Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhà Sư "Thị Kính"

28/05/201316:24(Xem: 7159)
Nhà Sư "Thị Kính"
Nhà sư “Thị Kính”
thich chieu phap

- Nhà sư trẻ nựng nịu hôn lên má “con” trước bao cặp mắt gièm pha. Có người xỉ vả “sư hổ mang” tằng tịu trai gái mà còn trơ mặt đem con về chùa. Nhiều người đã muốn đuổi sư ra khỏi chùa. Nhưng sư vẫn lặng lẽ chịu khổ nhục cưu mang “con”... Đó là một câu chuyện có thật chứ không phải sự tích “Quan Âm Thị Kính”.



Một đêm tháng 1-2008. Trời se sắt lạnh. Chùa Thanh Tâm (xã Tân Tiến, Đồng Phú, Bình Phước) đang trầm mặc lời kinh tụng thì bất ngờ bị ngắt ngang bởi tiếng khóc oe oe của trẻ thơ. Sư thầy Phạm Minh Tâm (pháp danh Thích Chiếu Pháp) cùng mấy chú tiểu vội vã chạy ra và bất ngờ nhìn thấy một bé trai sơ sinh nằm trên cái nia bên hiên nhà thuốc nam của chùa. Vừa được thầy Tâm bế vào lòng, bé liền ngừng khóc. Lúc đó hơn 21g, trời tối đen như mực. Không ai hay biết chuyện xảy ra trước cổng chùa.
Tiếng khóc trước cổng chùa

thich chieu phap 1

Nụ cười hạnh phúc của thầy Thích Chiếu Pháp với cậu bé Tiến
hôm bé theo cha mẹ về thăm chùa - Ảnh: Thuận Thắng




Bế bé vào phòng mình, thầy lặng nghĩ không biết mình và bé có nhân quả, duyên nợ gì từ kiếp trước. Càng nghĩ thầy càng thương và nhủ lòng sẽ cưu mang bé với hi vọng ngày nào đó cha mẹ quay lại tìm con. Suốt cả đêm thầy không ngủ được. Thầy sợ bé lạnh, bé đói vì thiếu hơi ấm và sữa mẹ nên chốc chốc lại đun nước pha sữa cho bé bú...

Sáng hôm sau thầy Tâm mời các cán bộ xã Tân Tiến đến báo cáo sự việc. Rồi thầy cho người đi mua tã lót, sữa, phấn... cho bé, đồng thời gửi ngay tin lên báo đài Bình Phước xem có ai nhận con không. Nhìn rốn bé, cán bộ y tế xã cho biết bé mới 3-4 ngày tuổi. Sau một tháng không tin tức gì, thầy Tâm làm khai sinh cho bé là Phạm Minh Tiến.


thich chieu phap 2
bé Phạm Minh Tiến và Thầy Pháp Chiếu



“Sư thầy thương yêu bé như con, chăm lo từng li từng tí” - cô Ngân, một phật tử ở huyện Phước Long, cho biết. Mỗi đêm thầy thức đến 4-5 lần cho bé uống sữa, quấn tã... Và bé Tiến dần lớn lên khỏe mạnh, kháu khỉnh. Ở chùa nhưng bé không ăn chay. Thầy Tâm nhờ người mua thịt cá về làm thêm thức ăn cho bé, vì sợ bé suy dinh dưỡng trong giai đoạn đang lớn nhanh.


Nhưng lúc này lời gièm pha cũng rộ lên. “Tại sao trong chùa lại có đứa bé được thầy Tâm nựng nịu suốt ngày? Chùa mà lại mua thịt cá? Chắc nhà sư mới 37 tuổi này đi hoang ở đâu rồi bày chuyện để nuôi con?...”. Ngôi chùa cô tịch, nằm sâu hút trong vườn điều giờ không còn yên tĩnh với những đồn đại đáng sợ. Họ nói xấu thầy ngoài đường, ngoài chợ, thậm chí cả ở một số chùa khác. Nhiều tín đồ thường xuyên cúng Phật ở chùa Thanh Tâm đã quay lưng với chùa.
Nước mắt hối lỗi

Cha mẹ bé Tiến quen nhau từ lúc còn là học sinh và hiện là sinh viên năm 3. Lúc sinh bé vào năm thứ nhất đại học, họ âm thầm bán điện thoại di động để trả viện phí. Người mẹ bị băng huyết phải cấp cứu nhưng vẫn không dám báo gia đình. Người cha đi xe máy chở bé từ TP về Bình Phước đặt trước cổng chùa, rồi núp nhìn cho đến lúc thấy thầy bế bé vào. Khi nhận lại con, cả hai đã bật khóc hối lỗi trước con và thầy Tâm.

Trong lúc đó có một cô gái xinh đẹp từ Phước Long cứ đi lại chùa để được gần gũi bé. Thế là những nghi ngờ “sư hổ mang” càng nặng nề hơn. Nó lan ra các huyện ở Bình Phước, thậm chí đến tận các địa phương xa xôi. Bao tâm nguyện, nỗ lực xây dựng chùa của thầy Tâm bỗng chốc như khói hương. Nhưng thầy vẫn lặng lẽ không giải thích, không kêu oan và ngày càng yêu thương bé Tiến hơn!

Vượt qua oan khổ
Chuyện bùng nổ vào giữa năm 2009. Bà Ngô Tuyết Sương, phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tân Tiến, kể: “Lúc này đơn thưa đã lên Mặt trận Tổ quốc huyện, các ban ngành tỉnh. Họ làm rùm beng đến mức phải lập đoàn công tác xác minh”. Cả công an cũng về chùa làm việc. “Tôi nghĩ mình không làm gì sai nên lòng vẫn thanh thản - thầy Tâm nói - Nhưng đến mức này chuyện quá căng thẳng có thể ảnh hưởng đến uy tín chung của giới tu hành. Tôi phải cam kết nếu đi thử ADN mà phát hiện điều gì thì tôi mất hết danh dự, không còn xứng đáng là nhà tu nữa”.

Đoàn công tác họp dân để làm sáng tỏ và có văn bản trả lời người đi thưa rằng họ không có căn cứ. Nhưng chuyện vẫn chưa yên. Có lần trước mặt một nhà sư trên tỉnh về họp dân, vài người vẫn chỉ vào thầy Tâm mà nguyền rủa, phỉ nhổ. Làm đại biểu hội đồng nhân dân huyện, thầy càng đau lòng khi tiếp xúc cử tri mà phía dưới đầy những tiếng xì xào. Thậm chí ngay trong chùa, ba đồng môn cũng đã bỏ ra đi vì nghi ngờ...

Bất chấp nỗi oan khổ, thầy Tâm vẫn hết lòng nuôi nấng bé Tiến.


thich chieu phap 3
...và nỗi nhớ của Thầy Chiếu Pháp khi còn đó những chiếc gối,
những vỏ hộp sữa ngày nào của bé Tiến - Ảnh: Thuận Thắng
thich chieu phap 4Cha mẹ bé Tiến chụp hình lưu niệm với thầy Thích Chiếu Pháp trong ngày vui nhận con



Nước mắt nhà sư
Đến tháng 9-2009, một người biết chuyện cha mẹ bé Tiến vì hoàn cảnh mà gửi con mình lên chùa nên đã báo ông bà nội bé. Ông bà đến chùa ngay và sững sờ: “Lúc đó tôi bị sốc - bà nội bé cho biết - vì mới nhìn thấy lưng bé tôi biết ngay là cháu mình. Nó giống con trai tôi như đúc”. Gia đình hồi hộp, cảm động. Còn thầy Tâm cũng rất xúc động khi trả bé: “Chỉ nhìn cách họ âu yếm bé, tôi linh cảm cháu đã tìm được đúng cha mẹ, ông bà!”. Đến giờ thầy Tâm vẫn rơm rớm nước mắt kể rằng thầy vừa vui vừa buồn lúc trả bé. Thầy vui khi bé đã được người ruột thịt yêu thương. Nhưng thầy cũng buồn vì thầy và bé đã quấn quýt bên nhau như cha con gần hai năm.

Ngày bé Tiến về gia đình được tổ chức đúng vào lễ Vu lan báo hiếu năm nay. Bà Lan, người dân ở xã, cho biết: “Trời Phật ơi, đời tôi chưa bao giờ được chứng kiến lễ Vu lan cảm động như thế!”. Hơn 1.000 người tới ngôi chùa nhỏ chứng kiến. Ông nội bé Tiến nói lời biết ơn chân thành với nhà sư Minh Tâm, nhất là nỗi oan thầy phải gánh. Chỉ thế thôi mà gây xúc động bao người. Lễ Vu lan cũng là lễ giải oan cho thầy. Nhiều người ngày trước nói xấu thầy giờ đã bật khóc!

Rồi cũng chính thầy hết lòng giúp làm đám cưới cho cha mẹ bé. Đó là điều kiện thầy buộc họ phải thực hiện khi nhận con. Thầy lo về sau họ không ở với nhau thì bé sẽ khổ.

Giờ đây căn phòng đơn sơ ở chùa chỉ còn lại mấy chiếc gối nhỏ và những vỏ hộp sữa nuôi trẻ xếp bên tường. Nhà sư trẻ bùi ngùi: “Nhớ những đêm trong phòng chỉ có thầy trò với nhau, bé cứ bò qua lại trên người tôi nói bi bô. Khi bé biết đi, thấy tôi đi đâu về cũng chạy ra ôm và kêu to sư phụ, sư phụ”. Giờ đây căn phòng chỉ còn lại mình thầy.

Tâm sự đời mình thầy Tâm rất kiệm lời. Thầy chỉ kể quê nghèo của mình ở Vĩnh Long và từng là sinh viên ĐH Ngân hàng nhưng đến năm tư thì thôi học để xuất gia. Thầy trụ trì chùa Thanh Tâm được mười năm....

Buổi chiều, nắng vàng hoang hoải sân chùa. Thầy xin đón bé Tiến từ nhà ông bà nội về chơi cho đỡ nhớ. Thầy nựng nịu, cõng bé chạy loanh quanh dưới hàng tượng Phật. Bé bi bô, nghịch ngợm đầu thầy. Tiếng cười hồn nhiên vang vọng sân chùa. Nhìn hai chiếc bóng quấn quýt bên nhau mà càng hiểu lòng thầy: “Mỗi người chúng ta đều có thể mang nhân quả, liên kết với nhau từ bao kiếp trước. Hãy lấy tình yêu thương mà bước qua sự khổ đau, oán hận...”.

VŨ THANH BÌNH - QUỐC VIỆT


Chuyện xưa chuyện nay
Sự tích Quan Âm Thị Kính là một câu chuyện quen thuộc với người VN: Ngày xưa, có một người con gái tên là Thị Kính, có chồng là Thiện Sĩ. Trong một lần chồng ngủ, Thị Kính sẵn dao nhíp đang ngồi may vá bèn đưa lên cắt sợi râu mọc ngược trên mặt chồng. Chẳng may chồng thức giấc và cho rằng Thị Kính tính giết mình. Không giải được nỗi oan này, Thị Kính bèn quy y. Trớ trêu là sư cụ chùa Vân Tự không biết nàng là gái bèn nhận cho làm tiểu, đặt tên là Kính Tâm.
Trong làng có Thị Mầu, con gái một phú ông, tính tình trăng hoa. Mầu tư thông với một người đầy tớ trong nhà, mang thai và bèn đổ riệt cho tiểu Kính Tâm. Thị Mầu sinh con trai và đem giao cho Kính Tâm. Động lòng từ bi, nàng lo nuôi nấng đứa bé hết lòng. Kính Tâm cũng chịu vô vàn tiếng cười chê của người đời nhưng đã vượt qua và đến khi chết nỗi oan mới được giải. Khi làm đàn giải oan cho Thị Kính, Phật đã hiện ra và cho Thị Kính làm Phật Quan Âm.
Ngày nay, chuyện của sư thầy Thích Chiếu Pháp cũng không khác xưa là mấy... (xemQuan Âm Thị Kính)

............ .......
Chia sẻ của bạn đọc:

* Mấy đời oan trái mới hay tấm lòng ! Thật là một câu chuyện cảm động, tôi đã khóc, khóc vì thương, khóc vì kính phục. Phải chăng xã hội cần phải có những tấm lòng như vậy. Cám ơn Tuổi Trẻ đã cho tôi đọc một bài viết hay như vậy!
amy

Thật là một câu chuyện cảm động, giống như chuyện cổ tích của thế kỉ 21.Tôi thật khâm phục tấm lòng yêu thương con người của sư thầy Phạm Minh Tâm. Thầy đã vượt qua bao thị phi của người đời và chịu đựng bao oan ức để nuôi dưỡng em Tiến lớn khôn.
Tôi thực sự thấm thía một câu nói đại ý rằng "tình yêu mạnh hơn cái chết" và như nhà thơ Tố Hữu viết: "Còn gì đẹp trên đời hơn thế - Người với người sống để yêu nhau". Bởi lẽ, vượt lên trên tất cả, tình yêu thương con người vẫn là chuẩn mực vĩnh hằng của cái đẹp, của đạo đức và phẩm chất con người.
Lê Mạnh Tùng (lemanhtung@ )

* Tôi mong rằng trên thế gian này có nhiều nhà tu hành như sư thầy Thích Chiếu Pháp để mang đến cho nhân loại niềm yêu thương đầy tính nhân văn ấy. Đây quả là một bài học về lòng vị tha của nhà Phật để ngẫm nghĩ và sám hối. Trong những lúc khó khăn nhất mới biết được đâu là vàng và đâu chỉ là đá. Tôi xin kính chúc sư thầy Thích Chiếu Pháp nhiều sức khỏe để phục vụ cho chúng sinh và mang tình yêu thương của nhà Phật đến với tất cả mọi người.
Trần Văn Khanh (khanhtuyet@ )

* Bài viết về thầy Thích Chiếu Pháp của báo, tôi đã đọc đi, đọc lại nhiều lần. Xin bày tỏ lòng kính phục đối với thầy, thầy đã thể hiện lòng bác ái, từ bi của người tu hành một cách hết sức minh chứng và thuyết phục. Đây chính là bài học cho sự bao dung đậm tình người. Một lần nữa xin bày tỏ kính phục thầy Thích Chiếu Pháp.
(thanhvinhvanthanh@ )

* Câu chuyện về thầy Chiếu Pháp rất cảm động. Đọc xong câu chuyện lòng tôi cảm thấy nghẹn ngào xúc động. Tôi cảm phục thầy biết nhường nào. Hy vọng khi lớn lên bé Tiến sẽ được hạnh phúc trọn vẹn. Tôi rất cám ơn báo Tuổi Trẻ đã đăng câu chuyện này.
Huỳnh Thi Tâm (huynhtam22@ )

* Thầy Pháp Chiếu kính mến, gần 10 năm rồi con chưa gặp lại Thầy vì con vẫn còn đi học rất xa. Con rất cảm động khi đọc được câu chuyện viết về Thầy trên báo Tuổi Trẻ Online, thật chẳng khác gì giai thoại thiền "Thế à?" của Ngài Bạch Ẩn (*) cách đây 300 năm, có điều chuyện của Thầy gần gũi hơn, thật hơn, cảm động hơn.
Con rất thấu hiểu và kính ngưỡng những cảm xúc vui buồn rất thật, thấm đượm tình người của Thầy, nhưng trong thâm tâm con vẫn mong muốn Thầy phải vượt lên trên những cảm xúc thường tình đó để xứng đáng là vị Thầy xuất thế tục gia của tất cả trời và người.
Em bé đến rồi đi, thị phi khen chê cũng đến rồi đi, những hộp sữa, cái gối, và sự nhớ nhung về em bé còn lại Thầy cũng hãy để chúng đến rồi đi như chính con người mình và vạn vật trong thế giới này. Mong rằng cái "không đến không đi" mà khi xưa Thầy có tâm sự với con là đã tự mình nhận ra từ thuở nào vẫn mãi chiếu sáng như tên thật và pháp danh của Thầy.
(*) Bạch Ẩn Huệ Hạc (Hakuin Ekaku, 1686-1769), nổi tiếng với công án "Thế nào là tiếng vỗ của một bàn tay?", là một thiền sư ngộ đạo có công chấn hưng dòng thiền Lâm Tế Nhật Bản. Ông được mọi người tán tụng là một bậc tài đức vẹn toàn. Cạnh thiền thất của Sư có một cô gái xinh đẹp mà bố mẹ là chủ một cửa hàng thực phẩm.
Bỗng dưng một hôm bố mẹ cô khám phá ra rằng cô đang mang bầu. Cô không chịu khai ai là tác giả của cái bào thai, nhưng sau bao lần cật vấn cô bảo là cha đứa bé chính là Bạch Ẩn. Cha mẹ cô điên tiết lên đến đối chất với Bạch Ẩn. Ngài chỉ nói: "Thế à?". Ngay khi đứa bé vừa chào đời, nó được giao cho Bạch Ẩn, lúc bấy giờ danh dự của ngài đã bị tổn thương nghiêm trọng, nhưng ngài vẫn thản nhiên.
Ngài tận tình chăm sóc đứa bé và thường đi sang hàng xóm để xin sữa và các thức cần thiết khác để nuôi trẻ sơ sinh. Một năm sau, cô gái xinh đẹp kia không chịu đựng được lương tâm cắn rứt, bèn thú nhận với bố mẹ rằng người cha thật sự của đứa bé là anh hàng cá trẻ tuổi. Bố mẹ cô gái vội vã đến tạ lỗi với thiền sư, mong ngài thứ tội và xin nhận lại đứa bé. Bạch Ẩn trao đứa bé lại và nói: "Thế à?"
T.Trí Minh (triminhvn@)

* Những tưởng những chuyện như thế chỉ có trong truyện cổ tích. Cám ơn thầy Thích Chiếu Pháp với những vui buồn mà thầy trải qua đến ngày được rửa oan. Đó sẽ là tấm gương sáng về sự nhẫn nại, yêu thương. Câu chuyện của thầy sẽ mãi là câu chuyện cổ tích sống thời hiện đại.
Lê Thị Ngọc Trâm (ngoc_tram637@ )

* Khi đọc bài này tôi đã rơi nước mắt. Câu chuyện đầy tính nhân văn và cảm động quá. Cầu chúc cho thầy Tâm luôn mạnh khỏe, và ba mẹ cháu Tiến sẽ chăm lo cho bé thật tốt để không phụ lòng thầy Tâm.
Nguyễn Đức Cường
Em đọc bài và cảm thấy rất xúc động. Chịu nỗi oan vậy quả là không dễ dàng gì. Thầy Tâm quả là người tốt bụng và có sức chịu đựng vĩ đại. Em mong trên đời này còn nhiều nhiều tấm lòng như thầy nữa. Chúc thầy sức khỏe.
Huỳnh Ngọc Vũ (vucse2009@)

* Đọc bài viết tôi rất cảm động, và đã khóc. Trên đời này vẫn còn rất nhiều người tốt như nhà sư Thích Pháp Chiếu. Cám ơn thầy đã cho tôi tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống . Xin chúc thầy có nhiều sức khoẻ để làm được nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống này.
THANH HOA

* Tôi đã đọc bài này mấy lần mà vẫn thấy xúc động. Sự từ bi, hy sinh, bao dung của thầy đã làm bao nhiêu người xúc động. Nhìn lại chúng ta thấy rằng thật nhiều lúc chúng ta đối xử với người khác còn hồ đồ và nhận xét (nói đúng hơn là phán xét) theo cảm tính, không rõ căn cứ.
Thầy đã chấp nhận oan sai, khinh miệt hơn 2 năm và thiệt hại nhiều thứ. Thế nhưng có gieo nhân lành ắt gặt quả lành, hôm nay mọi việc đã sáng tỏ, nỗi xúc động, hân hoan khi đọc bài viết này xong. Tôi gọi thầy là vị "Bồ Tát sống" vì không còn biết dùng từ gì hơn để gọi thầy cho đúng.
Đỗ Vũ Trung (vutrungdo@)

* Tận sâu trong thâm tâm tôi một lòng kính phục! Một nhân tài dám từ bỏ công danh theo đuổi chuyện tu hành, một chính nhân quân tử không màng sự gièm pha! Tạ ơn Trời Phật soi sáng chân lý! Chân thành cảm ơn Tuổi trẻ đã chứng minh rõ thêm rằng "cuộc sống luôn có chân lý của cái phải"
Dương Hoàng Tú (nuinguon31@ )

* Nỗi oan của nhà sư may mắn được giải tỏa sớm. Từ chuyện Quan âm Thị Kính đến chuyện nhà sư Phạm Minh Tâm, xuất phát nỗi oan cũng từ dư luận, từ những người không biết rõ sự thật chỉ đoán mò và truyền miệng, đồn thổi để nỗi oan của người khác ngày càng khó gỡ. Cầu mong sao ai ai cũng nên nghiệm lấy mình, đừng vô tình gây nên nỗi oan khiên cho bất kỳ ai. Đừng bao giờ hùa theo lời đồn đại nếu bản thân mình không biết rõ, không có bằng chứng cụ thể.
Minh Xuân
http://www.tuoitre. com.vn/Tianyon/ Index.aspx? ArticleID= 349012&ChannelID=89

=============

Câu chuyện Quán Âm Thị Kính có thật đang xảy ra tại tỉnh Bình Phước, Việt Nam.
Cảm ơn Thầy Thích Chiếu Pháp, tuổi chưa tới 40, đi tu chừng 10 năm, nhưng đã thực hiện được một
việc phi thường, chưa chắc mấy ai đã làm được.Ngày xưa, Kỉnh Tâm là con gái nên nuôi & chiều trẻ thơ dễ dàng hơn,
ngược lại, Thầy mà làm được, quả thật đáng khâm phục. Chỉ có tình thương mới vượt qua tất cả!
Chỉ có hỷ xả mới buông bỏ được tất cả!Chỉ có nhẫn nhục mới tiêu trừ được tất cả!Tôi xin viết vài lời, và kính chuyển câu chuyện đi!!!Cũng xin đón nhận một vị nào đầu tiên, đã can đảm dám trích câu chuyện nầy từ báo Tuổi Trẻ trong nước để chuyển khắp các Diễn đàn, mà không ngại lằn ranh : Quốc-Cộng
Thích Nhật Tân

Cảm ơn Thượng tọa Thích Nhật Tân đã chuyển câu chuyện của thầy Thích Chiếu Pháp cho nhiều người được biết. Quả thật, như nhiều người trong phần cuối đã viết để biểu tỏ lòng mình đối với câu chuyện, tôi thực sự đã hơn năm lần vói tay rút Tissue trong hộp, chặm vào đôi mắt của mình để đọc cho hết câu chuyện từ đầu đến cuối.

Quan điểm của tôi, vì bất cứ lý do gì mà những trang web của Phật giáo không chuyển tải câu chuyện này thì thật rất tiếc. Có thể sẽ thật xa với thời gian và ít lắm, chúng ta mới được nghe, được đọc và được gặp một trường hợp cảm động đến như thế.

Quả, một câu chuyện thật như thế này, có lẽ sẽ phá hủy mọi biên cương, mọi thành kiến xưa nay, hiện giờ, và mãi mãi mai sau nơi mọi hàng rào GH.
Phan Minh Tài

Thêm 1 tiếng viết thêm 1 bài nữa. Bởi lớp ba trường làng, nhưng tình tự con người và sự sống chân thực, đôi khi trường làng lớp ba cũng đủ, thế mà Dân tộc mình đã trải gần 5000 năm văn hiến. Còn thời thế hôm nay, quá tài quá giỏi, nhưng không hiến không văn, nên tình người rã rời, nhân thế đảo điên!!!
Kính chào
Thích Nhật Tân
-----------

Quán Âm Thị Kính Việt Nam 1

Đêm khuya lạnh giữa núi rừng Bình Phước
Tiếng con ai sao khóc trước cổng chùa
Già Lam nghèo xuyên vách lá đong đưa
Tiếng trẻ khóc từng hồi khua thét gió

Thầy Chiếu Pháp cầm đèn dầu nho nhỏ
Cùng vài Chú Điệu, cất bước ra soi
Không bóng dáng ai, sao lạ hỡ trời
Chỉ thấy em bé, trùm khăn khóc ré

Hình như mới sinh, em còn nhỏ quá
Hai mắt nhắm nghiền, da thịt đỏ au
Sao lạ thế nầy, cha mẹ em đâu
Không lẽ ở dưới chui lên, hay trên trời rớt xuống

Rừng núi hoang vu, chùa quê thanh vắng
Nợ phong trần sao lại nặng duyên vương
Em bé ơi, ôi giấc mộng nghê thường
Thầy đành phải cưu mang ru giấc điệp

Đêm đầu tiên Thầy không sao ngủ được
Tiếng trẻ thơ khát sữa khóc oa oa
Đun nước sôi, pha sữa hộp, chứ biết sao bây giờ
Bàn tay Thầy sần sùi không đủ ấm

Ru bé ngủ, cất tiếng à ơ vịt rống
Nghe sao mà trầm bỗng giống tiếng tụng kinh
Em bé nghe, hình như không phải tiếng của mẹ, giật mình
Thầy chẳng biết bế bồng ra sao, nhìn em mà ứa nước mắt

Bản thân Thầy mở ra một khúc ngoặt
Khúc ngoặt hai năm, trải qua biết mấy khúc ngoèo
Ngoèo như núi rừng, hoang vắng cheo leo
Ngoặt như đồi dốc, Thầy âm thầm gánh chịu

Rừng khuya hỡi, có nghe không tiếng núi
Trăng sao ơi, le lói chi khung trời
Lòng dạ Thầy heo hút đỉnh chơi vơi
Là đàn ông, mà phải thành Thị Kính

Nhân gian có câu :
Người tính không bằng trời tính
Thị Kính xưa có pháp danh Kỉnh Tâm
Tên của Thầy lại là tên Minh Tâm
Hiệu của Thầy lại còn mang Chiếu Pháp

Quê ở Vĩnh Long, lại lên Bình Phước
Xây dựng chùa, đặt danh hiệu Thanh Tâm
Núi rừng khuya, vằng vặc ánh trăng rằm
Sáng và tròn đầy hơn trăng mười sáu

Nhớ chuyện xưa, có Quán Âm Thị Kính
Thì chuyện nay, cũng có Thị Kính Quán Âm
Không phải chuyện của người, mà là chuyện của Việt Nam
Ta ca hát đi khắp cùng nhân thế.

Viết ngay, khi đã gởi Câu chuyện này đi cùng khắp,
và không đầy một tiếng đồng hồ sau, đã có bài này.
7 giờ tối Thứ Hai ngày 23-11-2009
TNT Mặc Giang
[email protected]

Quán Âm Thị Kính Việt Nam 2

Thầy Chiếu Pháp sớm hồi đầu, quy y cửa Phật
Mộng thư sinh, xin trả lại sân trường
Ba năm đại học, bụi phấn không vương
Khoác áo nâu sồng, tương chao dưa muối

Tỉnh Vĩnh Long của Miền Nam bạt ngàn ruộng lúa
Sợ chim ngàn lỡ gãy cánh sa chân
Nên Thầy tìm lên tận gió núi mưa rừng
Đèo heo hút giữa hoang vu Bình Phưóc

Trên dưới mười năm, bần hàn đạm bạc
Kiến tạo ngôi chùa, tên tự Thanh Tâm
Thầy trò trong lành, như tiếng chuông ngân
Nhưng bổng một hôm, đất bằng dậy sóng

Vào giữa đêm khuya, núi rừng hoang vắng
Có tiếng khóc gào, như tiếng bé thơ
Tiếng khóc ngoài cổng, theo gió bay vô
Xuyên kẽ lá vách chùa che sao nổi

Thầy Trò thắp đèn, lần mò ra cổng
Tiếng khóc trẻ thơ càng rõ ràng hơn
Con của nhà ai, khóc giữa đêm hôm
Cha mẹ em đâu, mà em nằm ngo ngoe đỏ hỏn

Thầy Trò cùng kêu, mà chẳng nghe ai lên tiếng
Duyên nghiệp thế này, biết đành đoạn sao cam
Thầy không nói không rằng, đưa hai tay bồng em lên
Đem vào phòng, châm thêm dầu, thức trắng

Cứ một hai tiếng, em cục cựa, khóc rống
Thầy lại đun nước sôi, pha thêm sữa cho em
Em oe oe, rồi nhắm mắt ngủ yên
Thầy ngồi đó, tâm can như lửa cháy

Ngày lại ngày qua, cha mẹ em đâu không có thấy
Tháng lần năm lựa, bão bùng sóng gió thị phi
Nghiệp cảnh nghiệp duyên, tột đỉnh tư nghì
Ập phủ lên Thầy, như Núi Bà Đen, cuối Trường Sơn hùng vĩ

Rồi Tỉnh, rồi Huyện, mọi Ban Ngành, đem ra cân ký
Rồi dân, rồi quân, ai cũng mổ xẻ tường tận li ti
Ngậm miệng cũng mắc quai, còn há miệng, biết nói năng gì
Thầy cam phận, cam lòng, mang thân Thị Kính

Thị Kính xưa, vẫn diễm phúc hơn Thầy, nhờ giới tính
Còn Thầy thì, mang cái kiếp đàn ông
Khổ gì hơn, bằng cảnh gà trống nuôi con
Hai vai rộng, nhiều khi thua đôi cánh nhỏ

Chỉ bú, mớm, dỗ dành, hát ru, thay tả
Mà khó lòng hơn vượt núi băng đèo
Năm ba tháng đầu, ghềnh đá đẳng đeo
Đành chấp nhận như ba hồi kinh dị

Ngày tháng dần qua, em dần hơi lớn
Khi em biết đi, Thầy sung sướng quá đi thôi
Khi em biết nói những tiếng bập bẹ đầu đời
Thầy diễm phúc như đường tu chứng ngộ

Bởi thuyền khổ ải đã vượt qua biển khổ
Bởi bây giờ, em cười, em khóc, còn biết tại sao
Chứ trước đây, dù Thầy biết Bắc Đẩu, Nam Tào
Nhưng em bé khóc cười, Thầy không sao hiểu nổi

Gần hai năm sau, cha mẹ của em, lương tâm mòn mỏi
Không có nỗi đau nào, bằng nỗi đau cắn rứt lương tâm
Nên cha mẹ chân thành sám hối ăn năn
Xin nhận lại đứa con là da là thịt

Thầy từ mẫn nhưng nghe lòng xa xót
Công sinh công dưỡng cũng lắm tơ vương
Nhưng Thầy chỉ mang tạm một đoạn trường
Cuộc đày ải trả cho người nhân thế

Câu chuyện thời xưa, có Quán Âm Thị Kính
Câu chuyện thời nay, có Thị Kính Quán Âm
Trời xanh xanh, mà cây lá cũng xanh xanh
Trăng sáng tỏ trăng rằm, trăng thanh trăng mười sáu

Tôi xin hát bản trường ca hợp tấu
Chuyện Quán Âm Thị Kính của Việt Nam
Truyền cho nhau và đi khắp nhân gian
Việt Nam ta, cũng có những con người siêu xuất.

11 giờ đêm Thứ Hai, ngày 23-11-2009
Dành thêm một tiếng hồ để viết thêm một bài nữa.
TNT Mặc Giang
[email protected]

dưới gót chân sư

Kính tặng thầy Thích Chiếu Pháp, đồng thời cũng tặng đến bé Tiến đôi dòng nầy:


đây quê hương

vào thu

nghe bao mùa nắng hạ

dưới gót chân sư

bên hiên chùa cô quạnh

nghe tiếng khóc

của

trẻ sơ sinh

hòa với tiếng côn trùng

của

núi rừng Đồng Xoài – Bình Phước


***

mở lòng từ ái

bế ẵm “con thơ”

từ kiếp xa xưa

trùng trùng duyên khởi ?...

***


năm trên hai tuổi

“nặng kiếp luân hồi

đêm dài tăm tối”

trở nẻo nhân gian

***

nay

ngồi bên đêm vắng

gối bé còn kia !

mọi người cung kỉnh.

***
rằng

với tấm lòng thành

dặm ngàn hải lý

vạn nẻo cố hương

lữ khách muôn phương

nguyện cầu cho bé

mãi với mai đây

luôn có được

những ngày

từ

bờ lau xanh

me đứng gọi con về…


giữa đêm 23 tháng 11 năm 2009

Phan Minh Tài



Quán Âm Thị Kính Việt Nam 1&2 (qua câu chuyện Nhà Sư Thị Kính),
Thấy được hơn 10 Links tiếp nối ONLINE, 2 bài QATKVN 1&2 đã được phổ nhạc và hát xong. Kèm theo đây là:
1. Văn bản nhạc Quán Âm Thị Kính VN 1 - Nhạc sĩ Kiều Tấn Minh
2. Văn bản nhạc Quán Âm Thị Kính VN 2 - Nhạc sĩ Hoàng Đặng
3. Quán Âm Thị Kính VN 1 - thơ MG - Ns Kiều Tấn Minh - Ca sĩ Hiếu Nhi
4. Quán Âm Thị Kính VN 2 - thơ MG - Ns Hoàng Đặng - Ca sĩ Thanh Danh

TNT Mặc Giang
---------------

01. http://quangduc.com/p22223a22313/nha-su-thi-kinh
02. http://www.buddhismtoday.com/viet/tho/quanamthikinh.htm
03. http://www.phatgiaodaichung.com/Bai2009/003nhasuthikinh.htm
04. http://www.hophap.net/hp/default.asp?act=XemChiTiet&Cat_ID=24&News_ID=628&LinksFrom=http://www.hophap.net/hp/default.aspx
05. http://motgocpho.com/forums/showthread.php?p=155361
06. http://motgocpho.com/forums/showthread.php?p=155358#post155358
07. http://motgocpho.com/forums/archive/index.php/t-13438.html
08. http://www.tuoitrevhn.com/?act=news&cat=88&sub=88&id=36906mạng Tuổi Trẻ Việt Hải Ngoại)
09. http://www.tuoitrevhn.com/print.php?newsid=36906mạng Tuổi Trẻ Việt Hải Ngoại

10. http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=1f5640398ea6293c3628f03c70e1a415
11. http://www.anhduong.info/index.php?option=com_content&task=view&id=5280&Itemid=1
12. http://groups..yahoo.com/group/ThoVan/message/16941
13. http://www.tinvietonline.com/8/0/2009/11/354626/QUAN-AM-THI-KINH-Viet-Nam-1--2.html
14. http://sachhiem.net/TONGIAO/tgT/TinPGdaichung.php
15. http://thuvienchuaphuochung2.blogspot.com/2009/11/quan-am-thi-kinh-viet-nam-1-2.html
16. http://dactrung.net/DTPHORUM/tm.aspx?high=&m=485767&mpage=1#487155
17. http://www.saimonthidan.com/?c=article&p=3447

------------------

QUÁN ÂM THỊ KÍNH Việt Nam 1 & 2
Nhân đọc bài Phóng sự Ký sự: Nhà Sư “Thị Kính” dưới đây, từ một Diễn dàn, trích từ nguồn:


Chúng tôi xincảm ơn Thầy Thích Chiếu Pháp, tuổi chưa tới 40, đi tu chừng 10 năm, nhưng đã thực hiện được một việc phi thường, chưa chắc mấy ai đã làm được. Ngày xưa, Kỉnh Tâm là con gái nên nuôi & chìu chuộng trẻ thơ dễ dàng hơn, ngược lại, Thầy mà làm được, quả thật đáng khâm phục.

Chỉ có tình thương mới vượt qua tất cả!
Chỉ có hỷ xả mới buông bỏ được tất cả!
Chỉ có nhẫn nhục mới tiêu trừ được tất cả!

Tôi tạm viết vài lời, và kính chuyển câu chuyện đi một số diễn đàn, các trang mạng, các cơ quan truyền thông khắp nơi.

Cũng đã chuyển đi cho một số Giáo sư, Giáo viên đại và trung học mà họ xem tôi như Thầy, tôi gợi ý rằng, chuyện này nên kể cho sinh viên, học sinh nghe ngoài chương trình, để được lưu truyền rộng rãi trong học đường, và từ các em, đi vào gia đình, đi vào nhân gian.

“Quán Âm Thị Kính” Việt Nam 1; “Quán Âm Thị Kính” Việt Nam 2 :

Quán Âm Thị Kính Việt Nam 1

Đêm khuya lạnh giữa núi rừng Bình Phước
Tiếng con ai sao khóc trước cổng chùa
Già Lam nghèo xuyên vách lá đong đưa
Tiếng trẻ khóc từng hồi khua thét gió

Thầy Chiếu Pháp cầm đèn dầu nho nhỏ
Cùng vài Chú Điệu, cất bước ra soi
Không bóng dáng ai, sao lạ hỡ trời
Chỉ thấy em bé, trùm khăn khóc ré

Hình như mới sinh, em còn nhỏ quá
Hai mắt nhắm nghiền, da thịt đỏ au
Sao lạ thế nầy, cha mẹ em đâu
Không lẽ ở dưới đất chui lên, hay trên trời rớt xuống

Rừng núi hoang vu, chùa quê thanh vắng
Nợ phong trần sao lại nặng duyên vương
Em bé ơi, ôi giấc mộng nghê thường
Thầy đành phải cưu mang ru giấc điệp

Đêm đầu tiên Thầy không sao ngủ được
Tiếng trẻ thơ khát sữa khóc oa oa
Đun nước sôi, pha sữa hộp, chứ biết sao bây giờ
Bàn tay Thầy sần sùi không đủ ấm

Ru bé ngủ, cất tiếng à ơ vịt rống
Nghe sao mà trầm bỗng giống tiếng tụng kinh
Em bé nghe, hình như không phải tiếng của mẹ, giật mình
Thầy chẳng biết bế bồng ra sao, nhìn em mà ứa nước mắt

Bản thân Thầy mở ra một khúc ngoặt
Khúc ngoặt hai năm, trải qua biết mấy khúc ngoèo
Ngoèo như núi rừng, hoang vắng cheo leo
Ngoặt như đồi dốc, Thầy âm thầm gánh chịu

Rừng khuya hỡi, có nghe không tiếng núi
Trăng sao ơi, le lói chi khung trời
Lòng dạ Thầy heo hút đỉnh chơi vơi
Là đàn ông, mà phải thành Thị Kính

Nhân gian có câu :
Người tính không bằng trời tính
Thị Kính xưa có pháp danh Kỉnh Tâm
Tên của Thầy lại là tên Minh Tâm
Hiệu của Thầy lại còn mang Chiếu Pháp

Quê ở Vĩnh Long, tìm lên Bình Phước
Xây dựng chùa, đặt danh hiệu Thanh Tâm
Núi rừng khuya, vằng vặc ánh trăng rằm
Sáng và tròn đầy hơn trăng mười sáu

Nhớ chuyện xưa, có Quán Âm Thị Kính
Thì chuyện nay, cũng có Thị Kính Quán Âm
Không phải chuyện của người, mà là chuyện của Việt Nam
Ta ca hát đi khắp cùng nhân thế.

Viết ngay, khi đã gởi Câu chuyện này đi cùng khắp,
và không đầy một tiếng đồng hồ sau, đã có bài này.
7 giờ tối Thứ Hai ngày 23-11-2009
TNT Mặc Giang
[email protected]

Quán Âm Thị Kính Việt Nam 2

Thầy Chiếu Pháp sớm hồi đầu, quy y cửa Phật
Mộng thư sinh, xin trả lại sân trường
Ba năm đại học, bụi phấn không vương
Khoác áo nâu sồng, tương chao dưa muối

Tỉnh Vĩnh Long của Miền Nam bạt ngàn ruộng lúa
Sợ chim ngàn lỡ gãy cánh sa chân
Nên Thầy tìm lên tận gió núi mưa rừng
Đèo heo hút giữa hoang vu Bình Phưóc

Trên dưới mười năm, bần hàn đạm bạc
Kiến tạo ngôi chùa, tên tự Thanh Tâm
Thầy trò trong lành, như tiếng chuông ngân
Nhưng bổng một hôm, đất bằng dậy sóng

Vào giữa đêm khuya, núi rừng hoang vắng
Có tiếng khóc gào, như tiếng bé thơ
Tiếng khóc ngoài cổng, theo gió bay vô
Xuyên kẽ lá vách chùa che sao nổi

Thầy Trò thắp đèn, lần mò ra cổng
Tiếng khóc trẻ thơ càng rõ ràng hơn
Con của nhà ai, khóc giữa đêm hôm
Cha mẹ em đâu, mà em nằm ngo ngoe đỏ hỏn

Thầy Trò cùng kêu, mà chẳng nghe ai lên tiếng
Duyên nghiệp thế này, biết đành đoạn sao cam
Thầy không nói không rằng, đưa hai tay bồng em lên
Đem vào phòng, châm thêm dầu, thức trắng

Cứ một hai tiếng, em cục cựa, khóc rống
Thầy lại đun nước sôi, pha thêm sữa cho em
Em oe oe, rồi nhắm mắt ngủ yên
Thầy ngồi đó, tâm can như lửa cháy

Ngày lại ngày qua, cha mẹ em đâu không có thấy
Tháng lần năm lựa, bão bùng sóng gió thị phi
Nghiệp cảnh nghiệp duyên, tột đỉnh tư nghì
Ập phủ lên Thầy, như Núi Bà Đen, cuối Trường Sơn hùng vĩ

Rồi Tỉnh, rồi Huyện, mọi Ban Ngành, đem ra cân ký
Rồi dân, rồi quân, ai cũng mổ xẻ tường tận li ti
Ngậm miệng cũng mắc quai, đừng nói há miệng, biết nói năng gì
Thầy cam phận, cam lòng, mang thân Thị Kính

Thị Kính xưa, vẫn diễm phúc hơn Thầy, nhờ giới tính
Còn Thầy thì, mang cái kiếp đàn ông
Khổ gì hơn, bằng cảnh gà trống nuôi con
Hai vai rộng, nhiều khi thua đôi cánh nhỏ

Chỉ bú, mớm, dỗ dành, hát ru, thay tả
Mà khó lòng hơn vượt núi băng đèo
Năm ba tháng đầu, ghềnh đá đẳng đeo
Đành chấp nhận như ba hồi kinh dị

Ngày tháng dần qua, em dần hơi lớn
Khi em biết đi, Thầy sung sướng quá đi thôi
Khi em biết nói những tiếng bập bẹ đầu đời
Thầy diễm phúc như đường tu chứng ngộ

Bởi thuyền khổ ải đã vượt qua biển khổ
Bởi bây giờ, em cười, em khóc, còn biết tại sao
Chứ trước đây, dù Thầy biết Bắc Đẩu, Nam Tào
Nhưng em bé khóc cười, Thầy không sao hiểu nổi

Gần hai năm sau, cha mẹ của em, lương tâm mòn mỏi
Không có nỗi đau nào, bằng nỗi đau cắn rứt lương tâm
Nên cha mẹ của em, chân thành sám hối ăn năn
Xin nhận lại đứa con thơ, khúc ruột núm nhau, ôi là da là thịt

Thầy từ mẫn nhưng nghe lòng xa xót
Công sinh công dưỡng cũng lắm tơ vương
Nhưng Thầy chỉ mang tạm một đoạn trường
Cuộc đày ải trả cho người nhân thế

Câu chuyện thời xưa, có Quán Âm Thị Kính
Câu chuyện thời nay, có Thị Kính Quán Âm
Trời xanh xanh, mà cây lá cũng xanh xanh
Trăng sáng tỏ trăng rằm, trăng thanh trăng mười sáu

Tôi xin hát bản trường ca hợp tấu
Chuyện Quán Âm Thị Kính của Việt Nam
Truyền cho nhau và đi khắp nhân gian
Việt Nam ta, cũng có những con người siêu xuất.

11 giờ đêm Thứ Hai, ngày 23-11-2009
Dành thêm một tiếng hồ và có thêm một bài nữa.
TNT Mặc Giang
[email protected]

------------------

From: Minh Tai Phan <[email protected]>
To:[email protected]
Sent: Tue, 24 November, 2009 12:07:25 AM
Subject: FW: "QUÁN ÂM THỊ KÍNH" Việt Nam

Kính tặng thầy Thích Chiếu Pháp đôi dòng nầy:

dưới gót chân sư

đây quê hương

vào thu

nghe bao mùa nắng hạ

dưới gót chân sư

bên hiên chùa cô quạnh

nghe tiếng khóc

của

trẻ sơ sinh

hòa với tiếng côn trùng

nơi

núi rừng Đồng Xoài – Bình Phước


***

mở lòng từ ái

bế ẵm “con thơ”

từ kiếp xa xưa

trùng trùng duyên khởi ?...

***


năm trên hai tuổi

“nặng kiếp luân hồi

đêm dài tăm tối”



trở nẻo nhân gian

***

nay

ngồi bên đêm vắng

gối bé còn kia !

mọi người cung kỉnh.

***
rằng

với tấm lòng thành

dặm ngàn hải lý

vạn nẻo cố hương

lữ khách muôn phương

nguyện cầu cho bé

mãi với mai đây

luôn có được

những ngày

từ

bờ lau xanh

me đứng gọi con về…


giữa đêm 23 tháng 11 năm 2009

phan minh tài
------------------

Date: Wed, 25 Nov 2009 09:02:03 +0100
Subject: TRINH DAO = QUAN AM THI KÍNH = tinh Binh Phuoc
From: [email protected]


2009/11/24 Trinh Dao <[email protected]>

Kinh chi KAT
Câu chuyên QATK hay qua! Xin gui tang chi bai cam tac đo. ( Dang trên hai Mang nhu huong lê). Kinh. TD+TN. Kinh nho chi chuyen cho cac ban nhe! ( ban nao co hai bai tho QATK do!)

QUAN ÂM THỊ KÍNH ĐỜI NAY
( Theo bản tin trên Net)



Nhờ Tâm Từ Bi, hận thù xóa bỏ

Nhờ Tình Thương, tất cả mới vượt qua.

Nhờ Hỷ Xả mới xóa mờ tất cả

Nhờ Bao Dung lỗi kẻ khác được tha.



Tại Việt Nam, chuyện xảy ra có thật

Màn đêm buông, rừng Bình Phước đìu hiu.

Có tiểng khóc chốn Già Lam khuya khuắt

Tiếng hài nhi xuyên vách lá chùa nghèo.



Tiếng trẻ khóc từng hồi theo cơn gió

Thầy Chiếu Pháp chiếc đèn nhỏ cầm tay

Cùng hai Chú Điệu ra soi trước ngõ

Một trẻ sơ sinh nằm đó, thảm thay!



Đêm thăm thẳm, chỉ có đây em bé

Hai mắt nhắm nghiển, khoc ré từng hồi,

Da thịt đỏ âu, mới rày sinh nở

Cha mẹ đâu rồi, nở bỏ con rơi?



Rừng núi hoang vu, cảnh thời vắng vẻ

Tâm từ bi, Sư rực rỡ sáng lòa.

Cứu một người hơn xây chùa, lập tháp

Một chút nợ duyên trần tục khó xa.



Em bé ơi! Nhân duyên ta sum họp

Thầy phải cưu mang, săn sóc trẻ này.

Đêm đầu tiên, bé trai cứ la khóc

Nước sôi pha sữa, cơn đói lặn ngay.



Bàn tay Thầy sần sùi, thay tay mẹ

Ru ạ ơi như âm điệu tụng kinh.

Bé giật mình, không phải âm mẹ đẻ

Thầy rưng rưng dòng lệ, thức thâu đêm.



Hai năm trường Thầy chăm nom thằng bé

Bao khúc ngoặt như phủ chụp tâm thân.

Ngoằn ngoèo như núi rừng trăm ngã

Cheo leo như đồi dốc ngút ngàn.



Rừng bát ngát, ánh trăng tàn có thấu?

Ảm đạm đêm mờ, tinh tú hắt hiu.

Có thấu chăng nỗi cô liêu hư ảo?

Thân nam nhi thành Thị Kính qua đèo?



Sách cũ “ Người tính không bẳng Trời tính”

Thị Kính xưa pháp danh, chính Kỉnh Tâm.

Lại là Minh Tâm tên Thầy thiên định

Pháp Chiếu là danh hiệu trong Đạo Tràng.



Lên Bình Phước, quê Vĩnh Long vời vợi

Lập ngôi chùa, đặt danh hiệu Thanh Tâm.

Thầy phải chịu bao oan khiêng mắng chửi

Người hiểu lầm Thầy phạm giới trai tăng.



Thầy im lặng là vàng, không đính chánh

Ai mà tin Thầy bồng ẳm trẻ thơ?

Lại có nữ nhi lân la thăm viếng

Oan tình này, Thị Kính quả bất ngờ.



May mắn thay, danh nhơ được bạch hóa

Ông bà Nội cậu bé đến chùa thăm.

Nhận cái bớt của cháu minh khi đẻ

Cha mẹ kia bỏ trẻ thật âm thấm.



Gởi cho Chùa mà vội vàng trốn chạy

Sau này Thầy bắt đám cưới giữa làng.

Có trách nhiệm với thằng con hai tuổi

Oan tình Thị Kính rửa sạch thế gian.



Biết bao người Việt Nam mửng rơi lệ

Gương bao dung, nhẫn nhục, Hạnh Ban Vui.

Bố Tát Hạnh, tâm từ bi cứu khổ

Cho khổ đau, hệ lụy giảm cõi đời



THANH ĐÀO

-----------------------------



From: van tram <[email protected]>
To: [email protected]
Cc: [email protected]
Sent: Wed, 25 November, 2009 9:05:26 PM
Subject: [Tho Van] Re: [Viet Nam Thi Dan] Nha` Su* THI.Ki'NH.




NGÁN NGẨM MIỆNG THẾ GIAN

Ngán thay miệng tiếng thế gian
Nói không thành có bàng hòang người ngay
Thiện tâm sư đã tràn đầy
Nuôi con hoang để suốt ngày nâng niu
Những người độc ác nói nhiều
Rằng nhà sư đã trót yêu ai rồi
Có con bồng ẵm ru chơi
Từng đêm tò tí với người mình yêu
Khẩu xa tâm rết dệt thêu
Nỗi oan sư chỉ biết kêu lên trời
May ai đó nhận con rồi
Bằng không sư gánh một đời hổ mang
Biết thì nói chớ vu oan
Một đời khẩu nghiệp sẽ tàn thương đau

Trầm Vân




quanamthikinh-1
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/12/2016(Xem: 6250)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng những nạn nhân từ các thảm họa của thiên nhiên, hoặc của con người gây nên. Có ai đã được gì sau chiến tranh và thiên tai? Có ai được hả hê sung sướng trên những bệnh tật, đói lạnh, xác người chết cứng, và nước mắt khổ đau của những kẻ sống còn sau một cơn hồng thủy, động đất, giông bão… hay sau một vụ oanh kích, nổ bom tự sát…?
09/11/2016(Xem: 10777)
Bài viết này [“Biểu nhất lảm Tam Tạng Kinh Điển Phật giáo” (An Overview of the Buddhist Tripataka)] nhằm cung cấp một cái nhìn duyệt qua kho tàng Kinh điển Phật giáo từ ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni [khoảng 560 – 480 trước Công Nguyên (tr. CN)] còn tại thế cho đến ngày nay. Đạo Phật đã có một lịch sử trên 2.500 năm.
06/11/2016(Xem: 7043)
Lần nọ của nawm xưa, chúng tôi tham gia 1 khóa tu tại Packchong, Thái Lan. Theo quy định của bất cứ khóa tu nào, nam ở riêng và nữ ở riêng, bất kể là vợ chồng hay mẹ con. Tôi ở cùng 1 người đàn ông phương tây trong 1 căn phòng cho khoảng hơn chục Phật tử. Người đàn ông này khá ít nói, rất nhẹ nhàng, tham gia nghiêm túc các thời khóa.
05/11/2016(Xem: 8928)
Chúng ta đều biết, giáo dục là công trình quan trọng hàng đầu cho mọi nền phát triển của xã hội văn minh. Giáo dục xây dựng tính nhân văn cho một quốc gia và làm thành nhân cách sống con người cao quý, thiện lành, đẹp đẽ và hạnh phúc cho từng cá nhân trên hành tinh này. Đạo phật đã có một bề dầy 26 thế kỷ của công trình giáo dục,
05/11/2016(Xem: 8216)
Hồi còn nhỏ, còn trẻ tôi ít khi nghe đến từ ly dị, cả một cái làng Trại Mộ, cả một xóm Cỏ May (nơi tôi sinh trưởng và lớn lên) không hề nghe đến cặp vợ chồng nào ly dị. Thỉnh thoảng vợ chồng các chị gái có lục đục kình cãi thì mẹ tôi khuyên:"Vợ chồng cũng giống như chén bát trong sóng, khi đụng đến thì phải khua thôi, tụi con mỗi đứa nhịn nhau một chút thì sẽ yên cửa yên nhà". Mẹ khuyên chừng đó thôi, anh chị nghe theo và gia đình không còn xào xáo nữa.
03/11/2016(Xem: 14851)
Chấp ngã là từ nhà Phật. Chữ Ngã, từ Hán我 thuộc bộ qua戈. Qua戈có nghĩa là cái mác; dụng cụ của người lính lúc xưa. Ngã 我 gồm chữ qua戈 bên phải và chữ thiên bên trái 千. Ta là tất cả, trong ta luôn có nghìn con dao, cái mác. Cái ngã là ghê vậy đó. Chiến tranh thù hận cũng vì cái ngã.
01/11/2016(Xem: 6911)
Báo xuân Việt Báo Tết Bính Thân 2016, bài Huỳnh Kim Quang, “50 Năm Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ” có ghi lại việc Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân đã thu nhận nhiều đệ tử người Mỹ và trở thành vị Sơ tổ của Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Bài viết mới của Lệ Hoa Wilson kể về chuyến hành hương tới ngôi chùa mang tên “Thiên Ân”, do một đệ tử người Mỹ của Hòa Thượng Thiên Ân sáng lập trong hoang mạc. Lệ Hoa Wilson là một Phật tử, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, pháp danh Tâm Tinh Cần, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Ông bà có văn phòng Di Trú-Thuế Vụ tại Long Beach.
01/11/2016(Xem: 12879)
Ngày xửa ngày xưa, ở Ấn Độ cổ có một người đàn ông vì chán ghét cõi đời hiểm ác nên đã tìm đến cửa Phật, quy y Phật giáo. Tuy rằng thân đã xuất gia, nhập không môn, nhưng trong tâm ông vẫn quyến luyến ngoại giới
30/10/2016(Xem: 9856)
Là người đồng sáng lập Sen Việt (Phó CT HĐQT Sen Việt/Tổng GĐ Picas Art), cùng đạo diễn Điệp Văn (ĐV) tạo ra những tác phẩm Phật giáo & cho cộng đồng có giá trị, lý do nào Lâm Ánh Ngọc (LAN) đã bất ngờ kết thúc hợp tác với Đạo diễn ĐV & rút khỏi Sen Việt? - Dạ. Như thông tin N có đưa trên mạng cộng đồng, N kết thúc hợp tác vào tháng 5, nhưng vì vài lý do nên chưa thể thông báo đến mọi người sớm cho đến tận tháng 10. Tất cả được diễn giải ngắn gọn bằng câu "hết duyên do quan điểm và định hướng công việc không còn tiếng nói chung" là đủ ý nghĩa ạ, không thể giải thích gì thêm sẽ dài dòng rối rắm. N nghĩ rằng mỗi người sẽ có cảm nhận riêng cụ thể và tinh tế để hiểu cái hết duyên của LAN và đạo diễn ĐV là gì theo thời gian thôi.
28/10/2016(Xem: 6512)
Đối với người cư sĩ, ai cũng muốn có sự tiếp nối của mình tương lai. Bởi ước muốn tiếp nối, nên trong mỗi người luôn có hạt giống về tình dục và chức năng sinh sản. Tình dục và sinh sản là chức năng không thể phủ nhận. Mình không nên phủ nhận, nhưng mình cũng không nên nhầm lẫn tình dục với tình yêu. Tình dục có thể đem lại cảm giác vui sướng và gắn kết giữa hai người nếu ở đó có mặt tình yêu. Tình dục có thể trở thành tình yêu và ngược lại tình yêu là nguồn gốc nảy sinh tình dục. Cho nên có thể nói yêu rồi thương, hoặc thương rồi mới yêu là vì vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]