Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

BỒ ĐỀ TÂM VÀ CHẤP THỦ

28/10/201004:25(Xem: 6468)
BỒ ĐỀ TÂM VÀ CHẤP THỦ

BỒ ĐỀ TÂM VÀ CHẤP THỦ
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII khai thị

ducphapvuong-001-contentCórất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sựphóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏitâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm, nênchúng ta vẫn coi chúng như những thể tách rời và khác biệt.Tâm chúng ta cứ hết sân hận, ganh tị rồi lại mừng vui,phấn khích - đủ mọi cung bậc thăng trầm của cảm xúc.Thực sự chúng ta chưa hiểu được mình đang trải nghiệmnhững gì, ta thực sự là ai, ai đang thực sự sân giận hayvui vẻ, ai đang nản lòng hoặc tràn trề hứng khởi: điềugì đang thực sự diễn ra? Trên thực tế, chúng ta không cólấy một ý niệm về “bản thân”, mặc dù chúng ta vẫnnói về “tôi” hay “chúng ta”, và sử dụng những nhãnhiệu được gán cho mình. Tôi cho rằng cho đến giờ chúngta chưa thực sự hiểu gì về chính bản thân. Vì thế màgiờ đây chúng ta cần tìm hiểu, khám phá bản thân mình,điều này thật là thú vị! Đức Phật dạy rằng: “Luânhồi không có khởi đầu”, vậy là từ vô thủy của luânhồi khổ đau cho tới nay, chúng ta đã sống mà không hề biếtgì về mình? Thật nực cười phải không? Thực sự, tôi thấyđây là một chủ đề thú vị để chia sẻ: Điều gì đãxảy đến với bản thân ta, và ta cần làm gì từ giờ phútnày trở đi? Mọi thứ hoàn toàn phụ thuộc vào tâm ĐứcPhật dạy rằng tâm chúng ta rất hoang dại, vì chúng ta khôngthể kiểm soát được nó. Các hoạt động dù tốt hay xấuđều là sự phóng chiếu của tâm. Tôn chỉ của Phật giáoNguyên Thủy là “tránh hết thảy ác”, còn của Phật giáoĐại thừa là “làm hết thảy lành”. Cả hai thừa đềucùng một tôn chỉ: mọi thứ hoàn toàn tùy thuộc vào tâm- vì tâm là năng lực duy nhất tạo nên hoạt động thiệnhay ác.

Thân,khẩu chúng ta chỉ là phương tiện trợ giúp tâm tạo nênhoạt động, còn tâm mới là nhân tố quyết định tạo nênhoạt động đó. Nếu tâm không tác ý cho một hoạt độngcụ thể nào, thì chắc chắn thân, khẩu sẽ không biểu hiệnhoạt động đó. Rất nhiều tín ngưỡng không thuộc ĐạoPhật cũng nhấn mạnh tôn chỉ “bất bạo động”. Tuy nhiênĐỘNG CƠ (tâm tác ý) của Đạo Phật đối với tôn chỉnày rộng lớn hơn. Đây là một điểm khác biệt rất tinhtế giữa Phật giáo và các tôn giáo khác. Tất cả các tínngưỡng tâm linh đều dạy mọi người không được làm ác,và đều khuyến khích hành thiện. Bởi vì chưa thực chứngđược bản chất của Tâm nên không ai trong chúng ta, ngay cảmột số hành giả tâm linh, có thể thực hành được điềunày một cách toàn vẹn. Vì thế mà giờ đây, dù có phảilà Phật tử hay không, bạn đều cần tìm cách đối trịvà chuyển hóa tâm mình. Vì chính tâm vô minh của chúng tađã quấy nhiễu hết thảy chúng sinh từ vô thủy tới nay.Rất nhiều người trong số chúng ta đã tìm cách đào luyệntâm theo những phương cách khác nhau, song chúng ta đều khôngthực sự thành công.

Mặcdù có nhiều cách thức đào luyện tâm, nhưng thực tế, tâmchỉ có thể thực sự được rèn luyện bởi chính nó, chứkhông phải nhờ bất kỳ yếu tố bên ngoài nào khác. Đôikhi, chúng ta cố gắng hiểu được tâm mình, đôi khi chúngta muốn đè nén tâm. Tôi cho rằng đây không phải là nhữngbiện pháp tích cực, thiện xảo để chuyển hóa tâm. Hầuhết các kỹ năng rèn luyện tâm đều không thực sự thànhcông vì tâm phức tạp như chính chúng ta vậy. Nếu bối rối,tán loạn, tâm sẽ dẫn dắt ta trôi lăn trong cõi luân hồi.Nếu định tĩnh, an lạc, tâm có thể đưa ta tới Niết Bàngiải thoát. Vì thế, tâm chúng ta có đủ công dụng thiệnvà công dụng bất thiện. Đó là lí do tại sao Đức Phậtdạy rằng tâm cần phải được điều phục.

Cầnphải liên tục quán chiếu tâm.Phương pháp tu tập phát triểnBồ đề tâm là cách rèn luyện và mở rộng tâm mình. Tâmchúng ta thường hẹp hòi ích kỷ, tới nỗi không còn chỗdành cho người khác. Chúng ta chỉ có thể nghĩ về chính mìnhvà những người thân của mình, như gia đình, bạn bè vàcon cái. Nhưng điều này cũng chỉ diễn ra với một thờigian ngắn ngủi và kèm theo rất nhiều điều kiện. Đôi lúc,chúng ta không thích người khác đeo bám lấy mình, nhờ vảmình. Có lúc chúng ta lại thích được yêu thương, đượcquan tâm chăm sóc, có lúc chúng ta lại muốn ở một mình đểđược yên thân, phải vậy không? Nếu mong muốn của mìnhđược thỏa mãn, chúng ta sẽ phần nào cảm thấy dễ chịu.Ít nhất thì điều này cũng đúng với tôi! Các bạn khôngcảm thấy như vậy sao? Có thể chưa ai trong số các bạn quánsát về điều đó, nhưng quả thực tâm của ta hoạt độngtheo cơ chế như vậy.

Tôinghĩ rằng tâm không thích khi bị kiểm soát và bị ép buộc.Nhưng tâm cần được quán chiếu một cách liên tục, trongsáng không chút ảo tưởng và hư ngụy nào! Chỉ cách đómới đưa chúng ta về bản chất tự nhiên của tâm (NiếtBàn) - trạng thái hoàn toàn thư giãn, an lạc và trải rộngmuôn nơi.

Tôiđã nói khá nhiều về phương pháp chuyển hóa tâm. Vì tâmchúng ta vốn hẹp hòi ích kỷ nên cần phải tu tập trưởngdưỡng Bồ Đề Tâm hay “Tâm Giác Ngộ”. Bằng cách trưởngdưỡng các phẩm hạnh về tình yêu thương và lòng bi mẫn,không căm thù, sân giận hoặc ganh ghét, bạn sẽ có thể trảirộng tâm mình. Trong lúc tu tập phát triển Bồ Đề Tâm, bạnnên quán chiếu một cách logic rằng tất cả chúng ta đềulà anh chị em của nhau, bởi vậy cần quan tâm chăm sóc nhau,vì tất cả chúng ta đều đau khổ như nhau do chưa thực chứngđược bản chất tâm của chính mình. Tất cả chúng ta đềuquay cuồng và điên dại như nhau, vì thế tại sao không giúpđỡ và phụng sự những người khác cũng đang trong tình trạngđau khổ tột bậc như mình? Đây là một loại lý thuyếtlogic bên ngoài mà chúng ta có thể quán chiếu, và là mộttrong những logic chính yếu mà tất cả chúng ta đều có thểquán xét.

Vạnpháp là hư ảo

Logicsiêu việt hay logic nội chứng liên quan đến quan điểm triếthọc cho rằng vạn pháp đều không tồn tại như nó xuấthiện: vạn pháp đều hư ảo. Thế giới hư ảo dường nhưrất bền chắc đối với chúng ta, nhưng nó không thực sựtồn tại. Tuy nhiên, chúng ta vẫn bị hấp dẫn bởi thế giớinày, chúng ta bị cuốn trôi tới điên đảo bởi những thứhư vọng đó. Chúng ta cuồng loạn bởi những hấp dẫn bênngoài liên tục khuấy đảo tâm ta, và kết cục chẳng cógì tồn tại, đó là kết quả của thế giới này. Chúng tađang đơn thuần rượt đuổi theo những huyễn ảo như cầuvồng. Lẽ đương nhiên là tới đây chúng ta trở nên kiệtquệ. Bạn có thể nói đó là một trong những đau khổ chínhmà chúng ta đang phải trải qua.

Đólà lý do tại sao chúng ta nên trưởng dưỡng lòng từ bi tớitất cả chúng sinh, bởi vì chúng ta đã nhận ra được sựthật này một cách có trí tuệ. Có hàng triệu triệu ngườivẫn hoàn toàn vô minh, họ không có dù chỉ một chút tri thứcít ỏi về điều này. Vì thế, chúng ta là số người maymắn ít ỏi có đủ phúc duyên thấy được thực tại củathế giới này.

Đólà lý do tại sao cần phải có hạnh nguyện Bồ Tát cứu độ,phụng sự hết thảy hữu tình. Đó là một dạng logic rấtsâu sắc, và là một lý do tốt để bạn trưởng dưỡng Bồđề tâm. Bạn biết rằng còn triệu triệu chúng sinh đangsa vào cạm bẫy và bám chấp vào thế giới hư ảo, khôngnhận ra thế giới vô thường. Đây là căn nguyên dẫn đếnkhổ đau. Như vậy bạn là người đang nắm được cơ hộihy hữu để thực hành pháp chấm dứt khổ đau. Điều nàycần trở thành động cơ khuyến khích bạn tinh tấn thựchành với mong nguyện, “Tôi phải tu tập một cách chân thành,không bỏ phí một chút thời gian quý giá nào trong cuộc đờinày, để có thể cứu độ chúng sinh đang thực sự khổ đaumà không hề nhận thức được”. Những động cơ như thếnày phải luôn hiện diện trong tâm bạn. Đó là cái đượcgọi là động cơ vị tha hay “Tâm Giác Ngộ”.

Mọihoạt động thế tục trong đời sống đều bắt nguồn từsự chấp thủ mạnh mẽ của chúng ta.

Chừngnào còn bám chấp vào thế giới này thì chừng đó chúng takhông thể giải thoát. Chúng ta bám chấp vào những vật đẹpđẽ hay xấu xí, vào kẻ thù hay bằng hữu. Bất kỳ hoạtđộng thế tục nào được làm đều bắt nguồn từ sự chấpthủ mạnh mẽ của chúng ta. Chúng ta nói: “Như vậy này!Điều này phải được làm thế này còn điều nọ phải đượclàm thế nọ.” Chúng ta đưa ra các yêu cầu đòi hỏi thuậntheo sự ham muốn chấp thủ của chính mình. Đó thực sựlà điểm xuất phát của mọi sai lầm mà từ đó ta kinh quavô số kinh nghiệm đầy khổ đau. Chẳng hạn như, bạn bámchấp vào ý niệm ai đó là kẻ thù của mình, rồi bạn thấyrất khó chịu và bực mình mỗi khi nhìn thấy người đó,hay chỉ cần nghe thấy tên và giọng nói của người đó.Đây là điều mà tôi đã nói lúc trước về sự huyễn ảocủa những thứ mà chúng ta đang theo đuổi. Khi bạn có mộtngười bạn tuyệt vời thì bạn sẽ rất ích kỷ muốn ngườita thuộc về mình mãi mãi, không muốn một ai khác kết giaovới người đó, thậm chí không ai được chạm vào ngườihay cười với anh ta, cô ta. Đây là một kiểu chấp thủ màbạn thường có. Sau này, khi bạn phát hiện ra một ai đóđã kết thân với anh ta hơn cả bạn, thử hình dung xem bạnsẽ đau khổ như thế nào. Sự đau đớn này là sản phẩmtừ tâm chấp thủ của bạn tạo ra chứ không phải do bấtkỳ ai khác.

Tấtcả chúng ta, không ai muốn loại đau khổ này! Vì thế, chúngta cần loại bỏ chấp thủ. Để làm được điều này, bạncần nhận ra bản chất chân thật của vạn pháp. Những xúccảm như "thích" hay "không thích" không tự có bản chất, màchỉ là sự sáng tạo hay sự phóng chiếu của tâm bạn. Điềuđó có nghĩa rằng thế giới này được tạo thành từ tâmcủa bạn, và nó là một thế giới huyễn ảo. Ví như mộtngười bạn rất hấp dẫn với bạn, nhưng anh ta lại khônghề hấp dẫn với người khác, nên sự hấp dẫn này chỉlà ảo tưởng, không có bản chất. Bởi vì bạn không nhậnra đó là ảo tưởng hay sự phóng chiếu của tâm, nên bạncảm thấy ngây ngất si mê truớc người đó. Đến một lúcnào đó, bạn sẽ cảm thấy một cái gì bất ổn, và giaokết với người kia là một sai lầm. Lúc đó, theo thói thường,bạn sẽ than thở, trách móc, đổ lỗi cho người bạn củamình. Nhưng thử nhìn lại xem, trước đó ai là người đầutiên đã hết sức bám chấp vào “hương vị ngọt ngào”của mối quan hệ này? Chính sự chấp thủ đã khiến bạnbám chấp vào sự bền chắc và vị ngọt của tình bạn đó.Cho nên chính sự chấp thủ của bạn mới đáng trách. Chotới nay thì sự chấp thủ và ảo tưởng vẫn hòa hợp vớinhau một cách đầy sáng tạo. Nhưng trên thực tế mọi việckhông hẳn là như vậy. Vì thế, qua trí tuệ của bạn vềTrung Quán hay Đại Thủ Ấn, và hai chân lý - (chân lý tươngđối và tuyệt đối), bạn sẽ thấu hiểu bản chất hư ảocủa thế giới, và sẽ có thể giảm thiểu những khổ đauđược tạo ra từ chấp thủ. Bạn cần thực hành trưởngdưỡng tình yêu thương và tâm bi mẫn

Tómlại, tôi muốn nói rằng ta không nên chấp vào những tư tưởng,xúc cảm của mình, dù nó tốt hay xấu. Sự bám chấp vàonhững thứ này thực sự là chấp thủ. Tôi không muốn nóirằng chúng ta không nên có lòng từ bi hay thương yêu lẫnnhau. Nếu thế chúng ta sẽ trở thành vô cảm như sỏi đá.Vì thế, xin bạn đừng hiểu lầm khi tôi nói, “Đừng bámchấp vào cảm xúc của mình”. Có rất nhiều người có thểhỏi: “Làm sao tôi có thể yêu thương người khác mà khôngquyến luyến bám chấp?” Tình yêu thương với chấp thủlà tình yêu thương mê lầm, yêu thương không chấp thủ làyêu thương trí tuệ. Như tôi đã nói lúc đầu, bạn cầnphải thực hành trưởng dưỡng tình yêu thương và lòng bimẫn. Tình yêu thương là tinh yếu của giáo lý Đạo Phậtvà cả các tôn giáo khác. Không có gì là sai trái trong tìnhyêu thương, tâm bi mẫn hay sự quan tâm và lòng mến mộ, nhưngphải được thắp sáng bởi trí tuệ không còn chấp thủhay không còn hiểu biết sai lệch. Làm sao hành giả có thểđi trên con đường cao quý của Bồ đề tâm vĩ đại, khitâm hành giả tràn đầy vô minh và hiểu biết lệch lạc vềthế giới mà mình đang sống.

Điềuchúng ta cần tránh là sự bám chấp hay thái độ chấp thủ.Chúng ta thử lấy quan hệ bạn bè để minh họa. Quá nhiềuý nghĩ chấp thủ đối với bạn của mình sẽ đem đến sựđau khổ sau đó. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều cóít nhiều kinh nghiệm về chuyện này nên tôi không cần nóinhiều. Vì thế, nếu chấp thủ, bạn sẽ kết thúc tình bạncủa mình trong mâu thuẫn và lục đục, không hưởng đượckhoảng thời gian tốt đẹp bên nhau. Đôi khi sự cãi vã cũngchỉ để vui, nhưng đa số trường hợp, nó đều đem lạiđau khổ mà chúng ta không hề muốn. Chính thái độ chấpthủ này đã khiến trái tim bạn nhức nhối, tan nát, dẫnđến bệnh tim mạch. Nếu không chấp thủ, khi đối diệnvới vấn đề rắc rối trong gia đình hay xã hội, bạn sẽtìm ra nhiều giải pháp tốt để giải quyết mọi việc mộtcách bình an. Bạn sẽ tránh được những trải nghiệm đauđớn, sẽ dễ dàng coi những vấn đề rắc rối làm nhữngbài pháp thực tế trong cuộc sống, như những hành giả Phậtpháp thực thụ. Đây là những phương cách giúp bạn cảithiện tâm mình. Sự tiến bộ sẽ được thấy rõ sau vàinăm thực hành phương pháp thực tập đào luyện tâm mộtcách chân chính và đúng đắn Nếu không cải thiện tâm thức,chúng ta sẽ không thể cải thiện được lối sống của mình.

Córất nhiều người nói rằng: “Tôi thích thiền định. Tôiđã thiền định trong nhiều giờ đồng hồ, nhiều tháng trời,nhiều năm ròng”. Nhưng họ vẫn không thể cải thiện đượclối sống của họ. Họ tiếp tục cãi vã, mắng nhiếc, thậmchí đánh nhau thường xuyên với bạn trai hoặc bạn gái củamình. Vì họ đã không hiểu được thực tế - điều gì đangdiễn ra trong cuộc sống và điều gì cần được chấp nhận.Mặc dù tu tập và thiền định rất nhiều năm, song họ đãkhông thể thay đổi được lối sống, chẳng có chút tiếnbộ hay an bình nào trong cuộc sống của họ. Điều này chothấy họ đã không thực sự tập chung vào việc chuyển hóatâm, không tiếp cận được phương pháp đúng đắn giúp họcải thiện tâm. Sự tiến bộ sẽ được thấy rõ sau vàinăm thực hành phương pháp thực tập đào luyện tâm mộtcách chân chính và đúng đắn. Sự thay đổi bên trong sẽmang đến sự thay đổi bên ngoài. Khi sự chuyển hóa bên trongdiễn ra, chúng ta có thể nhận biết được điều này từbên ngoài. Chỉ cần nhìn những dấu hiệu thay đổi ngoàilà chúng ta có thể nhận biết ai đó thực sự đang cải thiện.Và rồi những người hàng xóm, bạn bè và tất cả mọi ngườicũng sẽ để ý tới điều đó và nói rằng, “Anh ta đãtu tập thật tốt. Trước khi thực hành con đường tâm linh,anh
tatừng là một người kinh khủng, nhưng bây giờ anh ta trởnên thật ôn hòa và chẳng bao giờ tranh cãi với bất kỳai? Nhờ công phu tu tập, anh ta thực sự trở thành một ngườitốt, trầm tĩnh và đầy hiểu biết”.

Chúngta không thực hành để mong cầu danh tiếng hay để phô trương,nhưng những dấu hiệu tốt của sự thay đổi vẫn hiển diện.Kinh điển có dạy, các vị Bồ Tát có những phẩm hạnh,dấu hiệu đặc biệt chúng ta có thể nhận biết. Tương tựnhư vậy, thông qua sự chuyển hóa từ bên ngoài, chúng ta cóthể nhận ra một người có thực hành Phật Pháp hay không.Niềm mong ước và lời cầu nguyện chân thành của tôi làhết thảy hữu tình chúng sinh, đặc biệt là những ai códuyên với tôi và Truyền Thừa Drukpa, sẽ biết tinh tấn tutập để có thể mang lại những chuyển đổi tích cực trongcuộc đời mình, sống hòa hợp với người khác và mãi mãian vui trong hạnh phúc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/11/2012(Xem: 6203)
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika dạy các Tỷ kheo: - Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai? Hội chúng không phải Thánh và hội chúng bậc Thánh.
23/11/2012(Xem: 5923)
Đó là chuyến đi Tây Tạng của tôi và nhà thơ Văn Cầm Hải từ ngày 17/9 đến 25/9. Có nhiều cách đến Tây Tạng. Chúng tôi chọn con đường từ Hà Nội đi Nam Ninh, từ Nam Ninh bay sang Thành Đô, rồi từ Thành Đô bay lên Lhasa.
22/11/2012(Xem: 4819)
Haibạn thân mến, Trước hết tôi xin mạn phép được gọi hai người là những người bạn của tôi. Thiết nghĩđã là con người thì tất cả chúng ta đều là bạn hữu với nhau, có phải thế haychăng? Tin các bạn vừa quyết định tạm thời chia tay để sống xa nhau khiến tôi bànghoàng và lòng buồn vô hạn. Dù chỉ là một người bạn thế nhưng tôi cũng cảm thấyđau lòng, huống chi con cái và những người thân chung quanh thì chắc là họ sẽcòn đau lòng hơn nhiều lắm !
21/11/2012(Xem: 5673)
Gần đây, tòa soạn nhận được rất nhiều thông tin từ bạn đọc trong nước và hải ngoại gửi về, với yêu cầu tha thiết cần có sự kiểm chứng trước một số thông tin mang tính quy chụp, tự dựng vô căn cứ, hoặc những phát biểu – thông điệp tiếm xưng đụng chạm đến lòng tự trọng dân tộc của người Việt… Câu chuyện trong tuần kỳ này xin giới thiệu cùng bạn đọc những ý kiến của CTV. Minh Thạnh, về khía cạnh văn hóa ứng xử trong một thông điệp ẩn chứa nhiều nội dung khác của một chức sắc tôn giáo nước ngoài tại nước ta, được nhiều diễn đàn quan tâm.
17/11/2012(Xem: 8055)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành AN TRÚ TRONG HIỆN TẠI hay còn gọi là HIỆN PHÁP LẠC TRÚ mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không phù hợp với tinh thần Phật dạyhoặc không trích dẫn đầy đủ lời Phật dạy trong kinh.
15/11/2012(Xem: 16896)
theo báo New York Times cho biết cơ quan cứu hộ Arizona đã tìm thấy một người phụ nữ, Christie McNally 39 tuổi trong tình trạng hôn mê do nhiễm nắng và thiếu nước và chồng, Ian Thorson, chết thê thảm trong một hang núi ở cao độ 7000 bộ giữa những ngọn núi vùng sa mạc thuộc bang Arizona vào ngày Chủ Nhật 22 tháng 4 năm 2012.
14/11/2012(Xem: 9834)
Ai cũng phải chết nên chết là điều đáng sợ. Tuy nhiên không phải ai cũng được trải qua tuổi già, nên dầu tuổi già còn đáng sợ hơn cái chết, người ta vẫn chúc tụng nhau sống lâu trăm tuổi, đầu bạc răng long. Vì không phải ai cũng thấy được những cái khổ của tuổi già.
02/11/2012(Xem: 6822)
Ở bên đó, hằng năm đến ngày 20/11, học sinh tặng hoa để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. Đó là "ngày nhà giáo quốc tế" của họ. Lúc đầu quà tặng là những đóa hoa hồng, nghe cũng xuôi tai, chừng đó! Thế nhưng những năm đầu tôi cũng đã xót ruột khi thấy học sinh phải mua hoa rất mắc vào ngày 20/11 trong khi nồi cơm nhà các em luôn luôn độn sắn khoai. Do đó mà khi nhận những phần thưởng tinh thần này, những nhà giáo xã hội chủ nghĩa bất đắc dĩ như tôi không thấy vui như ngày xưa đối với cách biểu lộ tình cảm của học sinh; cái cách biểu lộ tình cảm ngây ngô, tự phát, không có công thức, không có chỉ huy...
01/11/2012(Xem: 5720)
Nhằm để thực hành Đạo Phật, chúng ta trước nhất phải biết về tâm. Ngay cả nếu ta là một người không tín ngưỡng, ta có thể thử để cải thiện hay rèn luyện tâm, được cung cấp ta có kiến thức về nó. Bất cứ một con người bình thường nào, cho vấn đề ấy, có thể thực tập rèn luyện tâm và điều này cuối cùng sẽ chứng tỏ là rất hữu dụng.
30/10/2012(Xem: 9341)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567