Có Hai Câu Hỏi ??
1. Phật Chú Có Nên Dịch Nghĩa Không ?
2. Tri Thức, Trí Thức, Học Thức, Khác Nhau Thế Nào ?
Nam Mô Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật
1. Về Mật Chú :
Lúc hồi còn học ở Thừa Thiên, Các ôn Trưởng Lão thường dạy các Thầy các chú không nên ham biết mật ngữ trong chú nói gì mà cứ nghiệm hiểu đề danh của “Chú” là biết hết cả rồi. Chú tâm mà thọ trì do Tâm cảm tha thiết là Ứng quả rõ ràng. Dịch ra rồi, tất cả mầu nhiệm sẽ biến mất hết.
Thú thật lời dạy chí thiết đó, chúng tôi tuy không dám không tin, nhưng lòng vẫn còn muốn khám phá ! Điều hiểu tất đã hiểu, vì ngay nơi đề danh như : Bạt Nhứt Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắt Sanh Tịnh Độ Đà La Ni”. Đề Danh qúa rõ, “Nhổ bỏ hết cội gốc phiền não chướng nghiệp tất sanh về Tịnh Độ” Gọi tắt là Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú.
Mãi cho đến khi có vị sư dịch Chú Bát Nhã :
Yết Đế Yết Đế Ba La Yết Đế Ba La Tăng Yết Đế Bồ Đề Ta Bà Ha…… Rằng Là,
1.Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó.
(Gate, gate, paragate,parasamgate, bodhi svaha!)
English :Gone,gone,gone beyond,gone altogether beyond, bodhi.
France: Allez,allez, allez au-dela,allez completment au-dela, sur la rive du Satori
2. Vượt qua,vượt qua, vượt qua bên kia,hoàn toàn vượt qua,tìm thấy giác ngộ.
3.Đi qua, đi qua,Đi qua bờ bên kia, đã đi qua đến bờ bên kia. Reo vui.
(4). Còn nghe nói mơ hồ : Bổng nghe ai đó họ ngậm ngùi ! Sao tựa như tiếng gọi “Tiến lên tiến lên..tiến mạnh lên ….vậy !
Thử tụng các lời dịch đó, nếu thấy đó là Tân Học ! Là diệu tụng…hơn đọc ..Yết đế…Cứ tự nhiên.
Tóm lại : Cùng hiểu Bát Nhã Ba La Mật là Trí Huệ Đại Thặng là tốt.
Từ lâu, tôi muốn dịch Chú Lăng Nghiêm, nhưng rồi nhận thấy trong Thần Chú ẩn quá nhiều Mật Nghĩa ! Có khi một chữ mà chữ ẩn còn có năm bảy chữ không lộ. Tôi chợt hiểu.
Phàm ngôn của mình mà dịch chú. Nói ra, chẳng khác gì nhà giáo ngoại mất “tư cách con người”là Đắt Lộ; y nói bập bẹ tiếng Việt chưởi Đức Phật bằng thằng,chưỡi ông bà tổ tiên Người Việt là ma quỷ hồi thời Chúa Trịnh Tráng Nhà Lê ! Chúa Trịnh đuổi, y qua Macau 1652 thì phải.
Rồi mới đây trên net thấy ca ngợi Chú Đại Bi đã được dịch !?
TT Nguyên Tạng Chủ Biên Trang Nhà Quảng Đức, thảo luận với tôi về điều nầy, sau đó thì có vài Phật Tử phone hỏi 2 câu hỏi có vẻ nóng bỏng như trên. Về vấn đề có nên dịch Thần Chú Không ? Trả lời không phải khó, nhưng để thẩm thấu ý nghĩa Tôi xin hỏi quí vị : “Khi nói, Não bộ con người, Ngũ Tạng con người, Phổi, Gan, Mật, Tim, Óc vô cùng mầu nhiệm, quí báu Phải không ? Trân trọng quí giá vô cùng, tất cả ai ai cũng hiểu cũng quí, Phải không ? Tò mò muốt biết ?
“ Mổ ra coi chơi ? Banh ra coi cho biết nó quí như thế nào “? Ô Kê ? Được chứ ?! Ha ha ! Tất là, không ai chịu làm chứ gì ? Để yên như thế ! Quí giá vô cùng tận ! Banh nó ra rồi ? Chèn ôi ! Rụng rời ! Hết tụng ?!
Sự kín nhiệm của Phật chú không nên dịch là thế đó ! Đừng chủ quan kết luận rằng, xưa nay các Thầy vì “dốt” nên không ai dịch.
Ai, hân hoan điều đó thì cứ mà hân hoan ! Còn phần lớn, thọ trì nhiều, tín tâm vững là ấn điểm quan trọng cho việc Trì Chú.
Còn ai muốn chơi trội, là nhơn sư , không biết có giống người cơm nóng sốt không thích ăn, phơi cho nguội khô rồi mới ăn . Tùy ý !? Tụng theo bản dịch như ăn cơm nguội cũng có người thích kiểu ăn nầy.
Ăn, Sáng Ăn ! Trưa ăn ! Muốn no thì ăn ! Muốn hết Nghiệp thì Tu ! Thì, Trì Chú ! Đó là “Thực Phẩm ngon” của Người Tu Hành xưa cũ.
A Di Đà Phật.
2. Về, -Tri –Trí -Học /Thức :
TRI THỨC,
Ai đó trong nhân loại mà vui lòng hướng dẫn, chỉ dẫn, sửa sai cho Người khác,với một cõi lòng thiết tha thành thật, đúng đắn Tận tâm không câu nệ thời gian, một lần hai lần ba lần nhiều lần mà vẫn vui vẻ cho đến cuối cùng; Người hưởng thọ sự giáo dục bang trợ được thông suốt trọn vẹn đúng như pháp. Người Thầy đó là bậc Tri Thức. Bậc hiểu biết mà không lộ cho ai biết là bậc TRI THỨC.
Chỉ dẫn, mới một lần, hai lần đã vội càu nhàu sì sạt, đưa người yếu đuối qua đường, người ta ngờ ngạt, chậm chạp thì đã sừng sộ quay tới quay lui. Ỷ lại thông minh, lên bực giảng bị hỏi những câu nan giải thì đỏ mặt giận hờn nói càn thích bậy. Trên lập trường giao lưu với cuộc đời chỉ biết xưng danh như thùng rỗng, tự ái tràn đầy, đã không Tri-Thức, Học thức, Trí thức cũng không, như thế là người không Tri Thức dù cho có thêm bằng cấp học thức gì đó. Nhứ thế, chã có thức nào hết.
Trí Thức, Thực luận về Trí Thức, là người có Bản Tánh đặc biệt xuất sắc. nghe những lý luận về nhiều phương diện Họ biết ngay điều đó là đúng hay không đúng . Không có trình độ để cấp bằng cấp Trí Thức, chì có quí kính và ngưỡng mộ.
Thí dụ, Trong nhiều các trường hợp nhưng đây chỉ áp dụng trường hợp hội luận. để thấy ai là Người Tri-Thức. Người tu, còn có Vô Sư Trí.
Luận giả nói : Trên thế gian nầy mọi loài, mọi thứ, mọi vật, có hình hay không có hình đều do, Một Đấng có tên là “Tạo Hóa” tạo ra ! Khán thính giả đều vỗ tay (!). Không ai có ý kiến (?)
Nhưng, người Trí Thức cho đó là Luận giả nói sai. Tại sao ? Người Trí Thức khẳng định trong thế gian không có Đấng Tạo Hóa ? Đấng tạo hóa chỉ là bịa đặt của danh ngôn ! Hay từ một biện trí thiếu sáng suốt rồi dẫn thành một ẩn kín mưu mô hay đầu tư …sẽ, hay đã xuất hiện.
Vậy luận lý của Trí thức :
Là, Đấng đó, do đâu mà có ? Ai bày ra ? Đấng đó tự có ? Hay có Cha có Mẹ đẻ ra ! Hay từ hư không xuất hiện có đủ chứng minh chưa?
Có khi lại dựng đứng lý luận, Tạo Hóa như ông thợ gốm, nhồi đất sắt nặn ra chậu, vung, bình, chén …Đúng thế, nhưng đất sắt, nước, ông Thợ
phải nhờ vật liệu mà ông không tự có. Cũng chỉ là thợ gốm.
Nếu không do đâu mà có ? Thì là nói hoang đưởng vô bằng cớ ! Nếu trưng dẫn có giấy trắng mực đen in ra ! Là do có người in ấn ra ! Vì có sách in ấn ra, nên có Đấng Tạo Hóa thật , Thế thì người in ấn ra giấy trắng mực đen đó chính là Đấng tạo hóa. Đấng Tạo Hóa cũng chỉ là một người bình thường như bao người bình thường khác ? Người bình thường đó lại có thể sinh sản ra mọi thứ, mọi hình, mọi vật ? Đừng đùa, trẻ nít cười đấy !
Ta thữ lý luận theo logic trí thức. Ông Đấng nầy giả tỉ là người Do Thái đi, đâu có thể sanh ra người Việt Nam được, còn nói chi Tây, Mỹ, Ma-rốc, Tàu mọi v.v… Nhưng còn lạ lùng quái dị nữa, nào thú vật, Bò Heo Chó…Kể cả làm bão lụt nửa , cũng là đấng ấy làm ra (?) Không có lý nào cái ông Đấng nầy có đủ các hình trạng : Người đẻ ra Người ! Mèo đẻ ra mèo ? Làm gì có chuyện muốn biến gì cũng được. Không đúng đâu bạn! Đừng ép người ta ăn thuốc độc ! Lý thuyết thiên hình vạn trạng trong một “Thể Đấng ” Chỉ có cách đặt kín trong Thần Học mới tạm dấu não loạn mê hoặc để hù kẻ ngu thời tiền sử! Quẹt cây diêm quẹt chúng thất kinh hồn via tưởng có vô số ông thần lửa nằm trong Hộp diêm quẹt !.
Tà thuyết có vũ lực đến đâu cũng không tấn công làm lộng được Trí của người trí. Người đó đúng là TRÍ THỨC. Trí Thức là như thế.
Học Thức,
Học Thức là Từ nơi sự học hiểu theo các lớp có Trường ốc Do Chánh Phủ thiết lập, hay do tư nhân thiếp lập, có thi cử rõ ràng, có chứng minh, bằng cấp, đó là cái thực học, học thức chính gốc của họ, Từ nơi Học. Còn phải nói đúng nghĩa, là phải hiểu thấu tường tậu sự đã học để thực hành không ra ngoài cái hiểu biết của học, nên gọi là Học Thức !
Còn nửa, Học Thức dù có bằng cấp bảo đảm, nhưng thiếu Trí Thức, tâm địa hẹp hòi, thì có thể đi ngược Khoa Học tin hảo tin quàng bị sa ngã vào Nhất thần hay đa thần giáo dễ như trở bàn tay. Tệ hơn, do thiếu Tri-thức nên cố nổi gân cổ để bao biện che lấp cho nhiều lỗi lầm như nhà viết con chiên tú gàn chẳng hạn.
Người Học Thức mà có tâm giúp đời, giúp nước, họ có thể gom thu những hiểu biết sáng tạo, phải nói, phải viết đứng sự thật, mở mang cho tiến hóa ! Nếu vọng ngọai, tà tín gồng gánh thêm vào cái biến thức phi nhân nghĩa đạo đức bôi nhọ chính cái bằng cấp “Thực Học” của mình ! Trịn lên bằng cấp là những tôi tớ của Thực dân. Thành ra kẻ tồi trên dòng khoa bảng.
Do thiếu Học thức, nên ở đời thường lầm ! Rồi lại hay chê : Ông ấy có bằng cấp có học thức mà sao “Ngu” quá vậy. Có những lời chê quá đáng như thế là vì không chịu hiểu kỷ hai chữ Học Thức.
Phuơng Tây có câu: “Cái ngu cửa người Học-thức, Ngu hơn cái “Ngu”
Của người không học thức”. Nên rõ ràng, Ông nầy ổng đậu bằng Kỷ Sư Cầu Cống, thì ổng là học thức về cầu cống, ổng đâu cỏ thể vào nhà thương mỗ xẽ người bịnh đau ruột được ! Phải không ?
Ông nầy ổng là BS Toàn Khoa, Bịnh gì ổng cũng hiểu, ổng trị bá bịnh, những ổng vẫn tin ông Trời là vạn năng, đó là tự ổng có đức tin không hướng theo lối văn minh khoa học, ổng không thèm phân biệt tà và chánh thế thôi, dù ổng cũng là văn minh khoa học? Không Nên chê trách vào cái bằng cấp của người ta được.
Trên đời nầy tự do muốn tin những gì mà Người có Trí không TIN. Thì nên tìm vào Thần Học. Tóm lại, học thức chỉ “Hơn” người không học thức mà thôi. Tuy nhiên, Người có bằng cấp mà đủ Trí, đủ Tri, là Người Toàn Vẹn. Đó là Người Học Thức xứng đáng.
Quan trọng hơn và thú vị hơn là nhà Học Thức có Nhân Bản ! Nhà học thức nầy sau giờ làm việc về nhà “Chào Cha Mẹ Con Mới Về” ! Tiếng gọi “CHA MẸ” thiêng liêng nhất chỉ có Cha Mẹ Ruột ! Còn thằng cha ngoại lai tuyệt đối không bao giờ gọi ! Trừ phi nhân thêm hai chân.
Đó là Học Thức Nhân Bản.
Kính Chào bái chư vị Tri Thức.
Viết tại Chùa Bảo Vương, Mùa An Cư PL 2559
HT. Thích Huyền Tôn