Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

UY NGHI GIỚI HẠNH TRONG PHẬT PHÁP

28/10/201004:05(Xem: 8008)
UY NGHI GIỚI HẠNH TRONG PHẬT PHÁP

UY NGHI GIỚI HẠNH TRONG PHẬT PHÁP
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII khai thị

ducphapvuong-001-contentTâm nguyện lớn nhất của tôi là tất cả mọi người sống trong hòa hợp tương thân tương ái”.
Kính lễ Kim Cương Thượng Sư Tôn!
Đấng Pháp Vương Drukpa tôn quý,
Ngài là chủ hết thảy Đạo sư,
Mang phúc lợi nhiêu ích hữu tình.
Dưới gót sen cao quý quang vinh,
Dốc lòng thành con nguyện quy kính!

Đức Long Thọ Bồ Tát dạy rằng: “Giới luật, giống như căn bản của thế và xuất thế, là nền tảng của hết thảy trí tuệ”.

Docác hành giả tha thiết thỉnh cầu nên Pháp Vương đã tùy căn duyên viết ra các chương luật uy nghi giới hạnh khai, giá, trì, phạm dễ hành trì dưới đây cho những Phật tử phúc duyên hy hữu theo giáo pháp của Ngài.

Thấy chúng sinh phàm tình mãi trầm chìm trong phiền não, nhiễm ô, thiếu chính niệm và kiềm thúc thân tâm, Đức Như Lai từ bi trí tuệ đã khai thị rất nhiều phương cách, bao gồm bảy loại giới nguyện biệt giải thoát, dẫn dắt chúng ta trên nhiều đạo lộ khác nhau để đạt đến giải thoát. Giới nguyện tinh túy nhất là:

1

Phải từ bỏ việc làm hại người khác, ý muốn làm tổn hại người khác bởi vì chúng dẫn tới những ác hạnh, đây là pháp thực hành của hàng Thanh Văn, Duyên Giác. Pháp tu tập này là nền tảng của tất cả các thừa.

2

Luôn học cách giúp đỡ mọi người và khôngngừng tu tập, trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm tôn quý vì pháp tu trì chính này là con đường chung của Đại thừa. Đây là cốt tủy để thực hành thành công bất kỳ một Pháp nào và tiêu trừ si ám trên con đường đạo.

Điều tối quan trọng là thiện nam tín nữ,từ trẻ đến già, những người đã phát nguyện thực hành Phật Pháp và được tạo nguồn cảm hứng từ chính niệm, phải tinh tiến thực hành hai pháp trênvà không được sao nhãng bởi những hoạt động trần tục ích kỷ và vô nghĩa.

Điều trọng yếu để tu tập tối thượng đạo đầy ý nghĩa nhiệm màu là phải có động cơ thanh tịnh và hành động chân chính.

3

Dựa trên nền tảng sự hiểu biết chân thựccủa mình, bạn phải bày tỏ sự thân thiện, tình yêu thương và sự tôn kínhlên Bậc Thầy - người dìu dắt hướng đạo mang lại cho cuộc đời bạn trở nên đầy ý vị giải thoát, và đối với Phật tử, Tăng đoàn là những thiện tri thức đã ủng hộ, nâng đỡ bạn tu tập thực hành Phật Pháp.

Thượng sư tôn quý, người khai thị tự tính tâm cho bạn thông qua con đường đạo giải thoát thông thường và siêuviệt trong truyền thống Kim Cương Thừa, Ngài chính là Dharmakaya (Pháp thân) hiện thân trong hình tướng loài người để hướng đạo dẫn dắt chúng ta tới bến bờ giải thoát. Ngài đã dìu dắt hướng đạo chúng ta theo chính đạo, Ngài từ bi hơn tất cả chư Phật và Bồ Tát. Do đó, điều tối quan trọng cần thấu hiểu rằng, bạn phải luôn nhu hòa nhẫn nhục theo ‘ba cách’để Ngài hoan hỷ, đó là thực hành tâm linh, thân phụng sự và cúng dường phẩm vật với chí tâm bất thoái. Đây là tinh yếu của tu tập Kim Cương Thừa.

4

Những hành giả thiện nam, tín nữ thường trú ở Trung Tâm nên thường xuyên tham gia tu tập thực hành vào buổi sángvà buổi tối, tụng kinh và các thiện hạnh hàng ngày; thiện hạnh tu tập Nyungnay (Bát Quan Trai Giới) được thực hiện vào những ngày rằm và mùng một, mùng tám hàng tháng.

5

Đặc biệt là lễ cúng Ganachakra nên được cử hành vào buổi sáng mùng 10 với pháp thực hành GuruYoga và vào tối ngày 25 với pháp thực hành Dakini.

6

Nói chung, bạn nên chí thành tha thiết, xả thân hành trì với bất kỳ một phương pháp tu chuyển hóa tâm thức nào, cụ thể là bốn pháp tu mở đầu cho tới khi chứng đạt Giác Ngộ. Nếu nghĩ rằng, chỉ thực hành một vài lần bốn pháp tu mở đầu là đủ thì thực sự là ngộ nhận và sai lầm.

7

Những Pháp hữu tri thức nên yêu thương cảm thông, tận tâm chia xẻ và tương thân tương ái. Những tập khí xấu phải được từ bỏ như: Cố chấp vào những tà kiến, buông lung nói dối, nói lưỡi đôi chiều, nói ác khẩu, nói thêu dệt.

8

Mọi gốc rễ của lầm lỗi là do khẩu nghiệp tạo nên. Do vậy, điều quan trọng phải chính niệm, kiểm soát được khẩu nghiệp trước công chúng.

9

Sự quá thân cận gần gũi với người khác có thể làm kích động ngọn lửa ái kết và hận thù. Bởi vậy, duy trì khoảngcách đúng mực ngay từ ban đầu là rất quan trọng.

10

Cho dù bạn tham gia vào những hoạt động tâm linh hay thế tục thì trước tiên bạn phải soi xét kỹ lưỡng, tường tậnđộng cơ của mình. Ngay cả khi động cơ đó không phải quá tồi nhưng bạn phải xét xem hành động đó có mang lại lợi ích cho người khác hay không. Bạn nên giác tỉnh rằng, việc tham gia vào bất cứ hoạt động nào mà không có sự quán chiếu, suy xét là dấu hiệu của thiếu hiểu biết và si mê.

11

Đừng nên cô phụ tự tính của chính mình với sự ngã mạn dựa trên một chút kiến thức thiển cận. Thay vào đó, bạn nên tri ân phụng sự Đạo sư- người đã soi rọi con đường chính đạo và phụng sự cả những Pháp hữu của mình. Sau khi đã phụng sự được một chút cho Phật Pháp, Tôn Sư, Bằng hữu, Giáo thọ…bạn không nên khoe khoang về những gì bạn đã làm mà nên tùy hỷ khiêm cung.

12

Những người vốn thiếu trí tuệ và trình độ giáo dục hạn chế thì không nên tự ti và mất niềm tin, mà hãy nhiệt thành tham gia vào thiền định hay nhiều những thiện hạnh khác để trưởng dưỡng việc thực hành tâm linh của mình, tuy nhiên phải nhớ rằng, luôn tuân thủ mà không được vi phạm giáo huấn của Căn bản Thượng sư. Nếu những hoạt động như vậy không làm người khác an vui thì thật là đáng tiếc.

13

Khi thấy những Pháp hữu khác có trình độcao hơn, bạn nên tùy hỷ chứ không được ghen tị. Thậm chí ngay cả khi bạn không có ý muốn ca ngợi người bạn đó một cách cởi mở, thì bạn cũng nên giữ yên lặng và không nên phê bình chỉ trích, điều này là rất quan trọng.

14

Trong mọi hoàn cảnh, bạn nên luôn hồi quang tự kỷ, khắc kỷ khoan tha, trau dồi giới hạnh, hoàn thiện thân tâm.Chính cái ý nghĩ chỉ trích người khác là ngọn lửa để thiêu trụi công đức của chính bạn. Vì vậy hãy từ bỏ nó.

15

Khen mình, chê người là nhân của động cơchấp thủ bè đẳng và thù hận, nó là trở ngại đối với mục đích chí hướng của Bậc giác ngộ và hoàn toàn trái ngược với việc tu tập chính Pháp. Vì vậy, hãy từ bỏ những cách nói như vậy.

16

Nếu một người nào đó buông lung phóng dật trong lời nói thì tốt hơn hết bạn không nên phê bình chỉ trích gì, nếu không thể thực hành tâm linh thì bạn hãy trở lại nơi ở và ngủ một giấc thật sâu.

17

Hãy luôn hồi quang phản chiếu chính mìnhvà tham gia vào các hoạt động Phật Pháp. Tư tưởng bạn không nên bị chi phối bởi “Tám Món Bận Tâm Thế Tục” và buông lung trong sự lừa dối, xảo trá, ngộ nhận… Đây là điều tối quan trọng.

18

Ngoại trừ những người mà nội chứng của họ về ý niệm Đại từ, Đại bi và Bồ Đề Tâm đã được tán thán bởi một đạo sưphẩm hạnh thì Pháp nhũ của các Ngài thực sự đem lại giải thoát an lạc cho chúng sinh, còn những Giảng Sư chỉ giảng pháp dựa trên sự hiểu biết hạn hẹp theo nghĩa đen thì không những hoàn toàn tổn hại cho chính họ màcòn làm cho những người khác si mê lầm lạc. Một việc làm như thế sẽ gâytổn hại nhiều hơn lợi lạc. Bởi vậy không cần thiết phải vội vàng để có được địa vị hay danh hiệu Khenpo hay Lama.

19

Tóm lại, trong bất cứ sự tu tập Phật Pháp nào nên hướng tới mục đích là trau dồi trưởng dưỡng tâm mình. Việc thực hành Pháp với mục đích để có được danh tiếng và sự tôn trọng không phải là việc thực hành chính Pháp mà chỉ dẫn đến quả báo đọa lạc tam đồ.Vì vậy, việc hiểu được chính tà và thực hành chính đạo một cách đúng đắn là đạo của Bậc Hiền Trí.

20

Những Phật tử thiện nam tín nữ đang phụng sự ở Trung Tâm nên chắp táp với động cơ thanh tịnh, với tín tâm chí thành dâng hiến, sự chứng minh của Tam Muội Gia Giới cùng với tâm hỷlạc.

21

Trong trường hợp thân tâm đau ốm bệnh tật, thì nên đi chữa bệnh hoặc về nhà tĩnh dưỡng nghỉ ngơi.

22

Gây ra sự bất an và hiểu lầm giữa những Pháp hữu, Phật tử và Tăng Đoàn, từ trẻ đến già thông qua những lời phù phiếm buông lung thêu dệt, đơn giản chỉ bởi những tâm nguyện của mình chưa được viên mãn, sẽ tích lũy vô số ác nghiệp. Do đó, phải tinh tiến nỗ lực từ bỏ những ác hạnh như vậy.

23

Thịt, rượu, thuốc lá, thuốc phiện…không những trái với mục đích giải thoát của Phật Pháp mà còn như một lưỡi kiếm sắc cắt vụn cơ thể của bạn. Bởi vậy, những ai biết trân trọng sự quý giá của thân người hãy nên tự kiềm thúc thân tâm và hạn chế sử dụng chúng.

24

Ngay cả khi bạn chưa thể hoàn toàn bỏ được chúng thì hãy nỗ lực cố gắng không sử dụng chúng trước những hình ảnh, biểu tượng của Phật, Pháp, Tăng, trong những chốn thực hành tâm linh, thiền thất v.v…

25

Tóm lại, những người khoác tăng phục saukhi đã nghe và suy ngẫm về giới luật thì nên trì giữ, cố gắng nỗ lực từbỏ những hành động phi Pháp; không được tự cao tự đại và phải luôn tàm quý khiêm cung, không nên tranh giành địa vị và danh tiếng.

26

Những hành giả đạo Phật nên từ bỏ mười bất thiện nghiệp và hãy luôn cố gắng kiểm soát ‘tam nghiệp’ (thân, khẩu,ý) trong mọi thời khắc để cuộc sống vô thường ngắn ngủi này đầy ý nghĩa.

Mặc dù, sự hiểu biết tâm linh còn chưa tỏ tường rốt ráo, tuy nhiên, tôi là người đã xa lìa tất cả bất tịnh nhiễm ô của ‘Tám Món Bận Tâm Thế Tục’, xin viết phẩm uy nghi giới hạnh này vì lợi ích của những hành giả có thiện nguyện cao quý thực hành PhậtPháp.

Vua Pháp Dawoe Shonnu (Đức Gampopa) đã dạy:

“Mặc dù nhiều người có hình tướng là những hành giả Pháp với tư tưởng thanh tịnh thực hành Pháp nhưng cũng cónhững hành giả còn bị chi phối bởi ác hạnh của ‘Tám Món Bận Tâm Thế Tục’, đó là nhân của địa ngục”.

Cầu nguyện cho những thiện duyên hành giả đã thể nhập vào cửa giải thoát, sẽ được nâng đỡ bởi những tư tưởng thiện hạnh cao quý, xua tan đi những tà kiến phi Pháp!

Cầu nguyện cho họ thấy được chân giải thoát Pháp!

Để viên mãn lời thỉnh cầu tha thiết của Pháp hữu Drukpa Lama Nawang, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII đã rủ lòng từ bi viết phẩm uy nghi giới hạnh này xuất phát từ dòng tâm thức của Ngài vào ngày 15 tháng 9 năm 2000.

Nguồn: IDP Website: drukpa.com
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2014(Xem: 6938)
‘Bạch Thế Tôn, mới rồi, một gia chủ giàu có ở thành Savatthi này qua đời mà không có con thừa kế. Con vừa cho chuyển tài sản của ông ta vào kho của hoàng cung; những tám triệu đồng tiền bằng vàng chưa kể số tiền bằng bạc. Mặc dù là một gia chủ giàu có, thế nhưng bữa ăn hằng ngày của ông ta thì chỉ là cháo nấu bằng gạo nát với bánh làm bằng đậu khô; y phục vỏn vẹn chỉ có ba mảnh vải dệt bằng sợi gai; phương tiện di chuyển là chiếc xe bò gãy gọng nóc lợp bằng rơm’.
29/07/2014(Xem: 8911)
Thông thường làm từ thiện, ai cũng liên kết với lòng Từ bi. Thấy ai làm từ thiện đều nghĩ người đó có tâm từ. Thật ra, cùng một động thái nhưng nội hàm có nhiều sai biệt. Có người vì xu hướng mà làm từ thiện, có người vì ham danh mà làm từ thiện, có người chạy theo phong trào mà làm từ thiện...những trường hợp nầy thiết nghĩ không cần phải đề cập, cái cần đề cập là những người thực tâm vì thương xót đối tượng mà làm từ thiện. Trường hợp nầy hoàn toàn đồng ý đây là tâm tốt, nhưng tốt đối với người bình thường trong xã hội, riêng với một Phật tử dù xuất gia hay tại gia, việc hành thiện còn phải xây dựng trên nền tảng tâm Bồ đề.
29/07/2014(Xem: 8881)
Tất cả chúng ta đều có thể bị bệnh. Một khi chúng ta được sinh ra trong vòng luân hồi sinh tử với thân thể này thì có nghĩa là chúng ta đã chịu sự ảnh hưởng của những phiền não và nghiệp chướng, cho nên bị ốm đau là điều không thể nào tránh khỏi. Đó cũng chính là bản chất của cơ thể chúng ta - thân thể này sẽ già đi và sẽ bị bệnh. Ma-ha Tăng kỳ luật, quyển 28, Đại chính tân tu Đại tạng kinh, tập 22, trang 455b)
24/07/2014(Xem: 10735)
Hôm nay chúng tôi xin nói đề tài Ba điều căn bản của người tu Phật. Vì chúng ta tu Phật phải biết thế nào là cội gốc, thế nào là ngọn ngành. Ba điều này tôi căn cứ theo kinh Pháp Hoa, nhắc lại cho quí vị nhớ và thực hành.
22/07/2014(Xem: 9869)
Hoà thượng Chánh Tâm trụ trì ở chùa Kim Liên. Một ngôi chùa cổ, xinh xắn, ấm cúng, nhiều cây cổ thụ bao quanh. Chùa toạ lạc dưới chân núi, cạnh một con suối nhỏ chảy róc rách. Ngài có hai đệ tử, thầy tỳ kheo Tâm An và chú sa di Tâm Bình. Thầy Tâm An xuất gia từ thuở ấu thơ, vì mồ côi mẹ sớm. Thầy lớn hơn chú Tâm Bình đến hai mươi tuổi. Thầy đảm trách hai chức vị, Thị giả và Tri khách, nghĩa là vừa chăm sóc Hoà thượng, vừa lo việc trong, việc ngoài ở chùa. Thầy bận rộn suốt ngày, nhưng lúc nào cũng tươi cười vui vẻ. Chưa bao giờ ai thấy Thầy sân si. Thầy luôn luôn giữ phép lục hoà, trên kính, dưới nhường, làm mọi việc trong chánh niệm tỉnh giác, cần mẫn tinh tiến trong việc tu học. Sau công phu tối, Thầy thường toạ thiền dưới gốc cây cổ thụ bên bờ hồ sau chùa. Từ khi còn thơ ấu, Thầy đã được sự dìu dắt dạy bảo ân cần của Thầy Bổn Sư.
21/07/2014(Xem: 10697)
Những món thực phẩm dưới đây rất quen thuộc và bổ dưỡng. Nhưng nếu ăn không đúng cách thì hậu quả mà chúng đem lại cũng khôn lường.
19/07/2014(Xem: 13405)
Ba nạn nhân vụ máy bay MH17 bị bắn gồm chị Nguyễn Ngọc Minh, 37 tuổi; con gái Đặng Minh Châu, 17 tuổi; và con trai Đặng Quốc Duy, 13 tuổi. Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận có ba công dân Việt Nam mang quốc tịch Hà Lan trên máy bay thiệt mạng. Sáng nay cán bộ Cục Lãnh sự đến thăm và chia buồn cùng gia đình chị Minh. Nguyện vọng của bố mẹ chị Minh là đưa thi thể ba mẹ con về Việt Nam vì chị Minh và hai cháu sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Gia đình cũng cung cấp mẫu ADN để gửi sang Ukraine giúp hỗ trợ công tác nhận dạng các nạn nhân. Người bạn thân của chị Ngọc Minh kể với VnExpress, rằng gia đình chị Minh vừa đến dự đám cưới bạn ở Anh hôm 13/7. Theo kế hoạch, ba mẹ con sẽ quá cảnh tại Kuala Lumpur, Malaysia, trước khi về Hà Nội. Chị Nguyễn Ngọc Minh và hai con sống ở Delft, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Amsterdam (Hà Lan) 60 km. Tháng 8/2013, chồng chị là Đặng Quốc Thắng qua đời trong một tai nạn tàu.
19/07/2014(Xem: 9834)
Niềm an lạc của mùa An cư tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, vẫn theo mãi mỗi hành giả sau khi mãn hạ, trên đường đi về, ngay cả hôm nay tại từng trú xứ và đã lan tỏa về đến Việt Nam, qua 5 Trường Hạ ( gần 500 vị) đang còn cấm túc, mà người viết đã chia sẻ cúng dường với số tiền nhận được tại Trường Hạ Quảng Đức. Người viết, đoan chắc niềm an lạc ấy sẽ còn lan tỏa và lợi ích nhiều hơn như vậy. Vì nếu là người con Phật chân chính sẽ TÙY HỶ trước tấm lòng rộng mở, với sự thỉnh mời thân thiết. Khi đến đạo tràng Quảng Đức, nhận được sự niềm nở, hân hoan với tình pháp lữ mặn nồng của nhị vị Thượng Tọa Viện Chủ và Trụ Trì Tu Viện.
18/07/2014(Xem: 15397)
Có một Phật tử gửi thư cho tôi và đặt câu hỏi về vấn đề quy y. Tôi xin ghi lại và trả lời, mong rằng có thể giải tỏa khúc mắc cho những người cùng cảnh ngộ. Nguyên văn lá thư: Kính bạch thầy, Đây là câu chuyên có thật 100% nơi con ở, nhưng con xin phép dấu tên những nhân vật trong câu chuyện.
18/07/2014(Xem: 7443)
Không phải vì hiện tượng “Một vì sao đã tắt trên trời Âu“ mà Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 26 phải… đóng cửa! Không, các Phật tử Âu Châu chúng tôi nhất quyết không phụ lòng mong đợi của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Tâm tức Sư Ông Khánh Anh thân thương của chúng tôi, đã cùng nhau kéo đến xứ thần tiên Thụy Sĩ có núi cao, hồ đẹp tại Fribourg để tu học từ ngày 30 tháng 6 đến 10 tháng 7 năm 2014.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]