Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu Chuyện Về Barlaam Và Joasaph Hay Một Sự Trùng Hợp Lạ Lùng Giữa Các Tôn Giáo

09/08/201006:39(Xem: 6985)
Câu Chuyện Về Barlaam Và Joasaph Hay Một Sự Trùng Hợp Lạ Lùng Giữa Các Tôn Giáo

CÂU CHUYỆN VỀBARLAAM VÀ JOASAPH

hay một sự trùng hợplạ lùng giữa các tôn giáo

Hoang Phong


Câu chuyện dưới đây thật xa xưa, có lẽđã xảy ra từ thời Trung cổ tại Âu châu và cả nhiều thế kỷ trước đó tại Trung đông.Tuy nhiên chúng ta cũng có thể khởi đầu câu chuyện với một sự kiện chính xác hơnxảy ra vào thế kỷ XVI khi tòa thánh La-mã phong thánh cho hai vị mang tên là Barlaamvà Joasaph, và chọn ngày 27 tháng 11 mỗi năm để làm ngày tưởng niệm họ. Riêng Chínhthống giáo (Orthodoxe) thì chọn ngày 26 tháng 8.

Thật ra thì một sự bí mật dầy đặc đãbao trùm cả hai nhân vật Barlaam và Joasaph gần suốt một ngàn bốn trăm năm kể từthế kỷ thứ VI cho đến giữa thế kỷ XIX. Các học giả và sử gia Tây phương trướcthế kỷ XIX đều bó tay, không thể biết đích xác hai nhân vật ấy là ai và xuất xứtừ đâu, nhất là họ lại còn kinh ngạc hơn nữa khi khám phá ra là hai nhân vật nàyđồng thời cũng đã xuất hiện trong các truyền thuyết Hồi giáo với cái tên làBilawahr và Bodhasaph. Người ta chỉ biết là chuyện kể về hai nhân vật ấy rất phổbiến vào thời Trung cổ tại Âu châu. Câu chuyện được tóm lược như sau.

Hai vị thánh Barlaam và Joasaph

Theo các các ấn bản lưu truyền tại Âuchâu vào thời Trung cổ thì tại Ấn độ có một vị vua tên là Abener sinh được mộthoàng tử kế nghiệp và đặt tên là Joasaph. Khi đứa bé mới ra đời có một nhà tiêntri đã đoán là sau này khi lớn lên thì đứa bé sẽ theo đạo Thiên chúa và từ bỏngai vàng. Vua Abener là người rất thù ghét Thiên chúa giáo vì thế những lời tiênđoán này đã làm cho ông phải canh cánh lo âu, và sau cùng thì ông quyết định nuôinấng hoàng tử trong cảnh xa hoa của cung điện, biệt lập hẳn với thế giới bênngoài.

Khi lớn lên, một hôm hoàng tử van nài vua cha cho phép mìnhđược dạo chơi một lần bên ngoài thành, và vua cha cũng xiêu lòng. Trong chuyến duhành đó vị hoàng tử trẻ tuổi trông thấy một người cùi, một người mù, một ngườigià, và ý thức được là tất cả mọi người đều phải gánh chịu khổ đau, bịnh tật vàcái chết.

Sau chuyến du hành ấy thì có một nhàtu khổ hạnh tên là Barlaam, trước đây đã từng nghe đồn đại về những lời tiên đoánvề tín ngưỡng sau này của hoàng tử, bèn quyết định ngụy trang làm một người láibuôn giàu có và tìm đến cung điện của vua Abener. Ông tìm cách tiếp xúc với hoàngtử Joasaph và kể cho cậu nghe về Chúa Giê-xu. Câu chuyện Chúa Giê-xu làm cho cậumủi lòng và rồi đức tin vụt phát hiện trong lòng cậu và liền sau đó thì cậu xinđược rửa tội.

Sau khi rửa tội cho hoàng tử Joasaphthì nhà tu khổ hạnh Barlaam quay về nơi ẩn cư của mình. Riêng vua Abener thì phảiđối đầu với đứa con say mê Thiên chúa giáo quá mức. Ông tìm đủ mọi cách giúpcon mình thức tỉnh, chẳng những không thành công mà lại còn bị con ông thuyếtgiảng cho nghe về Thiên chúa giáo. Sau cùng thì vua Abener cũng xiêu lòng và đồngý cải đạo.

Sauđó ít lâu thì vua Abener băng hà, hoàng tử Joasaph chẳng những không lên ngôi màcòn từ bỏ cả cuộc sống thế tục và trở thành một nhà tu khổ hạnh. Ông đi tìm vị thầycủa mình là Barlaam và hai thầy trò tìm đến một nơi hoang vu để cùng nhau suy tưvà sống cuộc đời ẩn dật.

Câu chuyện trên đây được truyền tụngqua nhiều thế kỷ trong khắp các quốc gia Âu châu và các vùng lãnh thổ Hồi giáo tạiTrung đông. Màu sắc tôn giáo cũng vì thế được biến đổi để phù hợp với tín ngưỡngcủa từng nơi, và đồng thời một số chi tiết cũng được thêm thắt, tuy nhiên cốttruyện và vai trò của hai nhân vật chính thì không có gì thay đổi đáng kể.

Nguồn gốc câuchuyện Barlaam và Joasaph

Từ lâu hầu hết các học giả và sử giađều nghĩ rằng câu chuyện trên đây là do thánh Jean Damacène sống vào thế kỷ thứVIII kể lại, tuy nhiên các công trình khảo cứu gần đây hơn cho thấy là lịch sử câuchuyện này khá phức tạp. Tư liệu và những khảo cứu của các học giả, sử gia vàchuyên gia về tôn giáo thật vô cùng dồi dào, tuy nhiên thiết nghĩ chúng ta cũngchỉ cần căn cứ vào công trình khảo cứu rất khoa học của một học giả lỗi lạc ngườiGia-nã-đại là Wilfred Cantwell Smith (1916-2000) làcũng đủ, là giáo sư chuyên khoa về Tôngiáo đối chiếu(Comparative religion)và từng là giám đốc của "Trung tâm Nghiêncứu về các Tôn giáo Thế giới" (Centerfor the Study of World Religions) thuộc đại học Harvard, từ năm 1964 đến1973. Sau đây là tóm lược một vài kết quả nghiên cứu của ông.

Theo Wilfred Cantwell Smith thì câuchuyện xuất hiện trước hết từ một bộ kinh bằng tiếng Phạn của Phật giáo Bắc tônglà kinh Lalitavistara,được soạn thảovào khoảng cuối thế kỷ thứ III hay đầu thế kỷ thứ IV. Tập kinh này đã được « phỏngdịch » sang tiếng Ba-tư vào thế kỷ thứ VI nhưng nội dung lại hoàn toàn đổisang màu sắc của một tôn giáo khác gọi là tôn giáo Thiện-Ác (Manicheisme), do mộtngười Ba-tư tên là Mani sáng lập từ thế kỷ thứ III, cách tu tập của tôn giáo nàylà cách dựa vào sự phân biệt giữa Thiện và Ác. Quyển sách "dịch thuật"trên đây mang tựa đề là "KitabBilawhar wa Yadasaf" và đã từng giữ một vị trí khá quan trọng trong nềnvăn hóa Hồi giáo nói chung, đặc biệt đã được phổ biến rộng rãi tại kinh đôBagdad vào thế kỷ thứ VIII.

Sau đó thì quyển sách này lại được « dịch »sang tiếng Géorgie (Liên sô cũ) vào thế kỷ thứ X, nhưng lần này thì nội dung lạiđược Thiên chúa giáo hóa hoàn toàn, và « dịch giả » là ai thì không đượcrõ. Sau đó lại có một tu sĩ người Georgie dịch quyển sách này từ tiếng Georgie sangtiếng Hy lạp. Không lâu sau khi quyển sách được phổ biến thì vị tu sĩ này bị giếtvào năm 1028 tại thành Constantinople (ngày nay là thủ đô Istanbul của Thổ-nhĩ-kỳ).Và cũng tại thành phố này bản dịch đầu tiên ra tiếng La-tinh đã được thực hiệnvào năm 1048 và được phổ biến rộng rãi tại Hy lạp. Một thời gian ngắn sau đó thìấn bản bằng tiếng La-tinh trên đây đã lan tràn khắp các nước Tây phương từ ĐôngÂu cho đến Tây âu, và câu chuyện Barlaam và Joasaph từ đó trở nên vô cùng phổthông trong toàn thể cộng đồng Thiên chúa giáo Tây phương. Sau đó thì quyển sáchlại được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nữa như tiếng Ethiopie, Arménie,Islande... Vào thế kỷ XIII người ta lại tìm thấy thêm một bản dịch mới bằng tiếngHê-brơ (Hébreu - tiếng Do thái cổ).

Các khảo cứu trên phương diện ngữ học

Các kết quả nghiên cứu hiện đại vềngôn ngữ học, sử học... cũng đã chứng minh cho thấy là nội dung câu chuyệnBarlaam và Joasaph đơn giản chỉ là một sự vay mượn từ sự tích của Đức Phật. Tómlại lịch sử cuộc đời của Đức Phật đã được phổ biến và lan tràn khắp Âu châu rấtlâu trước khi người Tây phương biết đến Phật giáo là gì. Bản dịch sang tiếngGeorgie vào thế kỷ thứ X mang tựa đề là Balavarianilà bản dịch đầu tiên chuyển từ tín ngưỡng Hồi giáo sang tín ngưỡng Cơ đốcgiáo. Các học giả và các nhà ngôn ngữ học cho biết là tên vị thánh Joasaphtrong câu chuyện trên đây là một biến dạngcủa chữ Bodhisattva (Bồ-tát) trong tiếng Phạn. Chữ Bodhisattvachuyển sangtiếng Ba-tư thành Bodasif, và chữ Bodasif lại tiếp tục bị biến dạng sau khi đượcchuyển sang các ngôn ngữ khác nữa.

Cáchọc giả Hàn quốc thuộc Viện Đại học Quốc gia tại thủ đô Séoul cũng có nghiên cứuvề vấn đề này. Theo các học giả Hàn quốc thì chữ Bodhisattvatrở thành Bodisavtrong các văn bản bằng tiếng Ba-tư thuộc các thế kỷ thứ VI và thứ VII, sau đó lạitrở thành Budhasafhay Yudasaftrong các tư liệu bằng tiếng Á-rập từ thế kỷ thứ VIII. Trong bản dịch đầu tiên mangnội dung chuyển sang tín ngưỡng Cơ đốc giáo vào thế kỷ thứ X thì chữ Budhasaftrở thành Iodasaf. Chữ Iodasafsau đó lại trở thành Ioasaphtrong tiếng Hy lạp kể từ thế kỷ thứ XI, và sau cùng lại biến thành Iosaphathay Joasaph hayJosaphattrong các ấn bản bằng tiếngLa-tinh. Tóm lại tên vị thánh Joasaphhay Josaphattrong câu chuyệnBarlaam và Joasaph mà người ta thường thấy ngày nay là do chữ Bodhisattva(Bồ-tát) mà ra, và nội dung câu chuyện chính là sự tích của Đức Phật.

Cũng xin kể thêm một chuyện khác bênlề các khảo cứu hoàn toàn khoa học như trên đây, đó là trường hợp của một tácgiả người Đức tên là Holger Kerstein đã từng viết rất nhiều sách nói về Chúa Giê-xutại Ấn độ, trong số các sách này có thể kể ra hai quyển được nhiều người biết đếnnhất và cũng đã từng gây ra nhiều dư luận là quyển Jesus lived in India(Giê-xutừng sống ở Ấn độ) và quyển The JesusConspiracy (Âm mưu của Chúa Giê-xu).Cũng xin được minh chứng là theo thiển ý thì Holger Kerstein là một tác giả rấtuyên bác, có trí tưởng tượng thật phong phú nhưng ông không phải là một khảo cứugia chuyên nghiệp đúng với nghĩa của nó. Theo tác giả này thì tiếng Á-rậpJudasaf hay Budhasaf xuất phát từ ngôn ngữ Ua-đu (Urdu, Ourdou) của xứ Pakistanvà liên hệ mật thiết đến chữ Yuz-Asaf là tên của một vị thánh được đạo Ahmadismenhận diện như là Chúa Giê-xu. Đạo Ahmadisme là một giáo phái Hồi giáo do MirzaGhulam Ahmad sáng lập vào giữa thế kỷ XIX. Mirza Ghulam Ahmad cho rằng Chúa Giê-xuthật ra không hề bị đóng đinh mà đã trốn thoát sang Ấn độ và chết tại đây. Dầusao đi nữa thì các nhà ngôn ngữ học đều cho rằng chữ Phạn Bodhisattva qua trunggian của ngôn ngữ Ba-tư đã trở thành Yudasaf, Judasaph, Budhasaf...trong ngônngữ Á-rập vào thế kỷ thứ VIII. Trong khi đó nếu dựa vào giả thuyết của MirzaGhulam Ahmad và Holger Kersten thì các chữ ấy xuất phát sớm hơn từ ngôn ngữ Ua-đuđể ám chỉ Chúa Giê-xu, tức có nghĩa là đã xuất hiện vào thế kỷ thứ I (?). Theocác học giả và sử gia cũng như các nhà ngôn ngữ học thì không có tư liệu cụ thểnào cho thấy các chữ Á-rập Yudasaf, Judasaph, Budhasaf...xuất hiện trước thế kỷthứ VIII.

Marco Polo và sự tích Đức Phật

Như đã trình bày trên đây thì tronglúc Âu châu chưa hề biết đến Phật giáo là gì thì sự tích Đức Phật qua câu chuyệnBarlaam và Joasaph đã được truyền bá khắp nơí với tất cả sự ngưỡng mộ và thànhkính của người Tây phương. Tuy nhiên trước khi các học giả khám phá ra nguồn gốcvay mượn của câu chuyện trên đây thì Âu châu cũng đã có các tư liệu khác liênquan đến Đức Phật nhưng không hề có ai chú ý đến, có thể là vì người Tây phươngtừ nhiều trăm năm tự khép kín trong truyền thống tín ngưỡng của mình và không hềquan tâm đến những gì khác. Vào thế kỷ XIII, có một thương gia người Ý tên làMarco Polo rất thích phiêu lưu đã từng chu du khắp Trung đông, Ấn độ, Trung hoavà các miền viễn Đông và đã tường thuật lại nhiều chuyện tai nghe mắt thấy. Khighé vào đảo Tích Lan ông nghe kể chuyện về sự tích Đức Phật và đã ghi chép lại nhưsau :

Người dântrên đảo kể rằng "...Vị ấy tên làSargamonym Borcam. Họ bảo rằng đấy là một người toàn thiện nhất trên thế giannày và vị ấy cũng là một vị thánh, theo ý nghĩa của họ. Theo lời họ kể thì vị ấytuy là con trai của một trong những nhà vua rất giàu có, nhưng lại chỉ thích sốngmột cuộc sống tinh khiết không màng đến bất cứ thứ gì trong thế gian này, kể cảsau này sẽ được lên ngôi. [...]Vua cha vô cùng buồn khổ. Ông quyết định xây mộtcung điện thật nguy nga dành riêng cho con mình, và tuyển chọn những người congái đẹp nhất chưa từng thấy để hầu hạ. [...] Nhưng hoài công vô ích, vì ngườicon trai nói với vua cha là chỉ muốn đi tìm một người không bao giờ chết, vìchính mình đã nhận thấy tất cả mọi người đều chết, dù già hay còn trẻ. Vị ấy nhấtđịnh thực hiện quyết tâm của mình và không gì có thể lay chuyển được. Vào mộtđêm tối trời vị ấy trốn khỏi hoàng cung, tìm vào vùng núi non hẻo lánh để traudồi đạo đức, vị ấy sống rất khắc khổ, nhịn ăn và chay tịnh giống như một ngườiThiên chúa giáo vậy [...],(trích từquyển « Le Livre des Merveilles»(Quyển sách về những chuyện Kỳ diệu)của Marco Polo).

Trong suốt một thời gian dài nhiềutrăm năm không hề có một ai đã nhận thấy hay chú ý đến sự tương đồng giữa câuchuyện Barlaam và Joasaph với câu chuyện do Marco Polo thuật lại. Mãi cho đếngiữa thế kỷ XIX khi bộ kinh Lalitavistara(Phổ diệu kinh), tức là bộ kinh"Trình bày chi tiết cuộc đời Đức Phật"được dịch ra ngôn ngữ Tây phương thì lúc đó các học giả Âu châu mới bật ngửa ralà nội dung câu chuyện Barlaam và Joasaph lại chính là sự tích của Đức Phật mà khôngcòn một nghi vấn nào nữa. Ấy thế mà ngày nay "thánh tích" thiêng liêng(mà Phật giáo gọi là xá lợi) của thánh Joasaph vẫn được giữ gìn thật cẩn thận và thật tôn nghiêm với tất cả sự sùng kính tại nhà thờSaint-André tại tỉnh Anvers của nước Bỉ.

Lời kết :

Thật ra câu chuyện khám phá ra nguồngốc của hai nhân vật Barlaam và Joasaph cũng chẳng có gì mới lạ. Sách vở, tư liệuvá các phúc trình nghiên cứu khoa học thật phong phú, chẳng hạn như một học giảngười Đức là Robert Volk đã để ra 20 năm nghiên cứu về huyền thoại này và đã viếtthành một tập sách 1100 trang. Các bản sách cổ chép tay với hình vẽ minh họa cũngnhư các di vật liên quan đến câu chuyện Barlaam và Joasaph đều được lưu trữtrong các bảo tàng viện khắp nơi tại Âu châu và cả Trung đông. Mục đích của bàiviết ngắn này thì thật đơn giản, chỉ có ý mượn một câu chuyện trùng hợp giữa cáctôn giáo để nêu lên một vài suy tư mà thôi.

Trước hết là giá trị của sách vở và cáchuyền thoại nói chung, kể cả những bằng chứng hiển nhiên đó là những gì mà ngườitu tập cần phải cẩn thận. Hơn một ngàn năm, từ thế kỷ thứ VI cho đến thế kỷXIX, xuyên qua nhiều tín ngưỡng và nhiều dân tộc khác nhau, đã có không biếtbao nhiêu người sùng kính, ngưỡng mộ và tôn thờ hai nhân vật Barlaam và Joasaph,nhưng rốt lại thì sự thật là như thế, lòng thành kính của mình lại hướng vào mộtsự vay mượn từ một tín ngưỡng khác.

Saukhi nguồn gốc của câu chuyện được phơi bày thì không biết bao nhiêu học giả, sửgia, khoa học gia... đã thi nhau đổ xô vào đó để nghiên cứu. Công sức và thờigiờ mà họ bỏ ra quả không tương xứng với kết quả mà họ mang lại, vì trên thực tếthì những kết quả đó cũng chẳng làm thay đổi được xã hội của chúng ta bao nhiêu,đấy là chưa nói đến trường hợp của nhiều người không hề quan tâm đến những chuyện« lẩm cẩm » như thế. Tóm lại tu tập là phải luôn tự hỏi là mình tu tậpcái gì, cứu cánh của nó là gì và nó sẽ đưa mình về đâu.

Thật vậy phần căn bản sơ đẳng trong tấtcả các tín ngưỡng nói chung đều khá giống nhau, có nghĩa là có thể tháo ráp vàlắp vào tôn giáo nào cũng được. Trái lại riêng Phật giáo thì gồm có hai khía cạnhthật khác biệt : sự tu tập và trí tuệ. Sự tu tập tượng trưng cho phần căn bản vàcòn gọi là phương tiện thiện xảo (tiếng Phạn là upaya) và trí tuệ thì tượng trưng cho kết quả. Phương tiện thì gồmcó kinh điển, việc tụng niệm, sự sùng kính, các huyền thoại đủ loại để củng cốlòng tin, v.v..., trong khi đó thì Trí tuệ là cứu cánh tức là sự giác ngộ và giảithoát.

Phật giáo Tây tạng chủ trương phươngtiện phải đi đôi với trí tuệ, nếu chỉ sử dụng phương tiện mà không thấy trí tuệ phát hiện thìviệc tu tập ấy cũng hoài công mà thôi. Phương tiện trong Phật giáo Tây tạng rấtmàu mè và phức tạp, nhưng không nên nghĩ rằng Phật giáo ấy dừng lại ở đó và đơngiản chỉ có thế : nghi lễ thực sự chỉ là phương tiện và phải làm phát sinh ratrí tuệ. Đối với Thiền học thì thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki bảo rằng Từ bi làBát nhã và Bát nhã là Từ bi. Bát nhã có nghĩa là Trí tuệ và Từ bi là Phương tiện.Từ bi mà không làm phát hiện ra Trí tuệ cũng sẽ không mang lại lợi ích gì nhiều.

Tóm lại nếu chỉ dừng lại ở phương tiệnchẳng hạn như nghi lễ và lòng sùng kính rồi xem đấy là đủ thì tu tập theo tínngưỡng nào cũng thế, tất cả cũng đều giống nhau như người ta thường nói. Câuchuyện Barlaam và Joasaph đã từng được sử dụng như một phương tiện cho nhiều tínngưỡng khác nhau, nhưng kết quả mang lại thì rất khó để xác định. Trong một cấpbậc nào đó của tín ngưỡng thì Đức Phật cũng có thể đổi tên để trở thành Joasaph,Josaphat, Yudasaf, Iosaphat, v.v...

Boisséjour– Ceyrat, 07.08.10

HoangPhong

Thánh Asaphat thuyết giảng (bảnchép tay bằng tiếng Hy lạp, thế kỷ XII)

Một trang sách bằng tiếng Á-rập về huyền thoại Barlăm va Joaphat, tồn trữtrong thư viện của tu viện Balamand, thành phố Balamand – Syrie)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2011(Xem: 4938)
Từ khi ra thăm bốn cửa thành, Thái tử Tất Đạt Đa đã cảm nhận những nỗi thiết tha thống khổ của nhân loại khiến Ngài quyết tâm đi tìm một chân lý để cứu giúp chúng sinh còn đang lặng hụp trong biển đời sinh tử trầm luân.
28/05/2011(Xem: 6166)
Chữ niệm nghĩa là nhớ. Chữ Hán viết phần trên là chữ kim, nghĩa là nay, phần dưới chữ tâm, nghĩa là lòng mình. Niệm là điều ta đang nhớ tới, đang nghĩ tới. Mà điều ta nhớ và nghĩ có thể là tà, có thể là chính, vì vậy nên có tà niệm và chánh niệm.
26/05/2011(Xem: 10999)
Nhận lời mời của quý vị, hôm nay có duyên cùng quý vị bàn về tam quy y trong Phật pháp tại Bờ biển Vàng (Golden coast) Queensland- Australia. Ðối với Phật pháp đây là đề tài rất quan trọng, là chỗ nhập môn tu học của chúng ta. Trước khi nói đến tam quy, đầu tiên phải có nhận thức chính xác về Phật pháp.
21/05/2011(Xem: 6472)
Ý tưởng về bồ đề tâm thật không thể nghĩ bàn! Nó khiến cho tất cả những công việc nào không liên quan đến việc làm lợi lạc cho chúng sanh trở nên buồn chán và bất toại nguyện. Ta thật sự sẽ không còn hứng thú hay thưởng thức được đời sống của mình, ngoại trừ công việc đầy ý nghĩa này. Tất cả mọi thứ khác sẽ trở nên vô nghĩa, trống rỗng và không có thực chất.
20/05/2011(Xem: 5726)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
19/05/2011(Xem: 14913)
Hầu như ai đến phố Bolsa cũng từng thấy một khất sĩ mà nhiều người gọi là “ông sư ở Phước Lộc Thọ.” Ông mặc bộ áo cà sa vàng, khoảng 40 tuổi, tay ôm bình bát, mắt nhắm nghiền như đang thiền định. Ông đứng từ sáng đến chiều, ngày này qua ngày nọ bất kể thời tiết nóng hay lạnh. Phố Bolsa sáng sáng thường có các nhà sư đi khất thực bên ngoài những cửa tiệm, đặc biệt trong khu chợ ABC ở góc Bolsa và Magnolia. Họ xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần, xong biến mất như đã hoàn tất một giai đoạn trên con đường tu tập.
18/05/2011(Xem: 20134)
Con được biết - không chắc đúng không - hôm nay 28-4, là ngày Sinh Nhật Sư Phụ tròn 88 tuổi nên con viết vội đôi dòng kính chúc Sư Phụ luôn Phước Thọ tăng long, bách niên thọ thế để hàng đại chúng Bảo Vương của chúng con nói riêng và Giáo hội nói chung luôn có được bóng mát chỡ che tinh thần và trí tuệ của một trong số rất ít còn lại hàng đại lão hòa thượng của PGVN. Riêng con vẫn còn đó một đại tự điển sống về Phật học tinh hoa cũng như về lịch sữ Việt Nam thời cận đại.
15/05/2011(Xem: 5384)
Nhân quả đồng thời được nói một cách cô đọng trong kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm… và rải rác trong các kinh điển Đại thừa. Có lẽ người đầu tiên dùng thành ngữ “nhân quả đồng thời” là Đại sư Trí Khải (thế kỷ thứ 6) trong Pháp Hoa Huyền Nghĩavà trong các tác phẩm Thiên Thai tông của ngài, y cứ trên kinh Pháp Hoa. Thành ngữ này cũng là một giáo lý chính yếu của Hoa Nghiêm tông vào thế kỷ thứ 7. Nói một cách vắn tắt và đơn giản, nhân quả đồng thời là quả giác ngộ, quả Phật vốn đã nằm nơi nhân tu hành để đạt đến giác ngộ, để thành Phật. Nhân của thành Phật là “nhân địa pháp hạnh của Như Lai” được nói trong kinhViên Giác:
14/05/2011(Xem: 12129)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sáng và tinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
14/05/2011(Xem: 5437)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567