Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật dạy tiền bạc làm con người hại nhau

28/08/201012:37(Xem: 7328)
Phật dạy tiền bạc làm con người hại nhau

money-6

PHẬT DẠY TIỀN BẠC LÀM CON NGƯỜI HẠI NHAU



Tiền bạc của cải là phương tiện trao đổi để sử dụng hữu ích trong mối quan hệ của đời sống như ăn uống, ngủ nghỉ là nhu cầu cần thiết của con người. Về cơ bản, con người là chúng sinh cõi dục, do dục mà được sinh ra và hiện hữu, con người cần có các nhu cầu ăn, mặc, ở, bệnh, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động đi lại, giao tiếp và thưởng thức các cảm xúc khoái lạc giác quan v.v…Con người không thể sống mà không ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí, thư giãn sau khi làm việc.

 

Tài sản của cải vật chất vốn là huyết mạch để bảo tồn sự sống cho tất cả mọi người. Mạch nhảy, máu lưu thông chạy khắp cơ thể nên con người mới sống và tồn tại. Tài là khả năng con người có được nhờ học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi, luyện tập và biết vận dụng phát huy vào trong đời sống để mưu cầu hạnh phúc.

 

Ở đời ai cũng có tài dù nhiều hay ít tùy theo khả năng mỗi người. Từ tài năng đó con người làm ra đồng tiền để nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần xây dựng an vui, hạnh phúc cho xã hội. Tài sản nói chung bao gồm tất cả phương tiện vật chất liên quan đến đời sống con người, trong đó có vàng, bạc, tiền, nhà cửa và ruộng đất.

 

Ngày xưa, khi con người chưa biết xài tiền nên chỉ trao đổi hàng hóa bằng các phương tiện vật chất để đáp ứng nhu cầu sinh sống. Sau này con người văn minh, tiến bộ nên chế ra tiền để làm phương tiện cân bằng giá trị vật chất, tiền là đầu mối quan trọng làm con người đam mê phát huy tài năng để có được nhiều tiền.

 

Mặt phải, trái của sự giàu có

 

Ai cũng có ước mơ mình sau này trở nên giàu có, trừ những người đã đang sống trong những gia đình khá giả. Và ai cũng có thể ước mơ mình có khối tài sản khổng lồ, nhưng căn biệt thự với sân vườn đẹp mắt, có hồ bơi, các loại xe sang, máy may riêng để thỏa mãn những gì mình mong muốn.

Vậy, điều gì đã xảy ra với những người đã đạt được những gì họ tham vọng và mong muốn.

Tiền có thể mang lại những đổi thay trong cuộc sống, theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Một gia đình khi làm ăn được lợi nhuận càng nhiều thì tham vọng càng lớn “ thuyền to sóng lớn”. Tuy nhiên có nhiều người rất ham thích tiền, mê tiền đến nỗi lãng quên trách nhiệm đối với gia đình, người thân.

Người có nhiều tiền của chỉ mang lại sự thoải mái về các phương diện vật chất, nhưng rất lo lắng và sợ hãi, cho nên họ hay tìm kiếm các thầy tướng số để chỉ bày cách gìn giữ của cải. Họ không biết rằng, hiện tại giàu có là do biết gieo trồng phước báo nhiều đời, nên ngày nay mới có được như vậy.

Sự thoải mái về vật chất đủ đầy, không tạo nên hạnh phúc hay sự mãn nguyện thậm chí có thể làm cho chúng ta rất nhiều kẻ ganh ghét, tật đố muốn hãm hại vì quy luật cạnh tranh để tồn tại. Sống thoải mái về mọi phương diện vật chất là điều tốt, nhưng cảm nhận được bình yên, hạnh phúc mới là lý tưởng sống lâu dài.

Sự giàu có cũng làm lộ ra bản chất của con người, nếu chúng ta là một người hiểm độc, việc trở nên giàu có sẽ khiến người đó trở nên mưu ma chước quỷ hơn. Ngược lại, nếu chúng ta là người nhân từ đức độ thì việc giàu có đó, sẽ đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội.

Sự giàu có cũng làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với gia đình, bè bạn và xã hội. Một số người sẽ trông đợi sự giúp đỡ của chúng ta để được hưởng lợi ích, và ta cũng nên suy nghĩ những người này có quý mến mình thật sự không? “Hay họ chỉ đến vì tiền".

Phần lớn mọi người đều cho rằng sự giàu có mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn cho gia đình họ. Tuy nhiên có nhiều tiền vẫn tốt hơn, khi chúng ta bệnh tật phải cần có một số tiền lớn để giải phẫu, nhờ vậy có thể thoát được chết chóc đau thương. Có tiền để giúp đỡ gia đình người thân và rộng hơn nữa là để đóng góp lợi ích cho xã hội khi cần thiết.

Sự thoải mái trong đời sống vật chất với đầy đủ tiện nghi, không thể đem đến hạnh phúc thật sự hay sự mãn nguyện lâu dài, bởi vì lòng tham lam của con người như giếng sâu không đáy, nó sẽ làm cho ta bất an lo lắng và sợ bị hao hụt, mất mát.

Khi chúng ta đã quen với nếp sống cao sang quyền quý, mọi nhu cầu đều có người phục dịch, sẽ làm cho cái ngã của ta lớn thêm, bởi ta nghĩ rằng mình là trung tâm của vũ trụ, là thầy thiên hạ, là ta, là của ta….,nên ta càng cống cao ngã mạn chẳng coi ai ra gì.

Nếu ta biết sữ dụng đồng tiền đúng chỗ thì sẽ đem lại lợi lạc cho chính mình, gia đình người thân và đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hôi. Chính vì thế, tiền là huyết mạch của sự sống để mọi người phấn đấu gầy dựng bằng tài năng của chính mình, qua sự làm việc đóng góp.

 

Có nhiều người nghĩ có tiền là hạnh phúc, thật ra tiền chỉ đem lại sự sung mãn về vật chất, nó không phải là yếu tố chính trong hạnh phúc. Tiền là vật vô tri do con người tạo ra, nhiều người không hiểu nên bị đồng tiền sai sử, chi phối mà làm những điều xấu ác.

 

Do nhu cầu sự sống, ai cũng cần phải có tiền để nuôi sống bản thân và gia đình, nhưng đồng tiền làm ra phải bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình. Thật ra, ai cũng ước mơ đáng quý và trân trọng, lớn lên có một việc làm ổn định, có vợ hoặc chồng và có con để xây dựng hạnh phúc gia đình và góp phần an sinh đời sống cho xã hội.

 

Kinh Pháp Cú dạy:

 

            Dầu mưa bằng tiền vàng, 

            Các dục khó thỏa mãn.

            Dục đắng nhiều ngọt ít,

            Biết vậy là bậc Trí.

 

Phật còn đưa ra một ví dụ khác: “Người đam mê đắm say chạy theo ngũ dục quá đáng thì chẳng khác gì người khát nước mà uống nước muối, càng uống càng thêm khát.

 

Chính vì vậy, Phật dạy chúng ta phải biết muốn ít, biết đủ để ngăn ngừa lòng tham lam của mình, khi nào chúng ta cảm thấy đủ thì sẽ an ổn, nhẹ nhàng. Nên Kinh dạy: “Ái dục là cội gốc của luân hồi sinh tử”. Hầu như tất cả những nỗi khổ niềm đau, tội ác trên thế gian này đều do ái dục và lòng tham muốn quá độ mà ra.

 

Một đời sống có ý nghĩa và giá trị, là một đời sống không quá lệ thuộc vào phương tiện vật chất, nhưng không thể không có tiền bạc và tài sản, vì nó là phương tiện để nuôi sống chúng ta. Để đảm bảo một đời sống tốt đẹp, hài hòa, Phật dạy người cư sĩ có quyền làm ra tiền bạc, của cải một cách chính đáng; nghĩa là từ sự tinh cần, siêng năng bằng đôi bàn tay và khối óc của mình để tạo dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân, gia đình, người thân và đóng góp lợi ích thiết thực xã hội.

 

Tuy nhiên, sự giàu có về vật chất chỉ đáp ứng nhu cầu đầy đủ sự sung túc cho con người, hạnh phúc thật sự trong cuộc sống không phải là người có nhiều tài sản, tiền bạc, quyền uy, thế lực, nhà cao cửa rộng, mà chính là tự do không bị ràng buộc bởi tham lam, sân hận, và si mê. Đó là một thứ hạnh phúc chân thật lâu dài, dù chúng ta có nhiều tiền bạc vẫn không thể mua bán, đổi chát được.

 

Do đó, ngoài việc có nhiều tiền bạc, của cải để có cơ hội phục vụ tốt cho gia đình, đóng góp cho đời, chúng ta cần phải thăng hoa đời sống tinh thần, phát huy con người tâm linh, nên thường sống trong chánh niệm tỉnh giác, mở rộng tấm lòng từ bi thương xót muôn loài bằng tình người trong cuộc sống.

 

Nhờ vậy chúng ta biết vun bồi xây dựng tài sản tâm linh, nên các tâm tư mê muội không có cơ hội xen vào như toan tính, hơn thua, tranh chấp, hận thù, tàn sát giết hại lẫn nhau, làm tổn thương nhân loại.

 

Tiền bạc, của cải có thể giúp ta giải quyết nhiều thứ trong cuộc đời, nên trước tiên ai muốn bảo tồn sự sống là cần phải có tiền. Nhưng tiền bạc, của cải khi có thì ta phải biết sử dụng như thế nào cho hợp lý? Một người công dân muốn sống an vui, hạnh phúc thì phải biết sử dụng bốn yếu tố căn bản sau đây:

 

Có công ăn việc làm ổn định nuôi sống bản thân và luôn thường xuyên trau dồi công việc nghề nghiệp được tốt đẹp. Tiền bạc làm ra bằng nghề nghiệp chân chính và phải biết cách gìn giữ không để thất thoát. Phải biết chi tiêu cân đối, hài hòa, không nên hoang phí quá mức, tiền làm ra ít mà muốn xài nhiều; hoặc tiền bạc làm ra nhiều mà không dám xài vào việc có lợi ích, thành ra bỏn sẻn.

 

Tiền bạc và tài sản là phương tiện để con người sinh sống, phục vụ cho cá nhân có nhu cầu ăn, mặc, ở hằng ngày. Muốn vậy, trước hết ta phải có một việc làm ổn định về lâu về dài, nhưng nghề nghiệp mình chọn không làm tổn hại cho nhân loại. Các nghề nên tránh như mua bán vũ khí, nô lệ, phụ nữ; các chất gây say, gây nghiện như rượu, xì ke, ma túy; chế tạo thuốc độc hoặc trực tiếp sát sinh hại vật bằng nhiều hình thức…

 

Có nhiều người vì sĩ diện bản ngã muốn chứng tỏ đẳng cấp giàu sang bằng người hoặc hơn người, nên đã vay nợ xây dựng nhà cửa khang trang dù nhu cầu không cần thiết, do đó lún sâu vào nợ nần, dẫn đến tán gia bại sản bởi họ không biết bằng lòng với hiện tại.

 

Đa số chúng ta ai cũng nghĩ có thật nhiều tiền bạc và của cải là hạnh phúc, đó là điều lầm lẫn quá lớn của nhân loại, nên khi có quyền lực trong tay thì tìm cách vơ vét, gom góp về cho riêng mình, nhưng tiền bạc làm ra từ sự phi pháp đó rất khó mà tồn tại lâu dài.

 

Khi có nhiều tiền thì phải hưởng thụ, vui chơi trác táng, dễ dẫn đến sa đọa làm mình và người khổ đau, làm mất hạnh phúc gia đình và tác hại xấu đến xã hội. Tiền làm ra không bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình thường bị năm nhà cuốn trôi. Nhà lũ lụt, nhà hỏa hoạn, nhà trộm cướp, nhà vua quan tịch thâu, nhà con cái bất hiếu, phá sản và các tai nạn bất ngờ khác.

 

Chính vì để thỏa mãn lòng tham dục thì con người phải lao đầu vào gian khổ để tranh giành được mất, hơn thua mà tạo thêm nghiệp si mê không có ngày thôi dứt. Ví dụ, như trước đây chung ta có một chiếc xe máy, rồi chúng ta ước mơ muốn có xe hơi, khi được xe hơi rồi lại muốn xe siêu sang hiện đại. Con người ta sẽ khó dừng lại khi mình không chịu bằng lòng với hiện tại, vì lòng tham con người như giếng sâu không đáy.

 

Nói như vậy, không phải để chúng ta bi quan mà không chịu cố gắng siêng năng làm ăn nữa. Chúng ta vẫn làm việc phục vụ, nhưng bằng cả khối óc và con tim, bằng mồ hôi xương máu của mình, để không làm tổn hại người khác.

 

Hơn nữa, tiền của tuy cần thiết cho cuộc sống nhưng đâu phải lúc nào nó cũng mang lại hạnh phúc và an lạc cho chúng ta đâu? Thực tế cho thấy, có những gia đình lúc còn nghèo khó thì mọi người sống rất hoà thuận, vui vẻ với nhau, nhưng đến khi giàu có rồi thì tình cảm vợ chồng, con cái, anh em lại bị sức mẻ và đổ vỡ, bởi lòng tham quá độ.

 

Vì lòng tham lam quá đáng mà con người ta có thể nhẫn tâm làm tổn hại người khác, để có tiền nhanh chóng. Một số người đã tán tận lương tâm làm ăn phi pháp như mua bán vũ khí, mua bán phụ nữ, mua bán xì ke, ma túy vì lợi nhuận quá cao, tạo ra nhiều băng nhóm tội phạm gây hiểm họa cho loài người, dẫn đến sự thiệt hại lớn lao của nhân loại, về mặt vật chất lẫn tinh thần.

 

Người Phật tử chân chính vì lòng từ bi thương xót chúng sinh nên không được kinh doanh, mua bán các loại chết người đó. Tiền bạc tài sản nếu sử dụng không đúng mục đích thì trở thành rắn độc, nhưng thiếu nó lấy gì để chúng ta sinh sống mà dấn thân phục vụ, hoằng pháp lợi sinh.

 

Mục đích của cuộc sống không phải là giàu có, nhiều tiền của mới là hạnh phúc, mà chúng ta phải biết bằng lòng với những gì đang có trong hiện tại, không nên đua đòi bắt chước làm bằng người, khi ta không có khả năng và điều kiện.

 

Tiền bạc chính là người đầy tớ tốt khi ta biết làm chủ đồng tiền, sử dụng vào việc chi tiêu hằng ngày tùy theo hoàn cảnh của mỗi cá nhân và gia đình. Sức mạnh của đồng tiền thật ghê gớm, nó có thể làm cho con người say mê, điên đảo bất chấp mọi thủ đoạn.

 

Người có tiền nếu biết sử dụng đúng cách vẫn đỡ hơn người không có tiền, như khi có bệnh hoặc giải quyết một số vấn đề cấp thiết. Người có tiền có bệnh không, có già không, có chết không? Nếu có thì phải có khổ. Tuy nhiên, người có tiền, có phước vẫn đỡ hơn người nghèo khó, bất hạnh ở chỗ sung túc, đầy đủ về vật chất.

 

Người tham muốn quá đáng dù tiền kho bạc đống, nhà ngang dãy dọc, đất ruộng cò bay thẳng cánh, cũng chưa cho là vừa, mà vẫn còn mong muốn được nhiều hơn nữa. 

 

Do đó, người giàu hay kẻ nghèo đều phải biết tu tâm dưỡng tánh thì sẽ chuyển hóa được bất hạnh, khổ đau trở thành an vui, hạnh phúc, ngay tại đây và bây giờ. Tiền bạc nói cho cùng, cũng chỉ là phương tiện để trao đổi hài hòa các nhu cầu cần thiết trong xã hội. Nếu ta không biết dùng tiền đúng chỗ, đúng nơi, hoang phí một cách vô bổ để phục vụ cho cá nhân và cộng đồng xã hội thì tiền bạc đó trở thành vô nghĩa.

 

Chính vì thế, đồng tiền làm ra phải chân chính, nếu không thì vô cửa trước lòn cửa sau hoặc có mà không đóng góp vào việc lợi ích cho mọi người, thì ta sẽ trở thành kẻ tham lam bỏn sẻn, keo kiết.

 

Chúng ta có thể sống an lạc, hạnh phúc khi biết đủ và sẵn sàng làm lợi ích cho nhiều người. Ông bà chúng ta cũng thường dạy hãy nên gieo nhân tốt giúp người cứu vật, để lại phước đức cho con cháu sau này: 

 

            “Bởi chưng kiếp trước khéo tu,

            Ngày nay con cháu võng dù thênh thang.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/06/2021(Xem: 8269)
Lời Nói Đầu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát. Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, Kính thưa quý Phật tử, Trong thời gian cả thế giới đang bị dịch Covid-19, Sa di Thông Đạo đã dày công nghiên cứu Ngũ Bách Danh - Quán Thế Âm Bồ Tát. Đến nay đã hoàn thành bằng ba ngôn ngữ khác nhau: chữ Việt Nam, chữ Anh, chữ Hán. Bất cứ nơi nào có đạo Phật, chắc chắn có tu sĩ, có Phật tử sinh hoạt chung với nhau. Theo truyền thống Bắc tông, hằng năm các chùa đều tổ chức lễ tưởng niệm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ba lần vào những ngày 19 tháng Hai, 19 tháng Sáu, và 19 tháng Chín Âm lịch.
22/06/2021(Xem: 4661)
Những năm trước, hình ảnh Đức Phật in trên đồ lót, trên bồn cầu, trên giày dép…cộng đồng Phật tử phản ứng mạnh, những vật dụng đó được thu hồi.Vài người nghĩ rằng đó là những hành động xúc phạm từ cá nhân khác tín ngưỡng hoặc đố kỵ Phật giáo. Ngày nay, hàng loạt hình ảnh cờ của nhiều quốc gia in trên cuộn giấy vệ sinh, Chúa Phật đều xuất hiện trên giày dép, thảm chùi chân… truy tìm xuất xứ mà không hề có dấu vết.Thế giới tự do, không có nghĩa tự do xúc phạm những gì thiêng liêng mà con người sùng phụng. Chả lẽ thời đại ngày nay không còn tin vào bất cứ giá trị Thần tượng? Thực dụng đâu có nghĩa xem thường niềm tin của người khác.( đành rằng, tinh thần nhà Phật không quan trọng những hình tướng, bởi -“phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng)
22/06/2021(Xem: 5462)
“Nhân Duyên” là gì? Là không có thể tánh. Sự sanh khởi, tồn tại, cho đến diệt vong của tất cả pháp đều là do các điều kiện quan hệ hoà hợp hoặc phân tán: điều kiện chủ yếu thân cận gọi là Nhân; điều kiện thứ yếu quan hệ xa gọi là Duyên. Khi nhân duyên hoà hợp thì các thứ pháp sanh, khi nhân duyên phân ly thì các thứ pháp diệt. “Không Tánh” là gì?
22/06/2021(Xem: 13885)
Lời thưa của người kết tậpNhững khi nhắc chuyện Chùa xưa, Mẹ thường kể “… Sau ngày Ông Ngoại bị liệt, Ôn Đỗng Minh hay thăm hỏi, và dặn các học trò thường xuyên lui tới săn sóc…” Tôi biết vỏn vẹn chỉ chừng ấy về Ôn, vậy đã là quá nhiều! Tập san Hoa Đàm số 12 này được kết tập và phát hành nhân ngày Kỵ, phần lớn nội dung bài vở, hình ảnh đã có trong tập Kỷ yếu Tưởng Niệm Ôn (viên tịch ngày 17.06.2005 | 11.05 năm Ất Dậu) do hàng Đệ tử của Ôn thực hiện trước đây, và một ít từ trang nhà Quảng Đức (https://quangduc.com/) của Thầy Nguyên Tạng biên tập, cũng như Pháp Tạng (http://phaptangpgvn.net/vie/) do Thầy Tâm Nhãn phụ trách.
19/06/2021(Xem: 16851)
MỤC LỤC Lời đầu sách 2 TÌM HIỂU GIÁO LÝ PHẬT GIÁO 9 ĐỨC PHẬT 12 GIÁO PHÁP 36 TĂNG ĐOÀN 119 PHÁI TỲ NI ĐA LƯU CHI. 136 PHÁI VÔ NGÔN THÔNG.. 137 PHÁI THẢO ĐƯỜNG.. 139 HIẾN CHƯƠNG CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT. 154 TIỂU SỬ ĐỨC TĂNG THỐNG GHPGVNTN.. 165 TIỂU SỬ CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HOA.. 177
16/06/2021(Xem: 5223)
Phần này bàn về các tên gọi thợ dào, thợ rèn, thợ máy cùng tương quan Hán Việt đ - d như đao -dao, đáo –dáo vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ), thí dụ như dộng trong câu làm khải dộng chúa hay cây da so với cây đa chẳng hạn. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
16/06/2021(Xem: 5335)
Chỉ mới 11 tuổi, Trần Anh Nam đã sếp sòng đám con nít cùng trang lứa dọc suốt đại lộ Phan Bội Châu quẹo qua Quang Trung Ngã Tư Chính, bày ra nhiều trò chơi, nghịch phá làm người lớn vừa ngưỡng mộ vừa điên đầu nhưng lại thu hút đám bạn của nó. Trần Anh Nam mới nghe tên, ai cũng nghĩ là con trai. Không, cô bé chính hiệu thị mẹt, là con út của một gia đình năm người con gái. Bởi mơ được sinh con trai để có người nối dõi tông đường, nên chưa sinh ra, cha mẹ cô bé đã lo đặt sẵn cái tên con trai, sắm sửa quần áo cũng con trai với hy vọng đứa thứ năm này phải là con trai. Cũng cần nói thêm, thời cô bé được sinh ra, y học chưa văn minh để có thể siêu âm biết trước trai hay gái.
16/06/2021(Xem: 6450)
TÂM THƯ CẢM TẠ CỨU TRỢ ẤN ĐỘ Kính bạch quý Ngài Kính thưa quý vị, Từ đầu tháng tư năm 2021 đến nay, Covid-19 biến thể đã bùng nổ tại nước Ấn Độ, và khiến con số người bị nhiễm tăng vọt, cũng như số người tử vong. Theo tình hình mới nhất gần đây, Ấn Độ ghi nhận đã có hơn 19 triệu ca nhiễm virus corona, và đã có hơn 215.000 ca tử vong, tuy trên thực tế số lượng tử vong được cho là cao hơn nhiều. Số tử vong hàng ngày cao nhất trước đó ở nước này, cũng được nêu trong tuần rồi, là 3.645 trường hợp. Cạnh bên sự nhiễm bệnh và tử vong, Ấn Độ còn phải gánh nặng bởi sự thiếu thốn lương thực trầm trọng, nạn đói bao trùm khắp khắp nơi.
15/06/2021(Xem: 4827)
Theo phép niệm tâm hay quán tâm được ghi lại trong kinh điển, hành giả khách quan ghi nhận kịp thời những trạng thái tâm đang sanh khởi nổi bật ngay trong khoảnh khắc hiện tại. Tâm như thế nào, hành giả ghi nhận như thế ấy, không thêm không bớt. Trong cuộc sống hằng ngày, con người bị tâm tham, sân, si chi phối thường xuyên. Với người đời, ta có thể khuyên nhắc đừng tham, đừng sân như một bài học luân lý, đạo đức. Nhưng với người hành đạo, Đức Phật chỉ dẫn phương cách đối trị trực tiếp.
14/06/2021(Xem: 5537)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Để duy trì truyền thống An Cư Kiết Hạ hằng năm là truyền thống của Tăng đoàn tự ngàn xưa của đức Phật, mặc dù Ấn Độ đang trong tình trạng Dịch bịch nhưng chư Tăng các truyền thống vẫn câu hội về một trú xứ để tác pháp An Cư Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc nhiều khó khăn do Dịch covid đang nhiễu nhương ở xứ này, chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi cúng dường đến Đại Tăng với ước mong các ngài yên tâm An Cư tu tập trong hoàn cảnh thiếu thốn chung của nạn Dịch.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]