Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trái Tim Không Nói Hận Thù

19/09/201007:02(Xem: 7499)
Trái Tim Không Nói Hận Thù
labode_1

TRÁI TIM KHÔNG NÓI HẬN THÙ
Thích Nguyên Hùng

Khoa học càng phát triển, con người càng có cơ hội hiểu thêm nhiều điều Đức Phật dạy. Giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng, những triết lý, tâm lý… được Đức Phật nói đến trong kinh điển, như họ đã từng nghiên cứu, lý giải về các hiện tượng trong thiên nhiên, trong vũ trụ và con người. Thế nhưng, khi bắt tay vào công việc đó, họ đã gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Có những khó khăn đi đến bế tắc. Như chuyện về xá lợi chẳng hạn.

Trước đây, người ta không tin là có xá lợi Phật. Mãi đến năm 1997, ông W.C. Peppé, người Pháp, đã tiến hành khảo cổ tại vùng Pìpràvà, phía Nam Népal. Kết quả khảo cổ đã tìm thấy một cái hộp bằng đá khá lớn, trong đó có chứa hai cái bình bằng đá và vài dụng cụ bằng đá khác như tách trà… Hai bình đá một lớn một nhỏ đều có chứa những viên xá lợi. Bình đá nhỏ dạng hình cầu, chia thành hai phần thượng hạ. Nửa phần trên có hình tay cầm, khắc niên đại của vua A Dục bằng lối văn tự Brahmì, và người ta đã đọc được nội dung của nó như sau: "Đây là xá lợi của Đức Phật. Phần xá lợi này do bộ tộc Sakya, nước Savatthi phụng thờ" (Theo Phật Quang từ điển). Sự khám phá này đã chứng minh những gì được ghi lại trong kinh Trường A Hàm và rải rác ở những kinh khác về việc phân chia xá lợi thành tám phần cho tám quốc gia cổ đại khi Phật nhập Niết bàn là hoàn toàn sự thật. Kinh ghi: "Như vậy, xá lợi Phật được chia thờ ở tám tháp, tháp thứ chín là cái bình, tháp thứ mười là tháp tro, tháp thứ mười một là tháp tóc, thờ tóc Phật khi còn tại thế" (Đại chính tạng, Trường A Hàm I, Du hành kinh).

Trải qua hơn hai mươi lăm thế kỷ, xá lợi Phật vẫn còn nguyên vẹn, lấp lánh sắc màu. Xương cốt con người sao mầu nhiệm đến thế?

Trong cõi giới mong manh tạm bợ vô thường này, tất cả mọi thứ đều bị hủy diệt hết. Có cái tàn hoại nhanh chóng, có cái biến hoại từ từ, bởi thời gian, bởi sự tàn phá của con người, của thiên nhiên. Không mất, nhưng không còn nguyên vẹn nguyên thủy. Nó phải chuyển sang dạng khác, cái khác, rất khác với nó trước kia, đến nỗi nhìn không ra. "Sông kia giờ đã nên đồng, chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai". Vậy mà xá lợi, chẳng phải kim loại, chẳng phải phi kim, chẳng phải kim cương, là tro cốt còn lại của người tu sau khi hỏa táng, đốt hoài không cháy (toái thân xá lợi), mà người tu là con người do cha mẹ sinh ra, bằng xương bằng thịt, lại còn mãi, thậm chí còn nguyên vẹn cả thân hình (toàn thân xá lợi), thách thức với thời gian, trơ gan cùng tuế nguyệt, chẳng mảy may hư hao, lại còn lấp lánh sắc màu. Làm sao giải thích?

Đối với Phật giáo, một tôn giáo vốn được khai sinh từ sự giác ngộ của Đức Phật về nguyên lý Duyên khởi, thì không có một hiện tượng nào hiện hữu vô lý mà không có nguyên do của nó, kể cả sự kiện lưu xá lợi. Khi Đức Phật tuyên thuyết kinh Pháp Hoa, từ dưới đất bỗng vọt lên một tòa tháp lộng lẫy, trong đó lại vang lên âm thanh vi diệu tán thán Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có thể tuyên thuyết cho đại hội các chúng về bản kinh của tuệ giác bình đẳng vĩ đại, chứng thật cho những điều Đức Thích Ca nói đều là chân thật. Sự kiện này đã khiến cho đại chúng ngơ ngác không hiểu vì sao. Đức Phật giải thích: "Khi còn đi trên đường đi của Bồ tát, Đức Đa Bảo Phật Đà có phát lời nguyện trọng đại, nguyện rằng nếu được trở thành Phật Đà thì sau khi nhập diệt, trong mười phương quốc độ, chỗ nào có Phật nói kinh Pháp Hoa, bảo tháp của Như Lai cũng sẽ xuất hiện trước chỗ ấy để nghe kinh ấy, và làm chứng cho kinh ấy bằng cách tán dương rằng tốt lắm". (Kinh Pháp Hoa, phẩm Bảo tháp xuất hiện, HT. Trí Quang dịch).

Như vậy, việc lưu xá lợi là do bi nguyện của chư Phật và Bồ tát. Ở đây, chúng ta tìm thấy lời phát nguyện của đức Phật Đa Bảo khi còn hành Bồ tát đạo, muốn làm chứng cho những Đức Thế Tôn nào tuyên thuyết kinh Pháp Hoa mà lưu lại toàn thân xá lợi. Chúng ta có thể nói, lưu lại xá lợi là nguyện lực của chư Phật và Bồ tát, như là một chứng cứ bất hoại của Chánh pháp.

Cưu Ma La Thập (Kumarajiva, 344-413), người Tây Trúc, đến Trường An vào khoảng năm 401, nhằm niên hiệu Long An thứ 5, đời Đông Tấn. Diêu Hưng bái ngài làm thầy và mời ở trong vườn Tiêu Dao, cùng với hai học trò là Tăng Triệu và Tăng Nghiêm, làm công tác dịch kinh. Ở Trung Hoa, trước sau có rất nhiều người dịch kinh, nhưng không ai có thể so sánh được với "ông vua giới phiên dịch" này (từ dùng của Lương Khải Siêu). Trước lúc viên tịch, La Thập đã phát lời thệ nguyện: "Hôm nay trước mặt đại chúng, tôi phát lời thề nguyện rằng, nếu như những kinh sách tôi dịch không sai với ý Phật, thì sau khi hỏa thiêu thân này cái lưỡi vẫn còn". (Đại chính 50/2059, [0330a11]). Quả nhiên, ngày 10 tháng 2 năm Quý Sửu (413), La Thập viên tịch. Nhục thân của ngài được tiến hành hỏa thiêu theo nghi thức của người Tây Trúc tại vườn Tiêu Dao; sau khi hỏa táng, bao nhiêu xương cốt đều thiêu rụi, duy chiếc lưỡi vẫn còn. (Đại chính 50/2059, [0330a11]).

Đến đây, chúng ta có thể tin tưởng rằng, việc lưu lại xá lợi là do thệ nguyện của chư Phật và Bồ tát. Quý ngài vì muốn chứng thực và bảo vệ Chánh pháp là chân thật nên đã phát lời thệ nguyện lưu lại xá lợi để gìn giữ Chánh pháp bất hoại.

Bằng sự đại dũng mãnh, phát ra sự đại thệ nguyện và tăng cường tâm mình bằng sự đại từ bi, Bồ tát lưu lại cho dân gian TRÁI TIM BẤT DIỆT. Hãy đọc lại lời phát nguyện của Bồ tát Quảng Đức: "Nhận thấy Phật giáo nước nhà đương lúc ngửa nghiêng, tôi là một tu sĩ, mệnh danh là trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để Phật pháp tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo… Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc". (Lời nguyện tâm quyết, Tỳ kheo Thích Quảng Đức).

Đọc lời nguyện của Bồ tát Quảng Đức với lời nguyện của Bồ tát Tát Đỏa, chúng ta mới thấy hành động của chư Bồ tát luôn luôn xứng hợp với nhau. Quý ngài luôn vận dụng tâm từ bi để cứu vớt chúng sinh, nhìn chúng sinh như con một, mạnh mẽ hoan hỷ, lòng không nuối tiếc. Những ai đã đi qua đoạn đường lịch sử nước nhà năm 1963 mới thấy được hành động xả thân cứu khổ, một hành động khó làm, mới chân thường siêu việt làm sao! Cũng như Bồ tát Tát Đỏa, xả thân cho cọp đói, sự tự thiêu của Bồ tát Quảng Đức là khổ hạnh, theo kinh Pháp Hoa và Bồ Tát giới Phạm Võng. Khổ hạnh như vậy là vì xót thương chúng sanh đau khổ và xót xa Phật pháp điêu đứng. Nó xuất phát từ ý thức và tâm nguyện. Và trái tim bất diệt được kết thành từ đó.

Trong lúc mà người coi mình là kẻ thù, người ta muốn mình phải chết, mình vẫn thiết tha cầu nguyện cho họ "sáng suốt" và khuyên họ nên "lấy lòng bác ái, từ bi đối với quốc dân", và mình sẵn sàng hy sinh để cho lời cầu nguyện ấy trở thành sự thật. Trái tim được làm bằng chất liệu đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, đại hùng lực như vậy, nên "Thiêu rồi lấy ra, trong đống tro tàn còn một khối thịt mà vị trí cho biết đó là quả tim. Thầy Thiện Hòa cho vào lò thiêu lại cũng vẫn không cháy. Lại thiêu nữa nhưng xăng hết. Bấy giờ rất đông ký giả hiện diện. Họ chạy kiếm xăng giúp. Bấy giờ chỉ họ mới đi lại được dễ dàng. Họ kiếm được mấy can xăng super, đem thiêu kỹ, nhưng lấy ra vẫn không cháy. Việc này làm cho tôi tin, xưa, ngài La Thập sau khi hỏa thiêu cái lưỡi vẫn còn. Nhưng ở đây mọi thắc mắc dị nghị hoàn toàn không còn nữa. Vì đây là việc mà trên dưới 50 ký giả, đa số là ký giả quốc tế, không những cùng chứng kiến mà còn dự vào". (Trích Hồi ký Tỳ kheo Thích Trí Quang).

Đó là kết quả của cuộc vận động năm 1963. "Đối với lịch sử, lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, 1963 là năm bùng lên ngọn lửa, một sự kiện phi thường làm chấn động lương tri. Đối với Phật giáo, 1963 là trái tim, trái tim còn nguyên, không cháy, khi nhục thân Quảng Đức thành tro. Trái tim đó không nói hận thù".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/09/2010(Xem: 8605)
Thí dụ là một thủ pháp nghệ thuật ngôn ngữ dùng một hình ảnh cụ thể hay một trường hợp điển hình để minh họa cho một vấn đề mới. Trong các thuyết giảng của Đức Phật, Ngài luôn có những hình ảnh thí dụ để minh họa cho giáo lý và pháp môn tu tập. Rõ ràng việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này làm cho nội dung thuyết giảng được giải bày cụ thể, trong sáng, súc tích và giúp cho người học đạo nhận thức được vấn đề một cách trực tiếp.
30/09/2010(Xem: 9448)
Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên, một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo. Thứ nhất, đặc điểm của Phật giáo là “y như sự thật”: Lý thuyết, phương pháp, kết quả đều hợp lý, đều như thật.
29/09/2010(Xem: 9557)
Âm nhạc Phật giáo có bước chuyển biến mới trong những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, khi nền âm nhạc Tây phương thâm nhập và tác động vào nền âm nhạc truyền thống...
29/09/2010(Xem: 8699)
Cà sa là biểu tượng của hạnh khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục. Đức khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục trong Phật giáo liên hệ mật thiết với tinh thần bình đẳng...
29/09/2010(Xem: 9532)
Đức Phật đã hằng dạy cho chúng ta rằng: "Vạn pháp giai không; nhưng nhân quả bất không". Nếu nhân tạo ra tốt thì chắc chắn quả kia không thể xấu được.
29/09/2010(Xem: 8708)
Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo.
28/09/2010(Xem: 7794)
Sắc là các màu sắc, hình dáng mà mắt tiếp xúc nhìn thấy mọi hình ảnh sự vật rồi sinh tâm phân biệt đẹp xấu, từ đó muốn chiếm hữu, nhất là lòng ham muốn về nam sắc, nữ sắc là đầu mối dẫn chúng sinh luân hồi trong sinh tử trong vô số kiếp. Từ ngàn xưa cho đến nay tình ái vẫn là thứ dễ làm cho con người mù quáng và si mê nhất, nên dễ dàng gây ra nhiều tội lỗi, do đó, rất nhiều câu chuyện thương tâm xảy ra làm đau lòng nhân thế. Cảnh nhồi da xáo thịt làm mất đi nhân cách của một con người, con giết cha, mẹ giết con, vợ giết chồng rồi kẻ tình địch giết hại lẫn nhau vì ghen tuông vô cớ. Con người càng ngày làm mất đi giá trị đạo đức do không tin sâu nhân quả, nên dễ dàng gây ra nhiều tội lỗi và làm khổ đau cho nhau.
28/09/2010(Xem: 13000)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
27/09/2010(Xem: 7508)
Tập tục Sóc, Vọng theo chân những người Việt di dân khai phá vùng đất mới mà vào Nam bộ. Chính ở đấy, đã hòa hợp vào những con người tứ xứ và đất đai...
27/09/2010(Xem: 8238)
Các kinh luận thường dạy rằng, tất cả mọi loài chúng sinh đều có sẵn khả năng giác ngộ (Phật tính), nhưng vì bị các kiến chấp sai lạc làm cho mờ tối nhận thức...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]