Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo Chánh Tín

08/04/201311:37(Xem: 8823)
Phật giáo Chánh Tín

Phat Giao Chanh Tin

PHẬT GIÁO CHÍNH TÍN

Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học dịch
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm

---o0o---


LỜI GIỚI THIỆU

Sau khi cho xuất bản quyển sách "Học Phật quần nghi", Phân viện Nghiên cứu Phật học cho in tiếp quyển "Phật giáo chính tín" của cùng tác giả là Pháp sư Thánh Nghiêm, một Hòa thượng - học giả nổi tiếng người Trung Quốc. Ngài sinh năm 1930 ở Giang Tô, đỗ tiến sĩ ở Đại học Tokyo năm 1975, sáng lập Viện Nghiên cứu Phật học Trung Quốc năm 1985. Cũng như trong "Học Phật quần nghi", ở quyển sách này, tác giả cũng dùng hình thức hỏi và đáp để trình bày ý kiến của mình. Qua các vấn đề được đặt ra và lời giải đáp, tác giả muốn chứng minh Phật giáo là chính tín chứ không phải là mê tín. Đó là một mục tiêu tốt đẹp mà tất cả Tăng Ni cũng như những người muốn nghiên cứu Phật giáo đều mong muốn hiểu biết, nhưng sự chứng minh đó đủ sức thuyết phục hay không thì còn tùy ở nhận thức của độc giả

Dầu sao, chúng tôi cũng nhận thấy rằng trong tập sách này, tác giả đã đặt ra được những vấn đề khá cơ bản của Phật giáo. Nhưng nếu trong "Học Phật quần nghi", các vấn đề Phật giáo có tính chất phổ thông hơn, thì trong quyển sách này, bên cạnh những vấn đề phổ thông như các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình, có nhiều vấn đề có ý nghĩa thâm thúy về bản thể luận và nhận thức luận. Vì vậy, đọc quyển sách này, chúng ta sẽ có những hiểu biết cao hơn, sâu sắc hơn về Phật giáo.

Tuy nhiên, có một điểm cần chú ý là khi viết quyển sách này, tác giả nhằm vào độc giả người Trung Quốc. Vì vậy, Phật giáo được trình bày ở đây, không những là theo kiến giải riêng trên lập trường Đại Thừa của tác giả, mà còn được đặt trong bối cảnh văn hóa - xã hội Trung Quốc, dĩ nhiên là khác với Việt Nam. Nhưng chúng ta đều biết rằng giữa xã hội Việt Nam và Trung Quốc, có không ít những điểm gần gũi với nhau, cho nên phần lớn lời giải đáp của tác giả quả là rất hứng thú và bổ ích đối với độc giả Việt Nam.

Trong quyển sách này, tác giả cũng đã đi sâu vào một số vấn đề liên quan đến lịch sử Phật giáo, đặc biệt là lịch sử Phật giáo Trung Quốc, chẳng hạn phần nói về các tông phái Phật giáo. Những phần này rõ ràng là rất cần đối với những nhà nghiên cứu Phật học Việt Nam.

Tóm lại " Phật giáo chính tín" là, một quyển sách vừa dễ hiểu, vừa sâu sắc, có thể đáp ứng nhu cầu hiểu biết về Phật giáo của quần chúng rộng rãi, đồng thời có thể đáp ứng yêu cầu nghiên cứu sâu của giới Phật học.

Viết được một quyển sách đồng thời đáp ứng được cả hai yêu cầu như vậy, Pháp sư Thánh Nghiêm đã khiến chúng ta ngưỡng mộ trình độ uyên thâm và quảng bác về Phật giáo của Ngài.

Chính vì những lẽ trên mà Phân viện Nghiên cứu Phật học đã cho phiên dịch và xuất bản tập sách này. Trong lúc vội vàng, hẳn là bản dịch còn nhiều sai sót, kính mong tác giả và độc giả lượng thứ và chỉ chính cho.

Xin trân trọng giới thiệu quyển sách với chư vị Tôn túc, Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử cùng quý vị độc giả trong và ngoài giáo hội.

Giáo sư HÀ VĂN TẤN
Phân viện phó Phân viện Nghiên cứu Phật học

--- o0o ---



Vi tính : Hải Hạnh
Trình bày :Nhị Tường


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/11/2014(Xem: 28274)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
20/11/2014(Xem: 6952)
Cái ngày ấy con lang thang vô định. Trải qua “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh” bao nhiêu thăng trầm của kiếp sống nhân sinh, bao nhiêu ước mơ, bao nhiêu kỳ vọng, bao nhiêu dong ruổi kiếm tìm, bao nhiêu trượt ngã, thất bại, thất vọng não nề, bao nhiêu chán nản buồn thương uất hận với kiếp sống, con quyết định dừng cuộc phiêu lưu, vào Thiền môn “tìm lãng quên trong tiếng Kệ câu Kinh”. Bộ dạng của con hôm đó thật thiểu não, bơ phờ, thất thểu. Cửa Thiền vẫn rộng mở, lòng Từ Bi của Thầy bao dung tất cả, âu đó là cái duyên và con được nhận vào hàng ngũ xuất gia, nếu không thì chẳng biết đời con sẽ trôi giạt về đâu.
20/11/2014(Xem: 6979)
Đề tài chúng tôi nói chuyện hôm nay là: “Tìm lại mình, biết được mình là trên hết.” Đề tài này, mới nghe qua quí vị thấy quá đơn giản, nhưng thật là thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta.
19/11/2014(Xem: 9079)
Bần cùng và giàu có là 2 danh từ nói về hai thân phận khác nhau. Phần lớn trong nhận thức của con người đều cho rằng: người nghèo cùng thì không có cái giàu có hiện hữu, và ngược lại, giàu có thì không có cái nghèo khổ hiện hữu. Kỳ thật không phải như vậy. Trên thế gian, sự nghèo giàu thật khó phân biệt. Người giàu vẫn có chỗ nghèo thiếu, và người nghèo khó vẫn có cái phú quý tàng ẩn.
18/11/2014(Xem: 8578)
Bây giờ, các con đã 16 và 19 tuổi rồi, bắt đầu hoạch định cho cuộc sống của chính mình. Thời gian qua là chuỗi ngày dường như vô tận, chúng ta chỉ mải mê ngồi đó và tán gẫu suốt ngày. Cha tiếc thời gian chúng ta hoang phí rong ruỗi ngoài bãi biển và những chuyến đi chơi dài ngày trong lần đi cắm trại ở Westfalia của gia đình mình trong khi các con chỉ ngoan ngoãn làm theo những gì cha bảo.
17/11/2014(Xem: 8568)
Vẫn biết thơ văn ca tụng thành phố cố đô này nhiều vô số kể, đã khiến con tim của một người Hà Nội mất gốc như tôi phải thổn thức, phải cố tình tìm một lần ra thăm Huế để trải nghiệm bằng chính cảm xúc của mình mới thôi. Nhưng biết bao giờ duyên lành mới đến khi tôi bị dị ứng khi nhắc đến hai chữ Việt Nam, quê hương gì mà toàn là ngộ độc từ thực phẩm cho đến tâm hồn,
17/11/2014(Xem: 18242)
Trên chuyến bay từ Paris đến Reykjavik, thủ đô Iceland, tôi không khỏi mỉm cười khi thấy trên màn hình giới thiệu du lịch có những từ “mindfulness” (chánh niệm), “meditation” (thiền), “here and now” (bây giờ và ở đây). Hôm trước cũng nghe một thiền sinh ở Làng Mai (LM) chia sẻ rằng cô thích thú khi nghe một nữ tiếp viên hàng không nói với khách: “Please have mindfulness to bring your luggage down…” (xin chánh niệm khi đưa hành lý xuống…). Thiền tập đã đi vào đời sống người châu Âu đến vậy, có phần ảnh hưởng khá lớn của LM.
15/11/2014(Xem: 10272)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không. Nếu cái có vô cùng vô tận, thì ...
15/11/2014(Xem: 20353)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
12/11/2014(Xem: 10212)
Chúng tôi đã hai lần đến quý quốc để hoằng pháp. Từ trước đến nay, hoặc thuyết pháp với các giáo hữu quý quốc, hoặc khai thị cho kiều bào chúng tôi tại đây, nhưng lần nào thính chúng cũng chỉ là cư sĩ. Hôm nay lần đầu tiên tôi lại được đối diện với toàn các vị xuất gia đồng đạo, nhất là với một số đông đảo các vị thanh niên xuất gia như thế này, cùng hội họp lại đây để cùng luận thuyết giáo pháp thâm yếu của Đức Phật. Thật là một điều làm cho chúng tôi sung sướng và cảm động.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]