Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật nói gì về hôn nhân đồng tính

18/09/201006:57(Xem: 9001)
Đức Phật nói gì về hôn nhân đồng tính
hoa sung

ĐỨC PHẬT NÓI GÌ
VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH

Thích minh Trí biên dịch

San Francisco, USA --- Nhiều người hỏi tôi, Phật tử nghĩ gì về hôn nhân đồng tính? Vâng, vấn đề này tùy thuộc vào đối tượng mà bạn nói đến. Cách đây vài năm, trong cuộc phỏng vấn với hãng CBC, đức Dalai Lama đã bác bỏ quan hệ đồng tính, khiến ngạc nhiều người cải đạo sang đạo Phật ngạc nhiên. Đôi khi, họ quá dễ dãi cho rằng đạo đức Phật giáo là phù hợp với quan điểm tiến bộ tiêu biểu của họ.

Khi cuộc phỏng vấn của người Gia-nã-đại được lên mạng internet, vài người bị choáng và bị rối, nhưng quan điểm của đức Dalai Lama đưa ra không làm ngạc nhiên đối với bất cứ ai lưu tâm theo dõi vấn đề này. Rốt cuộc thì lập trường của ngài vẫn trước sau như một. Tại một hội nghị cách đây 12 năm, khi các lãnh đạo đồng tính gặp đức Dalai Lama ở San Francisco để thảo luận vấn đề cấm Phật tử Tây Tạng phản đối việc đồng tính luyến ái, ngài đã nhắc đi nhắc lại quan điểm truyền thống rằng đồng tính luyến ái là “tà hạnh”

Quan điểm này được dựa trên những hạn chế đã phát hiện trong kinh điển mà ngài không thể thay đổi. Tuy nhiên, ngài khuyên các lãnh đạo Phật tử đồng tính nên nghiên cứu sâu hơn để thảo luận vấn đề này và ngài cho rằng sự thay đổi có thể xảy ra thông qua một một số ý kiến nhất trí mang tính thần học. Nhưng tại thời điểm khi mà hôn nhân đồng tính đã trở thành chủ đề thời sự nóng trong nền chính trị Hòa Kỳ thì những phát biểu gần đây nhất của đức Dalai Lama đưa ra như là những tin tức bất lợi cho những người đề xướng quyền tự do cá nhân.

Phải chăng điều này có nghĩa là Phật giáo lên án quan hệ đồng tính? Hoàn toàn không. Trái với nhận thức phổ thông, đức Dalai Lama không thuyết giảng cho tất cả các Phật tử. Là lãnh đạo của tông phái Mũ vàng chiếm ưu thế của Phật giáo Tây Tạng, ngài thuyết giảng cho một phần dân chúng theo đạo Phật trên thế giới. Phần đông Phật tử không thực hành theo truyền thống của ngài mặc dù nhiều người tôn kính và ngưỡng mộ ngài và kinh điển Tây Tạng mà đức Dalai Lama đưa ra được viết trong những thế kỷ sau khi đức Phật nhập niết-bàn.

Có lẽ đạo Phật còn đa dạng hơn cả Thiên chúa giáo. Trên thực tế, sự khác biệt giữa các tông phái là rất lớn mà một vài nhà nghiên cứu coi các tông phái ấy như là những tôn giáo khác nhau. Thật vậy, theo Tỳ kheo Thanissaro, viện chủ Tu viện Metta Forest ở miền nam California, cho đến nay như chúng ta biết thì đức Phật chưa bao giờ cấm cư sỹ quan hệ đồng tính luyến ái. Sư Thanissaro trích dẫn kinh điển nguyên thủy nói rằng: “Khi đức Phật vạch ra ranh giới giữa quan hệ chăn gối hợp pháp và bất hợp pháp, ngài không hề đề cập đến bất cứ một điều gì về hương vị của quan hệ tình dục hoặc sở thích về giới tính. Dường như đức Phật chú trọng hơn đến việc không xâm phạm các đòi hỏi hợp pháp mà người khác có thể có đối với người hôn phối của bạn.”

Giới luật tự viện của Phật giáo có những hướng dẫn chi tiết – và đôi khi khôi hài (suy nghĩ của Leviticus) - chỉ áp dụng đối với tu sỹ, và đối cư sỹ thì vẫn còn có phần mở ra tranh luận.

Cộng đồng Phật tử phương Tây nổi tiếng vì đức khoan dung của họ và chính đức Dalai Lama cũng có các đệ tử đồng tính một cách công khai. Hiếm khi người ta nghe ai đó gõ trống khua chiên đuổi một cộng đồng Phật tử vì họ là những người đồng tính và trong hầu hết các truyền thống đã thực hành ở phương Tây – trong đó có cộng đồng Tây Tạng, tình dục là vấn đề hiếm khi được bàn đến nếu không muốn nói rằng đó chưa phải là một vấn đề. Dù sao, trong bối cảnh chính trị hiện nay, nghe một Phật tử nổi tiếng nhất thế giới tuyên bố đồng tính luyến ái là “tà hạnh”, khiến mọi người tin rằng giáo lý của đức Phật cấm quan hệ đồng tính. Họ không còn cách nào khác hơn là ủng hộ và tán thành những gì đã có trong giáo pháp.

Những người bạn của tôi tranh luận rằng đức Dalai Lama không hẳn thật sự kỳ thị quan hệ đồng tính, rằng ngài không có sự chọn lựa nào khác hơn ngoài việc tán thành những giới điều trong truyền thống của ngài; và rằng có thể đức Dalai Lama bị chấp vào những điều răn cấm của kinh điển cổ giống như cách của một người Thiên chúa giáo, hễ bất cứ nói ra điều gì thì lại liên hệ đến thánh Thomas Aquinas. Tuy nhiên, chúng ta không biết và nên coi những tuyên bố công khai của ngài chỉ có giá trị hình thức. Trong trường hợp của ngài, dẫu sao thì sự kỳ vọng của chúng ta có khuynh hướng khác với những người có thể là mục sư địa phương, giáo sỹ hoặc giáo sỹ chính thống giáo. Và rất nhiều người trong chúng ta đã hưởng lợi ích rất lớn từ những lời dạy của ngài thì dễ cảm thấy thất vọng.

Nguyên tác Anh ngữ

GAY MARRIAGE: WHAT WOULD BUDDHA DO?
by James Shaheen, The Huffington Post, July 13, 2009

San Francisco, USA -- A lot of people ask me what the "Buddhist take" on gay marriage is. Well, it depends on who you talk to. A few years back, in an interview with the CBC, the Dalai Lama rejected same-sex relationships to the surprise of many convert Buddhists, who sometimes too easily assume that Buddhist ethics are consistent with their typically progressive views.

As the Canadian interview bounced around the internet, some people were shocked and perplexed, but the Dalai Lama's position shouldn't have come as a surprise to anyone who has followed the issue. After all, he has been consistent. At a conference some 12 years ago, when gay leaders met with him in San Francisco to discuss the Tibetan Buddhist proscriptions against gay sex, he reiterated the traditional view that gay sex was "sexual misconduct."

This view was based on restrictions found in Tibetan texts that he could not and would not change. He did, however, advise gay Buddhist leaders to investigate further, discuss the issue, and suggested that change might come through some sort of theological consensus. But at a time when same-sex marriage has taken front-stage center in American politics, the Dalai Lama's more recent statements come as unwelcome news to proponents of civil rights.

Does this mean Buddhism condemns same-sex relationships? Not at all. Contrary to popular perception, the Dalai Lama does not speak for all Buddhists. As the leader of the dominant Gelug sect of Tibetan Buddhism, he speaks for one slice of the world's Buddhist population. The vast majority of Buddhists do not practice in his tradition -- however much they respect and admire him -- and the Tibetan texts the Dalai Lama refers to were written centuries after the Buddha had come and gone.

Buddhism is perhaps even more diverse than Christianity. In fact, the differences among schools can be so vast that some scholars consider them different religions. Indeed, according to Thanissaro Bhikkhu, abbot of the Metta Forest Monastery in southern California, the Buddha never forbade gay sex for lay people as far as we know. "When he drew the line between licit and illicit sex, it had nothing to do with sexual tastes or preferences," he says, citing early texts. "He seemed more concerned with not violating the legitimate claims that other people might have on your sexual partner."

The Buddhist monastic code, which contains detailed -- and sometimes ludicrous -- guidelines (think Leviticus), applies only to monks, leaving the rest open to debate.

Western dharma communities are known for their tolerance, and the Dalai Lama himself has openly gay students. It's rare to hear of anyone being drum med out of a Western Buddhist community for being gay, and in most Buddhist traditions practiced in the West--including the Tibetan communities--sexuality is rarely if ever an issue. Nonetheless, in the current political climate, hearing the world's most famous Buddhist declare homosexuality to be "sexual misconduct" can't help but lead people to believe that the Buddha's teachings proscribe same-sex relationships. They don't, any more than they promote them.

Friends of mine have argued that the Dalai Lama doesn't really look askance same-sex relationships, that he has no choice but to uphold his tradition's dictates; and that maybe the Dalai Lama is just stuck with the old texts' proscriptions in the same way that a Catholic, say, must deal with Thomas Aquinas. Of course, we can't know and must take his public statements a face value. In his case, though, our expectations tend to be different than they might be for the local minister, priest or orthodox rabbi. And so many of us who have benefited greatly from his teachings are apt to feel disappointed.



[Nguồn: http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=70,8365,0,0,1,0]

Thích Minh Trí biên dịch
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/08/2010(Xem: 15283)
Nghe đài, đọc báo, xem sách “HOÀNG SA – TRƯỜNG SA” âm từ bốn chữ mà sao thấy nao lòng. Có lẽ tình yêu thương Tổ quốc, đã ăn sâu vào trong máu, trong xương. Dù chưa thấy Trường Sa, Hoàng Sa nhưng khi nghe bãi cát vàng dậy sóng càng muốn biết cho tường. Tôi ước ao được thấy Trường Sa, Hoàng Sa và đã thấy được Trường Sa, dù chưa hết, biết chưa khắp, nhưng đã tận mắt, đã đặt chân lên Trường Sa đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn. Thấy gì, biết gì, nghe gì chỉ một chuyến đi 12 ngày tạm đủ cho một lão già 76 tuổi muốn đem hai chữ Hoàng Sa, Trường Sa vào hồn.
22/08/2010(Xem: 7121)
Khi có mặt trên cuộc đời này, tiếng gọi đầu tiên mà ta gọi đó là Mẹ, tình thương mà ta cảm nhận được trước nhất là tình của Mẹ, hơi ấm nồng nàn làm cho ta cảm thấy không lạnh lẽo giữa cuộc đời được toả ra từ lòng Mẹ, âm thanh mà ta nhận được khi chào đời là hai tiếng “con yêu” chất liệu nuôi lớn ta ngọt ngào dòng sữa mẹ như cam lộ thiên thần dâng cúng Phạm Thiên.
21/08/2010(Xem: 7250)
NHỮNG LỜI DẠY THỰC TIỄN CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA Tựasách : «108 perles de sagesse du Dalai-Lama pour parvenir à la sérénité» Nhàxuất bản: Presse de la Renaissance, Paris 2006. Do nữ ký giả Phật tử CathérineBarry tuyển chọn - Chuyển ngữ Pháp-Việt : HoangPhong
19/08/2010(Xem: 8588)
Tại Keelung, Đài Loan có một cửa hàng với cái tên là “Ngộ Duyên Hào”. Ông chủ Lâm vốn là một người rất tử tế, xung quanh khu vực ông sống có rất nhiều những cư dân đánh cá hay kiếm sống quanh đó.
09/08/2010(Xem: 8624)
Câu chuyện dưới đây thật xa xưa, có lẽđã xảy ra từ thời Trung cổ tại Âu châu và cả nhiều thế kỷ trước đó tại Trung đông.Tuy nhiên chúng ta cũng có thể khởi đầu câu chuyện với một sự kiện chính xác hơnxảy ra vào thế kỷ XVI khi tòa thánh La-mã phong thánh cho hai vị mang tên là Barlaamvà Joasaph, và chọn ngày 27 tháng 11 mỗi năm để làm ngày tưởng niệm họ. Riêng Chínhthống giáo (Orthodoxe) thì chọn ngày 26 tháng 8.
04/08/2010(Xem: 9043)
CáchTrợ Niệm Cho Người Khi Lâm Chung, HT. Tịnh Không, ThíchNhuận Nghi dịch
27/07/2010(Xem: 8636)
D.T. Suzuki (1870 -1966) thườngđược xem là một trong những vị thiền sư lớn nhất của thế kỷ XX. Thật ra thì rấtkhó hay không thể để chúng ta có thể đo lường được chiều sâu của sự giác ngộtrong tâm thức của các vị thiền sư, vì việc đó vượt ra khỏi khả năng của chúngta, và vì thế cũng rất khó hoặc không thể nào đánh giá họ được. Chúng ta chỉ cóthể dựa vào sự bén nhạy của lòng mình để ngưỡng mộ họ mà thôi.
19/07/2010(Xem: 7834)
Đất nước ta có một lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, Phật giáo Viẹt Nam có bề dày lịch sử hơn hai ngàn năm hoằng pháp độ sanh. Kể từ ngày du nhập đến nay, với tinh thần khế lý, khế cơ, khế thời, Đạo Phật đã thực sự hoà nhập cùng với đà phát triển của đất nước và dân tộc. Trải qua bao cuộc biến thiên, Phật Giáo Việt Nam cũng thăng trầm theo những thời kỳ thịnh suy của dân tộc, nhưng không vì thế mà việc hướng dẫn các giới Phật tử tại gia bị lãng quên.
17/07/2010(Xem: 9302)
Phận làm người xuất gia, việc đi cúng dường như xuất hiện đồng thời với chí nguyện phụng Phật, độ sanh. Đi cúng là đi đến nhà cư sĩ, đơn giản thì để chứng minh, chú nguyện cho một sở cầu nào đó của họ. Phức tạp hơn là thực hiện một lễ nghi nào đó như cầu an, cầu siêu, an vị Phật hay cúng nhà mới v.v… Đi cúng là một hiện tượng mà xung quanh nó xuất hiện nhiều quan điểm, thái độ đánh giá. Với một vài vị xuất gia, việc đi cúng dường như không phải là trách vụ cơ bản của hàng xuất sĩ, và do vậy họ đã cực lực lên án, thậm chí là cười nhạo, đả phá. Trong khi đó có một số vị khác tận lực, và thậm chí chấp nhận buông bỏ việc tìm cầu tri thức, thời khóa tu tập … để toàn tâm đi cúng khắp nhân gian.
01/07/2010(Xem: 15952)
Ở làng quê Việt Nam ngày xưa, khi làm mùa vụ, người nông dân có thể nhờ vài người trong thôn xóm đến phụ giúp mà không phải trả tiền. Chỉ cần đến phiên bên kia làm mùa vụ, hay sửa sang nhà cửa, hoặc bất cứ công việc nặng nhọc nào đó, thì bên này sẽ qua phụ giúp lại. Cái đó gọi là vần công. Cách thức này thật hay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]