất mát" thúc đẩy chúng ta "mong ước" thu góp và tích lũy của cải để trở thành sở hữuchủ và sau đó chúng ta "lo sợ" củacải ấy sẽ bị mất đi. Thí dụ ta mong ước có một chiếc xe đạp để đi làm. Thế nhưngkhi đã có xe đạp thì ta lại mong ước tậu được xe gắn máy hay xe hơi, sự mong ướccứ thế tăng dần... Trong khi sử dụng xe đi làm hay đi mua sắm ta khóa xe cẩn thậnhay gởi xe ở bên đường, thế nhưng ta vẫn cứ áy náy sợ mất. Trong sở ta phải làmviệc, nơi cửa hàng ta mải mê chọn lựa hàng hóa, thế nhưng sự lo sợ mất xe vẫn tiềmtàng trong trí, mặc dù ta không trực tiếp nghĩ đến... Trên đường về nhà ta thấycác chiếc xe đẹp hơn, to hơn, tuy phải chú tâm vào việc lái xe nhưng sự thèm muốnvẫn tác động trong tâm thức... Nếu suy luận rộng thêm ta sẽ nhận thấy vô số cácmối lo toan liên quan đến tiền bạc, nhà cửa, hạnh phúc, danh vọng, sắc đẹp, ngườiyêu, kẻ ghét, bệnh tật, ngợi khen, ganh tị ...thường xuyên nổi lên trong đầu, chúngdồn dập hiển hiện chi phối và đày đọa ta. Ý thức được tám mối lo toan thế tụccó nghĩa là ý thức được tâm thức ta lúc nàocũng bị tràn ngập bởi những xúc cảm đủ loại, tu tập tức là làm lắng xuống nhữngxúc cảm đó.

Vì những lý do trên đây nên Đức Phật khuyên người tu tập nênchọn lối sống khất thực. Thế nhưng trong cuộc sống dồn dập và xô bồ của xã hộitân tiến ngày nay, "tám mối lo toan thếtục" trở nên phức tạp và tinh vi gấp bội so với lối sống giản dị và đơnsơ của con người từ hàng nghìn năm trước. Việc khất thực và sống bên lề xã hộitrở thành gần như không tưởng hay ít ra cũng mất đi ít nhiều tính cách lý tưởngvà cao đẹp của nó. Thật vậy chẳng lẽ chúng ta lại chọn cuộc sống của những ngườiăn mày vô gia cư (clochard - tramp, homeless) tại các thành phố Tây phương ngàynay ? Đấy là một tệ trạng không giải quyết được của các xã hội phương Tây. Ngượclại trên một bình diện khác và một thái cực khác, hành vi vướng mắc trong tám mối lo toan thế tụccủa một số ngườixuất gia cũng có thể làm cho chúng ta khiếp sợ không kém.

Thế nhưng may mắn thay, dường như Đức Phật lúc nào cũng cósẵn cho chúng ta những liều thuốc hóa giải. Thật vậy trong đời sống thường nhậtrất khó cho chúng ta vượt khỏi tám mối lotoan thế tục vì những ước monglo sợluôn ám ảnh chúng ta. Ta không thểlàm gì khác hơn vì sự vận hành đó trong tâm thức là những gì thật tự nhiên, liênquan đến căn nghiệp và bản năng của chính mình, do đó ta đành phải chấp nhận tácđộng của những xúc cảm ấy nhưng hãy đảo ngược đối tượng của chúng. Thay vì ước monglợi lộc, lạc thú, vinh quang vàngợi khen cho riêng mìnhthì ta hãy ướcmong tất cả chúng sinh đạt được những điều tốt đẹp ấy. Thay vì lo sợ bị mất mát, khổ đau, ghét bỏ và quởphạt, ta quên mình và cầu mong cho tất cảchúngsinh tránh được những cảnh huống đọa đày này. Đấy là lòng từ bi vô biênmà Đức Phật luôn nhắc nhở chúng ta hãy mang ra sử dụng như một liều thuốc hóagiải những vướng mắc của ích kỷ và những lo toan của thế tục.

Để thay cho lời kết chúng ta hãy đọcmột giai thoại về đại thi hào Tô Đông Pha (SuDongpo, 1037 - 1101). Tên là Tô Thức, tự Tử Chiêm, bút hiệu Đông Pha cư sĩ,ông là một người tu hành uyên thâm, một thi nhân, họa sĩ và nhà thư pháp nổidanh thời nhà Tống. Ông có làm một bài thơ tán tụng Đức Phật rất nổi tiếng nhưsau :

Khể thủ Thiên trung thiên,
Hào quang chiếu đại thiên.
Bát phong xuy bất động,
Đoan tọa tử kim liên.

Tạm dịch như sau :

Quỳ lạy vị Trời ở giữa trời,
Hào quang chiếu rọi khắp muôn nơi.
"Tám gió" tung hoành không lay động,
Tòa sen vàng tía, lặng im ngồi.

Khể thủ là mọpđầu xuống đất, Vị Trời ở giữa trờingụý là Đức Phật, "tám ngọn gió"tượng trưng cho "tám mối lo toan thếtục", tử kimcó nghĩa là màuvàng sắc tím.

Tô Đông Pha làm bài thơ trên đây trong bối cảnh nào ? Ônglàm quan dưới triều Tống Thần Tông, theo đạo Phật, rất từ bi và yêu thương dânchúng. Ông đứng về phe "bảo thủ" do Tư Mã Quang (Sima Guang) cầm đầu chống lại các biện pháp canh tân của thừa tướngVương An Thạch (Wang Ashi), lý do ôngnhận thấy các biện pháp cải cách của Vương An Thạch quá cực đoan làm nhân dân tathán vì không theo kịp. Tô Đông Pha bị người nhà của Vương An Thạch dèm pha khiếnông bị giáng chức và đày đi Hàng Châu. Thời bấy giờ Hàng Châu mang tên là huyệnTây An, một thị trấn nhỏ bên bờ phía bắc của dòng Trường giang mênh mông. Trongthời gian này ông kết thân với một vị đại thiền sư là Phật Ấn (Foyin) trụ trì ngôi chùa Kim Sơn (Jinshan) tọa lạc trên bờ phía nam. Hai ôngthường cùng nhau du ngoạn trên sông đàm đạo Phật Pháp và thi phú. Tô Đông Pha làmbài thơ trên đây trong khoảng thời gian này. Ông rất tâm đắc khi làm xong bàithơ, vỗ đùi và ngâm đi ngâm lại suốt mấy hôm. Sau đó ông sai người nhà lấy thuyềnđưa tên tiểu đồng vượt sang bên kia sông tìm đến chùa Kim Sơn đưa bài thơ chothiền sư Phật Ấn xem. Sau khi tên tiểu đồng ra đi với bài thơ, bên này sông ôngthấp thỏm đợi nó quay về với những lời ngợi khen của Phật Ấn.

Thế nhưng khi vừa xem xong bài thơ Phật Ấn lấy bút phê ngaybên dưới hai chữ : "Fang pi!", có nghĩa là "Đồ đánh rắm !".Các bản Việt dịch xưa nay luôn tránh né hai chữ "fang pi" và dịch trại ra là "phóng thi' " hay "lỡtrôn". Nghĩ cũng lạ, chữ nào mà chẳng như nhau, dơ sạch là trong đầu củata, chữ nghĩa nào có tội tình gì. Các tư liệu bằng ngôn ngữ Tây phương về giaithoại này dịch chữ "pi" rấttừ chương và sát nghĩa (pet - fart). Dầu sao thì cũng xin tạ lỗi với người đọcvì đã nêu lên các chữ quá "thô tục" trên đây, không thích hợp với nộidung của bài viết. Tính cách bộc trực trên đây biết đâu cũng là những gì đặc thùnơi tính khí người Trung hoa nói chung và Thiền học nói riêng, nhất là đối vớihọc phái Lâm tế. Các vị thầy thuộc học phái này đôi khi dùng những ngôn từ rấtnặng nề, kể cả sử dụng roi gậy trong mục đích giúp người đệ tử thức tỉnh.

Trở lại với bài thơ của Tô Đông Pha. Ông thấp thỏm trôngngóng tên tiểu đồng từ bên kia sông trở về mang theo những lời tán dương của PhậtẤn. Thế nhưng khi mở tờ thư pháp ra và thấy bút tích của Phật Ấn phê hai chữ"fang pi" bên dưới bài thơ,Tô Đông Pha đùng đùng nổi giận, đích thân xuống thuyền căng buồm băng ngang sôngđể tìm Phật Ấn. Phật Ấn biết trước nên đóng cổng chùa và trốn biệt, vì dù sao ôngcũng hiểu Tô Đông Pha là một vị quan có chút quyền uy. Tô Đông Pha mò lên chùathấy vắng tanh, cửa cổng có viết dòng chữ như sau :

Tám ngọn gió khônglay chuyển được mi

[Thế nhưng] một cáiđánh rắm cũng đủ để thổi mi sang đến bờ bên này.

Ấythế, những người tu tập vẫn cứ tưởng mình đã siêu thoát, vậy mà trên thực tế tám mối lo toan của thế tụcvẫn trói buộcmình thật chặt. Tô Đông Pha sau khi làm xong bài thơ thì rất đắc chí, mong đợi sự vinh quang sẽ đến, lo âu và hồi hộp ước mong nhận được những lờikhen thưởngvà sau đó thì khổ đau và tứcgiận khi bị khinh miệt ...

Dù sao Tô Đông Pha cũng là một người tu tập, cũng hiểu đượcĐạo Pháp là gì, vì thế ông đứng ngẩn người trước cổng chùa Kim Sơn một lúc lâuvà hiểu được bài thơ của ông chỉ là những gì phản ảnh cái tôi của chính mình, cái tâm trạng thua thiệt của một người bịthất sủng, muốn tìm một lý do để bào chữa sự mất mát ấy. Qua hình ảnh của ĐứcPhật ông tự cho mình là người khinh bỉ lợi danh, "tám ngọn gió" không lay chuyển được ông, thế nhưng lời phê củaPhật Ấn đã xoáy sâu vào tâm thức giúp ông ý thức được tám mối lo toan của thếtụcvẫn còn đang hoành hành trong tâm thức mình. Hóa ra cái rắm của thiền sư Phật Ấnđã khiến cho ông tỉnh ngộ.

Bures-Sur-Yvette, 19.11.10

Hoang Phong

todongphatongthantong

Tô Đông Pha (1037-1101) Tống Thần Tông (trị vì 1067-1085)

tumaquangvuonganthach

Tư Mã Quang (1019-1086) Vương An Thạch (1021-1086)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/09/2011(Xem: 6265)
* Trong thời mạt pháp, nếu chỉ tu môn khác không kiêm cầu Tịnh Độ, tất khó giải thoát ngay trong một đời. Nếu đời này không được giải thoát bị mê trong nẻo luân hồi, thì tất cả tâm nguyện sẽ thành hư tưởng. Đây là sự kiện thiết yếu thứ hai, mà hành giả cần lưu ý.
15/09/2011(Xem: 7012)
Ngài Achaan Chah là một trong những vị đại sư nổi tiếng của đất nước chùa tháp Thái Lan. Ngài duy trì lối tu học truyền thống như thời của Đức Phật còn tại thế. Sự minh triết và đức hạnh của một vị thiền sư đã làm cho danh tiếng của Ngài vươn xa tới nhiều châu lục. Hiện nay, pháp thiền của Ngài - Thiền Minh sát tuệ - đã lan tỏa mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Tác phẩm A Still Forest Pool(Tâm Tĩnh Lặng), do hai môn đệ người Mỹ của Ngài là Jack Kornfield và Paul Breiter đã kết tập từ những bài giảng của Ngài và được xuất bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên vào năm 1985. Mặc dù tác phẩm đã ra đời trên hai mươi năm, nhưng trí tuệ chân thực vẫn luôn tồn tại mãi với thời gian. Bài giảng sau đây, người dịch trích từ tác phẩm trên và xin giới thiệu cùng bạn đọc.
15/09/2011(Xem: 6161)
Xưa, có người Bà la môn nọ ở với hai người vợ. Vợ đầu sinh được con trai, đã mười hai tuổi; vợ hai đang mang thai, sắp đến kỳ sinh nở, chưa rõ trai hay gái. Chẳng may Bà la môn nọ qua đời. Đứa con trai nói với bà hai rằng: “Tiểu mẫu! Tài sản mà cha tôi để lại, bao gồm vàng bạc hay thóc lúa..., tất thảy bây giờ đều là của tôi, tiểu mẫu không được gì hết!”.
14/09/2011(Xem: 9610)
Từ bi là điều kỳ diệu và quý giá nhất. Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyếnkhích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bi và hiềnlành. Đôi khi tôi tranh luận với bạn bènhững người tin rằng bản chất con người là tiêu cực và hung hăng hơn...Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyến khích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bi và hiền lành.
08/09/2011(Xem: 8101)
Sân hận và thù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ. Cuối cùng tôi thấy nhiều sự bất hòa (!) với giận dữ. Bằng việc sử dụng ý thức thông thường, với sự hỗ trợ của từ bi và tuệ trí, bây giờ tôi có một biện luận đầy năng lực để đánh bại sân hận... Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
07/09/2011(Xem: 5460)
Hôm nọ, một người giáo viên nổi tiếng quay trở về nhà sau bài thuyết trình quan trọng mà ông vừa trình bày trước một nhóm các đồng nghiệp đáng kính của mình, đang đi nhưng lòng ông say sưa với những lời tán thưởng mà thính giả đã dành tặng cho ông. Thói quan đã đưa ông đến con đường đi bộ dọc theo bờ biển. Đang tản bộ trên bờ biển thì ông bắt gặp một cậu bé.
04/09/2011(Xem: 11923)
DỄ là nói chẳng nghĩ suy KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra. DỄ làm đau đớn người ta KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương! DỄ là biết được Vô thường KHÓ, lòng cứ vẫn tơ vương cuộc trần, DỄ là độ lượng bản thân KHÓ sao dung thứ tha nhân lỗi lầm!
02/09/2011(Xem: 13466)
Có 2 người đàn ông bị bệnh nặng, ở cùng phòng bệnh viện. Một người đàn ông được phép ngồi trên giường để truyền dịch vào mỗi buổi chiều. Và chiếc giường này được đặt cạnh một cái cửa sổ. Ngườiđàn ông còn lại thì phải nằm trên giường suốt cả đời.Hai người đàn ông rất thường xuyên nói chuyện với nhau. Họ nói về vợ con, gia đình, nhà cửa, công việc, sự phục vụ trong quân đội, những nơi mà họ từng đi nghỉ mát…
01/09/2011(Xem: 6332)
Một con chó có thể không hiểu được đạo lý làm người nhưng con người có thể lấy bài học từ con chó để nghiền ngẫm lại chính họ...". Đây là thông điệp từ câu chuyện thú vị về chú chó Faith, từng lên hình bìa tạp chí People, được cộng đồng mạng truyền tay nhau những ngày qua. Qua đó, Báo NLĐO muốn chia sẻ với quý độc giả rằng hãy sống nhân ái và đừng bao giờ đầu hàng số phận!
28/08/2011(Xem: 7253)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567