Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự nghiệp người tu và tám ngọn gió đời

08/06/201703:11(Xem: 11174)
Sự nghiệp người tu và tám ngọn gió đời



tam ngon gio

 SỰ NGHIỆP NGƯỜI TU
VỚI 
TÁM
 NGỌN GIÓ ĐỜI 
 

      Đứng trước dòng thác lũ cuộc đời với vô vàn cám dỗ như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, mặc đẹp, ngủ nhiều, chúng ta khó mà vượt qua những nhu cầu cần thiết đó vì nó có sức hấp dẫn lạ thường, hay lôi cuốn, chi phối con người vào chỗ đam mê, say đắm. Cho nên, lúc nào ta cũng sống với hai tâm trạng vui-buồn lẫn lộn bởi tốt-xấu, hơn-thua, nên-hư, thành-bại, được-mất trong cuộc đời mà đón nhận kết quả khổ đau hay hạnh phúc.

     Ta muốn thưởng thức những đóa hồng đẹp thì phải chấp nhận thân gai góc của nó. Hoa hồng mềm mại, thơm tho và đẹp đẽ nên ai cũng thích ngắm nhìn, thưởng thức hương vị ngọt ngào của nó nhưng trên thân hoa lại có nhiều gai góc. Nếu muốn thưởng thức sự tinh khiết của hoa thì ta phải chấp nhận thân gai góc. Cũng vậy, thân ta vô thường bại hoại nên mới bị sự chi phối của già-bệnh-chết, nhưng ngay nơi thân này có tính biết sáng suốt; nương nơi mắt thì thấy biết rõ ràng không lầm lẫn, thấy chỉ là thấy, thấy tức biết; nương nơi tai thì nghe thấu mọi âm thanh sai biệt của muôn loài vật nên nghe chỉ là nghe; mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại như thế.

     Người lạc quan luôn nhìn đời với các vì sao lấp lánh nằm trên bầu trời quang đãng, sáng trong. Chính vì vậy họ thấy thế giới luôn tươi vui, xinh đẹp như những đóa hoa hồng. Người bi quan thì thấy thế giới là cả một bầu trời đen tối chỉ toàn khổ đau nên thấy rất nhiều hầm hố, chông gai. Với người biết sống một cách thực tế thì thấu rõ chân lý của cuộc đời nên thấy thế giới không hoàn toàn tươi vui, xinh đẹp như hoa hồng mà cũng chẳng hoàn toàn nhiều gai góc.

    Trong cuộc sống những ai có hiểu biết chân chính và nhận thức sáng suốt thì không đam mê, say đắm bởi cái đẹp của hoa hồng. Họ nhìn thấy hoa hồng chỉ là hoa hồng và vẫn biết rõ trong hoa hồng phải có chất liệu của gai nên luôn cẩn thận để khỏi bị gai làm đau nhức.

     Hoa hồng tượng trưng cho bốn hoàn cảnh thuận lợi trong cuộc sống như được lợi lộc, được khen ngợi, được tán thán và được vui vẻ. Gai góc thì được ví như bốn sự không hài lòng, vừa ý trong cuộc sống như bị mất mát, bị chê bai, bị hủy nhục và bị khổ đau. Đã làm người trong cuộc sống tất cả chúng ta đều phải trực diện với các hoàn cảnh ấy dù ít hay nhiều trong dòng đời nghiệt ngã này. Ai có đủ khả năng, ý chí, nghị lực, trí tuệ và sự sáng suốt thì sẽ vượt qua Tám cơn gió lốc của cuộc đời để thành tựu Phật đạo mà cùng nhau chia vui sớt khổ trên tinh thần vô ngã vị tha; nhà Thiền thường gọi là “Tám gió thổi chẳng động”.

    Đời người ít nhiều ai cũng trải qua sự thăng trầm của cuộc sống, khi thì được lên voi, lúc thì bị xuống chó, cứ như thế ta phải đối diện với nó để chấp nhận quả an vui, hạnh phúc hay phiền muộn, khổ đau. Trong cuộc sống thực tế những việc tốt đẹp chúng ta thường gọi là may mắn hoặc “hên”, hay còn gọi là khi không, ngẫu nhiên; nhưng chúng không đến với ta hai lần hoặc đến một lượt để ta được vui hưởng trọn vẹn. Ngược lại, những chuyện không được hài lòng, vừa ý mà ta thường gọi là không may mắn, hay xui xẻo lại cứ đến dồn dập hết chuyện này đến chuyện khác làm cho ta đau khổ vô cùng.

     Với những người quá yếu đuối, kém cỏi, tinh thần bạc nhược thì rất dễ hoang mang, lo lắng và sợ hãi nên luôn tìm cách trốn chạy cuộc đời bằng liều thuốc độc. Trái lại, những người đã tin sâu nhân quả thì luôn bình tĩnh, thản nhiên chấp nhận quả khổ đang dồn dập đến mà tìm cách tu tâm dưỡng tánh để vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời.

    Tôi bây giờ có nhân duyên xuất gia học đạo, được gặp bậc minh sư chân chính tận tình chỉ dạy, so với ngày xưa tôi tiến bộ quá nhiều, có thể nói là vượt bậc ngoài sức tưởng tượng nhưng so với Tám gió thì tôi chưa hoàn toàn qua khỏi gió nào. Có lúc tôi đứng sừng sững như quả núi lớn không gì có thể chuyển lay mỗi khi giữ được Chánh niệm tỉnh giác, nhưng khi bất giác thì một chút gió cũng làm cho tôi nghiêng ngã, trượt dài trong si dại.

    Cho nên, ai đã lỡ lầm huân tập thói quen xấu quá nhiều thì hãy nên cố gắng, thận trọng trong việc tu tập mà chăn giữ từng ý niệm của mình, đừng để cho nó phát sinh. Vì lẽ đó mà nhà Thiền có câu: “chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”.

    Khởi nghĩ đủ thứ chuyện trên đời là thói quen thâm căn cố đế của mỗi người chúng ta, do đó ta phải thường xuyên Chánh niệm tỉnh giác để điều phục ý nghĩ của mình, đừng để chúng dẫn ta lăng xăng chạy suốt đầu trên xóm dưới. Đó là nghệ thuật chăn trâu, chúng ta chỉ làm một việc duy nhất làm sao đừng để con trâu phạm vào lúa mạ của người. Khi mới tu ta chưa đủ sức làm chủ con khỉ ý thức nên suốt ngày ta cứ lăng xăng dính mắc phải quấy, tốt xấu, đúng sai, ta người.

     Do đó, Phật đưa ra nhiều phương pháp để giúp chúng ta chuyển hóa chúng tùy theo khả năng và sở trường của mỗi người. Chúng tôi cảm thấy rất hổ thẹn cho cuộc đời tu hành của mình vì hiện giờ chỉ một gió được-mất thôi cũng đủ làm chúng tôi trượt dài trong si dại, nhưng tôi còn biết mình vọng động điên đảo nên luôn dặn lòng phải cố gắng nhiều hơn để chuyển hóa con khỉ ý thức u mê, tối tăm thành trong sáng, hiện thực mà có cơ hội được kết nối yêu thương cùng với tất cả mọi người.

     Đây là một sự thật đối với cuộc đời của tôi, chúng ta cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc tu tập để chuyển hoá phiền não tham-sân-si thành an vui, hạnh phúc. Trong nhà Thiền có câu châm ngôn bất hủ dùng để răn nhắc mọi người chúng ta như sau:

Việc lớn chưa sáng như đưa ma mẹ,

Việc lớn đã sáng cũng như đưa ma mẹ.

     Tại sao có chuyện lạ đời như thế? Khi chưa nhận ra đạo lý chân thật thì ta phải cố gắng tu hành miên mật như một người con tiếc nuối, nhớ thương khóc đưa đám ma mẹ. Lúc này đứa con không còn thiết nghĩ đến chuyện gì khác mà chỉ một lòng khóc lóc, tiếc nhớ thương mẹ mà thôi. Ai đã từng có cha mẹ mất sẽ biết rõ điều này, nhưng khi chúng ta đã ngộ đạo rồi thì cũng như đưa đám ma mẹ là sao?

     Khi ngộ rồi ta chỉ mới nhận ra cái nhân thành Phật mà thôi nên đa số các vị Thiền sư phải bỏ vào núi để làm tròn nhiệm vụ ấy. Ngài Quốc sư Huệ Trung khi ngộ đạo rồi phải ở núi đến 42 năm mới xuống núi để giáo hóa chúng sinh, lúc này dù có mười tám gió thổi tới cũng không làm gì được Ngài. Vậy Tám gió là gì mà nó có sức tàn phá, hủy diệt con người đến nỗi phải thất điên bát đảo như thế?

Tám ngọn gió đời làm mọi người tranh giành giết hại lẫn nhau

 Phật chỉ dạy Tám gió này để làm thước đo người tu hành; đó là gió được-mất, danh thơm-tiếng xấu, khen-chê, khổ-vui. Tám gió này có bốn cặp đối đãi nhau. Một là hưng thịnh, lợi lộc thì gọi là được; còn suy sụp, điêu tàn thì gọi là mất. Hai là được khen ngợi hay bị chê bai, nói cho đầy đủ là được khen và bị chê trước mặt mọi người. Ba là được xiển dương, tán thán hay bị phán xét, chỉ trích, vu oan giá họa trước đám đông. Bốn là phiền muộn, khổ đau hay an vui, hạnh phúc; nói gọn lại là khổ và vui, hai điều này luôn xảy ra nhiều nhất trong cuộc đời tu hành của chúng ta.

     Trong cuộc sống hằng ngày, các nhà lãnh đạo, các nhà kinh doanh, các nhà giáo dục, các nhà tâm linh, cho đến kẻ làm thuê làm mướn đều phải theo nguyên tắc và lệ thuộc vào cả hai cặp đối đãi được và mất. Người lãnh đạo đang có nhà cao cửa rộng, nhiều tài sản, đang sống một đời vương giả sung túc, đầy đủ với mọi nhu cầu cần thiết trong cuộc sống thì gọi là được; vì cuộc sống gia đình được đầy đủ, sung mãn về hai mặt phước và lộc. Có phước là giàu có, sang trọng; hưởng lộc là uống rượu, ăn thịt, vui chơi thỏa thích nhờ biết đóng góp nhiều công sức cho xã hội. Ngược lại, đang được đầy đủ và sung túc như thế mà bỗng nhiên bị thân bại danh liệt, dính vào vòng tù tội, mất hết tất cả quyền cao chức trọng, gia đình đổ vỡ, tan nát thì gọi là mất.

    Các nhà kinh doanh khi làm ăn thuận buồm xuôi gió, tăng trưởng được nhiều lợi nhuận nhờ biết tiếp thị đúng nhu cầu cần thiết theo sự tham muốn của con người, nhất là các mặt hàng ăn uống không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Lúc được lợi nhuận ai cũng cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và thỏa mãn. Trong thực tế, nó là nhu cầu cần thiết cho mỗi cá nhân và gia đình.

    Khi được lợi nhuận như vậy chúng ta sinh ra vui mừng, thích thú mà một người bình thường ai cũng có thể tự hào, hãnh diện khi được như thế. Họ thu được lợi ngày càng nhiều nên cảm thấy hân hoan, vui vẻ, đón nhận hạnh phúc bằng sự say mê trong tham đắm.

    Các nhà giáo dục luôn hy sinh tận tụy với nghề dạy của mình, họ mong đào tạo được thế hệ tương lai, sản xuất ra các bậc hiền tài để đóng góp, phục vụ lợi ích cho xã hội. Họ có niềm vui trong dạy học, đào tạo nhân tài để đảm bảo đời sống gia đình và điều mong muốn duy nhất của họ là có nhiều nhà lãnh đạo tài ba lỗi lạc từ sự hướng dẫn, dạy dỗ của họ.

    Thế giới ngày nay nền văn minh khoa học vật chất tiến bộ và phát triển quá nhanh giúp con người sống tiện nghi, vật chất đầy đủ, hưởng thụ cuộc sống như ý làm con tim sung sướng đến tuyệt đỉnh. Hạnh phúc như vậy dù là vật chất hay tinh thần đều dẫn đến khỏe mạnh và sống lạc quan, yêu đời.

    Các nhà tâm linh thì đi ngược lại dòng đời với trách nhiệm và bổn phận hết sức lớn lao, họ trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh. Muốn được như vậy họ phải cố gắng tu tập để chuyển hóa phiền não tham-sân-si thành an vui, hạnh phúc. Sau khi thành tựu họ phải dấn thân phục vụ vì lợi ích chúng sinh với tinh thần thương yêu đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim hiểu biết. Nếu làm như vậy mà không bị bức bách bởi các phiền não tham-sân-si chi phối thì ta gọi đó là được an nhiên, tự tại.

    Người tu hành lấy tám gió làm thước đo

Có câu chuyện thiền như sau: Một hôm, Thiền sư Phật Ấn nói chuyện đạo lý theo lời thỉnh cầu của Phật tử, Tô Đông Pha nghe tin đến để nghe pháp. Trong giảng đường mọi người đã ngồi chật kín không còn chỗ trống nào, Thiền sư thấy Tô Đông Pha đến mà hết chỗ ngồi bèn nói: “Ở đây không có chỗ cho quan lớn ngồi, xin cảm phiền chờ dịp khác.” Tô Đông Pha cũng không vừa gì liền dùng Thiền ngữ để trả lời lại: “Nếu không có chỗ xin cảm phiền Thiền sư cho mượn thân tứ đại để làm tòa ngồi.”

    Thiền sư nói: “Vâng, tôi sẽ cho quan lớn mượn thân tứ đại này với điều kiện Ngài phải trả lời được câu hỏi của tôi, nếu không đáp được xin quan lớn cảm phiền cởi đai ngọc trên thân để lại cho chùa làm kỷ niệm.”

    Tô Đông Pha tự thấy mình văn hay chữ giỏi nên nhận lời ngay mà không biết khéo léo tìm cách từ chối. Thiền sư nói: “Tứ đại vốn không, Năm ấm chẳng có, xin hỏi quan lớn phải ngồi chỗ nào?” Tô Đông Pha tuy có miệng nhưng đớ lưỡi nói không được vì thân này do bốn chất đất-nước-gió-lửa giả hợp, không thật có, làm sao có chỗ ngồi cho quan lớn. Tô Đông Pha đành cứng họng mà cởi đai ngọc để lại cho Thiền sư, đến nay vật đó vẫn còn lưu giữ trong chùa Kim Sơn.

    Một thời gian sau, Tô Đông Pha sáng tác một bài thơ và tự cho là tuyệt tác không chê vào đâu được, ông bèn cho người đem tặng Thiền sư Phật Ấn lúc bấy giờ đang ở chùa Kim Sơn. Nguyên văn bài thơ của cư sĩ Tô Đông Pha như sau:

Thân tâm cúi lạy bậc giác ngộ,

Hào quang tỏa sáng khắp muôn nơi,

Tám ngọn gió đời thổi chẳng động,

Ngồi vững tòa sen, dáng nghiêm trang.

    Quan lớn này lần trước đến đấu lý với Thiền sư đã thua một trận nên phải cởi đai ngọc để lại, ngày hôm nay lại muốn giở trò gì đây? Thiền sư Phật Ấn xem qua bài thơ thấy nghĩa lý rất hay nhưng biết quá rõ Tô Đông Pha do tình thức bén nhạy nên làm thơ nhờ văn hay, chữ giỏi chứ không phải do siêng năng, tinh tấn tu hành ngộ đạo.

     Thay vì khen ngợi Tô Đông Pha để khích lệ, Thiền sư ngược lại liền cầm bút phê vào hai chữ “hạ phong”, tức là “đánh rắm”, và bảo gia nhân đem về trình lại cho cư sĩ Tô Đông Pha. Quả như điều Thiền sư Phật Ấn đã dự đoán, Tô Đông Pha sau khi xem lời nhận xét của Ngài xong liền đùng đùng nổi giận, lập tức một mình chèo thuyền vượt sông sang chùa Kim Sơn để hỏi ngài nguyên nhân vì sao lại vậy.

    Thiền sư Phật Ấn biết trước nên ra bờ sông đón, Tô Đông Pha vừa gặp Ngài liền lớn tiếng trách móc: “Bài thơ của tôi sai sót ở chỗ nào mà Thiền sư dám phê vào hai chữ “đánh rắm” như thế?”

     Thiền sư Phật Ấn mỉm cười rồi hỏi: “Quan lớn nói Tám gió thổi chẳng động, sao bây giờ một mình chèo thuyền qua sông? Chỉ một cái đánh rắm mà quan lớn đã như thế, huống chi là phong ba bão táp.” Lúc bấy giờ, Tô Đông Pha mới nhận ra mình chỉ hiểu biết suông trên văn tự, chữ nghĩa mà thôi nên mới bị một chút gió đã bay bổng tận trời xanh, nói chi đến Tám gió thổi chẳng động. 

    “Bát phong trong nhà Phật” nghĩa là Tám ngọn gió đời, là Tám pháp thế gian, là thước đo người tu hành chân chính. Tám gió này hay làm con người vọng động, điên đảo mà sinh ra vui vẻ, hạnh phúc hoặc phiền muộn, khổ đau. Cư sĩ Tô Đông Pha chỉ giỏi nghiên cứu, học hiểu suông mà không chịu áp dụng tu tập nên tình thức nhạy bén mà cảm tác ra bài thơ và cứ tưởng như thế là ngộ đạo. Do đó, cư sĩ mới hãnh diện, tự hào mình là con cháu nhà Thiền chánh tông nên mới làm bài thơ để khoe với Thiền sư.

     Không ngờ chẳng những Thiền sư không khen mà con phê vào đó hai chữ “đánh rắm” như tạt một gáo nước lạnh vào mặt làm ông đau điếng, liền biết ăn năn sám hối mà nhận ra lỗi lầm của mình. Từ đó, cư sĩ càng thêm kính trọng Thiền sư Phật Ấn nhiều hơn.

    Cuộc sống của chúng ta chẳng mấy khi được bình yên, hạnh phúc thật sự, mới vừa được thì lại mất, cứ như thế mà xảy ra hằng ngày vì luôn bị Tám ngọn gió này thổi cho tan tác. Chính vì vậy, chúng ta muốn thiết lập hạnh phúc, an vui trong đời sống hằng ngày thì phải biết giữ vững tâm ý khi tiếp xúc, nói năng, làm việc cho có chừng mực mới không bị Tám ngọn gió đời này chi phối.

    Bởi khi được thì ta vui vẻ cảm nhận hạnh phúc, khi mất thì lo lắng, buồn rầu, khổ đau. Thiền sư Phật Ấn chẳng giảng Kinh, thuyết pháp gì cao siêu mà chỉ nương ngay bài thơ của Tô Đông Pha phê vào hai chữ ''đánh rắm'' để ông thức tỉnh mà biết cách quay lại chính mình, tìm về cội nguồn hạnh phúc.

    Qua câu chuyện trên chúng ta thấy được một bài học thiết thực trong cuộc đời. Nếu ta chỉ học hiểu lý luận suông trên ngôn ngữ mà không thật tâm hành trì chuyển hóa là mình chỉ Thiền trên môi mép, miệng lưỡi mà còn kẹt vào văn tự, chữ nghĩa như cư sĩ Tô Đông Pha mà thôi.

    Tuy nhiên, Tám ngọn gió đời là giả cảnh huyễn hóa không thật, lúc có lúc không, khi duyên với trần cảnh mà tâm ưa thích thì sinh tham lam, đắm say, mê muội. Cho nên, tham được thì càng thêm tham, đến khi tham không được thì sinh ra sân giận, hờn mát trong lòng mà khởi tâm ưa ghét, thù hận nên càng làm ta bất an, đau khổ. Người Phật tử chân chính sẽ biết chúng là giả có, vì ta biết mình có tâm thanh tịnh sáng suốt, chân thật nên không bị Tám ngọn gió này cuốn trôi.

     Khi được tài lộc ta không nên quá vui mừng, vì không vui mừng nên tâm không xao xuyến, vọng động. Khi sa cơ thất thế, tài sản bị hao hụt, mất mát, thậm chí dẫn đến tán gia bại sản mà ta vẫn thản nhiên, lòng không dao động. Khi bị phao du, hủy nhục trước đám đông, chuyện không đúng sự thật làm mọi người hiểu lầm, nghi ngờ ta là người xấu xa, đê tiện nhưng ta vẫn bình tĩnh, an nhiên, không tỏ ra thái độ bực tức, giận hờn.

     Khi được tán thán, công kênh trước đám đông lòng ta vẫn trước sau như một, tâm không hề lay động. Khi bị chê bai, chỉ trích quá đáng ta vẫn một lòng an nhiên, không phiền muộn. Khi được ai khen ngợi quá đáng ta vẫn thản nhiên, không vội mừng vì chưa biết rõ lời khen đó đúng hay sai. Khi gặp khổ đau, trắc trở ta không oán trời trách đất, đổ thừa tại-bị-thì-là… mà một lòng giữ vững niềm tin không dao động. Khi gặp việc vui ta cũng không quá mừng mà tâm bị xao động, lăng xăng.

     Cho đến khi đối đầu với mọi hoàn cảnh dù thuận hay nghịch, dù đúng hay sai, dù tốt hay xấu, dù được hay mất ta vẫn an nhiên, bình thản đón nhận như chúng là một thực tại nhiệm mầu. Vậy ai trong chúng ta xứng đáng đạt được danh hiệu “Tám gió thổi chẳng động”?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/03/2022(Xem: 6023)
Nhân kỷ niệm Ngày đức Thế Tôn nhập Niết Bàn, với tâm niệm hộ trì Tam Bảo và hỗ trợ chư Tăng tu hành nơi xứ Phật đang trong lúc khó khăn, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một buổi cúng dường tịnh tài đến chư Tôn đức Tăng già, các bậc xuất sỹ thường trú chung quanh khu Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Thế Tôn thành Đạo..
25/03/2022(Xem: 4406)
Nhân Duyên Tâm Luận Tụng Thánh Long Thọ Ấn ngữ:pratītyasamutpāda hṛdaya kārikā Tạng ngữ: rten cing 'brel par 'byung ba'i snying po tshig le'ur byas pa
25/03/2022(Xem: 3140)
Hành giả phải phát khởi các giai đoạn động lực và hành vi vì lợi lạc của tất cả các bà mẹ hữu tình, bao la như không gian, tôi phải thành tựu quả vị giác ngộ viên mãn vô song, và vì mục tiêu này mà tôi nên lắng nghe giáo pháp cao quý. Bốn mươi chín ngày sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật bi mẫn và thiện xảo đã thuyết Tứ Diệu Đế cho năm vị đệ tử may mắn tại Varanasi. Bài pháp Tứ Diệu Đế này là khuôn khổ của Phật pháp.
25/03/2022(Xem: 4382)
Hãy phát khởi động lực và hành vi đúng đắn, nghĩ rằng tôi phải tạo lợi lạc cho tất cả chúng sanh bao la như không gian, tôi phải thành tựu giác ngộ vô song và hoàn hảo. Người ta phải nghĩ rằng mục tiêu chánh của việc lắng nghe giáo pháp là để tu tập. Hơn nữa, ý nghĩa của việc tu tập là để giúp tâm thoát khỏi phiền não hay vọng tưởng, và đó là ý nghĩa của việc thực hành Pháp. Vì vậy, động lực tích cực và hành vi tích cực là điều cần thiết ở đây, bởi vì khi càng có động lực và hành vi tốt đẹp hơn, thì việc tu tập Pháp sẽ trở nên hữu hiệu hơn.
25/03/2022(Xem: 3874)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả, vì ước nguyện thành tựu quả vị hoàn hảo và giác ngộ viên mãn, vì lợi lạc của tất cả bà mẹ hữu tình, rộng lớn như không gian bao la. Hãy điều chỉnh động lực lắng nghe giáo pháp bằng tư tưởng đặc biệt này.
11/03/2022(Xem: 4421)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên? Câu trả lời theo sử Phật Giáo: đó là bài Kinh vô ngôn, nội dung bài Kinh là lòng biết ơn. Lúc đó, Đức Phật đã bày tỏ lòng biết ơn cây Bồ Đề (cây Pippala), nơi Ngài ngồi dưới cội cây và được che mưa nắng nhiều tuần lễ cho tới khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác. Một điểm đặc biệt: biết ơn nhưng không dính mắc, vẫn luôn luôn nhìn thấy thế giới này trong thực tướng vô ngã.
11/03/2022(Xem: 6094)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Bát cháo sữa của nàng thôn nữ Sujata tuy giá trị rất nhỏ, nhưng mang lại lợi ích cho nhân loại và quả địa cầu là rất lớn, vì nhờ đó mà Sa-môn Gautama không chết do kiệt sức. Những giúp đỡ nho nhỏ, từ thiện nho nhỏ, đôi lúc có giá trị lớn & có ý nghĩa lớn. Học theo gương hạnh của Sujata, chúng con, chúng tôi nguyện làm tất cả việc thiện bằng các điều kiện có thể, nhằm xoa dịu phần nào sự khốn khó của tha nhân trong thời buổi nhiều khó khăn này..
08/03/2022(Xem: 11525)
Qua thông tin của truyền thông đại chúng ( các đài truyền Úc và Vietface tivi) suốt 2 tuần qua tiểu bang New South Wales và Queensland, Úc Châu, đã hứng chịu những cơn mưa như trút nước chưa từng có trong nhiều thập niên qua, từ đó dẫn đến những cơn lũ lụt lớn, khiến cho hàng nghìn người phải sơ tán và nước lũ cũng cuốn trôi nhiều tài sản, gia súc, phá hủy các tuyến đường giao thông giữa 2 tiểu bang miền đông nước Úc này. Riêng tại New South Wales, có hơn 11 vùng hiện bị ngập nước là: Chipping Norton, East Hills, Georges Hall, Holsworhy, Lansvale, Milperra, Moorebank, Warwick Farm, Sandy Point, Pleasure Point, Picnic Point.Trong khi tại tiểu bang Queensland có hơn 18.000 ngôi nhà ở phía đông nam Queensland được cho là đã bị ngập lụt, và gần 60.000 ngôi nhà khác trên toàn khu vực bị mất điện. Tính cho đến giờ này chúng tôi đang viết thư ngỏ này vào 9 giờ sáng 8/3/2022, tiểu bang Queensland có 13 người chết và NSW có 4 người tử vong vì trận lụt kinh hoàng này.
05/03/2022(Xem: 4256)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu. Hôm nay tôi sẽ viết về các loại Tình: tình bạn, tình người, tình yêu, thình thương, tình cảm v.v… Nếu viết bằng chữ Hán về chữ Tình nầy thì bên trái viết bộ tâm đứng, có nghĩa là những tình nầy đều khởi đi từ tâm của mỗi con người; bên phải viết chữ thanh là màu xanh hay cũng còn có ý là rõ ràng, trong sáng v.v…, hai chữ nầy ghép lại gọi là chữ Tình. Sau nầy tiếng Việt chúng ta dùng chữ tình yêu, tình cảm, tình thương, tình ý v.v…cũng đều sử dụng chữ tình nầy để ghép chung vào chữ Nôm của chúng ta, trở thành tiếng Việt thuần túy.
04/03/2022(Xem: 3819)
Xin khép lại những phiền muộn của năm cũ với nhiều nỗi đau thương mất mát và ly biệt, niềm thương cảm cho người thân, thầy bạn mãi mãi rời xa chúng ta. Trong bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào, ta vẫn nghĩ, dù sao đó là những chuyện đã qua, năm mới với nhiều hy vọng mới, tư duy mới và một cuộc hành trình mới đang chờ chúng ta phía trước. Xin bạn hãy khép lại những lo âu phiền muộn, lau khô những giọt nước mắt cho những mối tình hay những cuộc hôn nhân đổ vỡ, rồi cũng sẽ có người phù hợp với bạn, sẻ chia vui buồn trong cuộc sống của bạn. Sự chân thành sẽ tồn tại quanh bạn, những giọt nước mắt sẽ giúp bạn hiểu được cuộc đời này, rồi niềm vui sẽ đến, những trở ngại giúp bạn biết nâng niu cuộc sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]