Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Nhập Phật Pháp Vào Trong Đời Sống Của Chúng Ta

07/11/201002:34(Xem: 9544)
Hòa Nhập Phật Pháp Vào Trong Đời Sống Của Chúng Ta
hoa_sen (9)HÒA NHẬP PHẬT PHÁP
VÀO TRONG ĐỜI SỐNG CỦA CHÚNG TA

Nguyên tác: Integrating Dharma into Our Lives
Tác giả: Alexander Berzin; Bok, Poland, December 13, 2002
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển –/ 18-07-2010

1- PHẬT PHÁP LÀ ĐỂ ĐỐI DIỆN VỚI NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG

Tối nay, tôi muốn nói về sự thực tập Phật Pháp trong đời sống hằng này. Từ ngữ Phật Pháp - Giáo Pháp – Dharma có nghĩa là phương sách ngăn ngừa. Nó là điều gì đấy mà chúng ta thực hiện nhằm để tránh những rắc rối. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải làm để liên hệ chính chúng ta với sự thực hành Phật Pháp là để nhận ra rằng thực hành Phật Pháp là để hướng tới việc giúp chúng ta tránh khỏi những rắc rối này.

Sự thực hành Phật Pháp không chỉ là để cảm thấy tốt lành, hay để có một thói quen tốt, hay là một thời trang phong trào, hay bất cứ điều gì giống như thế. Sự thực hành Phật Pháp là hướng tới để giúp chúng ta xa lìa những rắc rối của chúng ta. Điều ấy có nghĩa là nhằm để thực hành Phật Pháp một cách thực tiển, chúng ta cần nhận ra rằng nó sẽ không là một tiến trình dễ chịu. Chúng ta phải nhìn vào đấy và thực sự đối diện với những điều không dễ chịu trong đời sống của chúng ta, những khó khăn mà chúng ta đang có – không phải lẫn tránh chúng, mà đúng hơn là đối diện chúng với một thái độ mà bây giờ chúng ta sẽ cố gắng để đối phó với chúng.

Những rắc rối của chúng ta có thể có nhiều hình thức. Tất cả chúng ta quen thuộc với hầu hết những thứ ấy – chúng ta không an toàn; chúng ta có những khó khăn trong những mối quan hệ với người khác; chúng ta cảm thấy xa lạ, hay bị xa lánh; chúng ta có những khó khăn với những xúc tình và cảm giác của chúng ta – những thứ thông thường mà chúng ta có. Chúng ta có những khó khăn trong việc đối diện với gia đình và cha mẹ chúng ta; những người bệnh và già; Chúng ta gặp khó khăn đối phó với bệnh tật vả già nua của chính mình. Và nếu chúng ta là những người trẻ, chúng ta có những khó khăn trong việc dự tính những gì chúng ta sẽ làm với cuộc đời của chúng ta, làm thế nào để chu tất cuộc sống, đường hướng nào để tiến đến, và v.v… Chúng ta cần nhìn vào tất cả những thứ như thế.

2- MÊ MUỘI

Một trong những điểm quan trọng nhất trong Đạo Phật là nhận ra những vấn đề này mà tất cả chúng ta kinh nghiệm sinh khởi từ những nguyên nhân. Không phải rằng chúng hiện diện ở đó do bởi vô nhân, hay không có nguyên nhân gì cả. Cội nguồn của những vấn đề này là trong chính chúng ta. Đây là một tuệ giác nội quán lớn và không dễ dàng cho hầu hết mọi người chấp nhận. Đây là bởi vì hầu hết chúng ta có khuynh hướng đặt sự phàn nàn những vấn đề của chúng ta trên những người khác hay những hoàn cảnh ngoại tại. Chúng ta nghĩ rằng, “Tôi không vui do bởi những gì người kia làm; người kia đã từ bỏ tôi; người kia không yêu tôi. Đó là lỗi của người kia cả vậy.” Hay chúng ta đặt phàn nàn trên cha mẹ chúng ta – trên những gì cha mẹ chúng ta đã làm hay không làm khi chúng ta là những đứa bé. Hay chúng ta đưa đổ lỗi cho hoàn cảnh kinh tế hay tình thế chính trị, môi trường xã hội, và v.v… Dĩ nhiên bây giờ, tất cả những nhân tố ấy biểu hiện một vai trò trong trãi nghiệm của chúng ta đời sống. Đạo Phật không phủ nhận điều ấy. Nhưng nguyên nhân chính, nguyên nhân sâu xa hơn của những vấn đề là trong chính chúng ta – đấy là thái độ của chính chúng ta, đặc biệt sự mê muội hay si ám của chúng ta.

Nếu chúng ta muốn tìm kiếm một nhân tố định nghĩa rõ ràng thái độ của Đạo Phật quan tâm về ý nghĩa gì để thực tập Phật giáo trong đời sống hằng ngày, tôi sẽ nói nó là điều này. Khi chúng ta đang có khó khăn, chúng ta nhìn vào bên trong chúng ta để cố gắng tìm ra nguồn cội, và khi đã xác định nó, chúng ta cố gắng để thay đổi hoàn cảnh từ bên trong. Khi chúng ta nói về việc nhìn vào bên trong và tìm cội nguồn những rắc rối của chúng ta, thì đấy không phải là căn cứ trên việc phải làm một sự phán xét rằng tôi là một con người xấu và tôi phải thay đổi và để trở thành một con người tốt. Phật giáo không làm những phán xét đao đức . Chúng ta cố gắng để định rõ vị trí của nguồn cội và khổ đau, cùng cội nguồn chính của chúng là thái độ của chính chúng ta. Một cách đặc biệt, Đức Phật nói nguyên nhân sâu xa những vấn đề và khổ đau của chúng ta là sự mê muội hay vô minh của chúng ta. Do thế, những gì chúng ta cần làm là khám phá xem chúng ta si mê như thế nào về những gì đang xãy ra và chúng ta có thể điều chỉnh như thế nào bằng việc đạt được một sự thông hiểu đúng đắn.

Chúng ta mê muội về điều gì? Đấy là về một vài thứ. Một là nhân quả hành trạng (nhân như thế, quả như thế). Chúng ta nghĩ rằng nếu chúng ta hành động trong một cung cách nào đấy mà nó sẽ không có kết quả gì cả. Thí dụ, chúng ta nghĩ, “Tôi có thể trể, kệ người kia, và v.v…, và chẳng hề gì.” Điều đó là sai; đó là mê muội. Hay chúng ta nghĩ rằng điều gì đấy chúng ta làm hay chúng ta xử sự như thế nào sẽ có một tác động nào đấy nhưng nó là vô nghĩa và không thể xãy ra. Thí dụ, “Tôi sẽ tế nhị với người kia và vì thế người kia sẽ yêu tôi như đáp lại. Nếu tôi mua một tặng phẩm dễ thương, vì thế tại sao người kia không yêu tôi bây giờ?” Với những tư tưởng như thế, chúng ta tưởng tượng rằng những hành động và thái độ của chúng ta sẽ không có một ảnh hưởng có thể nào hay chúng ta thổi phồng chúng lên, nghĩ rằng chúng sẽ phát sinh nhiều tác động hơn là chúng thật sự có thể. Cũng thế, chúng ta có thể nghĩ những thứ nào đấy sẽ mang đến một loại ảnh hưởng; trái lại, chúng lại mang đến những điều hoàn toàn ngược lại. Thí dụ, chúng ta muốn vui vẻ hạnh phúc và vì thế chúng ta nghĩ rằng cách để trở nên vui vẻ là rượu chè liên tục. Nhưng điều đó chỉ sản sinh thêm rắc rối hơn là hạnh phúc tươi vui.

Một điều khác nữa là chúng ta mê muội về việc chúng ta hiện hữu như thế nào, người khác tồn tại ra sao, và thế giới sinh tồn thế nào. Thí dụ, chúng ta khổ đau và trở nên bất toại ý khi già đi và phải bệnh hoạn. Nhưng chúng ta phỏng đoán điều gì khác hơn như những con người? Loài người gặp bệnh tật và loài người già đi, ngoại trừ những người chết trẻ - những điều này không có gì quá ngạc nhiên. Khi chúng ta bắt đầu thấy những sợi tóc trắng trên gương, chúng ta âu sầu và sốc về điều ấy, đây là biểu hiện không thực tế và mê muội về việc thế giới tồn tại như thế nào, và về chúng ta hiện hữu ra sao.

Hãy nói về việc chúng ta có một vấn nạn với sự chúng ta già đi. Do bởi mê mờ về điều đó – sự không chấp nhận thực tế của điều ấy – chúng ta hành động trong những phương cách tàn phá dưới sự ảnh hưởng của những cảm xúc và thái độ phiền não. Thí dụ, sự cố gắng thúc đẩy để nhìn trẻ trung và hấp dẫn, chúng ta hành động mong muốn khát vọng để kiếm được những thứ mà chúng ta hy vọng sẽ làm cho chúng ta an toàn – giống như sự chú tâm và tình yêu của những người khác, đặc biệt của những người trẻ hơn, những kẻ chúng ta tìm thấy sự hấp dẫn. Đằng sau triệu chứng này thông thường ẩn chứa sự mê muội rằng tôi là người quan trọng nhất trên thế giới; tôi là trung tâm của vũ trụ. Vì thế mọi người phải chú ý đến tôi. Điều đó khiến chúng ta phát điên lên nếu ai đấy không cảm thấy hấp dẫn đối với chúng ta hay họ không thích chúng ta. Nó khiến chúng ta thậm chí điên tiết hơn nếu họ phớt lờ chúng ta – nếu họ không chú ý đến chúng ta khi chúng ta muốn họ thấy chúng ta là hấp dẫn, nếu không phải là vật chất hay thân thể, thì tối thiểu trong một cách nào đấy. Nhưng, không phải mọi người đều thích Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn; vì thế hy vọng gì ở đấy rằng mọi người sẽ thích chúng ta!

Sự mong ước của chúng ta là được mọi người thích là một dự đoán không thực tế. Nó không thực tiển. Nó căn cứ trên sự si ám mê muội, lòng mong mỏi khát khao, và dính mắc rằng mọi người phải thấy chúng ta là hấp dẫn và chú ý đến chúng ta. Bên dưới nó là thái độ phiền não của ngu ngơ.Chúng ta nghĩ rằng chúng ta quá quan trọng và quá đáng yêu rằng mọi người phải thích chúng ta, vì thế phải có điều gì sai lạc với người này, nếu ông hay bà này không thích tôi. Hay tệ hơn nữa, chúng ta nghi ngờ chính mình: “Có điều gì sai quấy đối với tôi mà đã làm cho người này không thích tôi,” và do vậy chúng ta cảm thấy xấu xa hay tội lỗi. Điều này hoàn toàn là ngây thơ.

Thế thì, điều chính yếu là hành động trên chính chúng ta. Điều này là tất cả những gì của sự thực tập Phật Pháp. Không kể hoàn cảnh là gì – nếu chúng ta có những khó khăn, cảm thấy không an toàn, hay bất cứ điều gì, chúng ta cần nhìn lại trong chính mình để thấy điều gì đang xãy ra. Sự mê muội ở nơi nào phía sau những cảm xúc phiền não này mà tôi cảm nhận? Tuy thế, nếu chúng ta đang nhìn trong mối quan hệ mà chúng ta hiện diện đã làm cho những vấn nạn bị gia tăng, chúng ta cũng cần nhận ra rằng chúng ta không phải là người duy nhất với sự si mê. Một cách rõ ràng, người khác cũng có sự mê mờ. Vấn đề là chúng ta đừng chỉ nói, “Bạn phải thay đổi; mọi thứ tôi hành động là tốt và toàn hảo; bạn là người phải thay đổi.” Trái lại, chúng ta cũng không cho rằng tôi là người duy nhất phải thay đổi, bởi vì điều ấy có thể thoái hóa thành một kẻ tử đạo phức hệ. Chúng ta cố gắng thảo luận một cách cởi mở mọi việc với người kia – mặc dù, dĩ nhiên, người kia cần phải tiếp thu điều này. Chúng ta cần thấu hiểu rằng cả hai chúng ta đều mê muội. Có một vấn đề trong cả hai chúng ta trong những dạng thức của việc chúng ta đang thấu hiểu những gì đang xãy ra trong mối quan hệ của chúng ta, vì thế hãy cố gắng để dẹp đi những si ám trong cả hai chúng ta. Đây là một phương sách Phật Pháp và thực tế mà chúng ta tiến hành.

3- THÔNG HIỂU PHẬT PHÁP TRƯỚC KHI BẮT TAY VÀO THỰC HÀNH

Có nhiều loại thực hành khác nhau trong Đạo Phật. Thật không đầy đủ nếu chỉ đơn thuần tiếp nhận những sự hướng dẫn trên việc làm thế nào để tiến hành thực tập giống như học biểu diễn một thủ thuật nào đấy. Điều rất quan trọng để thông hiểu, với bất cứ một loại thực tập nào, nó sẽ hổ trợ chúng ta vượt thắng những khó khăn như thế nào. Chúng ta cần học hỏi không chỉ khi nào và làm thế nào để áp dụng sự thực hành, mà cũng là sự thủ trì hay nắm lấy vững vàng phía sau điều ấy. Điều này có nghĩa là chúng ta không bắt đầu với những sự thực hành cao siêu phức tập. Chúng ta khởi động bằng những căn bản và bồi đắp một nền tảng, vì thế chúng ta biết, từ thứ lớp của việc giáo huấn Phật Pháp xây dựng lên như thế nào, và điều gì sẽ tiếp diễn với bất cứ sự thực tập nào.

Bây giờ, điều thực tế là chúng ta thật sự đọc giáo huấn mà trong ấy nói rằng, “Nếu con được cho một loại thuốc, đừng hỏi những câu hỏi về việc thuốc sẽ hoạt động như thế nào, chỉ uống thuốc thôi!” Mặc dù đây là một lời chỉ bảo tốt đẹp, nhưng chúng ta cần thấu hiểu rằng nó cảnh báo bên cạnh một cực đoan. Cực đoan ấy là chỉ cố gắng để học hỏi và cố gắng để thấu hiểu giáo huấn, nhưng chẳng bao giờ đặt bất cứ điều học tập nào, những vấn đề học được vào trong thực hành. Chúng ta muốn tránh cực đoan đó. Tuy thế, cũng có một cực đoan khác, mà đấy cũng cần tránh như điều trước. Đó là khi chúng ta nghe một số hướng dẫn Phật Pháp nào đấy liên hệ đến sự thực tập, rồi thì, với sự tin tưởng mù quáng, chúng ta chỉ tiến hành mà không có bất cứ một sự thấu hiểu nào về việc chúng ta đang làm hay tại sao. Vấn đề chính ấy đến từ một cực đoan là chúng ta không bao giờ thực sự thấu hiểu áp dụng sự thực tập như thế nào trong đời sống hằng ngày. Nếu chúng ta hiểu vấn để phía sau bất cứ sự thực tập nào – nếu chúng ta hiểu nó hoạt động như thế nào và những khuynh hướng của nó là gì – thế thì chúng ta không cần bất cứ ai chỉ bảo cho chúng ta áp dụng như thế nào trong đời sống hằng ngày. Chính chúng ta thấu hiểu và tự chúng ta biết áp dụng Phật Pháp như thế nào.

Khi chúng ta nói về tẩy trừ những vấn nạn của chúng ta, chúng ta đang nói không chỉ về tẩy trừ cho những vấn nạn rắc rối của cá nhân chúng ta, mà chúng ta cũng nói về việc loại trừ những khó khăn chúng ta có trong việc hổ trợ người khác. “Tôi có những vấn đề trong việc giúp đở người khác bởi vì lười biếng hay ích kỷ, hay bởi vì quá bận rộn.” Hay, “Tôi đúng là không hiểu vấn đề của anh/chị/bạn là gì và tôi không có ý kiến phải làm gì để hổ trợ anh/chị/bạn.” Đó là khó khăn lớn lao mà chúng ta gặp, có phải không? Tất cả những khó khăn này trong việc giúp đở người khác cũng là bởi vì sự mê muội của chúng ta. Thí dụ, si mê rằng tôi phải giống như Thượng Đế Toàn Năng và tất cả mọi thứ tôi phải làm là một việc và điều đó sẽ giải quyết tất cả những vấn nạn rắc rối của anh/chị/bạn; và nếu nó không thể giải quyết tất cả vấn nạn của bạn, thế thì phải có điều gì sai sót với anh/chị/bạn. Anh/chị/bạn đã không làm việc đúng đắn, vì thế anh/chị/bạn là tội lỗi. Hay tôi tội lỗi, bởi vì tôi đáng lẽ có thể giúp giải quyết vấn đề của anh/chị/bạn và tôi đã không làm được như vậy, vì thế tôi không xứng đáng. Một lần nữa, đó là mê muội, là ngây thơ, là mù mịt về nhân quả (nguyên nhân và kết quả).

4- TIN TƯỞNG VỮNG VÀNG TRONG PHẬT PHÁP

Một điểm khác nữa là có thể áp dụng Phật Pháp một cách hiệu quả trong đời sống hằng ngày trong một cung cách của một tinh thần định tĩnh, chúng ta cũng cần có một sự vững vàng rằng Phật Pháp thật sự có thể xua tan những rắc rối. Chúng ta phải nhận thức rằng Phật Pháp có thể xua tan mê muội của chúng ta bằng việc tuân theo sự tiếp cận căn bản của Phật Pháp: để tránh khỏi điều gì đấy, chúng ta cần tẩy trừ nguyên nhân làm cho nó xãy ra. Nhưng dĩ nhiên, rất khó khăn để đạt đến một niềm tin sâu xa, vững vàng rằng có thể tẩy trừ tất cả sự mê muội của chúng ta vì thế chúng không bao giờ quay trở lại, và cũng như một niềm tin vững vàng rằng có thể đạt đến giải thoát và giác ngộ. Đây là điều đặc biệt khó khăn khi chúng ta thậm chí không biết giải thoát và giác ngộ thật sự là thế nào. Do vậy làm thế nào chúng ta lưu tâm thật sự có thể đạt đến giải thoát, giác ngộ hay không? Nếu chúng ta không nghĩ là chúng ta có thể, có phải là nó hơi lừa dối nhằm hướng để đạt đến điều gì đấy mà chúng ta không nghĩ là nó thật sự hiện hữu hay không? Thế thì nó trở lên là một loại trò chơi nào đấy rồ dại mà chúng ta đang đùa nghịch; sự thực hành Phật Pháp của chúng ta là không chân chính, không thật sự.

Chúng ta phải thật sự tin chắc, và điều này đòi hỏi nhiều sự học hỏi nghiên tâm cũng như thông hiểu, cũng như quán chiếu và thiền tập sâu sắc. Chúng ta phải tin chắc rằng không chỉ giải thoát và giác ngộ hiện hữu; mà cũng là có thể cho chúng ta đạt đến được. Không phải điều ấy chỉ có thể cho Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn đạt đến, mà chúng ta, mà tôi không thể làm điều ấy. Nhưng đúng hơn, tôi có thể đạt đến, và mọi người cũng có thể đạt đến. Chúng ta phải thấu hiểu rằng nó là điều mà chúng ta phải hành động để loại bỏ sự mê muội của chúng ta. Điều gì sẽ sẳn sàng giải thoát chúng ta khỏi si mê? Điều sẽ sẳn sàng giải thoát chúng ta khỏi mê muội là sự thấu hiểu đúng đắn hay chính kiến; và do thế chúng ta phải hiểu chính kiến hay sự thấu hiểu đúng đắn có thể chế ngự si mê hay vô minh và loại trừ nó vì thế nó không bao giờ trở lại. Như kết quả của toàn bộ điều này, chúng ta thấy rằng vị trí hành hoạt thật sự của sự thực hành Phật Pháp là đời sống hằng ngày; nó đang đối phó với những vấn nạn của chúng ta, sự mê muội của chúng ta, và những khó khăn của chúng ta trong đời sống từ thời khắc này đến thời khắc khác.

5- SỰ THỰC HÀNH PHẬT PHÁP ĐÒI HỎI NỘI QUÁN TỰ TÂM

Sự thực hành Phật Pháp không đơn giản là thời gian rỗi rãnh của cuộc sống, đi đến một hang động xinh đẹp yên tĩnh, hay ngay cả chỉ đi vào trong phòng của chúng ta, rồi ngồi lên một chiếc gối để lẫn tránh việc đối phó với đời sống của chúng ta. Lẫn tránh không phải là mũi nhọn của sự thực hành Phật Pháp. Khi chúng ta đi đến một nơi yên tĩnh để thiền quán, chúng ta làm như thế nhằm để bồi đắp kỷ năng thiện xão mà chúng ta cần để đối diện với những vấn nạn trong đời sống của chúng ta. Sự tập trung chính là đời sống. Sự tập trung không phải là việc giành được huy chương Thế Vận Hội trong việc ngồi xuống thiền tập! Sự thực tập Phật Pháp tất cả là việc áp dụng Phật Pháp trong đời sống.

Hơn thế nữa, thực hành Phật Pháp là tự xem xét nội tâm. Với điều ấy, chúng ta cố gắng lưu tâm đến những thể trạng xúc cảm của chúng ta, động cơ của chúng ta, quan điểm của chúng ta, những kiểu thức hành vi của chúng ta. Chúng ta đặc biệt cần theo dõi xem xét những cảm xúc phiền não. Định nghĩa đặc trưng của một cảm xúc hay thái độ phiền não là khi nó sinh khởi, nó làm cho chúng ta và/hay những người khác cảm thấy không thoãi mái. Chúng ta mất đi sự hòa bình của tâm hồn và trở nên không thể kiểm soát. Đây là một định nghĩa hữu ích, bởi vì biết điều này giúp cho chúng ta nhận ra [cảm xúc phiền não] khi chúng ta đang hành động dưới ảnh hưởng của một [cảm xúc phiền não]. Chúng ta có thể biết rằng có một phiền não nào đấy đang diễn ra trong tâm thức chúng ta nếu chúng ta cảm thấy khó chịu. Tại những thời điểm như thế, chúng ta cần kiểm lại những gì đang xãy ra bên trong và áp dụng những phương thức đối trị để điều chỉnh nó.

Điều này đòi hỏi phải trở nên rất nhạy cảm với những gì đang xãy ra bên trong chúng ta. Và để làm bất cứ điều gì về việc thay đổi thể trạng cảm xúc của chúng ta, nếu chúng ta thấy nó là phiền não, đòi hỏi sự nhận thức rằng nếu chúng ta trong một cung cách phiền não hay bị phiền não, nó sẽ tạo nên nhiều bực dọc cho cả chúng ta và những người khác. Chúng ta không muốn điều đó; chúng ta đã có quá dư thừa về điều rắc rối đó. Và nếu chúng ta khó chịu, làm thế nào chúng ta có thể hổ trợ người khác?

6- UYỂN CHUYỂN

Thực hành Phật Pháp cũng đòi hỏi kinh nghiệm với nhiều loại năng lực đối kháng khác nhau, không chỉ là một hoặc hai. Đời sống chúng ta là rất phức tạp và một loại thuốc giải độc sẽ không luôn luôn có hiệu quả. Sự thực tập đặc thù của chúng ta sẽ không tác động tối đa trong mỗi một trường hợp. Để thật sự có thể áp dụng mọi thứ trong đời sống hằng ngày đòi hỏi một sự ứng xử uyển chuyển và nhiều phương pháp khác nhau. Nếu điều này không hiệu quả, thế thì chúng ta phải thực hiện điều kia; nếu điều kia không tác dụng chúng ta phải thực hành điều này.

Tsenzhab Serkong Rinpoche, vị thầy của tôi, thường nói rằng khi chúng ta đang cố gắng làm điều gì đấy trong đởi sống, luôn luôn có hai hay ba chương trình khác nhau. Rồi thì, nếu dự án A không khả thi, chúng ta sẽ không bỏ cuộc. Đấy là bởi vì chúng ta sẽ quay sang dự án B hay C. Một trong các dự án ấy cuối cùng sẽ hợp lý và hoạt động. Điểu này tôi thấy là một chỉ dẫn rất hữu ích và cũng giống như với Phật Pháp: nếu phương pháp A không khả thi trong một hoàn cảnh đặt biệt nào đó, chúng ta luôn luôn có một chương trình dự phòng. Có những thứ khác chúng ta có thể chuyển đổi sang. Tất cả điều này rõ ràng căn cứ trên sự học tập, trên sự nghiên cứu nhiều phương pháp và thiền quán khác nhau, những điều mà sau này chúng ta thực tập rèn luyện, giống như chúng ta thực hiện với sự luyện tập thân thể. Chúng ta hoạt động để tự rèn luyện chúng ta để quen thuộc với những phương pháp này vì thế chúng ta thật sự có thể áp dụng chúng trong đời sống hằng ngày khi chúng ta cần chúng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm đến việc thực tập Phật Pháp không như một sự thư giản hay giải trí, mà như là một chí nguyện toàn thời gian.

7- TRÁNH NHỮNG CỰC ĐOAN

Chúng ta áp dụng sự thực tập Phật Pháp trong gia đình chúng ta. Chúng ta thực tập nó trong cung cách cư xử với cha mẹ chúng ta, với con cái chúng ta, và trong việc xử sự với những người ở sở làm. Trong việc làm điều này, chúng ta cần tránh những cực đoan khác nhau. Chúng tôi đã đề cập một ít điều này rồi. Chúng ta phải tránh cực đoan đổ lỗi những rắc rối của chúng ta lên những người khác hay nhận lãnh toàn bộ trách nhiệm về phía chúng ta - - tất cả các bên chúng ta cùng cống hiến. Chúng ta có thể cố gắng làm cho những người khác thay đổi, nhưng dễ nhất là thay đổi chính chúng ta.

Tự trau dồi, thế thì, là sự tập trung; nhưng trong việc làm này, chúng ta phải cố gắng tránh sự ám ảnh vị kỷ cực đoan. Với sự ám ảnh vị kỷ, chúng ta luôn luôn chỉ nhìn vào chúng ta mà không để ý đến bất cứ người nào khác. Điều này có thể thúc đẩy cảm giác rằng chúng ta là trung tâm của vũ trụ và những vấn đề của chúng ta là quan trọng nhất trên thế giới và không có vấn đề của ai khác là quan trọng hay bị tổn thương.

Một cực đoan khác là nghĩ rằng chúng ta là toàn xấu hay chúng ta toàn tốt. Đúng là chúng ta cần nhận ra những khía cạnh khó khăn của mình, những phương diện mà chúng ta cần phải làm việc với chúng. Nhưng chúng ta cũng cần nhận thấy những khía cạnh tích cực, những phẩm chất tốt đẹp, vì thế chúng ta có thể phát triển chúng hơn nữa. Nhiều người Tây phương chúng ta có lòng tự trọng thấp. Nếu chúng ta tập trung quá nhiều với những vấn đề và sự rối rắm của chúng ta, điều này có thể khơi thêm lòng tự trọng ít ỏi ấy đó. Đó hoàn toàn không phải là vấn đề tích cực.

Cùng lúc khi tiếp tục nhìn những cảm xúc phiền não, chúng ta cần quân bình điều này với việc nhớ về những phẩm chất tích cực của chúng ta. Ngay cả những người thô bạo nhất cũng có một kinh nghiệm nào đó về những phẩm chất tốt đẹp. Không nghi ngờ gì họ đã từng có những kinh nghiệm trong việc ôm ấp một con mèo con hay một con chó con trong lòng của họ, cho nó ăn, và cảm thấy một chút ấm áp đối với nó. Hầu hết mọi người tối thiểu có kinh nghiệm ấy. Do thế, chúng ta nhận ra rằng chúng ta có thể ban tặng một sự ấm áp như thế này, trong cách này, chúng ta cũng thấy những khía cạnh tích cực của chúng ta. Thực tập Phật Pháp không chỉ là làm việc với những khía cạnh tiêu cực, điều ấy phải được quân bình. Chúng ta cũng cần hoạt động trong việc thúc đẩy những khía cạnh tích cực của chúng ta.

Trong việc làm này, trong việc cố gắng để duy trì một sự cân bằng giữa việc nhìn vào những khuyết điểm và những phẩm chất tốt đẹp của chúng ta, chúng ta cần tránh một nhóm những cực đoan khác. Một cực đoan là tội lỗi, “Tôi tệ quá. Tôi phải thực tập và vì tôi không thực tập, tôi thậm chí tệ hơn nữa.” Từ ngữ “nên” cần được xóa khỏi cung cách của chúng ta nhìn vào sự thực hành Phật Pháp. Nó chẳng bao giờ có liên hệ gì với “nên” cả. Nếu chúng ta muốn đưa chúng ta ra khỏi những rắc rối thì chúng ta phải và tránh xa hơn nữa những thứ đó trong tương lai, thái độ lành mạnh nhất là suy nghĩ, một cách đơn giản, “Nếu tôi muốn từ bỏ những rắc rối của tôi, sự thực tập này sẽ giúp tôi làm điều ấy.” Bây giờ, chúng ta có thực hành hay không, đấy là quyền chọn lựa của chúng ta. Không có ai nói rằng, “Bạn NÊN làm điều này, nếu không làm điều này, bạn là xấu.”

Nhưng, chúng ta cũng cần tránh một cực đoan khác, đấy là cực đoan, “Tất cả chúng ta đều toàn hảo; chỉ cần nhìn vào Phật tính của chúng ta và thế là mọi thứ đều toàn hảo.” Đây là một cực đoan rất nguy hiểm bởi vì nó có thể đưa đến thái độ rằng chúng ta không cần thay đổi; chúng ta không cần tránh dừng lại hay bỏ đi bất cứ cung cách tiêu cực nào của chúng ta bởi vì chúng ta đã toàn thiện rồi. Chúng ta cần tránh tất cả những loại cực đoan này – cảm thấy rằng chúng ta xấu xa hay cảm thấy rằng chúng toàn hảo. Một cách căn bản, chúng ta cần nhận trách nhiệm về chúng ta. Điều này là chìa khóa chính để hòa nhập Phật Pháp vào trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Chúng ta nhận trách nhiệm cho chúng ta, để làm điều gì đấy về sự tốt đẹp thậm chí cao cả cho đời sống của chúng ta.

8- SỰ TRUYỀN CẢM HỨNG – NĂNG LỰC GIA TRÌ

Trong khi tự hành động với chính mình, chúng ta có thể tiếp nhận sự truyền cảm hứng từ một vị thầy tâm linh, cũng như từ cộng đồng của những người mà chúng ta đang cùng thực tập với chúng ta. Tuy thế đối với hầu hết mọi người, những câu chuyện kỳ bí về những bậc thầy hàng thế kỷ về trước, có thể bay trên không trung không phải là những nguồn cảm hứng thuyết phục cho sự truyền cảm hứng từ những vị thấy. Đó là bởi vì những thứ như vậy rất khó để liên hệ đến và các vị ấy đã hướng chúng ta vào trong một hành trình toàn huyển thuật. Tốt nhất là những thí dụ sống động những vị mà chúng ta thật sự có một tiếp xúc nào đấy, thậm chí sự tiếp xúc ấy là tối thiểu.

Chư Phật hay những bậc thầy phẩm hạnh chân thật không cố gắng để gây ấn tượng với chúng ta, cũng không cố gắng để thúc đẩy chúng ta. Thí dụ là giống như mặt trời. Mặt trời không cố gắng để sưởi ấm nhân loại; chỉ là phương cách mặt trời sưởi ấm mọi người một cách tự nhiên. Điều ấy cũng đúng đối với những vị thầy tâm linh lớn. Các ngài thúc đẩy chúng ta một cách đột nhiên và tự nhiên từ cung cách mà trong đời sống của các ngài, đặc tính các ngài, và phương thức các ngài đối diện với mọi thứ. Đấy không phải là những hành vi huyển thuật. Những gì hấp dẫn nhất là càng thực tế hơn, bình dị hơn và nhạy cảm hơn.

Tôi nhớ Dudjom Rinpoche. Ngài đã viên tịch nhiều năm rồi. Ngài là Thượng thủ của trường phái Nyingma và là một trong những vị thầy của tôi. Ngài bị hen suyển nặng. Tôi cũng bị suyển và vì thế tôi biết khó thở là như thế nào. Tôi biết khó khăn như thế nào để giảng dạy khi chúng ta không thể thở một cách bình thường, bởi vì tất cả năng lượng chúng ta bị hướng đến việc tiếp nhận đủ không khí. Thật khó khăn để cho năng lượng của chúng ta phát ra trong tình cảnh như thế. Tuy thế, tôi thấy Dudjom Rinpoche với cơn hen suyển trầm kha và vẫn bước lên bục để giảng dạy. Ngài không có một tí gì phiền toái bởi cơn suyển và đối phó với nó trong một cung cách không thể tin được trong khi ban cho những giáo huấn diệu kỳ. Điểu này hấp dẫn khó tin được, rất nhạy cảm, không có huyển thuật gì cả. Đấy là đối phó với những hoàn cảnh thực tiển của đời sống và điều ấy thật sự hấp dẫn.

Khi chúng ta tiếp tục trên con đường tâm linh và có tiến bộ, chúng ta có thể cũng tiếp nhận niềm cảm hứng từ chính chúng ta. Điều này cũng là một nguồn cảm hứng quan trọng. Chúng ta đạt được sự cảm hứng từ sự tiến bộ của chính chúng ta. Nhưng, chúng ta rất yếu kém, mõng manh trong việc làm này. Hầu hết mọi người không thể đối phó với yếu tố này một cách thức tỉnh, bởi vì khuynh hướng thường là cảm thấy kiêu hảnh và tự hào nếu chúng ta làm nên một sự tiến bộ nào đấy. Do thế, chúng ta phải định rõ tính chất ý nghĩa thế nào là tiến bộ một cách cẩn thận.

9- TIẾN BỘ TRÊN CON ĐƯỜNG TU TẬP

Đầu tiên cả, chúng ta phải nhận thức rằng tiến bộ chẳng bao giờ trơn tru thẳng tiến; nó lên và xuống rồi xuống và lên. Điều này là một trong những đặc trưng của luân hồi, và nó không chỉ đang nói về những sự tái sinh cao hơn hay thấp hơn. Đi lên và đi xuống cũng liên hệ đến đời sống mỗi ngày. Bây giờ tôi cảm thấy vui vẻ; lúc nọ tôi cảm thấy không vui. Tính tình của chúng ta lên và xuống. Bây giờ, tôi cảm thấy thích thực tập, lúc khác tôi cảm thấy không thích hành trì. Trong thực tế, nó sẽ tiếp tục như thế cho đến khi chúng ta trở thành một vị a la hán, vô sinh quả vị, một chúng sinh giải thoát, tự do khỏi vòng luân hồi. Cho đến điểm ấy, một sự tiến bộ không thể tin nổi, một quả vị cao thượng, một chúng sinh siêu việt, thì luân hồi đang và sẽ tiếp tục đi lên và đi xuống. Do thế, đừng chán nãn khi mà sau một thời gian dài thực tập, bất chợt chúng ta lâm vào sự khó khăn trong một mối quan hệ tình cảm cá nhân. Bất ngờ, chúng ta bối rối, xúc cảm không nói nên lời – điều này sẽ xãy ra! Điều ấy không có nghĩa rằng chúng ta đã là một hành giả tệ hại. Điều này là tự nhiên, cho chúng ta thấy hiện thực của điều kiện luân hồi mà chúng ta đang hiện hữu.

Những phép lạ không thường xãy ra trong sự thực tập Phật Pháp. Nếu chúng ta muốn áp dụng Phật Pháp trong đời sống hằng ngày, đừng mong đợi phép mầu, đặc biệt không [trông ngóng] trong tiến trình của chúng ta. Chúng ta lượng định tiến bộ như thế nào một cách thực tế? Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, đừng chỉ nhìn vào trong định hạn của sự thực tập Phật Pháp một năm hay hai năm. Hãy nhìn vào trong thời kỳ của sự thực tập trong năm hay mười năm để kiểm nghiệm, “Tôi có là một người tĩnh lặng hơn năm, mười năm trước hay không? Tôi có thể đối diện, đối phó với những tình trạng khó khăn hơn và không bị quá bối rối hay bị quay cuồng bởi chúng hay không?” Nếu chúng ta được như thế, chúng ta đã làm nên một sự tiến bộ nào đấy và đấy là truyền cảm hứng. Chúng ta vẫn còn những rắc rối, nhưng điều này sẽ cho chúng ta sức mạnh để tiếp tục. Chúng ta không quá bối rối trong những hoàn cảnh khó khăn khi mọi thứ xãy ra một cách tệ hại. Chúng ta có thể hồi phục nhanh chóng hơn.

Khi chúng ta nói về chính chúng ta như một nguồn cảm hứng hay gia bị, điểm chính là niềm cảm hứng này cho chúng ta sức mạnh để tiếp tục trên con đường. Điều này là bởi vì chúng ta tin chắc rằng chúng ta đang đi trên con đường đúng. Và chúng ta chỉ đoan chắc rằng chúng ta đang đi trên một hướng đúng đắn nếu chúng ta có một ý tưởng thực tiển về ý nghĩa của những gì chúng ta đang dấn thân trong phương hướng ấy – được gọi rằng, trong khi đi trên phương hướng phổ thông, chúng ta sẽ tiếp tục đi lên và đi xuống.

Đây là một số ý kiến tổng quát về việc chúng ta hòa nhập sự thực tập Phật Pháp vào trong đời sống hằng ngày như thế nào. Chúng tôi hy vọng rằng những điều này là hữu ích thiết thực. Chân thành cảm ơn.

Tuệ Uyển chuyển ngữ - 28/07/2010

http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/approaching_buddhism/introduction/integrating_dharma_into_lives.html

Tiểu sử ngắn của Alexander Berzin
Alexander Berzin, sinh năm 1944 tại Paterson, New Jersey, tốt nghiệp cử nhân năm 1965 của Khoa Đông phương học, Đại học Rutgers liên kết với Đại học Princeton, bằng thạc sĩ (MA) năm 1967 và bằng tiến sĩ (PHd.)năm 1972 của Cục Viễn Đông Ngôn ngữ (Trung Quốc) và tiếng Phạn và Ấn Độ học, Đại học Harvard. Từ năm 1969 đến năm 1998, ông sống ở Dharamsala, Ấn Độ, ban đầu là một học giả Fulbright, học tập và thực hành với các bậc thầy từ tất cả bốn truyền thống Phật giáo Tây Tạng. vị giáo thọ chính của ông là Tsenzhab Serkong Rinpoche, trợ lý của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông là thông dịch viên và thỉnh thoảng làm thông dịch viên tiếng Pháp cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2018(Xem: 5916)
5h sáng. Sớm tinh mơ. Tôi đã thức dậy, mở toang hết cửa cổng để đón tất cả nhân duyên của ngày mới còn đang lãng vãng lân la bên ngoài vào nhà. Khu vực ngoại thành này, tầm 8h -9h vẫn còn yên tĩnh, còn nghe được tiếng chim ca, tiếng gà cục tác, huống hồ chỉ mới vào thời khắc đón ánh bình minh dịu dàng từ hướng Đông... Gian phòng thờ đã lên đèn. Ánh hào quang sau thánh tượng đức Phật rọi soi ấm áp huyền diệu. Hoa đăng, hương trầm, bánh trái đã thiết bày trên các bàn thờ theo đúng nghi lễ được Thầy hướng dẫn, căn dặn... Thầy đến trước giờ hẹn nửa giờ đồng hồ, mới 7h30, triệu thỉnh thêm thánh tượng đức Địa Tạng Vương Bồ Tát từ chùa Tịnh Quang mà Thầy trú trì, để thiết trên bàn đặt giữa chính môn. Nửa giờ sau, thêm một thầy nữa quang lâm, thầy
24/07/2018(Xem: 6587)
Sinh ra ở cõi đời này, dù được sống trong vui vẻ hạnh phúc nhiều như thế nào đi nữa, thì cũng sẽ có lúc chúng ta cảm thấy cuộc sống thật là vô vị, bởi những chuyện không vừa ý cứ dồn vập đổ tới khiến chúng ta vô cùng chán nãn. Những lúc như thế chúng ta thường hay oán Trời trách đất, hay oán hận những người xung quanh đã gây bao nhiêu điều phiền muộn đau khổ cho chúng ta. Chúng ta trách tại sao trước mắt chúng ta có những người quá hạnh phúc, không phải lo toan điều gì, mới sanh ra đời đã được ở trong cảnh giàu sang nhung lụa, lớn lên lập gia đình cũng được sống trong cảnh sung sướng, lên xe xuống ngựa, kẻ hầu người hạ. Riêng chúng ta thì đầu tắt mặt tối, cực khổ vô cùng mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc.
22/07/2018(Xem: 8871)
Thái Lan: Các cầu thủ đội bóng Heo rừng sẽ xuất gia 12 cầu thủ đội bóng “Heo rừng” và huấn luyện viên của họ đã được cứu thoát sau khi bị mắc kẹt 18 ngày trong một hang động ở Thái Lan, có khả năng sẽ xuất gia hạn định để bày tỏ sự kính trọng đối với Saman Kunan, cựu Hải quân Thái SEAL đã hy sinh trong nhiệm vụ giải cứu đội bóng.
22/07/2018(Xem: 7020)
Người con Phật nghĩ gì về án tử hình? Đứng về phương diện cá nhân, rất minh bạch rằng không Phật tử nào ủng hộ án tử hình. Đứng về phương diện quốc gia, thực tế là rất nhiều quốc gia -- nơi Phật giáo gần như quốc giáo, như Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka… -- vẫn duy trì và thực hiện án tử hình. Tại Thái Lan, án tử hình dùng để trừng phạt cho 35 tội hình sự, trong đó có tội sát nhân và buôn ma túy. Miến Điện cũng thế. Điểm hay là ở chỗ, hai quốc gia này tuyên án tử hình, nhưng rất ít khi thi hành án tử. Các quốc gia có đông dân số Phật tử -- như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… -- vẫn áp dụng án tử hình, và thường xuyên thi hành án tử.
20/07/2018(Xem: 6461)
Xã hội tân tiến ngày nay, đã khiến cho con người không còn sống trong sự bình thản như ngày xưa, bởi vì nền văn minh kỹ thuật cơ khí, điện tử đã lôi cuốn người ta gia nhập và chạy đua với thời gian. Cái gì cũng phải nhanh, phải vội, cuộc sống bon chen, không ai chờ đợi ai.
20/07/2018(Xem: 7836)
Khóa tu mùa Hè Hoa Phượng Đỏ tại Tu viện Khánh An vào đầu tháng 7 đã qua nhưng đọng lại trong tôi dấu ấn cảm xúc vì rất nhiều hoạt động ý nghĩa làm sân chơi rất lành mạnh cho trẻ vừa học tập vừa rèn luyện. Cho con đi xong khóa hè về lòng nhẹ nhỏm đi rất nhiều vì những thay đổi rất tích cực của con mà đáng nói hơn là cảm xúc của chính bản thân tôi cũng được cơ hội gột rửa những phiền muộn khi tham gia Đêm Thắp Nến tri ân với nhiều ý nghĩa. TT Thích Trí Chơn đã cho các em giây phút trang nghiêm thanh tịnh dâng ngọn đèn cầu nguyện lên Tam Bảo. Giọng trầm ấm của Thầy đã dẫn đại chúng vào lời kinh thiêng trầm hùng, thanh thoát.
20/07/2018(Xem: 13798)
Vào tháng 10, mùa đông, nhằm tiết đại hàn, giá lạnh, vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) nói với các quan hầu cận rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.” (1)
19/07/2018(Xem: 7266)
“Thử Đề Nghị Một Phương Thức Kết Hợp Những Người Con Phật Trong Nhiều Chi Nhánh Phật Giáo Việt Nam Cùng Sinh Hoạt Với Nhau” là một đề tài tế nhị, khó nói, và nói ra cũng rất khó tìm được sự đồng thuận của hầu hết chư Tôn Đức và đồng bào Phật tử hiện đang sinh hoạt trong nhiều chi nhánh Phật Giáo Việt Nam. Đề tài này hàm ngụ hai lãnh vực nội dung và hình thức sinh hoạt, và bao gồm ba hình thái tổ chức là các Giáo Hội Phật Giáo, các Hội Cư Sĩ, và các hệ thống Gia Đình Phật Tử.
19/07/2018(Xem: 4535)
Không hiểu từ lúc nào mà tôi đã tập được thói quen công phu mỗi ngày hơn một tiếng đồng hồ và dành thời gian tương tự cho việc lướt qua các trang mạng phật giáo để chọn lựa những bài thật bổ ích cho cái trí óc còn non kém của mình, hầu học hỏi thêm dù biết rằng kiến thức đó phải được tư duy và trải nghiệm . Và tôi rất hài lòng về thói quen này vì đần dần tự nhiên giống như tôi được khích lệ và ngày nào tôi cũng cảm nhận được cái không gian êm dịu đã ghé vào thăm cuộc đời tôi và cứ như thế tôi trôi theo dòng chảy của cuộc đời dù không phải là thuận duyên lắm, do vậy con cái tôi thường nói đùa rằng " Mẹ không thể nào trầm cảm được đâu "
18/07/2018(Xem: 6492)
Trong tất cả vũ trụ pháp giới thì cái gì là sáng nhất? Chỉ có thể là trí huệ là ngọn đèn sáng nhất soi sáng sự tối tăm mê mờ của vô minh, phá tan xiềng xích của sự buộc ràng thân tâm. Trí huệ mang tới cho hành giả một sự minh triết sáng suốt, là gươm báu chém đứt tham, sân, si nơi cõi lòng của tam độc gây bởi tạo nghiệp vô minh. Chỉ có trí huệ rõ biết hết thảy những vô thường sinh tử luân hồi, để từ đó xa lìa sự đắm nhiễm tâm trần nơi cõi thế. Và giúp cho hành giả tu tập tìm về sự giải thoát khỏi mọi sự phiền não, khổ đau của kiếp sống vô thường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]