Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tham cầu ăn uống sẽ làm con người khổ

03/10/201011:53(Xem: 8601)
Tham cầu ăn uống sẽ làm con người khổ

y_nghia_an_chay

PHẬT DẠY

THAM CẦU ĂN UỐNG LÀM CON NGƯỜI KHỔ


Người tham muốn ăn uống ngon hợp khẩu vị, thì suốt đời lân la bên cạnh những món ngon vật lạ, quanh quẩn bên những tiệc tùng, tìm khoái khẩu trong những rượu ngon, vị lạ nên phải giết hại nhiều các loài vật để bồi bổ cho mình.

Chúng ta thử tìm hiểu xem, con người lúc vừa mới chào đời tuy chưa biết ăn nhưng ta biết khóc để đòi bú sữa mẹ, mà sữa mẹ là do đã ăn cơm uống nước cùng các loài sinh vật khác bị giết. Khi biết ăn ta đã ăn thịt cá từ bé đến giờ, nên gây đau khổ cho rất nhiều loài vật.

Tại sao ta phải giết chết các loài vật để ăn trong khi ta không cần giết chúng, mà vẫn có sự sống nhờ các loài hoa màu bằng thảo mộc, chúng vẫn có thể giúp ta giữ được sức khỏe và hạn chế tối đa việc làm tổn thương các loài có tình thức? Nếu sự sống của con người vẫn được tồn tại mà không làm chết các sinh vật khác thì cuộc đời an vui, hạnh phúc biết bao.

Tại sao con người giết sinh vật để ăn? Từ khi loài người có mặt trên thế gian này họ chỉ ăn các loại cây trái và hoa màu thiên nhiên. Lúc đầu, loài người chỉ ăn các loại nấm, hạt, hoa, lá, củ, quả, cây, nghĩa là chỉ ăn thức ăn bằng thực vật mà thôi, nhưng dần dần con người ăn thịt cá là do bắt chước các loài dã thú ăn nuốt lẫn nhau.

Ăn uống, tiệc tùng như thế lâu ngày đã trở thành văn hóa tín ngưỡng trong dân gian mà "phép vua cũng thua lệ làng". Nói cho cùng, ăn uống là một nhu cầu cần thiết và cũng là phương tiện để bày tỏ tình thân hữu hay mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội, nhưng do lối văn hóa ăn uống của người Việt đã ăn thì phải ăn cho đã, đã uống thì phải uống cho say, ăn với uống phải no say.

Người đàn ông thường hay mắc phải thói quen rượu bia, mới đầu vì nhu cầu quan hệ đối tác làm ăn sau riết rồi trở thành thói quen, thành nghiệp nghiện rượu bia. Bữa nào lỡ không có chiến hữu tiệc tùng, thì sẽ cảm thấy bứt rứt khó chịu, bồn chồn trong người, đêm đó thế nào cũng ngủ không yên vì cơn thèm khát.

Con ma rượu bia này chính do mình tạo ra, nuôi dưỡng nên nó âm thầm phát triển cho đến khi ngày nào không có nó, ta cảm thấy khổ sở khó chịu là biết mình bị ma men xâm nhập. Khi chúng ta đã bị con ma men này xâm nhập rồi thì tai hại sẽ bắt đầu ụp đến, làm cho ta có thể tán gia bại sản, thân tàn ma dại. Khi cơn nghiện rượu nổi lên rồi thì mất tự chủ, cuối cùng có thể cướp của hay lường gạt của người khác để có tiền uống rượu.

Đối với thức ăn vật chất, Đức Phật dạy mọi người không nên ăn nhiều, chỉ ăn vừa đủ giúp cơ thể khỏe mạnh, không nên ăn những gì không thích hợp với cơ thể. Cách thức ăn uống của người Việt tương đối lành mạnh nhưng chế độ ăn uống thường mang tính cách theo thói quen, ngon miệng, hợp khẩu vị mà có thể thiếu các chất bổ dưỡng cần thiết hoặc dư chất bổ dưỡng.

Trong cuộc sống chúng ta thường chỉ lo ăn với uống cho đó là vấn đề chính yếu. Tối ngày chúng ta làm lụng vất vả chỉ để ăn với uống sao cho ngon miệng nên ta phải giết hại các sinh vật rồi tham đắm, dính mắc vào đó mà chịu quả báo xấu khi đủ nhân duyên. Ăn thì phải món ngon vật lạ hoặc cao lương mỹ vị.

Nhìn từ góc độ triết lý học Phật giáo, chúng ta thấy vô vàn, vô số địa ngục khác như các bệnh viện phòng cấp cứu, các nhà bếp của mỗi gia đình, các quán nhậu, các lò sát sanh, các chợ bán thịt cá, heo, bò, gà, vịt, các loài hải sản và cuối cùng là các nhà lưới bẫy đánh bắt.

Mỗi một ngày, vô số các loài bị phanh da xẻ thịt để cung cấp phục vụ cho loài người. Nhìn ở góc độ địa ngục trần gian, chúng ta còn có thể hình dung địa ngục trong tâm thức mỗi người, đó là tâm toan tính hại người, hại vật hoặc bị phiền não chi phối gọi là địa ngục tâm thức. Người tu nếu đạt đến giác ngộ giải thoát thì tâm sẽ an nhiên, tự tại dù thân có bị hành hạ, đau nhức chi phối.

Chúng ta ăn chay để tránh nghiệp báo bệnh tật và chết yểu, nhưng cũng có người cho rằng “cỏ cây cũng có sự sống”. Đúng! Cây cỏ cũng có sự sống, nhưng cây cỏ không có cảm giác, không có ý thức tham sống sợ chết, lo lắng sợ hãi, vui buồn khổ đau như các loài vật. Con người là một sinh vật có hiểu biết cao nhờ biết suy nghĩ và nghiệm xét, con người là vật tối linh trong các loài sinh vật.

Ăn chay đúng cách sẽ tránh được nhiều bệnh tật, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu chất dinh dưỡng đều xác định rằng: “Không chỉ trong thịt cá mới có chất dinh dưỡng mà trong các loại rau đậu, củ quả cũng có rất nhiều”. Con người cần phải có ăn uống mới bảo tồn mạng sống, nếu ăn không đúng cách dễ sinh ra nhiều bệnh tật, do tâm tham muốn quá độ.

Ăn rau đậu, củ quả thì trong người cảm thấy nhẹ nhàng, còn ăn thịt cá thấy hôi tanh và cơ thể nặng nề. Chính vì thế, khi nấu nướng người ta thường cho gia vị thật nhiều để làm át mùi tanh hôi của thịt cá và tạo nên sự hấp dẫn, nhằm kích thích khẩu vị của mọi người.

Một bằng chứng cho thấy một số động vật chỉ ăn cỏ cây, hoa lá có thân hình thật to lớn, lại khoẻ như voi, trâu, bò, ngựa, dê,… Chúng chẳng bao giờ ăn thịt cá nhưng lại to lớn, khoẻ mạnh và có thể giúp nhiều cho con người.

Ăn chay là thể hiện lòng từ bi đối với các loài vật nên người Phật tử phải tập ăn chay từ một hai ngày mỗi tháng, đến khi đủ nhân duyên thì ăn chay hoàn toàn. Khi ăn chay chúng ta nên thay đổi thức ăn cho đỡ ngán, tất cả có thể cùng ăn với cơm, bánh mì, bún, hủ tiếu…v.v..

Nếu không biết nấu sẽ mất chất bổ, làm hại bộ máy tiêu hóa, lại không ngon miệng. Khi nấu luộc nên đậy nắp, không nấu luộc quá chín hoặc chỉ luộc sơ qua, chúng ta nấu luộc vừa chín tới để đảm bảo đầy đủ chất bổ dưỡng.

Tóm lại, vấn đề ăn mặn và ăn chay còn khá nhiều khía cạnh tế nhị khác, trong phạm vi hạn hẹp và có giới hạn chúng tôi không dám luận bàn nhiều, chỉ nhắc lại lời cổ nhân dạy: “Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn". Nghĩa là, con người sinh ra trên trái đất này, ngoài chuyện ăn uống để bảo tồn mạng sống, thì chúng ta còn phải làm tròn trách nhiệm đối với gia đình, người thân và đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội.

Phật nói: "Chúng sinh sở dĩ đi không cách đất, không khỏi cỏ cây, ra vào không rời khỏi không khí, là bởi ăn những món do gieo trồng từ đất, nên thân thể rất nặng nề và chậm chạp. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/01/2017(Xem: 5615)
Sau những ngày lễ hội Tết Cổ Truyền của Dân tộc, bao ước mơ của con người như đã xanh theo ngàn nụ biếc và sắc màu hoa cỏ, hương xuân còn níu lại đâu đó giữa bao lớp sóng bụi thời gian, nhưng dòng thời gian cứ lầm lũi trôi chảy mãi đến muôn bến đời lao xao cát bụi, nắng và gió sương.
30/01/2017(Xem: 11112)
Dưới đây là một cuộc phỏng vấn mà Đức Đạt-lai Lạt-ma đã đặc biệt dành riêng cho ông Melvin McLeod Tổng Biên Tập của tổ hợp báo chí và xuất bản Lion' s Roar (Hoa Kỳ). Buổi phỏng vấn ngày 29 tháng 7 năm 2016 được diễn ra trong vòng thân mật, trong gian phòng làm việc giản dị và khiêm tốn của một cơ quan báo chí.
29/01/2017(Xem: 7016)
Cứ tưởng Sài Gòn ngày tết vắng như Hà Nội, bởi dân các tỉnh về quê hết, nhưng không vậy. Ngày tết Sài Gòn vẫn rất đông người. Bằng chứng là chiều 30 tết đường phố vẫn khá đông. Ngày mồng 1 vẫn tấp nập. Tôi vui lắm.
29/01/2017(Xem: 9063)
Trong bài viết này sẽ được trình bày như sau: I.-Định nghĩa: Ngũ Uẩn. II.- Nội dung của thuyết Ngũ Uẩn. III.- Nhận xét: Lời Phật dạy trong thuyết Ngũ Uẩn. IV.-Kết luận.
29/01/2017(Xem: 14078)
Hãy tưởng tượng là cả thế giới đều tập thiền. Ước gì tất cả mọi người đều có cơ hội hiểu được cái tâm của mình. Để hiểu rõ những phẩm chất tinh thần đẹp đẽ cần vun xới, nuôi dưỡng và hoàn thiện, cũng như những chướng ngại cần phải tẩy sạch và diệt trừ, và rồi thực hành các phương pháp thiền định vô giá mà Đức Phật đã chỉ dạy. Tôi tin rằng bạn đồng ý với tôi là tất cả mâu thuẫn và chiến tranh sẽ dừng lại và hoà bình và hiểu biết sẽ ngự trị trên thế gian này. Như Ngài Đạt La Lạt Ma đã nói: “Nếu mỗi đứa trẻ lên tám đều được học thiền thì chúng ta sẽ giảm thiểu bạo lực cho cả một thế hệ.” Tất cả chúng ta đều muốn hoà bình và hạnh phúc, và muốn tránh mâu thuẫn và khổ đau. Nhưng chúng ta cần hiểu rõ những nguyên nhân của khổ đau và hạnh phúc, chấp nhận và chuyển hoá chúng. Chúng ta cũng cần hiểu những nguyên nhân của khổ đau để loại bỏ và nhổ sạch chúng. Bằng cách này chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của mình.
28/01/2017(Xem: 7113)
Đang là ngày cuối năm, tôi nhận được cú điện thoại. Tưởng ai, hóa ra chị Vũ Thụy Đăng Lan. Tưởng có chuyện gì, hóa ra chị “đòi nợ”. Chị bảo rằng tôi hứa qua thăm chị mà chưa qua. Thế mà đã 1 năm tôi mất rồi. Tết Năm ngoái tôi đến với chị tại chùa Phổ Quang và có thỉnh được khá nhiều pháp khí quý. Năm nay xuýt quên. M
26/01/2017(Xem: 7819)
Tôi rời Hà Nội bay vào Sài Gòn để tổ chức Tết Sách trên đường Ngô Đức Kế - Nguyễn Huệ và khu du lịch Suối Tiên. Tết này, cũng như nhiều tết khác trước đây, tôi không ăn tết ở Hà Nội nơi tôi đang sống, cũng chẳng về quê Thái Bình ăn tết mà vui Tết Sách ở Sài Gòn. Tôi thích vui tết hơn là ăn tết.
25/01/2017(Xem: 9668)
Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là "cột trụ" chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung. Hình ảnh Đức Phật tọa thiền dưới một cội cây vào một đêm trăng sáng, đạt được những hiểu biết siêu nhiên đã nói lên thật cụ thể cái "cột trụ" đó.
24/01/2017(Xem: 5526)
Ngay từ hồi còn trẻ cụ Chu Văn An (1292-1370) đã nổi tiếng là một người cương trực, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Sau khi thi đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) cụ không ra làm quan, chỉ ở nhà mở trường dạy học. Học trò theo học rất đông. Trong số môn đệ cụ có nhiều người thành đạt, thi đỗ ra làm quan to trong triều.
24/01/2017(Xem: 9504)
Thường thì người dân tìm gà quý, cá ngon, giết lợn, mua bia, mua rượu,… về để mừng đón năm mới. Đa phần người dân làm như vậy. Thế còn, Phật tử chúng ta làm gì để đón năm mới. Tôi xin kể ra đây những việc làm của các Phật tử tại 3 địa điểm khác nhau, thuộc 3 đối tượng khác nhau. Mong rằng các câu chuyện sẽ mang đến cho người đọc hương pháp mùa xuân.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]