Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Để việc đi cúng là hoằng pháp đúng nghĩa

17/07/201022:21(Xem: 8449)
Để việc đi cúng là hoằng pháp đúng nghĩa


phat_2 (13)
Phận làm người xuất gia, việc đi cúng dường như xuất hiện đồng thời với chí nguyện phụng Phật, độ sanh. Đi cúng là đi đến nhà cư sĩ, đơn giản thì để chứng minh, chú nguyện cho một sở cầu nào đó của họ. Phức tạp hơn là thực hiện một lễ nghi nào đó như cầu an, cầu siêu, an vị Phật hay cúng nhà mới v.v… Đi cúng là một hiện tượng mà xung quanh nó xuất hiện nhiều quan điểm, thái độ đánh giá. Với một vài vị xuất gia, việc đi cúng dường như không phải là trách vụ cơ bản của hàng xuất sĩ, và do vậy họ đã cực lực lên án, thậm chí là cười nhạo, đả phá. Trong khi đó có một số vị khác tận lực, và thậm chí chấp nhận buông bỏ việc tìm cầu tri thức, thời khóa tu tập … để toàn tâm đi cúng khắp nhân gian.

 

Người viết là một kẻ xuất gia nên ít nhiều có thể nhận ra những chuyện vui buồn, ái ố phát sinh từ hiện tượng phức tạp và sinh động này. Bàn về việc đi cúng, người viết mong mỏi góp phần xây dựng một thái độ ứng xử khả dĩ trước thực tế đã và đang xảy ra trong hiện tình sinh hoạt của Phật giáo, dù ở bất cứ thời đại nào.

Vài nét về lịch sử vấn đề

Nếu nương vào định nghĩa sơ khởi ở trên thì đức Phật là người đầu tiên đi cúng theo sự cầu thỉnh của hàng tại gia cư sĩ. Đó là một lễ cúng nhà mới theo cách hiểu hôm nay. Theo kinh Trung Bộ trong thời gian đức Phật về quê hương thăm thân quyến, các vị hoàng thân Sakya nhân vừa làm xong một ngôi nhà lớn đã cầu thỉnh đức Phật quang lâm chứng minh, sử dụng lần đầu để “Các vị Sakya ở Kapilavatthu sẽ hưởng hạnh phúc, an lạc lâu dài. Thế tôn im lặng nhận lời.” (1)

Từ sự kiện này có thể thấy sự gia tâm chú nguyện như đức Phật cũng được xem như là một dạng thức của khoa nghi cúng kiếng. Trong một trường hợp khác, khi biết bệnh tình khó qua khỏi, đại thí chủ Anathapindika đã cho gia nhân đến cầu thỉnh riêng ngài Sariputta quang lâm tư gia. (2) Trước bệnh tình của thí chủ Anathapindika, tôn giả Sariputta đã có một bài thuyết giảng về giáo nghĩa vô thường và nhờ đó, cộng với thiện nghiệp đã gieo, thí chủ đã được sanh thiên sau khi bỏ thân tứ đại. Xem ra, việc cầu thỉnh chư tăng đến nhà thực hiện một số pháp thức nghi lễ khi người thân mất có liên hệ sâu xa đến trường hợp này. Không những thế ngay một kẻ sát nhân như Angulimala, sau khi xuất gia, vẫn có thể cầu nguyện cho người sản phụ bình an khi sinh nở. (3)

Từ đây có thể thấy, việc đi đến tư gia của người cư sĩ thực hiện các chú nguyện, nghi lễ nhằm đem đến sự bình yên cho họ đã xuất hiện ngay trong thời đức Phật, dẫu rằng hình thức thực hiện nghi lễ giản đơn, không phức tạp rườm rà về hình thức.

Tùy theo không gian và lịch sử phát triển, Phật giáo tại mỗi khu vực có những sắc thái về nghi lễ khác nhau trong việc thực hiện các nghi quy cúng kiếng tại nhà cư sĩ. Ở Việt Nam do sự ảnh hưởng, giao thoa của nhiều luồng văn hóa, do sự du nhập và đồng hành của các hệ Phật giáo Bắc truyền và Nam truyền, việc đáp ứng các nhu cầu tâm linh mà ở đây gọi là đi cúng cho người cư sĩ, cũng hết sức phong phú và sinh động.

Những khó khăn và thuận lợi từ hiện thực đi cúng

Với một khảo sát chưa đầy đủ, chúng tôi cho rằng bất cứ người xuất gia nào cũng từng đi cúng hoặc có những liên hệ đến việc cúng kiếng. Thực tiễn cho thấy việc đi cúng xuất phát từ nhiều lý do: Vì lòng bi mẫn, vì mong mỏi hóa độ người, do mong cầu người cư sĩ ủng hộ các điều kiện tu tập, kiến lập đạo tràng và thậm chí do mong cầu được thỏa mãn những sở dục cá nhân … Trong những sắc thái muôn màu từ hiện thực đi cúng, việc đi cúng vì lòng bi mẫn, vì mong hóa độ người là những lý do chính đáng.

Mặc dù xuất phát từ lý do chính đáng và đúng pháp, nhưng trong thực tế, người xuất gia đã đối diện không ít khó khăn khi đi cúng tại tư gia cư sĩ. Trước hết, để đủ sức đáp ứng nhu cầu tâm linh cho người cư sĩ mà ở đây là việc đi cúng, người xuất gia cần phải có sức khỏe tốt. Vì trong thực tiễn đi cúng, đôi khi người xuất gia phải di chuyển qua lại những nơi giao thông trở ngại, và trong một số trường hợp còn gặp phải sự bất tiện về quy định thời gian. Bệnh tật, hao tổn sức lực và tâm lực trong khi đi cúng, là thực tế được ghi nhận từ hàng xuất gia trong khi thực hiện hạnh nguyện này.

Thêm nữa, có những người tại gia chưa bao giờ biết đến Phật pháp, nhưng khi gia đình có việc thì mong người xuất gia đáp ứng các nhu cầu tâm linh. Điều đó không có gì sai. Tuy nhiên do hạn chế về nhận thức nói chung và về Phật giáo nói riêng, do sự huân tập , đan xen các tập tục tín ngưỡng truyền thống, niềm tin gia đình… nên đã yêu cầu người xuất gia đáp ứng các nhu cầu tinh thần không phù hợp với pháp Phật. Cụ thể, đã có những trường hợp người cư sĩ yêu cầu bậc xuất gia thực hiện các nghi lễ theo khuôn mẫu Nho gia. Đã có những trường hợp đòi hỏi người xuất gia đáp ứng các yêu cầu của họ như là trách nhiệm bắt buộc. Có những trường hợp họ xem người xuất gia thực hiện các nghi lễ tâm linh cũng giống như bao công việc bình thường, và thậm chí không khác biệt mấy so với những nghề thấp nhất trong mức thang giá trị xã hội. Đây chỉ là vài trong số những lý do làm cho người xuất gia sơ tâm ái ngại, và đòi hỏi những người chuyên thực hiện việc đi cúng phải kiên tâm và vững chải, khi trải nghiệm các cung bậc ứng xử trong đời.

Về phương diện hoằng hóa, việc đi cúng là tiền đề thuận lợi trong việc thực thi sứ mạng hoằng pháp của người xuất gia. Vì thực tế có những người chưa bao giờ biết kính Phật trọng tăng nhưng khi gia đình hữu sự, họ sẵn lòng thực hiện mọi hướng dẫn của chư Tăng, miễn sao người thân của họ được an lành. Đây là dịp thuận lợi để hướng họ quy ngưỡng Phật pháp. Trước hết, nếu là việc vui như khánh thành nhà mới, hôn sự … thì sự chứng minh và tác thành của chư Tăng có tác dụng khuyến hóa người cư sĩ cần tăng tiến hơn nữa trong thiện sự của mình. Ngoài việc thực hiện các khoa nghi cần thiết thì một thời giảng ngắn về phương thức mưu sinh đúng pháp, sống làm sao cho hợp đạo làm người, là những đề tài thích hợp trong trường hợp này. Nếu đó là việc hệ trọng như hiếu sự, tang nghi thì sự hiện hữu của người xuất gia, ngoài chức năng gia tâm cầu nguyện, còn có ý nghĩa quan trọng là chia sẻ, động viên khuyến tấn hương linh đã khuất cũng như người hiện còn những giá trị Phật lý căn bản.

Người xuất gia nên xem việc hóa độ chúng sanh là trọng trách. Khi người tại gia thỉnh cầu với bất cứ lý do gì thì cũng nên xem đó là duyên khởi để hàng xuất gia thực hiện chí nguyện của mình. Họ cầu thỉnh, tức đã mở cửa, vấn đề là làm sao cho căn nhà đó bừng sáng trong ánh sáng Phật pháp, là trách vụ quan thiết của hàng xuất gia.

Với truyền thống văn hóa ảnh hưởng khá nhiều yếu tố Phật giáo, người Việt khi hữu sự, mà nghĩa cụ thể được hiểu ở đây là việc tang, thường đến chùa cầu thỉnh chư Tăng thực hiện pháp sự. Đây là điều kiện thuận lợi để chư Tăng mở rộng khả năng giáo hóa của mình. Phải xem đó là vùng đất tuy không mới nhưng cần bàn tay chăm sóc của người xuất gia, để giao hạt trí tuệ và từ tâm. Cụ thể hơn, đi cúng để hóa độ người chứ không nên xem đó là dịp để mong người tạ ơn.

Những giải pháp gợi mở khi xem đi cúng cũng là hoằng pháp

Thứ nhất, cần phải nuôi dưỡng thường xuyên ý thức xem việc đi cúng là pháp phương tiện để đưa Phật pháp vào đời. Phương tiện vận dụng như thế nào là hợp lẽ, đó là điều người xuất gia cần phải suy tư, thẩm sát. Mặt khác, giữa phương tiện và cứu cánh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tùy tiện vận dụng phương tiện lai tạp các yếu tố phi Phật giáo mà đòi hỏi cứu cánh tối thắng, an lành. Ở đây, trong khi thực hiện pháp cúng kiến, thì đừng nhân danh phương tiện để biện minh cho những lễ nghi tiêu tốn quá nhiều tài lực, tâm lực và thời gian của người cư sĩ. Biện sự nghi lễ của Phật giáo về cơ bản bao giờ cũng phù hợp với phong văn hóa của từng vùng, miền, dân tộc và điều kiện cụ thể của người cư sĩ.

Thứ hai, không yêu cầu đáp trả, không đòi hỏi bất cứ điều kiện gì khi thực hiện nghi lễ cho người tại gia. Pháp phật là pháp thượng nhân, dùng pháp Phật để mong cầu sự thi ân đáp trả là điều không hợp lẽ. Có thể, do thói quen ứng xử văn hóa, người tại gia sẽ băn khoăn nếu như chư Tăng không chấp nhận sự tạ lễ sau khi một nghi lễ nào đó hoàn thành. Trong hoàn cảnh này, việc thọ nhận và chúc phúc cho hàng cư sĩ là việc cần làm. Tuy nhiên, đối với hàng tại gia thâm tín Tam bảo, thì cần phải trang bị cho họ ý thức phụng sự Tam bảo vượt thoát khỏi ý niệm đáp trả, đền ơn. Cúng dường trong tâm thế này được Phật tán thán, vì công đức luôn vượt lên trên mọi cúng phẩm bình thường khác.

Thứ ba, ngoài chư Tăng ra, trong một số bối cảnh, người Phật tử tại gia có thể góp phần thực hiện một số nghi lễ. Đó là một khóa tụng kinh, một thời hộ niệm, một sự bày biện đúng pháp cho một nghi lễ, đàn tràng. Sự phối hợp nhuần nguyễn giữa hàng xuất gia và Phật tử tại gia trong nghi quy cúng kiến là một minh chứng cho sự phát triển Phật giáo ở mọi thời kỳ. Với quỹ thời gian có hạn của một người xuất gia, với số lượng đông đảo cùng nhiều yêu cầu nghi lễ của cùng quần chúng tại gia, nếu như không có hàng Phật tử tại gia cùng gia tâm hỗ trợ trong một số nghi quy cần thiết, thì đôi khi người xuất gia không còn sức lực và thời gian để nghiên tầm kinh điển, để tự tu và chuyển hóa bản thân. Theo Phật, học Phật là để tự mình chuyển hóa, chứ không nên chỉ mong cầu nhỏ nhoi là được người xuất gia thực hiện tang lễ lúc cuối đời.

Thứ tư, căn cứ vào kinh điển, thì thời khắc trước khi lâm chung quan trọng gấp ngàn lần những nghi sự cúng kiến sau khi mất. (4) Cho nên việc hỗ trợ của hàng xuất gia cần tập trung vào thời khắc quan trọng này. Trong những hoàn cảnh bất khả, thì sự chia sẻ những kiến thức căn bản về giáo lý vô thường, quan điểm xả ly, không chấp thủ… là những trang bị cần thiết cho người hấp hối mà người tại gia có thể thay mặt hàng xuất gia góp phần thực hiện. Vì lẽ, trang bị tư lương Phật pháp, bất kể đó là thời điểm nào, không bị bó buộc trong giới hạn cư sĩ hay chư tăng.

Cuối cùng, cần phải hiểu rằng, cúng kiếng hay sự gia tâm chú nguyện là giải pháp không được Phật đánh giá cao. Hình ảnh nhận chìm hũ dầu xuống nước và đập vỡ nó ra, mảnh sành sẽ chìm xuống và dầu sẽ nổi lên dù được cầu nguyện bằng cách nào đi chăng nữa, là ẩn dụ sinh động về chuyện cúng kiếng được Phật dạy trong kinh Tương Ưng. (5) Cần nuôi dưỡng ý thức đó thường xuyên để có một cái nhìn thông thoáng hơn khi vận dụng nghi quy cúng kiến, phụng sự cho người.


1. Kinh Trung Bộ, kinh Hữu Học số 53.
2. Kinh Trung Bộ, tập 3, kinh Giáo Giới Cấp Cô Độc, số 143.
3. Kinh Trung Bộ, tập 2, kinh Angulimala, số 86.
4. Kinh Tăng Chi, chương Sáu pháp, Đại phẩm, kinh Phagguna.
5. Kinh Tương Ưng, tập 4, Thiên sáu sứ, chương VIII, Tương ưng thôn trưởng, kinh Người đất phương tây hay người đã chết.

( Nguồn: NSGN số 198 )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/11/2013(Xem: 8982)
Sống làm sao cho cuộc đời trở nên đáng sống, có ý nghĩa, có lý tưởng, có thương yêu hiểu biết thì đó là Ðời Ðạo. Còn như chạy theo Ðạo mà quan niệm hẹp hòi, bảo thủ cố chấp, không khoan dung độ lượng thì đó là Ðạo Ðời. Có người sống cả đời chỉ để làm một việc lợi ích thôi, như Lão tử, đến và đi không tung tích, để lại độc nhất một quyển Ðạo Ðức Kinh giá trị vô cùng, há không phải là một đại thiền sư hay sao?
05/11/2013(Xem: 9002)
Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê thứ 7 của anh trò truyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà. Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giói trí thức quan tâm. Căn phòng nhỏ xíu, nhưng trang nhã, ấm cúng. Một, chỗ chơi nhạc thính phòng, họp mặt bạn bè, kiểu salon thế kỷ 18 – chỉ thiếu một nữ bá tước – để chuyện trò thân mật, cách biệt với ồn ào nhộn nhịp ngoài kia.
30/10/2013(Xem: 10599)
Tạp chí nghiên cứu người tiêu dùng Journal of Consumer Research công bố một khảo sát năm 2012, kiểm chứng rằng tại sao người tiêu dùng là nam giới lại thường tránh xa chuyện ăn chay. Trong đó, khảo sát này nhấn mạnh "Thịt dường như đồng nghĩa với quyền lực và sức mạnh đàn ông".
30/10/2013(Xem: 34701)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
30/10/2013(Xem: 7214)
Một nữ doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực địa ốc, nổi tiếng vì sở hữu nhiều ngôi nhà đẹp, từng có nhiều bài viết sắc sảo về kinh doanh. Thời gian gần đây chị “từ bỏ cuộc chơi” để tìm về với Phật pháp và chọn Huế là nơi chốn dừng chân của mình. Trong một thời gian ngắn từ 2010 đến nay, chị đã xây dựng ở Huế ba công trình từ thiện và nổi bật là Cát Tường Quân với kiến trúc độc đáo và thanh tịnh đang trở thành điểm đến của du khách mỗi khi dừng chân ở Huế.
29/10/2013(Xem: 9364)
Trong lá thư này, Lạt Ma Zopa Rinpoche trả lời cho một sinh viên học lâu năm với Ngài, một người đã viết thư để cảm ơn Ngài đã “cầu nguyện, dạy dỗ và che chở” trong nhiều năm qua. Người sinh viên xin được giấu tên hiện đang chăm sóc cho Mẹ đang chịu nhiều đau đớn về thể xác sau khi bị hàng loạt những cơn đột quỵ. Như là một phương pháp để đương đầu với những khó khăn khi chăm sóc, người sinh viên đã tưởng tượng như đang chăm sóc cho Ngài Zopa Rinpoche khi chăm sóc cho Mẹ cô.
26/10/2013(Xem: 53725)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
24/10/2013(Xem: 11340)
Thiền định là một phương tiện chủ yếu vô song của Phật Giáo giúp người tu tập trực tiếp đạt được Giác Ngộ. Đức Phật đã nhắc đến phép luyện tập này ngay trong bài thuyết giảng đầu tiên về Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) khi Ngài nói về Sự Thật Cao Quý thứ tư và Con Đường Của Tám Điều Đúng Đắn (Bát Chánh Đạo). Tuy nhiên không phải vì thế mà tất cả những người tự nhận mình là Phật tử đều luyện tập thiền định.
23/10/2013(Xem: 6947)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm. Nếu nói về muôn loài trên thế gian, con người là sinh vật cao cấp sống bằng “tình cảm” vì có hiểu biết, suy nghĩ, nói năng, nhận thức và làm được nhiều việc đóng góp lợi ích thiết thực trong bầu vũ trụ bao la này.
19/10/2013(Xem: 7094)
Ngày 27, tháng 9, năm 2013 – “Nếu bạn có thể học đi xe đạp bạn có thể học làm thế nào để được hạnh phúc,” nhà sư Phật giáo 67 tuổi và là người hạnh phúc nhất trên thế giới nói. Khi còn nhỏ, nhà thơ Andre Breton, nhà làm phim Louis Buñuel và nhạc sĩ Igor Stravinsky là những vị khách thường xuyên của gia đình triết gia Ricard. Tuy vậy, nhận thấy đặc tính của những người bạn của song thân không có vẻ gì là hạnh phúc hơn nên Ngài đã tìm đến Hy mã lạp sơn bỏ sau lưng công việc của một nhà sinh học tại Viện Pasteur và thay đổi cuộc đời qua thiền tập. Tính đến lần cuối cùng, Ngài đã đạt được hơn 10,000 giờ đồng hồ. Phương pháp chụp MRI tinh tế tại phòng nghiên cứu về não bộ tại Wisconsin đã cho thấy mức lạc quan siêu đẳng và hầu như không có chút cảm nhận tiêu cực nào của Ngài. Ngài nói: “Tôi không thấy mọi thứ đều màu hồng nhưng những thăng trầm của cuộc sống không trụ trong tôi theo cách của đời thường.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567