Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luật Tông Phật Giáo Bắc Truyền

06/10/201001:14(Xem: 8960)
Luật Tông Phật Giáo Bắc Truyền

GIỚI ĐÀI NÉT ĐẶC TRƯNG TRUYỀN THỪA
LUẬT TÔNG PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN

Thích Tâm Mãn

(CMT)Ngày Đức Thế Tôn dạy: “ không bao lâu nữa Ta sẽ nhập Vô Dư Niết Bàn” Ngài A Nan lòng buồn vô hạn, với những nỗi lo hết sức chân tình, lo Phậtđi rồi lấy ai nương tựa, lo Phật không còn ai là người lèo lái con thuyền Phật Pháp, lo cho sự truyền thừa đạo mạch Phật Giáo mai sau. NgàiA Nan đem những nỗi lo này đến bạch Phật, Đức Điều Ngự dạy rằng: “ NàyA Nan, sau khi Ta diệt độ trong đời tượng Pháp phải vâng kính tôn trọngGiới Ba La Đề Mộc Xoa. Ngườinăng kính giữ tôn trọng Ba La Đề Mộc Xoa là bậc Đại sĩ trong tứ chúng và cũng không khác gì như ta còn tại thế vậy.” vì vậy câu chân ngôn “Giới luật còn là Phật Pháp còn, Giới luật mất là Phật Pháp mất” luôn làkim chỉ nam, là mạng mạch của Tăng Già Đạo Phật.

Phật Giáo trong hơn 2500 năm truyền thừavà phát triển, đi đến đâu, ở phương nào Tăng đoàn cũng tôn trọng giữ gìn nghiêm trì giới luật, luôn chú trọng việc truyền giới và sách tấn sựtu trì giới pháp. Cho nên nghe nơi nào có khai Đàn truyền giới là biết nơi ấy Phật Pháp hưng long, Tăng già nghiêm tịnh, vì lẽ đó trong lịch sửPhật Giáo Giới Đàn luôn là những dấu ấn lịch sử và người ta y cứ vào đóđể chứng minh cho sự phát triển của Phật Giáo trong thời đại đó ở địa phương ấy.

Phật Giáo ở Ấn Độ là Phật Giáo từ Hoàng Cung bước vào nhân thế, nhưng khi Phật Giáo được truyền qua Đông Độ thì ngược lại, từ nhân gian đi đến Hoàng Cung. Chính sự khác biệt này tạo thành một nếp văn hóa sống mới trong Phật Giáo, nếp sống văn hóa Phật Giáo Bắc Truyền trong tâm niệm “Nhập gia tùy tục”, “Tùy duyên bất biến” để hoằng Pháp độ sanh. Chính vì lẽ đó mà nếp sống nguyên thủy của Phật Giáo chỉ còn là tính ước lệ nguồn gốc trong Phật Giáo Bắc Truyền, thay vào đó một nếp văn hóa tu tập, hoằng Pháp và lối sống mới mang đậm sắc màu văn hóa Phương Đông.

Phật Giáo Bắc Truyền phát triển trong mạch sống văn hóa Phương Đông, đại diện là văn hóa Trung Hoa, hầu hết trên mọi lĩnh vực văn hóa, đời sống, lễ nghi, học thuật, nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc Phật Giáo Bắc Truyền .v.v… đâu đâu cũng thấy sự hiện diện đậm nét của văn hóa Trung Hoa, tính chất thực tế, hợp tình hợp lý của văn hóa Trung Hoa hòa quyện vào tinh thần “Diệu dụng tùy duyên bất biến” của Phật Giáo như nước với sữa, làm cho người Phương Đông chấp nhận văn hóa Phật Giáo Bắc Truyền một cách dễ dàng và đôi lúc còn như quên mất nơi sản sinh ra nền văn hóa đó, lẫn lộn giữa cội nguồn Ấn Độ vàTrung Hoa.

Ngày nay Phật Giáo ở Phương Đông thuộc Phật Giáo Bắc Truyền phần đa ảnh hưởng văn hóa Phật Giáo Trung Hoa hầu như tất cả các phương diện, sự khác biệt giữa văn hóa Phật Giáo các nướcthuộc Phật Giáo Bắc Truyền và văn hóa Phật Giáo Trung Hoa ở tính độc lập văn hóa truyền thống dân tộc, ngôn ngữ địa phương và các tập tục tínngưỡng dân gian được đưa vào trong Phật Giáo.

Lễ Nghi là bản sắc văn hóa, chuẩn mực đạo đức, lối sống thanh cao của người Đông Độ, trong quan niệm sống ảnh hưởng văn hóa Đạo Nho “Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín”, cuộc sống ở Đông Độ hình như không có một sinh hoạt nào của con người mà không gắn với lễ nghi hay nghi thức. Chính vì vậy mà khi Phật Giáo truyền vào Trung Quốc, không sinh hoạt nào trong Phật Giáo lại không được các vị Tôn Túc Tăng Phật Giáo Bắc Truyền đưa nghi lễ vào và soạn ra nghi thức, để phù hợp tính văn hóa đạo đức truyền thống Á Đông và là phương tiện để đưa Phật Giáo hòa quyện vào văn hóa các dân tộc, từ đây tạo dựng Phật Giáo Bắc Truyền để độ người Phương Đông.

Giới Luật Phật Giáo nguồn gốc từ Ấn Độ và do chính từ kim khẩu Đức Phật thuyết, nhưng Luật Tông của Phật Giáo Bắc Truyền lại do chính các vị Tổ sư người Trung Quốc sáng lập cho nên việc có nhiều điểm không tương đồng với các luật lệ Phật Giáo thời nguyên thủy cũng như nghi thức truyền giới là điều tự nhiên vì địa vực khác nhau, con người và văn hóa tư tưởng cũng không đồng. Để phù hợp vớiđiểm không đồng cũng như khác biệt trên, nên việc vay mượn văn hóa Trung Quốc để hoằng pháp là điều kiện tốt nhất để Phật Giáo đi vào Phương đông. Xây Đàn để truyền giới trong Luật Tông Phật Giáo Bắc Truyềnlà kết tinh của sự ảnh hưởng văn hóa tư tưởng lễ chế phong kiến Trung Hoa.

Đàn hay Đài theo sách Trung Quốc Kiến Trúcghi: “Đàn là là kiến trúc tế tự có lịch sử rất lâu đời trong văn hóa Trung Hoa, trong những di chỉ thời đồ đá mới người ta đã phát hiện dấu vết của tế đàn, đàn thường được đắp bằng đất có ba tầng, hình tròn hoặc vuông, và ngày nay tại Bắc Kinh còn các di tích của tế Đàn, gồm có ThiênĐàn để tế trời, Địa Đàn, Nhật Đàn, Nguyệt Đàn, Xã Tắc Đàn, Tiên Nông Đàn.v.v…”

gd2

Thiên Đàn - Bắc kinh - Trung Quốc

Trong chế độ phong kiến Trung Quốc các vị vua đều tự cho mình là thiên tử con trời thống trị thiên hạ, cho nên việc cúng tế trời đất là việc của vua vậy “ Vương giả Phụng sự Thiên” vìvậy việc tế tự trời đất được các vương triều hết sức chú trọng, vì sao không tế trong đại điện mà tế trên đàn ở ngoài trời. Trong Lễ Ký-Tế Pháp chép:“Khi đốt củi nướng đồ cúng tế làm hương khói bay lên trời gọi tế trời…Thiên thần ở trên trời nếu không đốt lửa cúng tế thì không đủ vậy…”vì thế việc lập đàn tế thiên ngoài trời là việc tất yếu vậy.

gd4

Thiên Đàn

Đàn còn một ý nghĩa khác nữa đó là “TrúcĐàn bái tướng, kiến tiết phong hầu” vào thời Xuân Thu Chiến Quốc các nước chư hầu đua nhau xưng bá, nước nào lên ngôi bá chủ tập hội chư hầu kiến đàn xưng vương, trong lễ phong vương có tế trời cho nên cũng đắp đàn, trong Yến Tử Xuân Thucó đoạn chép: “ Cảnh công đăng đàn, đàn cao quá lên không tới, buồn giận mà nói rằng, đắp đài cao quá, người bịnh lên không nổi” vậy theo quan niệm văn hóa Trung Hoa, Đànlà kiến trúc tế tự đồng thời là nơi để thực hành các nghi thức quan trọng của chế độ phong kiến như lên ngôi vua tế cáo trời đất, phong vương cho các nước chư hầu.

gd3

Đàn Tế Trời của Vua

Giới Đài của Luật Tông Phật Giáo Bắc Truyền được ra đời trong quan niệm văn hóa của phương Đông đại diện là tư tưởng văn hóa Trung Hoa. Truyền giới trong Phật Giáo Bắc Truyền ngoàitính chất thiên liêng cần cầu Giới Pháp tu hành giải thoát ra nó còn mang một tính chất khác đó là một lễ phong chức. Vì giới tử khi thọ giớixong trở thành Tỳ Kheo hay Sa Di là đầy đủ pháp nhân trở thành thành viên trong Tăng đoàn Phật Giáo, còn các vị Tôn Túc đăng đàn truyền Giới theo thông lệ ngày xưa đều được tấn phong giáo phẩm chức vị trong Phật giáo. Vì là một lễ tấn phong Giáo chức, mà ngày xưa khi đăng đàn truyền Giới thường là các vị Đại Tăng có địa vị trong Phật Giáo cũng như ngoài xã hội rất cao, như Quốc Sư hoặc là Tăng Cang nên lễ Tấn Phong của các vị này không thể làm sơ sài được.

Thứ nữa đôi lúc truyền giới cho chính nhà Vua cho nên việt kiến đàn là viêc làm cần thiết. Trong Tông Phụng Tạp Tập chép:“Tùy Dưỡng Đế thỉnh Thiên Đài Tông Trí Khải Đăng Đài Truyền Bồ Tát Giớicho nhà vua…” cho nên sử dụng thể chế phong vương của triều đình trongGiới Đàn là việc tất nhiên trong Phật Giáo Bắc Truyền và vị vua đầu tiên cho xây Giới Đàn để truyền giới trong Phật Giáo Băc Truyền đó là Vua Lương Võ Đế. Theo NAM Sử chép: “ Năm Thứ 18 niên hiệu Thiên Giám (519) Vua Lương Võ Đế vì muốn hoằng truyền Giới Luật phổ cập đến chúng dân, nên phát nguện tự mình thọ giới… xây Giới Đài hình tròn… thỉnh NgàiHuệ Ước đăng đàn truyền Bồ Tát Giới…”

gd

Giới Đài - Chùa Đàm Chá - Bắc Kinh

Sách Thích Thị Yếu Lãmđịnh nghĩa về Giới Đàn: “ Đàn được xây cao lên khỏi mặt đất, trường là mặt đất bằng được kết giới để truyền giới, thời nay gọi chung Đàn Trườnglà có sự ngộ nhận vậy”. Giới luật là mạng mạch của Tăng Già là Pháp Luật của Phật Giáo, cho nên phàm chế ra điều gì có liên quan đến Giới luật đều phải có nguồn gốc để y cứ. Như lập Giới Đàn để truyền giới.

Trong Thích Thị Yếu Lãmchép: “tại Kỳ Viên ở Tây Thiên, Tỳ Kheo Lâu Chí thỉnh Phật lập Đàn, choTăng thọ Tỳ Kheo Giới. Đức Như Lai dạy lập Đàn phía ngoài Viện Kỳ Viên hướng Đông Nam, đây là Giới Đàn đầu tiên của Phật Giáo có nguồn gốc từ Phật vậy.” Lịch sử kiến đàn truyền giới của Luật Tông Trung Quốc có từ thời Nhà Tấn cho đến thời đại Tùy, Đường trong suốt 300 năm, theo sách Trung quốc Phật Giáo Đại Quangchép: “Như ngài Pháp Thái đời Đông Tấn lập Giới Đàn tại chùa Ngõa Quan ởDương Đô, Ngài Chi Đạo Lâm lập Giới Đàn ở Thạch Thành và Ốc Châu, ngài Chi Pháp Tồn lập Giới Đàn ở Thiệu Hưng…..Ngài Tăng Hữu lập Giới Đàn ở Bốn Chùa Vân Cư, Thê Hà, Quy Thiện, Ái Kính.v.v… đến đời Đường đã có gần300 giới Đàn, tất cả những Giới Đàn này được xây dựng như thế nào hình thức ra sao đến nay không thể khảo cứu được…”

Thời Đường niên hiệu Càn Phong năm thứ hai (667) Ngài Đạo Tuyên Luật Sư lập Giới Đàn tại chùa Tịnh Nghiệp-Tây An mới bắt đầu định ra các phép tắc và hình dạng của Giới Đài. Theo Tứ Phần Luật Hành Sự Saocủa Ngài Đạo Tuyên quyển thượng có ghi: “Các Giới Đàn ở các nước ngoài đa số đều ở ngoài trời cũng như Đàn Tế Nam Giao ở nước ta vậy”. Căn cứ theo Giới Đàn Đồ Kinhcủa ngài Đạo Tuyên Luật Sư, Giới Đài gồm có ba tầng, tầng thứ nhất mỗi tầng dài rộng 8m chiều cao1,2m, tầng thứ nhì dài rộng 7m cao 0,9m, tầng thứ ba dài rộng 6m cao 0,7m. Giới Đài tạo theo hình dáng của Tu Di tòa trên Giới Đài có tôn trí tượng72 vị Hộ Giới Thần và Tứ Thiên Vương, trên tầng cao nhất nếu như PhươngĐẳng Giới Đài thì Phụng thờ Đức Phật Lô Xá Na, nếu như Cam Lộ Giới Đàn thì Phụng thờ Đức Thích Ca Mâu Ni Phật.

dan-nam-giao-hue

Đàn Nam Giao - Huế - Việt Nam

Phương Đẳng Giới Đàn theo Tăng Sử Lượcchép: “Pháp truyền Giới Thọ Giới Thanh Văn, nhất nhất đều phải theo luật nếu như người thọ giới các căn không cụ túc, không được thọ giới, nếu cố đăng đàn thọ giới thì cũng không đắc giới vậy. Nay có Pháp PhươngĐẳng Bồ Tát Giới Đại Thừa, những người không cụ túc các căn nhưng phát tâm lãnh nạp thì đều được đắc Giới, cho nên gọi là quảng đại bình đẳng cùng khắp vậy. Nên xưng là Phương đẳng Giới Đàn”. Cam Lộ Giới Đàn theo Thích Thị Yếu Lãmchép: “Cam lộ tức là dụ cho Niết Bàn vậy, vì Giới là cánh cửa đầu tiên đưa con người đi vào Niết Bàn, cho nên gọi Giới là Cam Lộ vậy”.

Đàn Tế Giao có ba tầng tượng trưng cho thuyết “Tam Tài” Thiên, Điạ, Nhân, ở đây người là mối liên kết giữa trờivà đất, cho nên việc cúng tế được thực hiện theo lễ chế thế gian mục đích cầu nguyện sự oai linh của trời đất gia hộ cho đất nước phong điều vũ thuận quốc thái dân an. Giới Đàn cũng có ba tầng tượng trưng cho “TamGiới” Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc Giới, con người muốn thoát ra ba cõi vào cứu cánh Niết Bàn điều trước tiên phải phát tâm đăng Đàn thọ trì Giới Pháp.

Trong Sa Di Luật Nghichép: “nhơn Giới sanh Định, nhơn Định phát Huệ, là những bước cơ bản để thành tựu Thánh Đạo”. Người thế gian đăng đàn cúng tế trời đất để cầu nguyện tha lực bảo hộ che chở, người xuất gia đăng đàn thọ Giới vì phát tâm muốn giải thoát sanh tử đạt đến cứu cánh Niết Bàn cho nên thọ giới rồi phải tự mình tự lực tấn tu. Vua khi lên ngôi đăng đàn tế Thiên Địa bố cáo với muôn dân, thế thì một vị Phật trong tương lai khi bắc đầu cuộc hành trình đi đến quả vị “Vô Thượng Bồ Đề” hay “Nhơn Thiên Chi Đạo Sư” có lý nào lại không lập Đàn thọ Giới .

Giới Đài trong Luật Tông Phật Giáo Bắc Truyền với ý nghĩa đầu tiên là tôn trọng kính ngưỡng đối với địa vị tôn quí vô thượng Giới Pháp của Phật, thứ đến là tỏ niềm cung kính đối với các bật Bồ Tát sơ phát tâm bước vào sơ địa. Giới Đài là nơi phô diễn lý tướng, nghĩa sự của Đại Thừa Thánh Giáo đồng thời cũng chứng minh cho sựphát triển của Phật Giáo Bắc Truyền, sự hòa nhập văn hóa của Phật Giáo trên tinh thần tiếp thu làm đẹp xây dựng bản sắc văn hóa riêng của Phật Giáo Đông Độ, với hình tượng trang nghiêm, hùng tráng của Giới Đài làm cho Giới tử khi thọ giới khởi đại tín tâm đắc được Giới Thể. Giới Đài làtướng đại hùng của Phật, là đại lực của Ba La Đề Mộc Xoa, là đại từ bi trong tinh thần vô ngã của Đạo Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/01/2017(Xem: 8553)
Ở trong một ngôi làng nọ, có một gia đình nghèo khó bần cùng, người cha vì không có tiền, thường lợi dụng ban đêm lẻn vào vườn rau nhà người ta hái trộm, hôm đó anh ta mang theo cả con trai đi cùng. Khi người cha vừa mới nhổ một cây củ cải, đứa con bỗng nhiên ở sau lưng khẽ kêu:
17/01/2017(Xem: 7935)
Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện thêm một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
17/01/2017(Xem: 6568)
Tết Chay An Lạc, cái tên lạ mà đặc biệt ấy những ngày gần đây được nhiều người biết đến và quan tâm theo dõi, cũng như mong ngóng đến ngày diễn ra Tết Chay An Lạc. Đúng như lời hẹn, thứ 7, ngày 14-1, Tết Chay An Lạc diễn ra tại chùa Tứ Kỳ, số 8, đường Ngọc Hồi, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Theo lịch của Ban tổ chức, 9h mới khai mạc, nhưng 8 giờ, sân Chùa Tứ Kỳ đã đông chật với số lượng khoảng gần 1.000 người.
17/01/2017(Xem: 6056)
Tết Chay lần đầu tiên được Cộng đồng Doanh nhân An lạc phối hợp với chùa Tứ Kỳ, Thủ đô Hà Nội tổ chức với sự tham gia của 44 doanh nghiệp về thực phẩm chay và các lĩnh vực liên quan. Tết Chay cũng được đông đảo người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận, đặc biệt là các phật tử ủng hộ nhiệt tình. Mặc dù rất bận bịu với công việc của BTC nhưng ngay trước giờ khai mạc, thứ 7 ngày 14 tháng 01 năm 2016, TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Cộng đồng Doanh nhân An lạc vẫn dành thời gian trả lời phỏng vấn. Thật là hạnh phúc cho chúng ta.
17/01/2017(Xem: 7095)
Tôi đến dự các buổi họp của cộng đồng Doanh nhân An lạc và thấy mình may mắn quá vì được an lạc ngay từ những giây phút đầu tiên có mặt. Mở đầu chương trình TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch công ty sách Thái Hà kiêm chủ tịch cộng đồng Doanh nhân An lạc chia sẻ về an lạc và thỉnh chuông để tất cả các doanh nhân thở nhẹ và êm trong tĩnh lặng để có ngay an lạc. Thật là vi diệu.
09/01/2017(Xem: 6676)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Tháng Giêng, mùa Đông mới thật sự về trên xứ Ấn với những buổi sớm mai sương mù dày đặc và cái rét căm căm. Được quí vị thương tưởng, chúng tôi lại có dịp tìm đến với những mảnh đời nghèo trên xứ Phật, thắp cho họ chút lửa ấm mùa Đông - Xin tường trình và chia sẻ một vài hình ảnh của buổi phát chẩn tại làng Rampur Bihar dưới chân núi Khổ Hạnh Lâm, nơi mà ngàn xưa đức Phật đã 6 năm tu hành khổ hạnh.
09/01/2017(Xem: 10540)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thườngcũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
08/01/2017(Xem: 7064)
Tôi nghe Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Công ty sách Thái Hà báo tin sẽ diễn ra Tết Chay mà mừng muốn khóc. Tôi mừng vì đây có thể là một cơ hội để thay đổi thói quen xấu của nhiều và rất nhiều người dân. Bởi ở quê tôi và nhiều vùng quê khác có thói quen là cúng thịt, gà,… vào tết. Và ăn tết âm lịch là cần rượu, thịt, gà. Như vậy tức ăn tết là phải sát sinh, nhiều sinh mạng phải hy sinh cho con người ăn tết.
08/01/2017(Xem: 11799)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
07/01/2017(Xem: 12323)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]