Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương IV: Bhutan có gì lạ?

23/05/201319:47(Xem: 6171)
Chương IV: Bhutan có gì lạ?


Bhutan có gì lạ?

Thích Như Điển

◄♣►

Chương IV. Bhutan có gì lạ ?

Thật sự ra thì mỗi xứ trên quả địa cầu nầy đều có cái hay cái lạ riêng cả; nhưng ở mỗi nơi lại có những phong tục tập quán khác nhau. Do vậy mà đặc trưng của nền văn hóa xứ đó mới sáng giá và đáng chú ý. Nếu nước nào cũng giống nước nào thì hóa ra nền văn hóa ở đó đã bị đồng hóa rồi.

Tôi đã có cơ may hay nói đúng hơn là có nhiều nhân duyên để đi nhiều nơi và đến nhiều chỗ trên thế giới. Có lẽ cũng không dưới 60 quốc gia, mà mỗi nơi như thế đều có một sắc thái riêng của mình. Rồi đây những ngày còn lại trong đời tôi sẽ có cơ hội làm quen với nhiều miền đất mới lạ hơn nữa. Nhiều người không thích đi thì bảo rằng ở đâu nó cũng giống nhau hết: điều ấy hẳn không sai nhưng không hoàn toàn đúng. Vì lẽ ngày nay hơn 6 tỷ người hiện diện trên quả địa cầu nầy rồi; nhưng chỉ tay của mỗi người mỗi khác, không ai giống ai cả. Cho nên đi và đến một nơi nào đó rất cần thiết vậy.

Người Phật Tử thì 2 nơi phải và nên đi, đầu tiên là Ấn Độ và Trung Quốc. Chúng ta về Ấn Độ là về lại quê xưa; nơi của chư Phật đã bao đời thị hiện. Về Trung Quốc là về lại với chốn Tổ với bao cảnh giới đã phong sương cùng tuế nguyệt. Về với Việt Nam hay với nội tâm của mình là về với bản lai diện mục của chính mình. Ở đời có nhiều chuyến đi có ý nghĩa; nhưng đồng thời cũng có những chuyến đi rất vô vị; nhưng cũng đã có lắm kẻ đã tốn biết bao nhiêu tiền bạc và công sức dùng phung phí vào những trận cười thâu đêm suốt sáng hay sát phạt nhau trên những sàn bạc, để rồi kết quả là gì, chắc ai trong chúng ta cũng đều rõ. Thế mà cũng đã có lắm người theo. Thật cuộc đời có rất nhiều đáp số. Mỗi một bài toán như thế đúng sai là tùy người đối diện vậy.

Người ta còn lại nơi tâm cũng rất nhiều mà đánh mất đi bản chất vốn thanh tịnh của mình cũng không phải là ít, để đổi lấy một cái gì đó được gọi là ảo ảnh của cuộc đời; nhưng kết quả đó vẫn còn làm cho nhiều kẻ đắm say. Chung quy lại thì cũng danh, lợi, tiền, tài, địa vị, v.v... Thế nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cũng đã nói rằng: "Chúng tôi đã mất tất cả; nhưng không lẽ sự an lạc của nội tâm chúng tôi cũng làm cho mất sao? ". Điều ấy chứng tỏ rằng: Cái gì người khác cũng có thể lấy được; nhưng sự an nhiên tự tại qua việc tu học và hành hạnh giải thoát thì chắc chắn rằng không ai có thể tước đoạt của mình được cả.

Tôi phải diễn tả như thế nào cho quý vị hiểu về tâm trạng của một người Phật Tử đến được dưới gốc cây Bồ Đề nơi Đức Phật thành đạo, để rồi cảm động khóc sướt mướt như một trẻ thơ bên mẹ hiền. Vì lâu ngày xa quê và xa gia đình, mới về lại bên người thân. Điều ấy chính quý vị mới cảm nhận và thể hiện được. Còn diễn tả qua phim hay lời nói, chỉ là những hình thức bề ngoài mà thôi. Cũng như thế đó, bạn nhìn một mâm cơm bảo rằng ngon quá; nhưng nếu không bắt đầu cầm đũa và gắp thức ăn cho vào miệng thì cảm giác của sự ngon, sự dở, chua, cay, ngọt, mặn như thế nào khó mà hình dung được. Tôi không phải quảng cáo về các chuyến hành hương, mà đó là sự thật. Người nào có đi, hẳn có đến. Nếu không lên xe thì làm sao biết được xe sẽ ngừng và đỗ ở bến nào? Đây là chuyến xe khứ hồi của Ta Bà và Tịnh Độ, xin mời các hành giả chuẩn bị sẵn sàng hành trang để bước lên chuyến xe phương tiện mà nhàn du về cảnh giới an lành vậy.

Máy bay Druk Air cất cánh tại phi trường Bangkok vào lúc 7 giờ 50 sáng ngày 24 tháng 4 năm 2001. Sau 2 tiếng đồng hồ bay thì đáp xuống phi trường Calcutta của Ấn Độ để cho xuống và nhận thêm hành khách lên. Đến 11 giờ 25 thì máy bay hạ cánh tại phi trường Paro của Bhutan. Chiếc máy bay nầy là một loại máy bay phản lực của Anh chế. Trông rất lịch sự; nhưng chỉ có chừng 60 chỗ ngồi. Hôm ấy tất cả máy bay đều chật chỗ. Khi đến phi trường rồi chúng tôi mới biết rằng phi đạo rất ngắn và chỉ có một đường bay thôi. Sau khi hạ cánh máy bay giảm tốc độ và đến cuối phi đạo thì quay đầu để chạy lại bến đậu.

Tuy nhiên cảnh trí và phòng ốc ở phi trường rất lịch sự. Phái đoàn chúng tôi vào đến cửa thì gặp anh Kunzang và một vài vị đại diện cho Bộ Ngoại Giao có mặt tại đó. Có cả Thầy Gap Tshering, người đã có mặt tại Hannover trong thời gian 6 tháng Expo của năm 2000 nữa. Sau khi chờ một vài giây thì anh Kunzang bảo rằng nên theo anh ta lên phòng VIP để chờ đợi và đưa giấy tờ lãnh hành lý cũng như Passport để cho anh ta lo Visa nhập cảnh.

Trong thời gian ấy thì mọi người nghỉ ngơi và ăn bánh mì Sanwisch, uống trà bơ của Bhutan để lót dạ. Vì được biết rằng đường đi từ phi trường về thủ đô Thimphu không xa lắm, chỉ 50 cây số thôi; nhưng là đường đèo. Vì vậy phải cần ít nhất là 2 tiếng đồng hồ. Sau một hồi chờ đợi thì anh Kunzang mang tất cả 17 cái Passport lại với giấy nhập nội không phải đóng tiền lệ phí. Khi thấy như vậy thì Hạnh Hảo và Jen phân bì. Vì hai người nầy đến Bhutan cách 2 ngày trước đây từ Kathmandu phải đóng mỗi người 20 US$ cho việc nầy. 

Phái đoàn ngồi tại phòng VIP tại phi trường Paro. Thầy Gap Tshering và anh Kunzang đón tiếp phái đoàn. 

Bước ra khỏi phòng lạnh thì bầu trời thật nóng bức. Không khí ở đó hơi khô, vì khí hậu miền núi. Nước ít mà cát nhiều. Chung quanh đây chỉ có những cây thông là vi vút gió suốt thời gian xuân hạ thu đông mà thôi. Ngoài ra ít thấy loại cây nào đặc biệt. Tôi nhìn thấy 2 xe đến đón. Một xe Bus chở lành lý và một xe của Bộ Ngoại Giao hạng sang của Nhựt, cờ cuốn lại. Trong xe có tôi, Thượng Tọa Thích Quảng Bình và Thầy Thông Trí. Số người còn lại thì lên xe Bus. Tại Bhutan cũng chạy xe bên tay trái như Ấn Độ vậy; nên nhiều khi tôi lầm, chạy qua bên phía ghế của tài xế để ngồi.

Ngồi trong xe tôi suy nghĩ, ông cụ Uyên Như Nguyễn Trọng Thẩm ở Canada nói trong lá số Tử Vi có lẽ đúng đấy. Ông cụ bảo rằng sau nầy tôi sẽ là một vị quan trong Phật Giáo; nhưng khi đi lọng không bung ra mà lại được lọng cúp che. Lọng cúp cũng có nghĩa là cờ cuốn lại đó. Không phơi bày một địa vị lộ liễu của một người tu như tôi thì phải? Ông cụ lâu nay không có tin, vì đã mấy năm rồi tôi không đi Canada. Có lẽ ông cụ cũng già lắm. Đã 90 tuổi rồi còn gì? Trong cuộc đời 90 tuổi đó, ông cụ ăn chay trường đã 70 năm. Lúc trẻ làm thầu khoán. Lúc già đọc kinh Kim Cương và truy tầm Phật điển. Ông cụ giống như một Ông Tiên, sống an phận một mình; không cháu con hay người hầu kẻ hạ. Tuy cũng là quyền cao tước trọng và gia thế một thời. Mấy năm trước đây mỗi lần tôi qua Canada ông cụ thường hay điện thoại đến chùa Quan Âm hỏi thăm tôi còn ở Canada bao lâu và mời lại thăm chơi.

Anh Bàng, pháp danh Thị Pháp, người đệ tử tại gia của tôi, trước năm 75 có dạy tại Đại Học Phú Thọ - Sàigòn, và sau nầy hỗ trợ chùa Quan Âm tại Canada một cách rất đắc lực, thường hay chở tôi đi đến chỗ Cụ, mỗi lần tôi đến Canada như thế. Có lúc thì anh ta cùng ghé thăm. Có lúc thì anh để tôi ngồi đó nói chuyện say sưa với Cụ cả mấy tiếng đồng hồ để anh ta đi công chuyện; sau khi xong việc lại ghé đón về chùa; hoặc đi ăn cơm chay ở một nhà hàng chay nào đó.

Kể ra thì ở đời hay đạo gì cũng thế. Cái gì nó cũng có nhân duyên cả. Có duyên thì hợp, không duyên thì tan. Vậy thôi! Có kẻ gặp nhau với những tia quang phổ giao thoa; nên thông cảm hiểu biết nhau nhiều hơn; nhưng những người không có nhân duyên thì không được vậy. Phật ngày xưa cũng thế, huống là chúng sanh như chúng ta ngày nay. Ông Cụ cách tôi 40 tuổi mà nói chuyện vẫn hợp như thường. Thông thường thì ông hay rót trà đặc biệt để đãi khách và đem chuyện đời xưa, văn thơ, chữ nghĩa trong nhà Phật ra nói. Nhiều lúc cụ bảo rằng Kinh Lăng Nghiêm cụ đọc 5 phút là xong. Tôi ái ngại không hỏi lại. Vì nhiều lẽ khác nhau. Nhưng nhiều khi nể cụ nên im lặng. Vì như tôi, cho đến nay tụng Lăng Nghiêm gần 40 năm mỗi sáng. Có bao giờ toàn thời kinh mai dưới 1 tiếng đồng hồ đâu. Có lẽ cụ nói mấy câu chú chăng? Nhưng cho đến nay tôi vẫn chưa hỏi cụ.

Ngồi trên xe như thế, tôi dõi mắt nhìn hai bên lề đường, trâu bò qua lại thong thả, dường như vô tư lự. Chuyện xảy ra chung quanh chẳng đáng quan tâm là mấy. Những luống khoai lang chạy dọc theo hai bên đường, trông theo mà no tròn con mắt. Xa xa là một dòng sông uốn khúc, nước lững lờ trôi. Đâu đó một vài thửa ruộng, mạ xanh mơn mởn. Có chỗ thì người ta trồng lúa mì, lúa mạch. Có nơi thì trồng ớt, trồng đậu; nhác trông như một tấm thảm xanh trải dài đến tận chân núi.

Đi qua lại nhiều vòng trên nhiều triền núi như thế; cuối cùng rồi phái đoàn chúng tôi cũng đã đến khách sạn Jumolhari tại thủ đô Thimphu. Đây là một khách sạn trung bình, không có sao. Hay nói đúng hơn là nhà khách của chính phủ để đón tiếp những nhà ngoại giao cỡ trung. Tất cả nhân viên phục dịch đều biết nói tiếng Anh. Điều làm tôi đáng chú ý là đàn bà thì khuân vác vali nặng nề; trong khi đó đàn ông làm những việc nhẹ khác. Không biết xã hội như thế có bất công không; chứ dường như ở đây họ xem như thế là một sự bình thường.

Khi đến khách sạn chúng tôi được ông Bộ Trưởng Văn Hóa và ông Chánh Văn Phòng của Bộ Ngoại Giao tiếp đón. Quốc phục của đàn ông là một áo dài hơi ngắn; chỉ xuống quá đầu gối thôi. Còn đàn bà là một áo dài thật dài, tận đến mắt cá vậy. Ông Chánh Văn Phòng hỏi chuyện với tôi và xem ai là Thư Ký. Lúc ấy tôi không trả lời, mà đưa mắt về Hạnh Hảo và Thầy ấy hiểu ý.

Bình thường ở chùa thì tôi có nhiều thị giả và nhiều thư ký khác nhau. Một thị giả lo chuyện bên trong phòng như giặt giũ, hút bụi. Một thị giả ra đi bên ngoài khi tiếp xúc với người Việt. Một thị giả ra đi bên ngoài khi tiếp xúc với người Đức và người ngoại quốc. Thư ký thì có thư ký tiếng Việt, thư ký tiếng Đức, Anh và thư ký các ngôn ngữ khác. Nhưng hôm đó thì chỉ có Chú Hạnh Định theo làm thị giả, còn thiếu thư ký tiếng Anh; nên Hạnh Hảo đã đảm trách việc ấy.

Hạnh Hảo tiếng Anh rất sành sỏi. Vì là người Đức và đã tốt nghiệp Cao Học tại Đức nữa; nên điều ấy cũng dễ hiểu thôi. Còn tiếng Trung Quốc Phổ Thông thì nói rất chỉnh. Còn tiếng Việt, khi người mình nói tiếng lóng Thầy ấy cũng hiểu như thường. Gặp người Quảng Nam thì nhại theo giọng Quảng. Gặp người Huế thì nhại theo tiếng Huế. Kể cả những tiếng khó nhất Thầy ấy cũng có thể qua cầu được. Chỉ hơi tiếc là phát âm không chỉnh lắm mà thôi. Tương lai thì chưa biết thế nào? Có lẽ về Việt Nam một thời gian để tu học. Hoặc giả ra làm việc Phật sự; chắc sẽ được nhiều người Việt Nam và người Đức hỗ trợ.

Cùng với ông Bộ Trưởng Văn Hóa tại khách sạn Jumolhari.

Ông Chánh Văn Phòng Bộ Ngoại Giao trao cho tôi cũng như phái đoàn mỗi người một tờ chương trình cho những ngày ở lại Bhutan như sau:

Ngày thứ ba : 24 tháng 4

11:25 - Đến phi trường quốc tế Paro

- Được đón tiếp bởi người đứng đầu Viện Bảo Tàng Nhân Dân

11:45 - Rời Paro về Thimphu

- Đến khách sạn Jumolhari

- Dùng cơm

16:00 - Tiếp kiến Bộ Ngoại Giao

17:00 - Tiếp kiến những vị Bộ Trưởng lo về vấn đề EXPO thế giới năm 2000 

Ngày thứ tư : 25 tháng 4

09:30 - Tiếp kiến vị Bộ Trưởng của Bộ Văn Hóa

10:30 -Thăm viếng Tu viện Phật Giáo Dechenphodang

11:30 - Thăm viếng Thư Viện Quốc Gia

- Dùng trưa

14:00 - Thăm viếng Viện Zorig Chusum nơi làm thủ công nghệ

15:00 - Thăm viếng Học viện Y khoa truyền thống

16:00 - Diện kiến với Hoàng Hậu Bệ Hạ Ashi Dorji Wangmo Wangchuck

19:00 - Chiêu đãi bởi Bộ Trưởng lo về EXPO 2000

Ngày thứ năm : 26 tháng 4

09:00 - Di chuyển đi Donena

- Thăm viếng Tu viện Tango

- Cơm trưa ngoài trời tại Donena

- Thăm Tu viện Cheri

19:00 - Đêm văn hóa với cơm tối

Ngày thứ sáu : 27 tháng 4

Buổi sáng:

- Thăm Tashichhodzong nơi có nhục thân Bồ Tát

- Cơm trưa

Buổi chiều:

- Đi Punakha

- Tiếp kiến với Dasho Dzongda

- Tiếp kiến với Drabi Lopen

- Thăm Punakha Dzong

- Đến khách sạn Pelri 

Ngày thứ bảy : 28 tháng 4

08:00 - Đến Nyinzergang

- Thăm vị Khamsum Yuley Namgyel Chorten

- Tiếp kiến vị Dorji Lopen

12:30 - Ăn trưa tại Dasho Dzongda

14:00 - Về Paro

- Đến khách sạn Olathang 

Ngày chủ nhật : 29 tháng 4

09:00 - Thăm Viện Bảo Tàng Quốc Gia

- Thăm Rinpung Dzong

- Thăm Kyichu Lhakhang

- Cơm trưa

14:00 - Di chuyển ra phi trường

16:50 - Đi Bangkok

- Tiễn đưa bởi người đứng đầu Viện Bảo Tàng Nhân Dân

Sau đó là danh sách của những người trong phái đoàn cùng đi chung với tôi. Một chương trình như thế thật không có nhiều so với những chuyến hành hương khác; nhưng đây là một chuyến hành hương ngoại giao nên khác hơn những nơi khác rất nhiều. Đầu óc tôi lúc nào cũng mệt. Một phần phải lo cho phái đoàn, mặc dầu đã có Hạnh Hảo, Hạnh Định, Thầy Thông Trí lo giúp. Về ăn giặm thêm thì đã có Sư Bà Bảo Quang, Ni Sư Diệu Phước và Sư Cô Tâm Viên lo; nhưng với tôi còn phải sửa soạn ngôn ngữ ngoại giao làm sao cho thích hợp của mọi hoàn cảnh nữa. Như gặp ở Bộ Ngoại Giao thì phải nói những gì. Gặp Hoàng Hậu thì phải làm sao? Khi gặp những chính khách; những chính trị gia thì phải tiếp đãi như thế nào v.v... và v.v... thôi thì mọi thứ. Vì từ xưa đến nay tôi chưa làm như thế bao giờ. Đây đúng là một chuyến ngoại giao lịch sử của một người tu xuất thân từ chốn nông thôn của tôi. Ngôn ngữ tôi nói được, vốn không hay; nhưng được một cái là gồm nhiều ngôn ngữ như: Pháp, Anh, Đức, Nhật, Quan Thoại, Việt Nam và một ít tiếng Nga nên cũng không khó khăn lắm khi giao tế; nhưng đây là ngôn ngữ ngoại giao mà. Con dao hai lưỡi đấy !

Sau khi đã tắm rửa, nghỉ ngơi tại khách sạn, phái đoàn chúng tôi lên xe để đi đến Bộ Ngoại Giao. Đầu tiên gặp ông Chánh Văn Phòng đón từ ngoài sân với quốc phục và gươm báu đeo bên mình. Sau đó vào bên trong Bộ, được ông Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao tiếp kiến và trao quà lưu niệm và chụp hình. Ông ta người nhỏ thó, xinh xắn và rất mềm mỏng dịu dàng trong lời nói ngoại giao.

Trao quà lưu niệm cho ông Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao. 

Nhìn lên tường, chúng tôi thấy có treo một tấm Thangkha rất lớn, có vẽ nhiều hình của ông Shabdrung Rimpochi tức Ngawang Namgyal (1594-1651), người có công thống nhất Bhutan và lấy Bhutan lại từ người Tây Tạng. Đi đâu hầu hết tại xứ nầy cũng đều thấy hình ấy. Sau đó có nhân viên của Bộ mang trà sữa ra đãi

Uống trà Bhutan tại Bộ Ngoại Giao. 

Nhìn cách phục sức của người Bhutan chúng ta càng thấy được sự ảnh hưởng của Phật Giáo Tây Tạng và Ấn Độ đối với người dân không ít. Vì lẽ ngoài bộ quốc phục ra rồi; trên người họ còn giắt thêm một mảnh vải nữa, giống hệt như chiếc y chư Tăng vậy. Có điều y của chư Tăng màu vàng hoặc nâu. Còn y của Cư Sĩ thì đủ mọi màu. Đa phần người Bhutan ngồi trên ghế, chứ không ngồi trên chiếu như người Nhựt hoặc Đại Hàn; nhưng bàn của họ không giống như bàn của Á Châu, Âu Châu và Việt Nam. Vì lẽ cái bàn để thức ăn và nước uống nó từa tựa như một cái bàn kinh vậy. Phía trước có áng che và phía sau có chỗ để chân vào.

Ông Thứ Trưởng cho biết là ông Bộ Trưởng Ngoại Giao đang ở Hòa Lan; nên không thể tiếp đón phái đoàn được, mà ông nầy tôi đã gặp tại Hannover vào ngày 1 tháng 6 năm 2000 vừa qua. Nếu gặp lại lần thứ 2, chắc là quen thuộc hơn. Ông Thứ Trưởng nói về mọi đề tài và sau đó tôi cũng đã đáp lễ bằng tiếng Anh cũng như ông Thiền Sư Reiho người Đức tu theo Thiền Phật Giáo Nhật Bản nói thêm một số ý chính để cảm ơn Bộ Ngoại Giao của Bhutan đã lo cho phái đoàn một cách chu đáo trước, trong cũng như sau chuyến đi nầy.

Sau đó ông Thứ Trưởng hướng dẫn chúng tôi đến Quốc Hội; nơi các Dân Biểu thường hay hội họp. 

Quốc Hội Bhutan.

Những máy hình và máy quay phim thi nhau chụp đủ kiểu; nhưng sau nầy mới biết là có những nơi du khách không được phép như vậy. Nhìn lên phía trước của Quốc Hội ở giữa là Ngai vàng; nơi ngự trị của Nhà Vua; tượng trưng cho thế quyền. Phía bên tay trái của Nhà Vua, cao hơn là nơi thờ Phật và phía tay phải của Vua thờ vị Shabdrung Rimpoche, người có công thống nhất đất nước Bhutan vào đầu thế kỷ thứ 17. Phía trước mặt Vua là diễn đàn của các Dân Biểu và phía dưới là 154 ghế xây theo lối hình tròn, đại diện ở đây là các vị Dân Biểu do địa phương hoặc Vua chọn lựa nên. Như thế đủ biết rằng đây là một Quốc Gia Phật Giáo theo chế độ quân chủ; nhưng cũng rập khuôn theo cách tổ chức của Thụy Sĩ là một nước dân chủ nhất nhì của Âu Châu.

Sau đó ông Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao cùng với ông Chánh Văn Phòng đưa chúng tôi ra xe để đi đến thăm ông Chủ Tịch Bộ Trưởng về việc triển lãm EXPO năm 2000. Đến đây thì tôi đã gặp lại ông Bộ Trưởng nầy. Vì lẽ trước đó ông ta có đến chùa Viên Giác chừng 2 lần để lo cho việc EXPO năm 2000. Hôm ấy phái đoàn có tặng cho ông một bộ tranh sơn mài quý giá. Chủ Tịch Bộ Trưởng tức Thủ Tướng; nhưng ông ta rất bình dân và xuề xòa; nên ai tiếp chuyện cũng vui. Nhìn lên phía trên hình treo nơi tường có hình của Vua chụp chung với một vị Đại Sư Phật Giáo. Vị nầy có thể là Thầy mà cũng có thể là bạn của Vua. Nhìn thấy cử chỉ của Vua thân mật với vị Thầy nầy lắm. Nhà Vua ngoài quốc phục cũng có phủ một lớp y; nhưng đặc biệt là màu vàng. Còn ông Thủ Tướng cũng đắp y ; nhưng là y màu đỏ. Họ cũng có mang giày nữa. Mỗi một loại giày như thế tượng trưng một cấp bậc khác nhau như các quan của nước ta ngày xưa từ cửu phẩm đến nhứt phẩm vậy. 

Trao quà cho ông Chủ Tịch Bộ Trưởng EXPO 2000. 

Chụp chung hình với ông Thủ Tướng Bhutan và anh Kunzang.

Lại uống trà bơ của Bhutan nên mọi người đã bắt đầu chối từ một cách lịch sự. Sau những lời xã giao qua lại giữa hai bên để cảm ơn nhau về cuộc Hội Ngộ cũng như giúp đỡ cho nhân viên Bhutan ở lại Chùa Viên Giác Hannover trong khi xây dựng chùa Bhutan suốt 7 tháng trường và ngược lại tôi cũng như Thiền Sư Reiho cũng đã cảm ơn ông Chủ Tịch Bộ Trưởng về cách thức tổ chức để nghênh đón phái đoàn của chúng tôi một cách vô cùng trọng thể như thế.

Chừng nửa tiếng đồng hồ sau thì ông Thủ Tướng cùng với phái đoàn ra phía trước Hoàng Cung để chụp chung một tấm hình lưu niệm.

Hình nầy cũng sẽ là hình bìa của quyển sách nầy. Vì tất cả những người tham dự đều có mặt. Sau đó một mình tôi ra chụp một tấm hình mà phía sau là Hoàng Cung với mây trắng, còn con sông lớn uốn khúc chảy quanh qua bao bọc cung điện nầy. (xem hình trang 97) 

Từ xa nhìn về Hoàng Cung với mây trắng chập chùng.

Đây có thể nói là một ngày đẹp trời và tối đó chúng tôi về lại khách sạn dùng cơm cũng như ngồi lại bên nhau để bàn thảo về chương trình của những ngày sắp tới và để chuẩn bị cho một ngày trọng đại của ngày mai. Đó là việc tiếp kiến Hoàng Hậu của Bhutan.

---- ♣----

Trình bày: Anna

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/06/2021(Xem: 5081)
Phần này bàn về các tên gọi thợ dào, thợ rèn, thợ máy cùng tương quan Hán Việt đ - d như đao -dao, đáo –dáo vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ), thí dụ như dộng trong câu làm khải dộng chúa hay cây da so với cây đa chẳng hạn. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
16/06/2021(Xem: 5241)
Chỉ mới 11 tuổi, Trần Anh Nam đã sếp sòng đám con nít cùng trang lứa dọc suốt đại lộ Phan Bội Châu quẹo qua Quang Trung Ngã Tư Chính, bày ra nhiều trò chơi, nghịch phá làm người lớn vừa ngưỡng mộ vừa điên đầu nhưng lại thu hút đám bạn của nó. Trần Anh Nam mới nghe tên, ai cũng nghĩ là con trai. Không, cô bé chính hiệu thị mẹt, là con út của một gia đình năm người con gái. Bởi mơ được sinh con trai để có người nối dõi tông đường, nên chưa sinh ra, cha mẹ cô bé đã lo đặt sẵn cái tên con trai, sắm sửa quần áo cũng con trai với hy vọng đứa thứ năm này phải là con trai. Cũng cần nói thêm, thời cô bé được sinh ra, y học chưa văn minh để có thể siêu âm biết trước trai hay gái.
16/06/2021(Xem: 6355)
TÂM THƯ CẢM TẠ CỨU TRỢ ẤN ĐỘ Kính bạch quý Ngài Kính thưa quý vị, Từ đầu tháng tư năm 2021 đến nay, Covid-19 biến thể đã bùng nổ tại nước Ấn Độ, và khiến con số người bị nhiễm tăng vọt, cũng như số người tử vong. Theo tình hình mới nhất gần đây, Ấn Độ ghi nhận đã có hơn 19 triệu ca nhiễm virus corona, và đã có hơn 215.000 ca tử vong, tuy trên thực tế số lượng tử vong được cho là cao hơn nhiều. Số tử vong hàng ngày cao nhất trước đó ở nước này, cũng được nêu trong tuần rồi, là 3.645 trường hợp. Cạnh bên sự nhiễm bệnh và tử vong, Ấn Độ còn phải gánh nặng bởi sự thiếu thốn lương thực trầm trọng, nạn đói bao trùm khắp khắp nơi.
15/06/2021(Xem: 4748)
Theo phép niệm tâm hay quán tâm được ghi lại trong kinh điển, hành giả khách quan ghi nhận kịp thời những trạng thái tâm đang sanh khởi nổi bật ngay trong khoảnh khắc hiện tại. Tâm như thế nào, hành giả ghi nhận như thế ấy, không thêm không bớt. Trong cuộc sống hằng ngày, con người bị tâm tham, sân, si chi phối thường xuyên. Với người đời, ta có thể khuyên nhắc đừng tham, đừng sân như một bài học luân lý, đạo đức. Nhưng với người hành đạo, Đức Phật chỉ dẫn phương cách đối trị trực tiếp.
14/06/2021(Xem: 5424)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Để duy trì truyền thống An Cư Kiết Hạ hằng năm là truyền thống của Tăng đoàn tự ngàn xưa của đức Phật, mặc dù Ấn Độ đang trong tình trạng Dịch bịch nhưng chư Tăng các truyền thống vẫn câu hội về một trú xứ để tác pháp An Cư Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc nhiều khó khăn do Dịch covid đang nhiễu nhương ở xứ này, chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi cúng dường đến Đại Tăng với ước mong các ngài yên tâm An Cư tu tập trong hoàn cảnh thiếu thốn chung của nạn Dịch.
12/06/2021(Xem: 4047)
Ngay trước khi khởi đầu của thời gian, nữ thần Ticca dong chơi trong vườn và tạo ra những hình tượng bằng đất bùn. Cùng lúc đó lại trùng hợp với chuyện là bà mẹ của Ticca đang bận âm mưu cùng với các chị em của bà để chống lại gia đình chồng bà nên bà không nhận thấy rằng đứa con gái nhỏ của bà đã trở thành một người đàn bà trẻ có thể tạo ra được sự sống. Do sự lơ đễnh của bà mẹ cô, Ticca không hay biết rằng cô đã có được những quyền năng mới và những trách nhiệm trao phó vào tay người đàn bà.
12/06/2021(Xem: 3800)
Nữ diễn viên nhìn vào trong hồ nước và trông thấy một khuôn mặt tuyệt vời, hàm răng hoàn hảo và một thân hình xứng hợp. Cô hỏi: “Chao ơi, sao tôi lại không thành một tài tử?” Con nhái nói: “Tôi có thể làm cho cô thành minh tinh.” Cô diễn viên la lên: “Mi là ai vậy?”
12/06/2021(Xem: 4691)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ Ba (June 08) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Tikabigar và Kutitya Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 377 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 8 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari, 2 ký đường, dầu ăn, bánh ngọt cho trẻ em và 100Rupees tiên mặt (Mỗi phần quà trị giá: 15usd.75cents >< 377 hộ = . Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
12/06/2021(Xem: 5124)
Bài này được viết để hồi hướng các thiện hạnh có được để nguyện xin bình an và giải thoát cho tất cả đồng bào nơi quê nhà, vá cho chúng sanh khắp ba cõi sáu đường. Trong bài là một số ghi chú trong khi đọc Kinh luận, không nhất thiết theo một thứ tự nào. Các đề tài phần lớn ít được nhắc tới, nhưng đa dạng, có thể là quan tâm của nhiều người, từ thắc mắc rằng có khi nào Đức Phật đã dạy về ăn chay, cho tới câu hỏi có cần tu đầy đủ tứ thiền bát định hay không, và vân vân. Nơi đây sẽ tránh các lý luận phức tạp, chủ yếu ghi các lời dạy thực dụng từ Kinh luận để tu tập. Bản thân người viết không có thẩm quyền nào, do vậy phần lớn sẽ là trích dẫn Kinh luận.
10/06/2021(Xem: 14565)
NGỎ Từ khi vào chùa với tuổi để chỏm, Bổn sư thế độ đã trao cho tôi bản kinh "Phật thuyết A-di-đà" bằng chữ Hán, bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập và dạy phải học thuộc lòng, rồi theo đại chúng đi thực tập tụng kinh vào mỗi buổi chiều. Học và tụng thuộc lòng ngâm nga vào mỗi buổi chiều, mà chẳng hiểu gì, nhưng tôi lại rất thích. Thích không phải vì hiểu mà thích là vì được tụng kinh, lời kinh của Phật. Thích không phải vì hiểu, mà thích vì niềm tin xuất gia của mình được đặt trọn vẹn vào thời kinh mình đang tụng ấy. Và mỗi khi tụng, lại thấy gốc rễ tâm linh của mình lớn lên. Nó lớn lên mỗi khi mình tụng và nó lớn lên mỗi ngày, đến nỗi thấy cái gì ở trong chùa cũng đẹp, cũng thánh thiện và thấy ai đến chùa cũng đều phát xuất từ tâm hồn thánh thiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]