Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lạm Bàn Về Khái Niệm « Khổ Đau » Trong Phật Giáo - Hoang Phong

15/11/201001:58(Xem: 8588)
Lạm Bàn Về Khái Niệm « Khổ Đau » Trong Phật Giáo - Hoang Phong

LẠM BÀN VỀ KHÁI NIỆM « KHỔ ĐAU »
TRONG PHẬT GIÁO

Hoang Phong

Nhiều thuậtngữ trong Đạo Pháp mang tính cách thật căn bản chẳng hạn như Giác ngộ hay sựQuán thấy sáng suốt(Bodhi),Vô thường(Anitya), sự Tương liêngiữamọi hiện tượng hay Lý duyên khởi(Pratityamutpada), v.v... Trong số này cómột thuật ngữ khá quan trọng là Khổ đau(Duhkha), tuy nhiên thuật ngữ này tươngđối ít được tìm hiểu cặn kẽ, có lẽ vì khổ đau là những gì quá hiển nhiên ai cũngbiết. Thật vậy tất cả chúng sinh đều gặp khó khăn nhiều hay ít không có một ngoạilệ nào cả.

Tuy nhiên cũng cần khẳng định rằng Phậtgiáo không phải là một tín ngưỡng yếm thế hay tiêu cực, trái lại luôn tin tưởngvào khả năng tích cực của con người và nhất thiết chủ trương mang lại cho conngười sự kết hợp hài hòa giữa hiểu biết và tình thương, giữa suy tư và lòng tintưởng. Sự sống tự nó không phải là một sự bất ổn, chính các thể dạng tâm thức củachúng ta làm phát sinh ra khổ đau hay an vui trong cuộc sống của chính mình. Nhưvậy thì chúng ta phải hiểu như thế nào về từ "Khổ đau" hay "Duhkha"trong giáo lý nhà Phật ?

Nguồngốc và từ nguyên của chữ "duhkha"

Duhkha là một từ tiếng Phạn gồm hai từghép lại là : duh kha. Khacó nghĩa là cái lỗ tròn ở giữa bánh xe dùng để đưa cái trục xe vào đó. Duh có nghĩa là "bất ổn", "bấtan", "rối loạn" (mal-aise, ill-being, faintness, dis-comfort...). Chữ "dys"trong cổ ngữ Hy lạp phát xuất từ tiếng Phạn duhvà mang cùng ý nghĩa trên đây. Người ta thường thấy trong các ngôn ngữ Tây phươngnhững từ như : dys-fonctionnement, dys-function (sự vận hành rối loạn), dys-harmonie,dis-harmony (sự lệch lạc, bất hài hòa), v.v... Trong lãnh vực y khoa có một từchuyên môn về một bệnh lý gọi là "rốiloạn dys"(dyspraxie - dyspraxia) thường thấy nơitrẻ em. Một số trẻ em gặp nhiều khó khăn và rối loạn trong việc học hành thí dụnhư đánh vần khó khăn, viết chữ lộn ngược, không làm tính được. Bậc cha mẹ haythầy cô không hiểu đấy là căn bệnh rối loạn của chúng nên la rầy, đánh đập chúngvà như thế càng đẩy chúng vào tình trạng rối loạn hơn, tạo ra mặc cảm, lo âu, sợsệt mang lại những khổ đau vô cùng lớn lao cho chúng.

Chữ duh trong duhkhaám chỉ mộtcái lỗ bánh xe bị lệch, méo mó, không đều đặn. Khi lắp bánh xe vào trục thì bánhxe sẽ bị lệch, quay không đều, khập khiễng, toàn bộ chiếc xe khi chạy sẽ lắc lưvà không đi xa được. Đấy là hình ảnh tượng trưng cho khổ đau và sự vận hành khôngsuông sẻ của nhân loại. Tất cả mọi sự vật và biến cố trong thế gian này khôngđược "lắp ráp" một cách khít khao và ăn khớp với nhau đúng với nhữnggì chúng ta hằng mong muốn, thế nhưng dục vọng lại muốn mọi sự phải suông sẻ,trơn tru, trường tồn và bất biến. Chính vì thế mà sinh ra khổ đau.

Trong bài thuyết giảng đầu tiên tạiBa-la-nại Đức Phật đã nêu ra Bốn Sự ThậtCao quý(Tứ Diệu Đế), và trong Sự Thật thứ nhấtĐức Phật nêu lên khái niệm về khổ đau và vô thường, đấy lànhững gì làm nền tảng cho giáo lý. Dựa trên nền tảng đó Bốn Sự Thật liên kết chặtchẽ và mạch lạc với nhau giúp hình thành toàn bộ Đạo Pháp. Bốn sự thật ấy nhưsau :

1- Sự sống là khổ đau, bởi vì tất cảđều vô thường

2- Nguồn gốc của khổ đau phát sinh từdục vọng

3- Phương thuốc chữa chạy là đình chỉmọi dục vọng

3- Có một con đườngmang lại sự chấm dứt đó, đấy là con đườnggồm tám giới luật (Bátchánh đạo).

Bốn Sự Thật Cao quý được ghi chép bằngchữ viết khoảng hai trăm năm sau khi Đức Phật tịch diệt. Sau đó thì các lời giảngấy liên tục được bình giải và khai triển thêm, mang ra áp dụng dưới muôn ngàn hìnhthức khác nhau và làm thay đổi bộ mặt của Á châu suốt hơn hai mươi thế kỷ, vàngày nay dường như cũng đang làm thay đổi cả xã hội phương Tây. Vì thế duhkhahay khổ đaumà Đức Phật nêu lên cách nay hơn hai ngàn năm trăm năm vẫncòn là một Sự Thật đối với nhân loại. Vậy duhkhahay khổ đauthật sự là gì ?

Địnhnghĩa của khổ đau hay duhkha

Khổ đauhay duhkhalà " những gì khổ nhọc và bất toại nguyện mà con người phải chịu đựng"trong sự sống, trái ngược lại với "nhữngsự cảm nhận hài hòa và trọn vẹn". Có tám cảnh huống mang lại sự bất toạinguyện : 1) sự sinh, 2) già nua, 3) bệnh tật, 4) cái chết, 5) phải kết hợp vớinhững gì hay với những người mà mình không thích, 6) phải xa lìa những gì hay nhữngngười mà mình yêu quý, 7) không thực hiện được hạnh phúc mà mình ước mơ, 8) phảigánh chịu sự biến động của năm thứ cấu hợp hay ngũ uẩn. Ngũ uẩn gồm có một cấu hợp vật chất tạo ra thân xác và bốncấu hợp thuộc lãnh vực tâm thần, tất cả kết hợp với nhau tạo ra cá thể con người.

Tám thứ khổ đau trên đây được phân bố dưới ba thể dạng :

a) khổ đau thể xác và tinh thần (bất toại nguyện 1 đến 5)

b) khổ đau vì bản chất vô thường của mọi hiện tượng và biếncố (bất toại nguyện 6-7) c) khổ đauliên hệ đến sự hiện hữu trói buộc trong điều kiện (bất toại nguyện 8)

*Thể dạng thứ nhất củakhổ đau gọi là duhkha duhkha("khổ đau của khổ đau") tượng trưngcho những thứ khổ đau đơn giản và thô thiển nhất, đấy là sự sinh, già nua, bệnhtật, cái chết, phải kết hợp với những gì mình không thích. Thể dạng khổ đau nàygồm luôn cả những khổ đau phát sinh từ sự cố gắng muốn vượt thoát các thứ khổ đautrên đây.

*Thể dạng thứ hai củakhổ đau gọi là viparinama duhkhata("khổ đau của sự đổi thay")có nghĩa là mọi hiện tượng cấu hợp đều phù du tức là vô thường, và chính sự vôthường đó mang lại khổ đau. Chúng ta lúc nào cũng muốn trẻ đẹp, luôn giữ được cáckhả năng tinh thần và thể xác, thế nhưng hiện tượng vô thường đã ăn sâu vào ngũ uẩnkhiến ta không thể nào bảo tồnđược mãi mãi những gì trên thân xác và trong tâm thức. Ta cố bám víu vào nhữnggì yêu quý, nhưng vô thường cuốn trôi tất cả. Sự cảm nhận về hiện tượng phù duđó gọi là khổ đau.

*Thể dạng thứ ba củakhổ đau là samskaraduhkhata("khổ đau của sự hình thành" còn gọilà "khổ đau thường xuyên")phát sinh từ năm thể dạng cấu hợp của sự bám víu do điều kiện mà có, tức là ngũ uẩn. Đó là sự bất toại nguyện sâu kínvề sự hiện hữu của ta trong thế giới ta bà. Những khổ đau đó phát sinh từ cảm tínhthiếu trọn vẹn và hoàn hảo về sự hiện hữu của mình và những sinh hoạt bất thànhđúng theo sự mong muốn của mình, đấy là những gì phản ảnh sự thiếu thỏa mãn sâukín của bản năng. Trong bài thuyết giảng đầu tiên và trong Sự Thật Cao quý thứnhất Đức Phật đã cho biết "năm thứ cấuhợp của sự bám víu là khổ đau" : bám víu vào thân xác, bám víu vào tưduy và xúc cảm hiển hiện lên trong tâm thức của mình.

Khổ đau là mộtbệnh lý

Những gì vừa trình bày trên đây chẳngqua cũng chỉ là diễn biến của bệnh trạng nơi con người. Y khoa tân tiến ngàynay khám phá ra một số các triệu chứng bệnh lý phát sinh từ thân xác và tâm thứcvà sử dụng một số phương pháp chữa chạy mang lại ít nhiều hiệu quả. Hơn hai ngàn năm trăm năm trước Đức Phật đãchẩn bệnh cho con người và mô tả những khổ đau mà con người thường xuyên phải gánhchịu trên thân xác và trong tâm thức. Ngài phân tích cho chúng ta thấy nguyênnhân sâu kín của đủ mọi thứ bệnh tật đang đày đọa con người và kê ra một toathuốc hóa giải tận cội rễ của tất cả các thứ khổ đau ấymà Ngài gọichung là duhkha. Thế nhưng không mấy ai trong chúng ta biết đem cái toathuốc ấy ra mà dùng.

Cái toa thuốc gồm có bốn thể dạng, từchẩn bịnh cho đến các vị thuốc kê khai. Thật ra cách trị bệnh ấy cũng khá tươngtợ với nền y học cổ truyền Ấn độ : 1- đấy là bệnh gì?, 2- bệnh ấy sinh ra từnguyên nhân nào?, 3- làm thế nào để ngăn chận được nguyên nhân ấy?, 4- phải chữachạy ra sao để làm cho nguyên nhân ấy chấm dứt? Phật giáo gọi cách chẩn bệnh vàtoa thuốc ấy là Tứ Diệu Đếvà các vịthuốc mà Đức Phật kê khai cho chúng ta là Bát Chánh Đạo.

"Đế thứ nhất" là sự chẩn bịnh : chúng sinh đang bị tám thứ ốm đauhoành hành từ thể xác đến tâm thần : "Nàycác tỳ kheo, đây là Sự Thật Cao quý về khổ đau : sinh là khổ đau, già là khổđau, bệnh tật là khổ đau, cái chết là khổ đau, bắt buộc phải kết hợp với nhữnggì mình không thích là khổ đau, xa lìa những gì mình yêu quý là khổ đau, khôngđạt được những gì mình thèm muốn là khổ đau, tóm lại năm thứ cấu hợp của sự bámvíu là khổ đau". (Theo bản dịch của W. Rahula trong quyển L'Enseignement du Bouddha, Seuil, 1961).

"Đế thứ hai" tìm hiểu nguyên nhân của bệnh lý :"Này các tỳ kheo, đây là Sự Thật Cao quý vềnguồn gốc của khổ đau. Đấy là sự thèm khát được tái sinh, được tiếp tục hìnhthành, sự thèm khát đó liên hệ mật thiết với sự đam mê quá đáng trong sự tìm kiếmnhững lạc thú của giác cảm, hết nơi này đến nơi khác, trong sự hiện hữu và sựhình thành, và cả trong thể dạng không-hiện-hữu", (cùng trích dẫn trênđây, id).

"Đế thứ ba" trình bày về phương thuốc giúp chấm dứt khổ đau. ĐứcPhật dùng các chữ "ngưng nghỉ"hay "đình chỉ" (nirodha) để chỉ thể dạng phi-hiển-hiệncủa mọi thứ dục vọng trên đườngtu tập, làm dịu xuống và lắng xuống những thể dạng phát sinh từ những điều kiệntrói buộc. Đức Phật gọi kết quả mang lại là niết-bàn(nirvana), có nghĩa là sự "tắt nghỉ " hay đơn giản là "hết bệnh" : "Này các tỳ kheo, đây là Sự Thật Cao quý về sựchấm dứt khổ đau. Đấy là sự đình chỉ hoàn toàn của sự thèm khát, buông bỏ nó, từbỏ nó, tự giải thoát ra khỏi nó, tách rời ra khỏi nó", (cùng trích dẫntrên đây, id).

"Đế thứ tư" là phần kê khai các "vị thuốc" diệt trừkhổ đau. Các "vị thuốc" ấy gồm có tám thứ và phải đồng loạt đem ra ápdụng : "Này các tỳ kheo, đây là SựThật Cao quý của sự diệt trừ khổ đau. Đấy là Con Đường Cao quý gồm có támnhánh, ấy là sự quán thấy đúng, tư duy đúng, ngôn từ đúng, hành động đúng,phương tiện sinh sống đúng, cố gắng đúng, chú tâm đúng, sự tĩnh tâm đúng",(cùng trích dẫn trên đây, id).

Tám nhánh của Bát Chánh Đạo được phânra làm ba nhóm :

1- Nhóm thứ nhấtthuộc về đạo đức hay giới luật (sila) gồm có :

a) ngôn từ đúng: không nói dối, không dèmpha, không nói những lời hung bạo, không nguyền rủa, không ba hoa vô ích.

b) hành động đúng: không sát sinh, khôngtrộm cắp, tôn trọng luân lý trong lãnh vực tính dục, giúp đỡ người khác biết sốngmột cách ngay thật.

c) phương tiện sinh sống đúng: không sinhsống bằng những nghề làm hại đến người khác và các chúng sinh khác (chẳng hạnnhư buôn bán khí giới, lường gạt, làm nghề đồ tể, chăn nuôi súc vật để giết thịt,phá rừng, v.v...), nói chung là phải biết tôn trọng sự sống và kính trọng tất cảchúng sinh.

2- Nhóm thứ haithuộc sự tĩnh tâm hay thiền định (samadhi) gồm có :

a) cố gắng đúng: ngăn chận các thói quen tâmthần kém đạo đức phát sinh trở lại, không để cho các thứ dục vọng độc hại mớiphát sinh và điều khiển mình, cố gắng tạo ra các thể dạng tâm thức lành mạnh vàtốt đẹp, phát huy thêm những thể dạng tâm thức tốt sẵn có.

b) chú tâm đúng: ý thức và chú tâm vào thânxác, giác cảm, sự sinh hoạt tâm thần, tư duy và các khái niệm.

c) tập trung tâm thức đúng: đây là lãnh vựcthiền định, chẳng hạn như sự tập trung tâm thức bằng hơi thở.

3- Nhóm thứ balà sự hiểu biết tối thượng hay bát nhã(prajna) gồm có :

a) tư duy đúng: tức là từ bỏhay là quên chính mình, không ích kỷ, yêu thương tất cả chúng sinh và bấtbạo động.

b) sự hiểu biết đúng: thấu triệt được TứDiệu Đế.

Lời kết

Trong phần trên đây có đề cập đến mộtthứ bệnh lý gọi là "bệnh rối loạndys" của trẻ em làm cho chúng không học hành được. Bậc cha mẹ, thầy côthường không hề giúp đỡ chúng còn la rầy và đánh đập khiến chúng thêm khổ sở vàmặc cảm. Bậc cha mẹ và thầy cô phải nhìn thấy nguyên nhân mang lại những rối loạnđó của chúng để thương yêu và giúp đỡ chúng. Về phần chúng ta, không có ai la rầyhay đánh đập vì những sai lầm và những thể dạng bệnh hoạn như nóng giận, ăn nóivà hành động điên rồ chi phối chúng ta, họa chăng đôi khi luật pháp cũng trừngphạt khi hậu quả do những thể dạng ấy mang lại trở nên quá nặng nề. Vì thế chúngta cũng nên ý thức và tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa nào mang lại khổ đaucho chính mình để loại bỏ chúng. Đức Phật kê sẵn cho chúng ta toa thuốc và cáchđiều trị, hãy đem ra mà dùng.

Khi có một người cầm gậy đánh ta, takhông oán trách cây gậy làm cho ta đau đớn, ta cũng không oán trách người cầm gậyđánh ta bởi vì người ấy cũng chỉ là nạn nhân của những bấn loạn đang điều khiểnhọ. Điều mà chúng ta oán trách là nguyên nhân mang lại những xúc cảm hung bạochi phối người cầm gậy. Vì thế bổn phận của chúng ta là mang cái toa thuốc màchúng ta đang sử dụng để cố gắng khuyên những người đang gánh chịu khổ đau, đangbị sự rối loạn chi phối nên theo đấy mà điều trị.

Bures-Sur-Yvette, 14.11.10

HoangPhong

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2015(Xem: 7627)
Tokyo, Nhật Bản, ngày 6 tháng 4 năm 2015 – Vào buổi sáng, đức Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có buổi tiếp thân mật với một nhóm các Nghị sĩ Nhật Bản để thảo luận các vấn đề cùng quan tâm. Sau khi ăn trưa, Ngài tham gia vào một Diễn đàn Môi trường toàn cầu cho các thế hệ kế tiếp, tại Yomiuri Hall, Tokyo, Nhật Bản. Sau khi Xướng ngôn viên giới thiệu xong, Ngài phát biểu rằng: Anh chị em quý mến ! Thật là một vinh dự lớn và hân hạnh được cùng quý vị chia sẻ trên tình Bồ đề quyến thuộc với nhau. Đó là truyền thống của chúng tôi, tôi nghĩ rằng đã là Bồ đề quyến thuộc trong tình pháp lữ, chúng ta đã biết nhau, tình pháp lữ chúng ta mãi cho đến ngày cuối cùng của mình. Tôi thật cảm động được kết duyên thêm nhiều pháp lữ.
08/04/2015(Xem: 7383)
Cách khoảng 800 km chuyến bay từ Tokyo đến Sapporo, một cuộc hành trình hoằng pháp của đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nhật Bản. Tokyo bầu trời xanh mây trắng bãng lãng, mùa xuân hoa Anh đào nở rộ như một tin vui đón chào một vị Thánh tăng quang lâm. Ngược lại vùng Hokkaido vẫn còn chút mùa Đông tuyết trắng se lạnh. Ngài là vị khách mời đặc biệt của các chi nhánh Sapporo thuộc Junior Chamber International (JCI), một tổ chức xã hội phi chính phủ quốc tế, phi lợi nhuận.
08/04/2015(Xem: 6991)
Ngày nay, 95% dân số Thái Lan theo đạo Phật. Truyền thống xuất gia gieo duyên cho thế hệ trẻ thanh thiếu niên trong cộng đồng là một nét đẹp mà xã hội quốc gia này và các nước theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy như Thái Lan, Lào, Campuchia, Sri Lanka, Myanmar, hay như vùng dân tộc Khmer ở miền Tây Nam bộ của Việt Nam. Mỗi năm tại các Tự viện Phật giáo Thái Lan đều tổ chức lễ xuất gia gieo duyên cho những thanh thiếu niên trong cộng đồng. Một năm tổ chức một vài lần.
08/04/2015(Xem: 9189)
Có một chị bạn rất kính tin Bồ-tát Quán Thế Âm nói với tôi rằng: Khi mẹ của chị bệnh nặng, tưởng chừng như sắp mất, chị ấy đã khấn vái, cầu xin Bồ-tát hãy cứu mẹ và chị chấp nhận chịu giảm đi 10 năm tuổi thọ của mình để cho mẹ được sống. Và thật là mầu nhiệm, mẹ chị ấy đã được Bồ-tát cứu giúp, không chỉ khỏi bệnh mà còn sống thêm vài năm nữa mới mất. Chị rất vui về hạnh hiếu này dù đã mất đi 10 năm tuổi thọ. Tôi cũng kính tin Bồ-tát nhưng không chấp nhận việc Ngài sẽ giúp ai đó “chịu giảm thọ để cho người khác sống lâu thêm” vì ai ăn nấy no, ai tu nấy đắc, không ai có thể chịu tội hay gánh nghiệp thế cho ai. Vậy trong trường hợp của chị ấy thì giải thích như thế nào, nhờ Bồ-tát linh ứng, hay nhờ người con đã gánh bớt nghiệp cho mẹ?
07/04/2015(Xem: 10718)
Như một làn điện chớp sẹt ngang đầu khi thiên hạ nghe tin khó tưởng, cô Hoa Lan lắm lời vừa phát nguyện Tịnh Khẩu. Vâng, chuyện có thật các bạn ạ! Chẳng những Hoa Lan mà còn cả hơn 50 giới tử tham dự buổi Thọ Bát Quan Trai do thầy Hạnh Bảo hướng dẫn tại chùa Linh Thứu.
06/04/2015(Xem: 8807)
Nghi thức trợ niệm lúc lâm chung trong Phật Giáo được các bậc cao tăng Đại Đức hoằng dương ở Đài Loan đã gần 20 năm nay, dần dần được đón nhận tích cực và phụng trì của quảng đại quần chúng trong xã hội và trong giới Phật Giáo tại Đài Loan. Nghi thức trợ niệm vốn là một phương pháp trợ duyên vãng sinh Tây Phương Cực Lạc trong Tịnh Độ tông, do các vị đại sư Ấn Quang, đại sư Hoằng Nhất cùng các vị cư sĩ đề xướng vào đầu thế kỷ 20. Năm 1951 tại Đài Loan có cư sĩ Lý Bỉnh Nam thành lập “Đài Trung Liên xã”, năm 1986 có hai vị cư sĩ Trí Mẫn và Huệ Hoa tông Viên Giác (được các Phật tử tôn kính xưng là hai vị thượng sư) thành lập Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng, đem toàn lực hộ trì và phát dương nghi thức trợ niệm lúc lâm chung. Nghi thức trợ niệm dần dần trở thành pháp môn tu tập phổ biến được quảng đại dân chúng trong xã hội Đài Loan tiếp nhận và hành trì.
06/04/2015(Xem: 18437)
Trong mọi khóa lễ, Chư tăng ni, Phật tử đều cầu xin: “Trú dạ lục thời an lành”. Tức ngày đêm hai mươi bốn tiếng an lành. Nhưng an lành là gì? Chiến tranh không phải an lành.
05/04/2015(Xem: 387981)
Vào ngày 15 tháng 02 năm 2015 tại Như Lai thiền tự, thành phố San Diego, miền Nam tiểu bang California, Hoa Kỳ; được sự chứng minh của Đại lão Hòa thượng Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Tăng già Khất sĩ Thế giới Thích Giác Nhiên cùng chư Tôn đức chứng minh, Hòa thượng Bổn sư Thích Minh Hồi đã cắt tóc cầu nguyện và chứng minh cho Phật tử Tâm Hoa, thế danh Võ Elizabeth Bích Liên xin xuất gia, ban pháp hiệu là Liên Ngọc và chỉ dạy cô về tịnh xá Ngọc Vân ở Việt Nam làm lễ thế phát xuất gia.
03/04/2015(Xem: 22282)
Ngọc xá lợi là phần di thể của các vị cao tăng Phật giáo sau hỏa táng. Đó là những hạt kích thước nhỏ, có dạng tròn hoặc các dạng khác. Một số hạt nhỏ có thể trông giống ngọc trai hoặc pha lê, với màu sắc khác nhau. Đó là bảo vật của Phật giáo toàn thế giới, cần lưu ý rằng, tất cả những gì thuộc về Phật tổ và các vị Thánh tăng như y bát, tóc, móng tay... cũng được xem là xá lợi. Dân gian vẫn thường đồn thổi về ngọc xá lợi với thực hư lẫn lộn. Chẳng hạn một vị chân tu 64 tuổi đã ngồi thiền 49 ngày rồi viên tịch tại chùa Vĩnh Bình thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình nên có nhiều xá lợi. Còn ngọc xá lợi của Phật tổ thì có công năng kỳ diệu như phát quang, tự di chuyển hoặc có thể phân ra thành các viên ngọc khác.
02/04/2015(Xem: 12022)
Vào những ngày nghỉ cuối tuần, tôi thường ra một quán cà phê hay tiệm sách gần nhà để ngồi đọc sách. Ở bên này có những tiệm sách lớn, bên trong có hàng bán cà phê với những chiếc bàn nhỏ, chúng ta có thể ngồi uống nước, đọc sách hay viết lách gì cũng được, rất thích và tiện lợi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]