Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tôi và Mẹ

22/08/201019:57(Xem: 7123)
Tôi và Mẹ
tuyentapvulan-03
TÔI VÀ MẸ

Thích Tâm Mãn

Khi có mặt trên cuộc đời này, tiếng gọi đầu tiên mà ta gọi đó là Mẹ, tình thương mà ta cảm nhận được trước nhất là tình của Mẹ, hơi ấm nồng nàn làm cho ta cảm thấy không lạnh lẽo giữa cuộc đời được toả ra từ lòng Mẹ, âm thanh mà ta nhận được khi chào đời là hai tiếng “con yêu” chất liệu nuôi lớn ta ngọt ngào dòng sữa mẹ như cam lộ thiên thần dâng cúng Phạm Thiên.

Mẹ những gì mẹ có và quí nhất đều dành trọn cho con, và con là mầm sống là ý nghĩa mục đích là sự cống hiến cao cả nhất của mẹ dành cho cuộc đời. Cuộc sống này được tiếp nối tương tục, thăng hoa muôn màu muôn sắc nếu không có sự cống hiến vĩ đại của Mẹ thì thế giới này không có hiện tại và tương lai.

Mẹ tôi chỉ là tiếng gọi vì trong ký ức nhỏ bé của tôi, hầu như không cách nào để tìm nhận ra mẹ dù đã bao lần tôi ước ao tìm về nẻo ấm tình thương, ngọn nguồn của cảm nhận thương nhớ. Mẹ tôi đi xa khi tôi vừa được hai tuổi, cái tuổi của ăn, tuổi của ngủ, tuổi của dại khờ, chưa khôn lớn chẳng biết chi.

Cho nên khi đủ khôn để nhận biết thì hình ảnh của mẹ hiền ở trong tôi chỉ là con số không, ngay cả khuôn mặt của mẹ mình như thế nào tôi cố tìm đến tận cùng của ý thức thứ bảy, chỉ là một điểm thật mờ của quá khứ cộng với hình ảnh mô tả qua nhiều lời kể về mẹ của những người thân. Mẹ trong ký ức của tôi là như thế.

Mẹ tôi tìm trong ký ức làm tôi cảm thấy sót xa, tôi sót xa cho mình sao sớm thiếu vắng chất liệu ngọt ngào của cuộc sống, tình thương yêu nhân bản của một kiếp người và hơi ấm nồng nàn của sự lớn khôn lớn và quan trọng hơn hết là bến đỗ vững chắc của cuộc đời khi buồn vui hay vấp ngã. Chính vì tất cả những gì là Mẹ đối với tôi chỉ còn là ký ức, tạo cho tôi một động lực một ý chí đi tìm về người Mẹ của từ bi của trí tuệ bao hàm thể tánh viên thông.

Sáu tuổi vào chùa làm chú tiểu, tôi luôn tin rằng mẹ lúc nào cũng ở quanh tôi, vì lúc nào ông tôi cũng nói như vậy. Ông tôi còn dạy cha mẹ nào có con đi tu làm nhiều công đức thì sẽ được phước báo hay siêu sanh về Tịnh Độ.

Không biết từ lúc nào tâm niệm của tôi cứ như luôn nhớ về mẹ và cứ muốn làm thật nhiều điều lành để hồi hướng về cho mẹ thân yêu. Năm tôi lên mười khi nghe nói rằng tụng kinh Địa Tạng có thể cầu siêu cho người đã khuất, năm đó tôi đã xin ông tôi cho tôi tụng kinh để cầu nguyện cho mẹ và thú thật cho đến bây giờ khi nghĩ lại ngày ấy tụng kinh Địa Tạng tôi tụng cứ như là đọc thần chú hoàn toàn không hiểu trong Kinh dạy những gì, lắm khi còn phải dừng lại để đánh vần vì quá nhiều chử tôi đọc chưa thông, và cứ như thế tuổi thơ của tôi trôi qua với sự đùm bọc và thương yêu của mẹ tôi mặc dầu chỉ là ký ức và tưởng tượng.

Mẹ tôi luôn ở bên tôi và tôi luôn cảm nhận như vậy vì khi gặp những gì khó khăn tôi luôn tin rằng có mẹ tôi phù hộ và gúp đỡ. Chính niềm tin mãnh lực này thôi thúc tôi vào Nam tu học. Quê hương tôi vùng núi cao xa tít, rừng núi bạt ngàn mà người đời thường gọi là xứ “khỉ ho cò gáy” ngày ấy Phật Pháp ở quê tôi còn rất hạn chế muốn học Phật thì đa số Tăng Ni đều phải vào tham học trong miền Nam, tôi xin ông tôi cho tôi đi học, Ông tôi cười và sau đó cũng cho tôi đi.

Ngày vào miền Nam Nội tôi may cho tôi hai bộ đồ vải tám, Ông tôi cho tôi một cái áo Nhật Bình củ để mặc đi đường và tiền đi xe, nói là có tiền xe nhưng thật ra chỉ đủ để ăn uống dọc đường, vì tôi đi nhờ xe tải của Phật tử gần chùa và hết bốn ngày đường tôi vào đến miền Nam.

Ngày ấy hành lý đi học của tôi chỉ là chừng ấy tôi vẫn không quên đem mẹ theo bên mình, Mẹ tôi chỉ là một bài vị nhỏ mà cho đến bây giờ khi bao năm tha phương cầu học ngày trở về mẹ vẫn ở bên tôi. Mẹ tôi đi với tôi vào Nam cho đến tôi học hết đại học, rồi mẹ cũng đi xuất ngoại và cùng tôi trở về khi tôi học hành đã xong. Tôi làm chùa, tôi làm tất cả những gì có công đức để hồi hướng cho Mẹ và nguyện cầu Mẹ sanh về cỏi Tây Thiên.

Mùa Vu Lan lại về với mưa thu lách tách, từng giọt gõ đều trên mái chùa xưa, ký ức về Mẹ nay đã thành chùa, tình thương của Mẹ đã nuôi lớn chí người tu sĩ, hơi ấm của Mẹ dựng xây con thành người hữu ích, con đã lớn lên trong tình thương của Mẹ, con trưởng thành trong ý niệm báo ân, Mẹ là tất cả với chuông chiều bảng sớm, với giọng điệu thăng trầm của tán tụng công phu, Mẹ là thiền định với tâm vô sở trước.

Mẹ là giới định của trí tánh viên minh, Mẹ là nhất tâm khi con ngồi niệm Phật, Mẹ là lòng từ khi vận chân tâm, Mẹ là vi trần sát hải, là trùng trùng duyên khởi của Pháp Giới Tỳ Lô. Mẹ trong con, con là con của Mẹ thể tánh viên mãn “khể thủ thiên trung thiên” Mẹ là bổn tôn con là hoá dụ cụ túc tinh thần “thanh tịnh, viên mãn, hoá thân” tất cả là một một là tất cả.

Mẹ tôi, Mẹ của xác thân nguyện thành thể tánh, Mẹ của thế tục nguyện hoá thành Quán Âm, Mẹ của trần duyên nguyện hoá thành Cam Lộ, Mẹ của thương nhiều nguyện thành từ bi. Vì chỉ như thế mới là mẹ của Đạo Phật và cũng chỉ như vậy mới thể hiện được hết tình mẹ thương con, thể tính đại bi trong cội nguồn cuộc sống, ý thức đại từ trong chất liệu Vu Lan. Vu Lan nhớ về Mẹ tâm như bừng sáng, ý thức báo ân như rạng rỡ muôn ngàn, nguyện cầu cho pháp giới “Mẹ Yêu” thể nhập vào “Tỳ Lô Tánh Hải”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/10/2010(Xem: 7777)
Giữa cơn lốc biến động xã hội đầy kịch tính của cuối thế kỷ 20, trước sự sụp đổ của con người đối với các vấn đề khủng hoảng sinh thái tâm linh và môi trường, mùa Phật lại trở về như nguồn suối hạnh phúc chảy vào tâm thức mọi người.
10/10/2010(Xem: 9160)
Lẽ thường trong chúng ta, ai ai cũng đều có một cái “cái ngã”, hay “bản ngã”. Không những cái ngã của chính mình mà còn ôm đồm cái bản ngã của gia đình mình, của bằng hữu mình, của tập thể mình, của cộng đồng xã hội mình, của tôn giáo mình, của đất nước mình, và thậm chí cho đến cái bản ngã của chủ nghĩa mình; dù đó là chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, hay chủ nghĩa hiện sinh...
09/10/2010(Xem: 9189)
Sáutu sĩ khổ hạnh quấn trên người những chiếc áo bạc màu bụi đường cùng nhau "tiến sâu vào lãnh thổ của xứ Ma-kiệt-đà"(Magadha) trong thung lũng sông Hằng (PhổDiệu kinh - Lalitavistara). Họ đixuyên ngang các thôn xóm và những cánh đồng xanh mướt. Chung quanh cảnh vật êm ảvà lòng họ thật thanh thản. Họ là những người quyết tâm từ bỏ gia đình để chọnmột lối sống khắc khổ, không màng tiện nghi vật chất mà chỉ biết dồn tất cả nghịlực để đi tìm bản chất của thế gian này và nguyên nhân đưa đến sự hiện hữu củachính họ.
06/10/2010(Xem: 7794)
Sở dĩ tôi nói tới ăn uống ở hàng đầu vì có thể tới 90 phần trăm những bệnh của con người là do ăn uống mà ra. Cơ thể ta luôn luôn giữ một mức độ thăng bằng trước những biến đổi ngoại cảnh. Ngoại cảnh có nóng hay lạnh, cơ thể vẫn giữ ở một mức độ 30 độ bách phân. Ngoại cảnh có làm tim ta đập nhanh hay chậm một chút nhưng sau đó cơ thể vẫn giữ ở mức độ 70 tới 100 nhịp tim mỗi phút. Cũng như vậy đối với huyết áp, số lượng máu, nồng độ của các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong cơ thể. Ăn uống chính là đưa các chất ngoại lai vào cơ thể. Nếu đưa vào cho đúng cách, cơ thể sẽ được bồi dưỡng đầy đủ, hoạt động tốt. Nếu không cho đúng cách, hoặc quá nhi
06/10/2010(Xem: 17030)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
06/10/2010(Xem: 8714)
Ngày Đức Thế Tôn dạy: “ không bao lâu nữa Ta sẽ nhập Vô Dư Niết Bàn” Ngài A Nan lòng buồn vô hạn, với những nỗi lo hết sức chân tình, lo Phậtđi rồi lấy ai nương tựa, lo Phật không còn ai là người lèo lái con thuyền Phật Pháp, lo cho sự truyền thừa đạo mạch Phật Giáo mai sau.
05/10/2010(Xem: 8042)
Người tham muốn danh vọng, thì suốt đời giong ruổi theo quyền cao, chức trọng, danh thơm tiếng tốt. Họ bằng mọi thủ đoạn để lòn cúi hết chỗ này đến chỗ khác, cố mong được địa vị cao sang. Họ lao tâm, khổ trí, tìm đủ mọi cách để nắm giữ cho được cái danh vọng, hư ảo nhằm đạt được quyền lợi tối cao.
03/10/2010(Xem: 8078)
Người tham muốn ăn uống ngon hợp khẩu vị, thì suốt đời lân la bên cạnh những món ngon vật lạ, quanh quẩn bên những tiệc tùng, tìm khoái khẩu trong những rượu ngon, vị lạ nên phải giết hại nhiều các loài vật để bồi bổ cho mình.
03/10/2010(Xem: 17374)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
03/10/2010(Xem: 10268)
Những kẻ bị phiền não khổ đau, Phật giáo đã chỉ cho họ con đường dẫn đến hòa bình, và hạnh phúc vĩnh cữu cùng giúp họ giải quyết mọi vấn đề phiền toái của cuộc sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]